Nước Đức bước vào năm bầu cử khốc liệt

Dòng người tị nạn ồ ạt đổ vào Đức có thể đã giảm, song những lo ngại và căng thẳng mà nó gây ra xem ra vẫn còn rất lớn khi Thủ tướng Đức Angela Merkel cùng với đảng của bà sắp bước vào một năm bầu cử đầy khó khăn.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
nuoc duc buoc vao nam bau cu khoc liet Việt Nam luôn coi Đức là đối tác quan trọng hàng đầu ở châu Âu
nuoc duc buoc vao nam bau cu khoc liet Bộ trưởng Ngoại giao Đức: Tôi cảm nhận được kỳ vọng của người Việt Nam

Khi đảng Xã hội Thiên chúa giáo (CSU) ở bang Bavaria trong liên minh cầm quyền của bà khởi động mùa tranh cử vào năm 2017 trong kỳ đại hội đảng ngày 4/11, bà Merkel - lần đầu tiên trong suốt 16 năm lãnh đạo đảng cầm quyền Liên minh Dân chủ Cơ đốc giáo (CDU), sẽ không có tên trong danh sách khách mời của đại hội.

Làn sóng giận dữ vẫn kéo dài

Sự vắng mặt của bà Merkel là dấu hiệu cho thấy chính sách mở cửa cho người di cư của bà, tạo điều kiện cho gần 900.000 người xin tị nạn tới Đức hồi năm ngoái, vẫn gây ra một làn sóng giận dữ kéo dài. Lúc đỉnh điểm của làn sóng tị nạn, bà Merkel đã phải hứng chịu phát biểu chỉ trích kéo dài gần 15 phút của lãnh đạo CSU, Thủ hiến bang Bavaria Host Seehofer.

nuoc duc buoc vao nam bau cu khoc liet
Bà Merkel đang gặp khó bởi chính sách đối với người nhập cư của mình. (Nguồn: Getty Images)

Mặc dù việc bà Merkel mở cửa cho người tị nạn được nhiều người hoan nghênh, song nó cũng gây ra những mối quan ngại sâu sắc và làm tăng thanh thế cho đảng cánh hữu mới thành lập - đảng dân túy “Sự lựa chọn vì nước Đức” (AfD). Công khai phản đối người di cư và Hồi giáo, AfD đang nổi lên là nhân tố gây bất ngờ trong kỳ bầu cử vào tháng 9/2017 và hiện có khoảng 12% phiếu bầu.

Không hề thua kém trong việc phản đối nhập cư, Đảng CSU muốn Đức phải ưu tiên người di cư từ “môi trường văn hóa Cơ đốc giáo phương Tây”, cấm người Hồi giáo và đặt giới hạn dưới 200.000 người tị nạn mỗi năm - một yêu cầu mà bà Merkel đã kiên quyết bác bỏ.

Bà Merkel hiện chưa chính thức công bố việc ra tranh cử, song dự định sẽ công bố tại đại hội đảng CDU vào tháng 12 tới. Lúc đó, CSU chắc sẽ giảng hòa và tiếp tục ủng hộ bà giành nhiệm kỳ thứ 4.

Ngày 2/11, Tổng thư ký CDU Peter Tauber khẳng định, các đảng kết nghĩa truyền thống có “nhiều tương đồng hơn khác biệt”. Tỷ lệ người ủng hộ bà Merkel, vốn rất cao trong các cuộc thăm dò dư luận, đã bị ảnh hưởng bởi sự phản đối gay gắt người tị nạn. Tuy nhiên, sự ủng hộ dành cho bà Merkel đã tăng trở lại khi số lượng người di cư giảm xuống và Đức siết chặt các quy chế tị nạn, với mức dự kiến cho cả năm nay chỉ khoảng 300.000 người nhập cư.

Theo điều tra của hãng DeutschlandTrend, tỷ lệ ủng hộ bà Merkel hồi tháng 9 đã giảm xuống mức thấp nhất trong vòng 5 năm qua song hiện đã đạt trở lại mức 54% trong tháng này. Chuyên gia Oskar Niedermayer của trường Đại học Tự do ở Berlin nói: “Uy tín của bà Merkel đã bị giảm song vẫn dẫn đầu, không ai trong phe bảo thủ có thể sánh ngang hàng với bà”.

