Nước Nga năm 2017: Chờ đợi gì ở Tổng thống Putin?

Năm 2017 là năm cuối cùng trong nhiệm kỳ 6 năm của Tổng thống Nga Vladimir Putin. Đây cũng là năm bản lề đánh dấu cho một cuộc chuyển giao chính trị.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
nuoc nga nam 2017 cho doi gi o tong thong putin Tổng thống Putin: Nguồn nhân lực là của cải quan trọng nhất của quốc gia
nuoc nga nam 2017 cho doi gi o tong thong putin Bầu cử Duma Quốc gia Nga: Đảng cầm quyền giành được 51% phiếu bầu

Mềm dẻo và cân bằng hơn

Mặc dù một số người vẫn tỏ ý hoài nghi về khả năng Tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ tranh cử nhiệm kỳ thứ 4 vào năm 2018, song nhiều chuyên gia vẫn cho rằng, giai đoạn 2012-2017 sẽ là nhiệm kỳ cuối của ông Putin. Giới chuyên gia hy vọng, ông Putin sẽ có những chính sách cũng như quan điểm thận trọng hơn để đặt nền tảng cho một cuộc chuyển giao chính trị.

Thông điệp liên bang hàng năm được ông Putin đưa ra hồi đầu tháng 12 có thể xem là một tín hiệu cho thấy nhà lãnh đạo này sẽ tỏ ra mềm dẻo và cân bằng hơn. Thông điệp năm nay của ông Putin mặc dù vẫn chứa đựng các quan điểm ủng hộ giới doanh nghiệp và xã hội như trước đây, song được đánh giá là khá “dịu giọng”.

Tổng thống Putin, người bị truyền thông phương Tây coi là một “kẻ quậy phá” sau cuộc xung đột ở Ukraine, đã kiềm chế những chỉ trích gay gắt vốn thường nhằm vào phương Tây. Thay vào đó, ông Putin chỉ nói rằng, mặc dù đang phải hứng chịu các lệnh trừng phạt, song các vấn đề kinh tế của Nga đơn thuần mang tính nội bộ.

nuoc nga nam 2017 cho doi gi o tong thong putin
Tổng thống Nga Vladimir Putin đã đưa ra nhiều dự báo khả quan về nền kinh tế nước này. (Nguồn: Telegraph)

Konstantin Kalachev, một chuyên gia chính trị có mối liên hệ với Điện Kremlin, người miêu tả thông điệp liên bang vừa qua của ông Putin là một thông điệp mang tính hòa bình, bày tỏ hy vọng rằng vị Tổng thống Nga sẽ theo đuổi chính sách “cân bằng và trung dung nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế”. Chuyên gia Kalachev cho rằng, mặc dù các lệnh trừng phạt kinh tế và giá năng lượng thấp đang làm tổn hại nền kinh tế Nga, nhưng Moscow vẫn cần tìm nhiều cách khác nhau để thúc đẩy tăng trưởng.

Bảo đảm ổn định trong nước

Các chuyên gia nhận định rằng, năm 2017 sẽ là một năm khó khăn đối với nước Nga, mặc dù ông Putin vẫn nhận được sự ủng hộ trên khắp cả nước. Theo bà Tatyana Golikova, người đứng đầu Viện Kiểm toán Liên bang Nga, Nga sẽ sớm đối mặt với các vấn đề kinh tế lớn bởi quỹ bình ổn quốc gia sẽ cạn kiệt trong năm 2017. Việc nới lỏng các quy định cho doanh nghiệp quy mô nhỏ và triển khai các dự án cơ sở hạ tầng mới được chính phủ bảo trợ sẽ rất hữu ích, nhưng những người ủng hộ và chỉ trích các biện pháp này đều cho rằng, vấn đề lớn nhất mà Nga đang đối mặt là tình trạng tham nhũng tràn lan.

