Nước Mỹ chưa hẳn là điểm dừng chân

Nguyễn Thị Khánh Huyền (hay còn gọi là Huyền Chíp) - cô gái nổi tiếng của “Xách ba lô lên và đi” đã tiết lộ về những cuốn sách mới cũng như những điều thú vị trong thời gian học tập tại trường đại học danh giá Stanford (Mỹ).
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
nuoc my chua han la diem dung chan Các nước Mỹ Latin sẽ đồng loạt tiến hành điều tra tham nhũng?
nuoc my chua han la diem dung chan Ông Trump và chuyến đi “Cảm ơn nước Mỹ”

Sau ba năm gần như “mất tích”, bạn trở về nước, cho biết đã học xong chương trình đại học và bắt đầu học chương trình thạc sĩ ngành Khoa học máy tính, chuyên về trí tuệ nhân tạo tại Đại học Stanford. Lý do lựa chọn này là gì?

nuoc my chua han la diem dung chan
Bìa cuốn sách mới "Giấc mơ Mỹ: Đường đến Stanford"

Tôi đến với ngành này một cách khá tự nhiên. Khi mới sang Stanford, tôi đã định sẽ học một ngành xã hội nào đó. Nhưng vì ở Silicon Valley, tôi nghĩ mình nên thử học một lớp khoa học máy tính. Lý do đầu tiên là Giáo sư dạy lớp này vô cùng tuyệt vời. Khi Quora (trang web về dịch vụ hỏi đáp, sử dụng phổ biến trong cộng đồng mạng) có câu hỏi “Ai là giáo sư tuyệt vời nhất thế giới”, tôi đã viết về ông và câu trả lời nhận được hơn 25 nghìn lượt bình chọn. Thực sự, ông đã truyền cho tôi đam mê bộ môn này. Khi được nhận làm trợ giảng, tôi lại càng thích thú với môn học này hơn. Tôi đã học thử nhiều lớp khác nhau và thấy mình hợp với chuyên ngành trí tuệ nhân tạo nhất.

Lý do thứ hai là lĩnh vực trí tuệ nhân tạo còn rất mới với nhiều câu hỏi hóc búa. Tôi nghĩ, có quá nhiều vấn đề trên thế giới mà chúng ta có thể giải quyết bằng các kỹ thuật trong ngành trí tuệ nhân tạo. Chúng ta có thể chế tạo các robot thay thế con người đảm nhận những công việc nguy hiểm như trong hầm mỏ hay thám hiểm đáy biển sâu. Máy tính có thể lái xe tốt hơn người, đánh bại kỳ thủ cờ vây xếp thứ hai trên thế giới, nhận diện vật thể trong ảnh như người vậy. Tôi tin rằng trí tuệ nhân tạo đang góp phần làm thay đổi thế giới và bản thân tôi muốn trở thành một phần của bước tiến lịch sử đó.

Được biết, bạn còn khởi xướng một lớp học về nghiên cứu trí tuệ nhân tạo ở Đại học Stanford?

Tôi sẽ dạy lớp "Tensorflow for Deep Learning Research". Tensorflow là một thư viện do Google lập ra vào tháng 11 năm ngoái. Lĩnh vực này còn khá mới và rất hiệu quả nên nhu cầu học khá cao. Lớp của tôi dạy cách dùng Tensorflow cho những dự án nghiên cứu về "deep learning" - một khía cạnh của trí tuệ nhân tạo.

Hiện khoá học đã được nhà trường chấp nhận và sẽ được triển khai từ tháng 1/2017. Tôi khá hồi hộp (mặc dù làm trợ giảng đã lâu) vì đây là lần đầu tiên tôi chịu trách nhiệm hoàn toàn về một khoá học từ lên giáo trình, thiết kế lớp đến chấm bài.

nuoc my chua han la diem dung chan
Cô gái Huyền Chíp thích phiêu lưu.

Huyền vừa ra mắt cuốn sách "Giấc mơ Mỹ: Đường đến Stanford" tại Việt Nam. Thông điệp bạn muốn truyền tải là gì? Bạn có hy vọng nó sẽ nổi tiếng như “Xách ba lô lên và đi”?

“Giấc mơ Mỹ - Đường đến Stanford” không phải là một cuốn cẩm nang du học với những gợi ý đi đâu, ăn gì, hay làm sao để nhận học bổng. Nó cũng không phải là một cuốn sách về bản thân tôi. 

