Những phong tục cưới hỏi kỳ quặc nhất thế giới

Đám cưới là một trong những khoảnh khắc tuyệt vời nhất của con người. Thế nhưng, ở một số nơi trên thế giới lại có những nghi lễ kết duyên kỳ quặc.
Theo dõi Baoquocte.vn trên

Ở vùng cao nguyên Scotland, trước ngày cưới, nhà trai sẽ ném đủ thứ lên người cô dâu như mật, đường, nước sốt, bột mì và trứng... nhằm xua đi những vận rủi có thể đến với cô dâu, chú rể.

Tập tục dân gian Charivari của người Pháp được coi như một trong những nghi lễ cưới hỏi gây khó chịu nhất thế giới. Để mừng đám cưới, sẽ có rất nhiều người chơi nhạc và dân làng sẽ đi qua nhà cô dâu chú rể và gây ra nhiều tiếng ồn nhất có thể bằng các nhạc cụ, đồ gia dụng và nồi niêu, xoong, chảo. Phong tục này cũng từng được sử dụng để ép các cặp đôi lấy nhau.

Dân tộc Yugur của Trung Quốc có tục buộc chú rể phải bắn ba mũi tên lên người vợ tương lai của mình. Để bảo đảm an toàn cho cô dâu, chú rể sẽ sử dụng loại mũi tên không sắc nhọn. Nếu buổi lễ diễn ra một cách suôn sẻ, cặp đôi sẽ sống hạnh phúc bên nhau cho đến cuối đời.

Với người dân tộc Tidong (Malaysia), các cặp đôi mới cưới sẽ không được sử dụng phòng tắm trong suốt ba ngày, ba đêm sau lễ cưới. Nếu không may một trong hai người sử dụng nhà tắm hay toilet, tai họa sẽ tới và chia rẽ họ. Bởi vậy, người nhà sẽ cắt cử "lính gác" thay phiên nhau canh chừng cặp đôi và cho họ ăn đủ để sống sót qua thử thách này.

Rơi lệ trong ngày cưới là điều dễ hiểu. Tuy nhiên, với người Thổ Gia (Trung Quốc), khóc là điều bắt buộc. Một tháng trước ngày cưới, cô dâu sẽ phải dành một tiếng đồng hồ mỗi ngày cho việc khóc. 10 ngày sau đó, mẹ của cô dâu cũng phải làm như vậy và mời ngày tiếp theo sẽ đến lượt bà ngoại của cô dâu. Đến cuối tháng, tất cả các phụ nữ trong gia đình cô dâu đều phải khóc. Với họ, phụ nữ khóc là một cách thể hiện sự vui mừng và đến cuối tháng tất cả các tiếng khóc sẽ tạo thành một bản nhạc.

Đối với người Daur (Nội Mông Cổ), để chọn ra ngày cưới tốt lành, cặp đôi phải cùng cầm một con dao và đâm chết một con gà con. Họ sẽ phải moi hết nội tạng và xem xét thật kỹ lá gan của con gà. Nếu lá gan tốt, họ sẽ được quyền chọn ngày, nếu không họ sẽ phải lập lại tập tục này cho đến khi lá gan được cho là "ưng ý".

Ở Ấn Độ, các cô gái sinh ra với điềm xấu "Mangliks" trước khi lấy chồng sẽ phải lấy cây, bởi theo chiêm tinh học điềm xấu này sẽ khiến chồng tương lại của họ chết sớm. Sau khi thực hiện nghi lễ, cây sẽ bị tiêu hủy và lời nguyền sẽ được gỡ bỏ.

Khi những chàng trai ở đảo Fiji muốn lấy người họ yêu làm vợ, ngoài việc tới xin phép bố của cô gái, họ sẽ phải mang theo một chiếc răng cá voi làm lễ vật cầu hôn. Nếu có điều kiện kinh tế, các chàng trai có thể dễ dàng mua được lễ vật này ở chợ đen. Nếu không, họ chỉ còn cách... lặn xuống biển, tìm cho được một con cá voi và nhổ răng nó.

Đối với người Nuer ở miền Nam Sudan, thủ tục cưới hỏi được coi như chưa hoàn thành nếu sau đám cưới, người vợ không sinh được ít nhất hai đứa con. Nếu người vợ không làm được điều đó, người chồng sẽ buộc phải làm đơn xin ly dị.

Trong lễ cưới của người dân tộc Masaai (Kenya), trước khi cô dâu rời khỏi ngôi làng cùng chú rể, người cha sẽ nhổ nước bọt lên đầu và ngực con gái của mình. Đây được coi như một cách bày tỏ tình cảm cha con, đồng thời tượng trưng cho những lời chúc tốt đẹp nhất từ một người cha cho con gái của mình.

Trong đám cưới ở Ireland, chân của cô dâu luôn luôn phải chạm đất khi nhảy cùng với chú rể. Người dân nơi đây cho rằng, ma quỷ yêu cái đẹp và cô dâu là người xinh đẹp nhất trong ngày cưới. Chừng nào chân cô dâu còn đặt trên sàn nhà, ma quỷ sẽ không thể đánh cắp được cô.