Nhiều người dự đoán Tổng thống Putin có thể sẽ bắt đầu các chiến dịch chống tham nhũng công khai hơn, thậm chí là nhằm vào cả những nhân vật trong nội các của ông. Điện Kremlin đã bày tỏ dấu hiệu rằng họ rất nghiêm túc trong việc bài trừ tệ nạn tham nhũng của giới quan chức sau vụ bắt giữ Bộ trưởng Kinh tế Alexei Ulyukayev vì bê bối hối lộ mới đây. Tuy nhiên, chuyên gia Kalachev cho rằng, cuộc chiến này sẽ được tiến hành “không quá quyết liệt” để bảo đảm sự ổn định chung. “Điều căn bản mà người dân Nga coi trọng đó là sự ổn định”, chuyên gia Kalachev nhận định.

Chuyên gia chính trị cánh tả Nikolai Mironov, hiện làm việc tại viện nghiên cứu chính sách Trung tâm Cải cách Chính trị và Kinh tế, hy vọng Tổng thống Putin sẽ tập trung các nỗ lực để cải thiện tình hình an sinh xã hội đang có nhiều bất cập, đồng thời tăng chi tiêu dành cho giáo dục và y tế. Theo ông Nikolai Mironov, những vấn đề như dân chủ và nhân quyền chỉ là thứ yếu đối với nhiều người Nga, an sinh xã hội mới là vấn đề quan trọng hơn. Trên thực tế, nguồn ngân sách để đáp ứng các nhu cầu này của Nga hiện đang rất eo hẹp.

Không nhiều người kỳ vọng Tổng thống Putin, một người theo quan điểm bảo thủ, sẽ chấp nhận các giá trị tự do, song nhiều chuyên gia hy vọng ông Putin có thể sẽ kiềm chế các nhóm chủ nghĩa dân tộc chủ nghĩa cực đoan, những người tự nhận rằng họ đang giúp đỡ Kremlin.

Thông điệp liên bang vừa qua của ông Putin có đoạn: “Tôi muốn nhấn mạnh rằng không ai có thể ngăn cấm ai được tự do phát biểu và bày tỏ ý kiến công khai”. Ông Putin thậm chí còn nói rằng, ông sẵn sàng xem xét lại luật về các tổ chức phi chính phủ (NGO), theo đó những tổ chức nào tham gia vào “hoạt động chính trị” sẽ bị gắn mác là “mật vụ nước ngoài”. Trong cuộc họp mới đây với các nhà hoạt động vì nhân quyền Nga, ông Putin nhất trí rằng, cụm từ “hoạt động chính trị” cần được định nghĩa cụ thể hơn.

Nhiều chuyên gia cho rằng để bảo đảm ổn định trong nước, ông Putin sẽ tìm cách “kết nối” mục tiêu chống các cuộc nổi dậy với những nỗ lực hạn chế mâu thuẫn giữa các phe phái chính trị khác nhau. Bên cạnh đó, căng thẳng với phương Tây cũng là điều cần ông Putin xoa dịu. Ý tưởng này ngày càng khả thi sau khi ông Donald Trump, người có tư tưởng mới mẻ, đắc cử Tổng thống Mỹ.

Simon Saradzhyan, Giám đốc Dự án Các vấn đề nước Nga thuộc Trường Chính phủ Kennedy (Đại học Harvard), cho rằng việc bình thường hóa quan hệ với Mỹ và các thành viên chủ chốt trong EU “sẽ là một trong các ưu tiên của ông Putin trong năm tới”.

nuoc nga nam 2017 cho doi gi o tong thong putin
Việc bình thường hóa quan hệ với Mỹ sẽ là một trong các ưu tiên của ông Putin trong năm tới. (Nguồn: AP)

Ông Saradzhyan lý giải nhận định này của mình xuất phát từ thực tế khả năng thắng cử tổng thống của ông François Fillon - thuộc phe cánh hữu ở Pháp và ông Frank-Walter Steinmeier ở Đức, hai nhân vật ủng hộ việc bình thường hóa quan hệ với Nga. Ông Saradzhyan cho rằng, các chiến thắng này sẽ mở ra cho ông Putin cơ hội nới lỏng các lệnh trừng phạt của EU, “đặc biệt nếu có bất kỳ tiến triển nào trong việc thực thi thỏa thuận Minsk-2 và nếu ông Assad và các đồng minh, vốn được không quân Nga yểm trợ, ngừng tìm cách giành lại thêm lãnh thổ sau khi tái chiếm Aleppo”.