Ở trường, mỗi khi gặp ai đó thú vị hay nghe được mẩu đối thoại giúp tôi học được điều gì, tôi thường ghi chép lại. Cuốn sách tổng hợp câu chuyện của những con người “hay ho” mà tôi gặp ở Stanford năm đầu tiên. Tôi muốn chia sẻ với mọi người bởi ở Việt Nam, chúng ta hay nhắc đến giấc mơ du học nhưng phần lớn chỉ nhắc đến chuyện bảng xếp hạng, học phí, chuyên ngành mà ít nói tới cuộc sống trong môi trường đại học của Mỹ thật sự như thế nào. Hy vọng qua cuốn sách này, mọi người hiểu thêm về môi trường Mỹ để cân nhắc du học có phù hợp với mình không, và nếu thấy phù hợp thì có thêm động lực để theo đuổi.

Một người giàu ý tưởng như bạn chắc không chỉ có cuốn sách này?

Hiện tại, tôi có hai điều quan tâm là viết sách và làm nghiên cứu. Tôi muốn tập trung viết nhiều hơn bằng tiếng Anh vì ở Việt Nam còn ít tác giả viết bằng tiếng Anh. Tôi vừa hoàn thành cuốn sách giới thiệu văn hoá Việt Nam "How not to get your ass kicked in Vietnam: The native's guide" , dự định sẽ ra mắt vào năm 2017. Về mặt nghiên cứu, trước mắt, tôi muốn học lên tiến sĩ.

Từng đi vòng quanh thế giới và trải nghiệm ở nhiều môi trường khác nhau, Huyền có thể chia sẻ với các bạn trẻ Việt một số kinh nghiệm để hòa nhập tốt?

Gần đây, một bạn sinh viên Việt Nam mới vào trường chia sẻ với tôi bạn ấy thấy khó hòa nhập với cuộc sống ở Mỹ. Lý do là từ nhỏ, bạn đã được gia đình dạy là con gái phải giữ mình, chuyện quan hệ trước hôn nhân là không tốt. Thực ra, chuyện đó khá bình thường ở Mỹ. Tôi bảo với bạn ấy là mình phải tôn trọng quyết định của người khác, dù họ có những giá trị khác mình.

nuoc my chua han la diem dung chan

Tôi nghĩ, để hoà nhập, trước hết phải có cách suy nghĩ cởi mở, tôn trọng những luồng tư tưởng khác nhau. Chúng ta có thể quan sát cái gì hay thì học, dở thì thôi, nhưng nhất định không được phép đánh giá người khác. Đại học là một môi trường rất dễ kết bạn. Ở Mỹ, trường đại học nào cũng có nhiều câu lạc bộ chuyên về những sở thích, kỹ năng khác nhau. Chúng ta có thể tham gia các câu lạc bộ để gặp gỡ, kết bạn với những người có chung sở thích, đam mê.

Tôi hay chơi với bạn học cùng lớp, vừa có thêm bạn, vừa có người học cùng. Giống như ở Việt Nam, một khi đã đi làm, tính chất các mối quan hệ sẽ không được thoải mái như thời sinh viên. Tôi thấy mình nên tranh thủ hoà nhập, kết bạn để xây dựng những mối quan hệ lâu dài.

Theo bạn, sinh viên Việt Nam ở Mỹ có những thế mạnh gì?

Ở Stanford, mặt bằng chung, sinh viên Việt Nam chăm chỉ hơn sinh viên bản địa rất nhiều. Theo tôi, mọi người đều ý thức mình là người nước ngoài, thua kém sinh viên bản địa từ vật chất đến ngôn ngữ, nên đều quyết tâm học tập.

Nước Mỹ chưa hẳn là điểm dừng chân đối với một cô gái thích “xê dịch” như  bạn?

Cách đây 6 năm, tôi không nghĩ mình sẽ đi vòng quanh thế giới. Cách đây 3 năm, tôi cũng không nghĩ mình sẽ du học ở Mỹ. Vậy nên, hiện tại, tôi không biết mình sẽ ở đâu trong 5 hay 10 năm tới...

Liệu có phải là Việt Nam? Huyền có dự định gì tại quê hương?

Tôi thấy ở Việt Nam còn nhiều điều bất cập. Đó cũng là một lợi thế vì như vậy tôi có rất nhiều điều để làm. Lần này về, tôi hy vọng có thể gặp gỡ những người đang làm trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo ở Việt Nam, vì tôi nghĩ ngành này ở nước ta còn khoảng cách khá xa với Mỹ.

Tôi cũng muốn đóng góp vào ngành giáo dục, ngành xuất bản và ngành công nghệ. Tôi không nghĩ cứ ở nước ngoài là chảy máu chất xám, bởi mình không cứ phải ở Việt Nam mới đóng góp cho đất nước được. Giáo sư Ngô Bảo Châu cũng đang làm giáo sư ở Đại học Chicago và vẫn có những đóng góp rất tích cực cho nền giáo dục nước nhà đấy thôi.

Cảm ơn bạn!