Chuyên gia chính trị học này cho rằng, theo xu hướng hiện nay, khi cuộc khủng hoảng người di cư đang dần không còn là vấn đề cấp bách đối với các cử tri nữa, thì đảng CDU của bà có thể vẫn là đảng mạnh nhất. Tuy nhiên, ông cảnh báo rằng nhiều điều có thể xảy ra trong một năm tới.

Vẫn là đối thủ "đáng gờm"

Các nhân vật hàng đầu trong đảng Xã hội Dân chủ (SPD) trung tả vẫn lo ngại rằng, việc đối đầu với bà Merkel là một sự "tự sát" chính trị. Ứng cử viên lần trước của SPD, cựu Bộ trưởng Tài chính Peer Steinbrueck, đã phải chịu một thất bại đau thương trong kỳ bầu cử năm 2013. Tháng trước, ông đã nói lời chia tay nghị viện với dự định đi làm cố vấn cho một ngân hàng lớn.

nuoc duc buoc vao nam bau cu khoc liet
Gần 1 triệu người di cư đã đến Đức trong năm 2015. (Nguồn: Getty Images)

Ứng cử viên sắp tới của SPD dự kiến sẽ là ông Sigmar Gabriel, hiện là Phó Thủ tướng và Bộ trưởng Kinh tế. Cũng như bà Merkel, ông Gabriel chưa tuyên bố ra tranh cử đại diện cho SPD. SPD hiện có tỷ lệ ủng hộ thấp, khoảng 20%. Chủ tịch Nghị viện châu Âu Martin Schulz cũng được cho là có thể ra tranh cử.

SPD, hiện đối mặt với nguy cơ trở thành phe đối lập hoặc chỉ đóng vai trò phụ đằng sau phe bảo thủ của bà Merkel trong liên minh khổng lồ không hòa thuận, đã manh nha ý định liên kết lực lượng với các đảng cánh hữu khác. Các thành viên của SPD, đảng cực tả Linke và đảng sinh thái Xanh (Greens) đã gặp nhau để thăm dò ý tưởng về một liên minh “đỏ-đỏ-xanh”.

Đảng Linke cũng đã ra tín hiệu về khả năng ủng hộ một ứng cử viên của SPD trong một cuộc đua tranh chính trị khác, tranh chức tổng thống - một vị trí có tính biểu tượng song cũng có thanh thế. Tuy nhiên, vẫn còn những trở ngại lớn về chính sách, ví dụ như đảng Linke, hậu duệ của đảng Cộng sản Đông Đức, có tuyên ngôn hòa bình và hoài nghi về liên minh châu Âu, theo đó phản đối các sứ mạng gìn giữ hòa bình và vai trò thành viên tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) của Đức.

Cho tới nay, một liên minh cánh tả vẫn chỉ là lý thuyết. Một cuộc thăm dò dư luận mới đây của hãng Emnid cho thấy liên minh “đỏ-đỏ-xanh” sẽ chỉ được 44% phiếu bầu. Tuy nhiên, kịch bản này đã từng là công cụ hữu hiệu để tái thống nhất phe CDU-CSU.

Ngày 31/10, lãnh đạo CSU Seehofer đã cảnh báo rằng nhiệm vụ then chốt để họ liên minh vào năm 2017, khi mà vấn đề người tị nạn đã lắng xuống, sẽ phải là “ngăn chặn mặt trận cánh tả” giành được quyền lực ở Đức.

nuoc duc buoc vao nam bau cu khoc liet Israel dự định tiếp tục đặt hàng tàu ngầm mới của Đức

Ngày 21/10, nhật báo Maariv của Israel đưa tin, nước này đang có kế hoạch mua thêm 3 tàu ngầm hiện đại của Đức với tổng ...

nuoc duc buoc vao nam bau cu khoc liet Lại chuyện tị nạn và khủng bố ở Đức

Châu Âu những tháng cuối năm 2016 bộn bề bao nhiêu chuyện “lớn”. Nước Đức cũng không hề yên ổn và tràn ngập những thông ...

nuoc duc buoc vao nam bau cu khoc liet Tỷ lệ ủng hộ đảng CDU của bà Merkel giảm thấp kỷ lục

Kết quả thăm dò của Viện nghiên cứu INSA (Đức) công bố ngày 11/10 cho thấy tỷ lệ ủng hộ đảng Liên minh Dân chủ ...