Tuy nhiên, theo ông Saradzhyan, trong khi ông Putin cố gắng bình thường hóa quan hệ với phương Tây, người ta cũng nên chuẩn bị trước cho việc nhà lãnh đạo này sẽ tiếp tục các nỗ lực để đảm bảo rằng cả Ukraine và Georgia không “thoát khỏi” vòng tay Nga để gia nhập NATO.

Ông Saradzhyan nói: “Ông Putin sẽ sẵn sàng hy sinh để đảm bảo vai trò lãnh đạo của Nga trong khu vực, hy vọng đưa Nga hội nhập vào một liên minh kinh tế, chính trị và quân sự để giúp Nga trở thành một cực độc lập, nếu không muốn nói là không thể thiếu, trong trật tự thế giới cùng Mỹ và Trung Quốc”. 

nuoc nga nam 2017 cho doi gi o tong thong putin Tổng thống Putin: Nga vẫn mạnh hơn bất cứ "kẻ xâm lược tiềm tàng nào"

Ngày 23/12, tại cuộc họp báo thường niên tổ chức vào dịp cuối năm tại Điện Kremlin, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã có những ...

nuoc nga nam 2017 cho doi gi o tong thong putin Tổng thống Nga yêu cầu tăng cường tiềm lực hạt nhân quân sự

Hiện nay Nga mạnh hơn các đối thủ tiềm tàng, song quân đội Nga không được suy yếu và mất cảnh giác.

nuoc nga nam 2017 cho doi gi o tong thong putin Quan hệ Nga - Mỹ tiếp tục xấu đi do các lệnh trừng phạt của Mỹ

Động thái mở rộng thêm danh sách các biện pháp trừng phạt Nga của Mỹ được cho là sẽ tiếp tục khiến quan hệ Nga ...

(theo Russia Beyond The Headlines)

Bài viết cùng chủ đề

Châu Âu

Đọc thêm

Bầu cử Mỹ 2024: 'Tất tả' ứng phó các vụ truy tố hình sự, ông Donald Trump 'thua' Tổng thống Biden ở một điểm

Bầu cử Mỹ 2024: 'Tất tả' ứng phó các vụ truy tố hình sự, ông Donald Trump 'thua' Tổng thống Biden ở một điểm

Chiến dịch tranh cử của Tổng thống Mỹ Joe Biden đang có ngân sách lớn gấp 3 lần 'túi tiền' để chạy đua trong cuộc bầu cử 2024 của ...
Bảo vệ quyền riêng tư trên Facebook

Bảo vệ quyền riêng tư trên Facebook

Facebook đã cập nhật thêm tính năng mới có chức năng khóa bảo vệ trang cá nhân của bạn. Tính năng này sẽ giúp bạn quản lý trên cá nhân ...
Giá cà phê hôm nay 29/3/2024: Giá cà phê thế giới quay đầu giảm mạnh, thị trường đón tín hiệu mới, sắp 'có biến'?

Giá cà phê hôm nay 29/3/2024: Giá cà phê thế giới quay đầu giảm mạnh, thị trường đón tín hiệu mới, sắp 'có biến'?

Giá cà phê robusta thế giới dự kiến còn hướng lên vùng kỷ lục 4.000 USD/tấn. Giá cà phê trong nước sẽ tiếp tục hướng tới các mức trên 100.000 ...
Mỹ: Người phụ nữ trong cặp song sinh dính liền thân đã kết hôn

Mỹ: Người phụ nữ trong cặp song sinh dính liền thân đã kết hôn

Theo truyền thông Mỹ, Abby Hensel, người có chị em song sinh dính liền thân, đã kết hôn với một cựu quân nhân từ năm 2021.
Bộ GD&ĐT đề nghị rà soát toàn bộ các trường liên kết giáo dục, đào tạo với nước ngoài

Bộ GD&ĐT đề nghị rà soát toàn bộ các trường liên kết giáo dục, đào tạo với nước ngoài

