Nữ tù nhân IS ở Syria: Chờ đợi trong vô vọng

Câu chuyện của những nữ tù nhân và trẻ em bị giam lỏng ở Syria mà không được ra tòa kết án, cũng không có đường để trở về quê nhà.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
nu tu nhan is o syria cho doi trong vo vong ​Syria: Đánh bom liều chết gây thương vong lớn
nu tu nhan is o syria cho doi trong vo vong Bắt hàng loạt nghi can IS âm mưu tấn công bầu cử Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ

Khi chồng của Sarah Ibrahim bắt cả gia đình chuyển từ Morocco sang Syria để hoạt động cho Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) tại Syria, cô đành phải nghe theo mà không còn sự lựa chọn nào khác. Sau khi chồng Sarah mất tích – cô tin rằng chồng mình đã chết trong một cuộc không kích vào một nhà tù – cô đã phải chạy trốn với hai con trai của mình.

Họ đã bị bắt vào năm ngoái và bị đưa vào một trại tạm giam đầy bụi bặm và heo hút ở phía đông bắc Syria. Gia đình của Sarah nằm trong số hơn 2.000 phụ nữ và trẻ em nước ngoài bị giam giữ tại các trại như thế này, bị mắc kẹt giữa những tranh cãi pháp lý và chính trị và không biết rõ tương lai sẽ về đâu.

Tại quê nhà, những người phụ nữ này không hề được chào đón do chính quyền lo sợ rằng họ có thể sẽ truyền bá lại hệ tư tưởng Hồi giáo cực đoan. Chính quyền khu tự trị người Kurd ở phía Bắc Syria cũng không muốn giữ những người này, và nói rằng giam giữ các công dân của nước khác vô thời hạn không phải là công việc của họ. 

nu tu nhan is o syria cho doi trong vo vong
Một người phụ nữ trong trại Roj – trại tạm giam các nữ phần tử IS lớn nhất miền bắc Syria. (Nguồn: New York Times)

Quốc tế lo sợ, địa phương bó tay

IS, một tổ chức khủng bố, từng gây nhiều sợ hãi tại Syria và Iraq, đã thu hút được hàng chục nghìn người từ khắp nơi trên thế giới đến chiến đấu và sống trong một xã hội mà chúng tự gọi là “Hồi giáo thuần túy”. Trong số đó có nhiều phụ nữ, một số người đi theo chồng hoặc cha của họ. Những người khác thì đến với IS một mình và kết hôn, hoặc bị buộc phải kết hôn với các phần tử ở đây. Nhưng khi IS sụp đổ và bị đánh bại hoàn toàn, có rất nhiều tay súng bị giết hoặc bị bắt. Vợ con họ sống sót, được đưa vào những trại tạm giam, không được ai quan tâm.

Mặc cho chính quyền địa phương cố gắng thuyết phục các quốc gia nhận trở lại công dân, nhưng kết quả không mấy khả quan do cộng đồng quốc tế dường như đang cố gắng rũ bỏ trách nhiệm khó khăn này.

Nhiều nước, trong đó có Mỹ, cũng dành ra những khoản viện trợ cho chính quyền địa phương, nhưng số tiền đó chẳng là gì so với những gì Mỹ tài trợ cho các chiến dịch quân sự. Và tình hình quản lý tù nhân cũng gặp không ít khó khăn. Chính quyền địa phương đã cầm tù hơn 400 tay súng nước ngoài.