Ở nhiều nước trên thế giới, các vị khách thường mang tặng bát đĩa cho cặp đôi mới cưới. Nhưng ở Đức, khách mời cũng mang bát đĩa đến nhà cô dâu chú rể nhưng để... đập vỡ bởi họ cho rằng tiếng vỡ của sành sứ, thuỷ tinh sẽ xua đi các điềm xấu.

Trong một số ngôi làng nhỏ ở Châu Phi, người dân sẽ cử ra người phụ nữ lớn tuổi nhất làng để kèm cặp và chỉ dạy cho cô dâu những gì phải làm trong đêm tân hôn. Đôi khi mẹ của cô dâu sẽ là người nhận trách nhiệm đó.

Ở Cộng hoà Dân chủ Congo, để phá hoại một đám cưới thật đơn giản: Bạn chỉ cần pha trò cười. Nghi lễ cưới được coi là rất nghiêm trang ở Congo và tất cả mọi người, cả cô dâu chú rể đều cấm được cười trong suốt buổi lễ.

Trái ngược hoàn toàn với phương Tây, ở Mauritania (nằm ở Tây Phi), các cô gái nơi đây phải cố gắng tăng cân nhiều nhất có thể trước ngày cưới, bởi cái đẹp nơi đây được đánh giá qua sự đẫy đà của họ.

Linh Đặng (tổng hợp)

Đọc thêm

Đại sứ Lê Thị Tuyết Mai và món quà của những chiến binh thầm lặng

Đại sứ Lê Thị Tuyết Mai và món quà của những chiến binh thầm lặng

Được tặng danh hiệu Gương sáng Pháp luật, với Đại sứ Lê Thị Tuyết Mai, là sự ghi nhận đối với cán bộ ngoại giao làm công tác pháp luật.
Ukraine: Nga dự trữ tên lửa hành trình Zircon, có thể tấn công Kiev trong vài phút

Ukraine: Nga dự trữ tên lửa hành trình Zircon, có thể tấn công Kiev trong vài phút

Ukraine cho biết, Nga đã dự trữ tên lửa hành trình Zircon ở Crimea và Moscow có thể sử dụng tên lửa này để tấn công Kiev trong vòng vài ...
Loạt địa danh nổi tiếng Hà Nội xuất hiện trên nền tiếng kèn saxophone của Kenny G

Loạt địa danh nổi tiếng Hà Nội xuất hiện trên nền tiếng kèn saxophone của Kenny G

Chiều 19/4, Báo Nhân Dân phối hợp IB Group Việt Nam ra mắt MV Going Home - sản phẩm âm nhạc đặc biệt quảng bá du lịch Việt Nam.
Ngủ và uống nước có làm giảm nồng độ cồn?

Ngủ và uống nước có làm giảm nồng độ cồn?

Theo Đại học Bowling Green State, uống nước và ngủ sẽ không đẩy nhanh quá trình giảm nồng độ cồn.
Tin tốt 'lũ lượt' cập bến Ấn Độ, nền kinh tế 3,7 nghìn tỷ USD có thể trở thành siêu cường?

Tin tốt 'lũ lượt' cập bến Ấn Độ, nền kinh tế 3,7 nghìn tỷ USD có thể trở thành siêu cường?

Những năm qua, dưới sự lãnh đạo của Thủ tướng Narendra Modi, Ấn Độ sẵn sàng trở thành cường quốc kinh tế thế kỷ XXI.
Bất động sản mới nhất: Đất nền nhộn nhịp, cẩn trọng rơi vào 'bẫy' giá cao, trường hợp phải sang tên sổ đỏ

Bất động sản mới nhất: Đất nền nhộn nhịp, cẩn trọng rơi vào 'bẫy' giá cao, trường hợp phải sang tên sổ đỏ

Thị trường chung cư, đất nền, thổ cư nhộn nhịp, người dân tránh rơi vào bẫy giá cao… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Đằng sau cuộc tấn công của Iran, khả năng Israel trả đũa và ngày càng nhiều lời kêu gọi kiềm chế từ cộng đồng quốc tế...
Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Để đánh thức tiềm năng của ASEAN, Thủ tướng New Zealand sẽ tìm cách khai thác những ưu thế trong quan hệ với từng nước mà ông sẽ đến thăm.
Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Chuyến thăm Bắc Kinh của Ngoại trưởng Pháp Stephane Sejourne đã mở ra những cơ hội mới trong quan hệ giữa hai nước.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ I)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ I)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Ngoại trưởng Ấn Độ thăm Đông Nam Á: Cụ thể hóa tầm nhìn chiến lược

Ngoại trưởng Ấn Độ thăm Đông Nam Á: Cụ thể hóa tầm nhìn chiến lược

Chuyến công du Đông Nam Á của ông Jaishankar không chỉ thúc đẩy quan hệ với từng nước, mà còn góp phần nâng cao ảnh hưởng của Ấn Độ trong khu vực.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động