Bộ GD&ĐT đề nghị rà soát toàn bộ các cơ sở giáo dục đang triển khai chương trình giáo dục tích hợp; liên kết giáo dục, đào tạo với nước ...
Không bỏ thủ tục cấp giấy khám sức khỏe cho người lái xe

Không bỏ thủ tục cấp giấy khám sức khỏe cho người lái xe

Tôi nghe nói có thông tin đã bãi bỏ thủ tục cấp giấy khám sức khỏe cho người lái xe. Vậy thông tin này có chính xác không? – Độc ...
Bầu cử Mỹ 2024: 'Tất tả' ứng phó các vụ truy tố hình sự, ông Donald Trump 'thua' Tổng thống Biden ở một điểm

Bầu cử Mỹ 2024: 'Tất tả' ứng phó các vụ truy tố hình sự, ông Donald Trump 'thua' Tổng thống Biden ở một điểm

Chiến dịch tranh cử của Tổng thống Mỹ Joe Biden đang có ngân sách lớn gấp 3 lần 'túi tiền' để chạy đua trong cuộc bầu cử 2024 của ông Trump.
Israel-Hezbollah leo thang nghiêm trọng nhất gần 20 năm qua, Mỹ tuyên bố phản đối một cuộc chiến

Israel-Hezbollah leo thang nghiêm trọng nhất gần 20 năm qua, Mỹ tuyên bố phản đối một cuộc chiến

Nhà Trắng kêu gọi Israel và Lebanon đặt ưu tiên hàng đầu đối với việc khôi phục ổn định sau các cuộc trả đũa nhau giữa Israel và Hezbollah.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow: Nga tuyên bố tình tiết mới chứng tỏ Ukraine dính líu, Mỹ lập tức lên tiếng

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow: Nga tuyên bố tình tiết mới chứng tỏ Ukraine dính líu, Mỹ lập tức lên tiếng

Nga đã bắt giữ một đối tượng bị cáo buộc hỗ trợ tài chính cho những kẻ tấn công khủng bố nhà hát ở ngoại ô Moscow hôm 22/3.
Palestine có Nội các mới

Palestine có Nội các mới

Nội các mới của Palestine sẽ bao gồm 23 bộ trưởng, trong đó có 3 phụ nữ và 6 người ở Dải Gaza.
Điểm tin thế giới sáng 29/3: Quốc hội Malta bổ nhiệm Tổng thống mới, Australia hủy vụ kiện Trung Quốc tại WTO, Ngoại trưởng Latvia từ chức

Điểm tin thế giới sáng 29/3: Quốc hội Malta bổ nhiệm Tổng thống mới, Australia hủy vụ kiện Trung Quốc tại WTO, Ngoại trưởng Latvia từ chức

Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 29/3.
Hợp tác tài nguyên nước trong khuôn khổ Lan Thương - Mekong thể hiện sự đoàn kết khu vực

Hợp tác tài nguyên nước trong khuôn khổ Lan Thương - Mekong thể hiện sự đoàn kết khu vực

Sáu nước dọc sông Lan Thương - Mekong cùng giải quyết thách thức tài nguyên nước, thúc đẩy phát triển kinh tế khu vực và phúc lợi người dân.
Nghi phạm khủng bố đến từ Tajikistan: Tiếng chuông cảnh tỉnh cho Nga và thế giới

Nghi phạm khủng bố đến từ Tajikistan: Tiếng chuông cảnh tỉnh cho Nga và thế giới

Việc 4 nghi phạm vụ tấn công nhà hát ở Nga hôm 22/3 đều mang quốc tịch Tajikistan khiến sự chú ý đổ dồn về quốc gia Trung Á này.
Vụ tấn công đẫm máu ở Nga: Lý do Moscow 'lọt' tầm ngắm của IS

Vụ tấn công đẫm máu ở Nga: Lý do Moscow 'lọt' tầm ngắm của IS

Vụ tấn công đẫm máu ở Nga ngày 22/3 do tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng thực hiện cho thấy sự thay đổi mục tiêu của tổ chức khủng bố này.
Diễn đàn châu Á Bác Ngao: Tiếng nói của kinh tế châu Á

Diễn đàn châu Á Bác Ngao: Tiếng nói của kinh tế châu Á

Diễn đàn châu Á Bác Ngao được đánh giá là kênh hiệu quả để trao đổi ý kiến về các vấn đề kinh tế đáng quan tâm nhất trong suốt hai thập kỷ qua.
Chạy đua vũ khí hạt nhân, Mỹ đánh cược vào tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Sentinel?