Nhưng chính quyền đã nhận được rất ít sự giúp đỡ trong việc đối phó với các tù nhân là phụ nữ và trẻ em hiện đang bị giam giữ trong ba trại. Các tòa án đặc biệt được mở ra để kết tội những người Syria đã từng là phần tử IS, nhưng người nước ngoài thì không bị như vậy. Và phụ nữ lẫn trẻ em trong các trại này cũng không bị buộc tội.

nu tu nhan is o syria cho doi trong vo vong
Hơn 900 trẻ em, hầu hết là trẻ sơ sinh đang bị gò bó tại trại Roj này. (Nguồn: New York Times)

Khó tìm được lối thoát

Tại Roj – trại tạm giam phụ nữ và trẻ em liên quan tới IS lớn nhất khu vực, có khoảng 1.400 người nước ngoài đến từ 40 quốc gia, bao gồm Thổ Nhĩ Kỳ, Tunisia, Nga, Pháp, Đức, Mỹ… Những phụ nữ nói chung rất hòa nhã, mặc dù rất khó để xác định vai trò mà họ có thể đã thực hiện cùng với các chiến binh Thánh chiến và liệu họ còn ủng hộ cái ý thức hệ cực đoan kia không?

Sarah Ibrahim thì không. Cô cảm thấy ghê tởm với cách IS hành quyết tù binh công khai, các mệnh lệnh về trang phục của phụ nữ và lệnh cấm nghe nhạc, kể cả ở nhà riêng.

Tuy nhiên, mối lo lớn nhất tại những trại này, chính là lũ trẻ, hầu hết là sơ sinh, những đứa trẻ này không hề lựa chọn để trở thành các chiến binh jihad. Có khoảng 900 trẻ em tại trại Roj, nhiều đứa không có sức khỏe tốt, không được đi học trong nhiều năm và thậm chí không có quốc tịch.

Hầu hết số nữ tù nhân châu Âu muốn được về nhà, mặc cho điều đó có nghĩa họ sẽ phải ra tòa và chịu hình phạt nặng nề hơn, nhưng số người Ả Rập thì lại không muốn vậy. Họ lo sợ rằng khi về nhà họ sẽ bị sỉ nhục, thậm chí là đánh đập và xử tử.

Cho tới nay, có rất ít quốc gia đồng ý nhận lại công dân nước mình. Nga đã hồi hương khoảng 35 phụ nữ và trẻ em, Indonesia đồng ý cho một gia đình 15 người về nước, ông Omar, một viên chức địa phương cho biết. Canada và Đan Mạch cũng đang trong quá trình đàm phán, nhưng vẫn chưa có quyết định chính thức nào được đưa ra. Nhiều quốc gia khác thì phớt lờ những yêu cầu đó.

Nadim Houry, giám đốc chương trình chống khủng bố của Human Rights Watch cho biết phụ nữ và trẻ em bị kẹt trong một “vòng xoáy pháp luật”. Trong khi luật pháp quốc tế yêu cầu các quốc gia của những tù nhân này nhận lại cư dân khi họ muốn trở về quê hương, thì lại không có điều luật nào bắt buộc các chính phủ đó phải khẩn trương hoàn thành quá trình hồi hương họ. Đồng thời, họ bị giam nhưng không phải để chờ bị xét xử vì những tội mà có thể họ đã vi phạm, họ cũng không được tự do.

Đã hơn một năm kể từ khi Dua Mohammed cùng bốn đứa con từ 6 đến 15 tuổi của mình bị đưa vào trại Roj. Là người Ai Cập, cô cũng bị chồng lôi kéo sang Syria vì bị cuốn hút với ý tưởng một Nhà nước Hồi giáo. "Nhưng những gì chúng tôi thấy ở đó không phải là những gì chúng tôi mong đợi" – Dua cho biết. Họ đã chạy thoát thành công khỏi IS, nhưng rồi bị Các lực lượng dân chủ Syria (SDF) của người Kurd bắt giữ. Chồng cô bị nhốt trong tù cùng với bè phái Hồi giáo cực đoan, Dua không nghe được tin tức gì của chồng kể từ ngày đó.