N.Anh (theo AFP)

Đọc thêm

Kylian Mbappe đang dẫn đầu danh sách Vua phá lưới tại Champions League và Ligue 1

Kylian Mbappe đang dẫn đầu danh sách Vua phá lưới tại Champions League và Ligue 1

Kylian Mbappe đang ở phong độ ấn tượng tại mùa giải này, PSG có được cơ hội giành cú ăn 3 UEFA Champions League, Ligue 1 và Cup quốc gia ...
Ngày Quốc tế phòng chống tiếng ồn 25/4: Tác hại nghiêm trọng của ô nhiễm tiếng ồn

Ngày Quốc tế phòng chống tiếng ồn 25/4: Tác hại nghiêm trọng của ô nhiễm tiếng ồn

Ô nhiễm tiếng ồn không còn xa lạ với nhiều người, đặc biệt là người dân sống ở thành thị. Tình trạng này ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe ...
Nga nói gì về việc Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc?

Nga nói gì về việc Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc?

Nga cho rằng, chuyến thăm đang diễn ra của Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken tới Trung Quốc nhằm mục đích phá vỡ mối quan hệ Moscow-Bắc Kinh.
Không gian đi bộ Hồ Gươm kéo dài hoạt động trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5

Không gian đi bộ Hồ Gươm kéo dài hoạt động trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5

Trong dịp nghỉ lễ 30/4-1/5, quận Hoàn Kiếm kéo dài thời gian hoạt động các không gian đi bộ trên địa bàn quận tới 6 ngày, từ 26/4 đến hết ...
Cặp đôi sinh non cùng ngày trong bệnh viện nên duyên sau gần 30 năm

Cặp đôi sinh non cùng ngày trong bệnh viện nên duyên sau gần 30 năm

Từ hai đứa trẻ sinh non tại cùng một bệnh viện vào năm 1994, giờ đây họ là cặp vợ chồng hạnh phúc, vừa chào đón con đầu lòng.
Tìm thấy hóa thạch rùa khổng lồ cổ đại đã tuyệt chủng 57 triệu năm

Tìm thấy hóa thạch rùa khổng lồ cổ đại đã tuyệt chủng 57 triệu năm

Các nhà cổ sinh vật học vừa phát hiện hóa thạch rùa khổng lồ niên đại 57 triệu năm trước ở Colombia.
Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Vừa thúc đẩy hợp tác, vừa thể hiện thái độ về thương mại và xung đột Nga-Ukraine là nhiệm vụ không dễ dàng với Thủ tướng Olaf Scholz ở Trung Quốc.
Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tại Mỹ, với nhiều mục đích, mục tiêu, cả trong quan hệ song phương và đa phương...
Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Bình Nhưỡng đang tìm 'lối ra' cho bế tắc trên bán đảo Triều Tiên thông qua hợp tác chặt chẽ hơn với Nga.
Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Sự việc ngày 1/4 dường như là lần đầu tiên một cơ quan đại diện ngoại giao lớn là mục tiêu tấn công.
Chặng đường mới của Tổng thống Ai Cập

Chặng đường mới của Tổng thống Ai Cập

Đương kim Tổng thống Abdel Fattah El-Sissi đã chính thức tuyên thệ nhậm chức vào ngày 2/4, trở thành người đứng đầu Ai Cập ba nhiệm kỳ liên tiếp.
Mồi lửa mới đốt 'chảo lửa' Trung Đông

Mồi lửa mới đốt 'chảo lửa' Trung Đông

Vụ tấn công bất ngờ vào tòa nhà lãnh sự Iran tại Syria sẽ khiến bầu không khí căng thẳng tại khu vực Trung Đông thêm 'nóng rẫy'.
Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Xung đột Nga-Ukraine buộc hai bên phát triển các phương tiện mặt đất không người lái (UGV) và các thiết bị bay không người lái (UAV).
Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Những cuộc xâm nhập, tấn công vào cơ quan ngoại giao gây ra nhiều cuộc khủng hoảng trong quan hệ các nước không phải chuyện hiếm.
'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

Theo trang mạng quân sự Nga, Iran hiện đang sở hữu kho tên lửa lớn nhất và đa dạng nhất ở Trung Đông.
Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Sau khi Bulgaria và Romania gia nhập, Schengen mở rộng thành khu vực đi lại tự do của 29 thành viên.
Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Sau một thập kỷ triển khai đại sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI), Trung Quốc tiếp tục mở rộng ảnh hưởng toàn cầu bằng các sáng kiến mới.
Sự tàn khốc chưa hồi kết

Sự tàn khốc chưa hồi kết

Cuộc xung đột Nga-Ukraine bước vào năm thứ ba và đang ngày càng trở nên khốc liệt.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động