Chạy đua vũ khí hạt nhân, Mỹ đánh cược vào tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Sentinel?

Những rắc rối trong chương trình tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Sentinel đang khiến cho Mỹ khó tiếp cận mục tiêu răn đe hạt nhân của mình.
Bất ổn ở Haiti: Nguồn cơn và nguy cơ

Bất ổn ở Haiti: Nguồn cơn và nguy cơ

Bất ổn chính trị, tranh giành quyền lực giữa các băng đảng cùng các vụ đảo chính và nghèo đói là những gì mà người dân Haiti tiếp tục phải đối mặt...
70 năm ngày mở màn Chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử

70 năm ngày mở màn Chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử

Baoquocte.vn. Ngày 13/3/1954 là ngày mở màn Chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử - nguồn cổ vũ lớn lao cho toàn thể nhân dân ta trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc.
Điều gì đang xảy ra với quan hệ Mỹ-Israel?

Điều gì đang xảy ra với quan hệ Mỹ-Israel?

Việc Mỹ bỏ phiếu trắng với nghị quyết kêu gọi ngừng bắn ở Gaza của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc liệu có thể làm chuyển hướng quan hệ với Israel?
Nhật Bản cho phép xuất khẩu máy bay chiến đấu tối tân: 3 điều cần biết

Nhật Bản cho phép xuất khẩu máy bay chiến đấu tối tân: 3 điều cần biết

Kế hoạch theo Chương trình Không quân Chiến đấu Toàn cầu (GCAP) của Nhật Bản, Anh và Italy báo hiệu sự thay đổi then chốt trong chiến lược an ninh khu vực.
Ngoại trưởng Ấn Độ thăm Đông Nam Á: Dấu ấn Hành động hướng Đông, khẳng định giá trị chung với ASEAN

Ngoại trưởng Ấn Độ thăm Đông Nam Á: Dấu ấn Hành động hướng Đông, khẳng định giá trị chung với ASEAN

Ngoại trưởng Ấn Độ tìm cách tối đa hóa hoạt động ngoại giao để đưa mối quan hệ của Ấn Độ với các đối tác Đông Nam Á lên một tầm cao mới.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow: 'Điểm mù' của Cơ quan an ninh Nga hay thuyết âm mưu đánh lạc hướng?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow: 'Điểm mù' của Cơ quan an ninh Nga hay thuyết âm mưu đánh lạc hướng?

Khi chính lực lượng IS đã nhận là chủ mưu cuộc khủng bố, Nga vẫn chưa thể vội vàng tin bởi nếu vội tin rất có thể Moscow đã dính bẫy.
Chuyên gia EU: Châu Âu thức tỉnh sau 'giấc ngủ Đông', cục diện xung đột Nga-Ukraine sắp có bước chuyển?

Chuyên gia EU: Châu Âu thức tỉnh sau 'giấc ngủ Đông', cục diện xung đột Nga-Ukraine sắp có bước chuyển?

EU đồng lòng hỗ trợ Ukraine 'bằng mọi giá' vì hòa bình trong bối cảnh Nga đang dành nhiều lợi thế trong cuộc xung đột.
Mỹ sắp tổ chức thượng đỉnh ba bên, sẽ có thêm một thế 'kiềng ba chân' trong quan hệ quốc tế?

Mỹ sắp tổ chức thượng đỉnh ba bên, sẽ có thêm một thế 'kiềng ba chân' trong quan hệ quốc tế?

Hội nghị thượng đỉnh ba bên giữa Nhật Bản, Mỹ và Philippines sẽ lần đầu tiên được tổ chức tại Mỹ vào giữa tháng 4 này.
Phiên bản di động