“Chúng tôi đã phạm sai lầm, nhưng tất cả mọi người trên thế giới đều mắc lỗi,” Dua nói. “Bao lâu là đủ để trả giá cho một lỗi lầm? Toàn bộ cuộc đời chăng? ”

nu tu nhan is o syria cho doi trong vo vong ​Mỹ bắt giữ công dân Israel huấn luyện IS trực tuyến

Ngày 13/6, lực lượng an ninh Mỹ thông báo, đã bắt giữ một đối tượng là nữ, quốc tịch Israel sống ở bang Wisconsin chuyên huấn ...

nu tu nhan is o syria cho doi trong vo vong Thổ Nhĩ Kỳ bắt giữ 4 thành viên chủ chốt của IS

Ngày 27/4, hãng Thông tấn Nhà nước Anadolu của Thổ Nhĩ Kỳ cho biết cảnh sát nước này đã bắt giữ 4 thành viên chủ ...

nu tu nhan is o syria cho doi trong vo vong Thổ Nhĩ Kỳ bắt giữ hàng chục nghi can IS người nước ngoài

Ngày 1/12, cảnh sát Thổ Nhĩ Kỳ đã bắt giữ 62 người nước ngoài tại thành phố Istanbul bị tình nghi có quan hệ với ...

Quang Đào (theo New York Times)

Đọc thêm

Giúp Bayern 'hất cẳng' Arsenal, Thomas Tuchel đi vào lịch sử Cúp C1

Giúp Bayern 'hất cẳng' Arsenal, Thomas Tuchel đi vào lịch sử Cúp C1

Sau khi giúp Bayern Munich loại Arsenal ở vòng tứ kết, HLV Thomas Tuchel cán mốc đặc biệt trong lịch sử Cúp C1.
Thủ tướng Phạm Minh Chính khảo sát công trình văn hóa mới mang tính điểm nhấn của vùng Đất Tổ

Thủ tướng Phạm Minh Chính khảo sát công trình văn hóa mới mang tính điểm nhấn của vùng Đất Tổ

Thủ tướng Phạm Minh Chính hoan nghênh đông đảo cán bộ, công nhân vẫn làm việc miệt mài trên công trường dự án ngay trong ngày nghỉ lễ Giỗ Tổ.
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ dâng hương ngày Giỗ Tổ Hùng Vương

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ dâng hương ngày Giỗ Tổ Hùng Vương

Sáng 18/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự lễ dâng hương tại Khu Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt đền Hùng nhân ngày Giỗ Tổ Hùng ...
Hội nghị thượng đỉnh EU: Rốt ráo về viện trợ Kiev nhưng chẳng có quyết định chính thức; Ukraine gọi, Đức trả lời

Hội nghị thượng đỉnh EU: Rốt ráo về viện trợ Kiev nhưng chẳng có quyết định chính thức; Ukraine gọi, Đức trả lời

Các nhà lãnh đạo EU ra tuyên bố chung kêu gọi khẩn trương chuyển các hệ thống phòng không và toàn bộ hỗ trợ quân sự cần thiết cho Ukraine.
Thủ tướng Italy thăm Tunisia tìm kiếm giải pháp về di cư

Thủ tướng Italy thăm Tunisia tìm kiếm giải pháp về di cư

Thủ tướng Italy cho rằng, cuộc chiến chống lại tình trạng di cư bất thường đòi hỏi sự phát triển và đầu tư của các nước châu Phi.
Bộ Công Thương lấy ý kiến 2 dự thảo Nghị định về điện

Bộ Công Thương lấy ý kiến 2 dự thảo Nghị định về điện

Bộ Công Thương cho biết đang lấy ý kiến về 2 Dự thảo Nghị định về lĩnh vực điện.
Hội nghị thượng đỉnh EU: Rốt ráo về viện trợ Kiev nhưng chẳng có quyết định chính thức; Ukraine gọi, Đức trả lời

Hội nghị thượng đỉnh EU: Rốt ráo về viện trợ Kiev nhưng chẳng có quyết định chính thức; Ukraine gọi, Đức trả lời