Nguyễn Thị Khánh Huyền sinh tại Nam Định. Cô là cựu học sinh THPT chuyên Khoa học Tự nhiên (ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐH Quốc gia Hà Nội). Huyền từng làm Online Marketing cho Youth Asia - công ty tổ chức hội nghị YES 2009 quy tụ 500 bạn trẻ đến từ 10 nước Đông Nam Á.

Sau chuyến du lịch qua 25 quốc gia với vỏn vẹn 700 USD, cô đã viết và phát hành cuốn sách "Xách ba lô lên và đi" vào năm 2012. Trong 2 năm đi "phượt" khắp thế giới, cô đã học cách chế biến nhiều món ăn, chèo thuyền, leo núi và tham gia đóng phim, viết báo...

nuoc my chua han la diem dung chan

Chưa có thông tin về người Việt bị thương vong trong vụ tấn công bằng xe tải tại Đức

Đó là khẳng định của Đại sứ Việt Nam tại Đức Đoàn Xuân Hưng vào sáng nay (20/12), liên quan đến vụ tấn công bằng xe ...

nuoc my chua han la diem dung chan

“Bữa ăn cuối năm” ở Pháp quyên góp giúp đồng bào miền Trung

Nhiều mái đầu bạc chụm lại bên bàn ăn ấm cúng ở Paris, không chỉ để hàn huyên mà quyên góp thiết thực giúp đồng ...

nuoc my chua han la diem dung chan

Đại sứ quán Việt Nam tại Nga làm rõ thông tin người Việt gặp tai nạn tại tỉnh Pskov

Sau khi hãng TASS đưa tin 5 người Việt Nam đã thiệt mạng trong một vụ tai nạn giao thông thảm khốc tại tỉnh Pskov, ...

An Lê (thực hiện)

Đọc thêm

Ngắm cây cầu treo vắt ngang sông đẹp như tranh ở Điện Biên

Ngắm cây cầu treo vắt ngang sông đẹp như tranh ở Điện Biên

Cầu treo Pa Phông là địa điểm check-in được nhiều du khách ghé thăm gần đây khi tới du lịch Điện Biên.
Những mong mỏi lớn nhất của Việt Nam về ASEAN

Những mong mỏi lớn nhất của Việt Nam về ASEAN

Với gần 30 năm là thành viên ASEAN, Việt Nam mong muốn ASEAN sẽ luôn đoàn kết và có thể ứng phó với những thay đổi.
Hà Nội: Vẫn giữ hệ không chuyên tại trường THPT Chu Văn An

Hà Nội: Vẫn giữ hệ không chuyên tại trường THPT Chu Văn An

Các trường THPT chuyên sẽ không còn lớp không chuyên, nhưng vẫn duy trì ở THPT Chu Văn An và THPT Sơn Tây.
Bộ phim đầu của nàng dâu nhà Beckham liên tục nhận chê bai

Bộ phim đầu của nàng dâu nhà Beckham liên tục nhận chê bai

Giới phê bình điện ảnh Mỹ đánh giá bộ phim đầu tay của Nicola Peltz - nàng dâu nhà Beckham là 'dự án phù phiếm'.
Top 10 xe ô tô bán chậm nhất quý I/2024: Toyota Hilux đội sổ

Top 10 xe ô tô bán chậm nhất quý I/2024: Toyota Hilux đội sổ

Bảng xếp hạng top 10 xe ô tô bán chậm nhất quý I/2024 Toyota Hilux đội sổ với danh số bết bát không có chiếc nào được bán ra, xếp ...
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/4: USD đột ngột giảm, trong nước vẫn cao ngất ngưởng

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/4: USD đột ngột giảm, trong nước vẫn cao ngất ngưởng

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/4 giảm lần đầu tiên sau chuỗi tăng 6 ngày liên tiếp, trong khi đó, đồng Euro tăng 0,5%.
Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Đằng sau cuộc tấn công của Iran, khả năng Israel trả đũa và ngày càng nhiều lời kêu gọi kiềm chế từ cộng đồng quốc tế...
Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Để đánh thức tiềm năng của ASEAN, Thủ tướng New Zealand sẽ tìm cách khai thác những ưu thế trong quan hệ với từng nước mà ông sẽ đến thăm.
Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Chuyến thăm Bắc Kinh của Ngoại trưởng Pháp Stephane Sejourne đã mở ra những cơ hội mới trong quan hệ giữa hai nước.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ I)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ I)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Ngoại trưởng Ấn Độ thăm Đông Nam Á: Cụ thể hóa tầm nhìn chiến lược

Ngoại trưởng Ấn Độ thăm Đông Nam Á: Cụ thể hóa tầm nhìn chiến lược

Chuyến công du Đông Nam Á của ông Jaishankar không chỉ thúc đẩy quan hệ với từng nước, mà còn góp phần nâng cao ảnh hưởng của Ấn Độ trong khu vực.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động