Các nhà lãnh đạo EU ra tuyên bố chung kêu gọi khẩn trương chuyển các hệ thống phòng không và toàn bộ hỗ trợ quân sự cần thiết cho Ukraine.
Thủ tướng Italy thăm Tunisia tìm kiếm giải pháp về di cư

Thủ tướng Italy thăm Tunisia tìm kiếm giải pháp về di cư

Thủ tướng Italy cho rằng, cuộc chiến chống lại tình trạng di cư bất thường đòi hỏi sự phát triển và đầu tư của các nước châu Phi.
Ngoại trưởng Trung Quốc hội kiến các nhà lãnh đạo Indonesia

Ngoại trưởng Trung Quốc hội kiến các nhà lãnh đạo Indonesia

Tổng thống Indonesia Joko Widodo và Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị bày tỏ mong muốn hòa bình và ổn định trong khu vực.
Hạ viện Mỹ chuẩn bị họp, Iran bất đắc dĩ trở thành 'tác nhân' khiến Ukraine và Israel sớm nhận được 'quà' lớn từ Washington?

Hạ viện Mỹ chuẩn bị họp, Iran bất đắc dĩ trở thành 'tác nhân' khiến Ukraine và Israel sớm nhận được 'quà' lớn từ Washington?

Hạ viện Mỹ sẽ tiến hành một cuộc bỏ phiếu vào ngày 20/4 về gói viện trợ quân sự bị trì hoãn lâu nay của nước này dành cho Ukraine và Israel.
Căng thẳng Israel-Iran: Gạt các đề xuất quốc tế, Tel Aviv khăng khăng tự ra quyết định; EU chốt 'đòn' vào Tehran; Nga ra mặt

Căng thẳng Israel-Iran: Gạt các đề xuất quốc tế, Tel Aviv khăng khăng tự ra quyết định; EU chốt 'đòn' vào Tehran; Nga ra mặt

Israel sẽ tự ra quyết định để bảo vệ quốc gia, trong khi Iran cảnh báo sẽ có phản ứng quy mô lớn nếu Israel có động thái trả đũa dù là nhỏ nhất.
Quân đội Nga ứng dụng robot hỗ trợ hỏa lực bằng súng máy

Quân đội Nga ứng dụng robot hỗ trợ hỏa lực bằng súng máy

Bộ Quốc phòng Nga cho biết Bộ trưởng Sergei Shoigu đã chỉ thị trang bị tổ hợp robot đa năng để hỗ trợ hỏa lực, bảo vệ các công trình và sơ tán người bị ...
Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Vừa thúc đẩy hợp tác, vừa thể hiện thái độ về thương mại và xung đột Nga-Ukraine là nhiệm vụ không dễ dàng với Thủ tướng Olaf Scholz ở Trung Quốc.
Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tại Mỹ, với nhiều mục đích, mục tiêu, cả trong quan hệ song phương và đa phương...
Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Bình Nhưỡng đang tìm 'lối ra' cho bế tắc trên bán đảo Triều Tiên thông qua hợp tác chặt chẽ hơn với Nga.
Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Sự việc ngày 1/4 dường như là lần đầu tiên một cơ quan đại diện ngoại giao lớn là mục tiêu tấn công.
Chặng đường mới của Tổng thống Ai Cập

Chặng đường mới của Tổng thống Ai Cập

Đương kim Tổng thống Abdel Fattah El-Sissi đã chính thức tuyên thệ nhậm chức vào ngày 2/4, trở thành người đứng đầu Ai Cập ba nhiệm kỳ liên tiếp.
Mồi lửa mới đốt 'chảo lửa' Trung Đông

Mồi lửa mới đốt 'chảo lửa' Trung Đông

Vụ tấn công bất ngờ vào tòa nhà lãnh sự Iran tại Syria sẽ khiến bầu không khí căng thẳng tại khu vực Trung Đông thêm 'nóng rẫy'.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động