Ông Donald Trump và chiếc cặp hạt nhân

Vào 20/1 tới, ngày Tổng thống đắc cử Donald Trump chính thức nhậm chức, một phụ tá quân sự ẩn danh sẽ đi cùng Tổng thống sắp mãn nhiệm Barack Obama đến dự lễ chuyển giao quyền lực tại Đồi Capitol ở Washington.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
ong donald trump va chiec cap hat nhan Ông Trump bác bỏ khả năng Triều Tiên phát triển tên lửa bắn tới Mỹ
ong donald trump va chiec cap hat nhan Nỗ lực thúc đẩy cắt giảm vũ khí hạt nhân toàn cầu

Viên phụ tá quân sự sẽ mang theo một chiếc túi, trong đó có chứa chiếc cặp được gọi là "cặp hạt nhân". Bên trong chiếc cặp này là một tấm thẻ khoảng từ 3 inch (7,6 cm) đến 5 inch (12,7 cm), gọi là “bánh quy”.

Cái “bánh quy” này có chứa các mã khởi động cho một cuộc tấn công hạt nhân chiến lược. Việc chỉ dẫn cho Tổng thống mới về cách để kích hoạt chúng diễn ra ngoài tầm mắt của công chúng. Tuy nhiên, vào thời điểm Tổng thống đắc cử Trump tuyên thệ nhậm chức, viên phụ tá mang chiếc túi sẽ lặng lẽ đi cạnh ông.

ong donald trump va chiec cap hat nhan
“Cặp hạt nhân”, biểu tượng sức mạnh quân sự của Mỹ cũng như trách nhiệm khổng lồ mà Tổng thống nước này phải mang theo. (Nguồn: Getty)

Sau lễ tuyên thệ nhậm chức, ông Trump sẽ là người duy nhất có quyền đưa ra một hành động có thể dẫn đến cái chết của hàng triệu người trong chưa đầy một tiếng đồng hồ.

Đã có những lo ngại rằng nếu khủng hoảng hạt nhân bùng phát, "tính cách bất ổn của ông Trump dễ khiến ông có những quyết định thiếu đúng đắn”. Trong khi đó, các phát ngôn của ông Trump về việc sử dụng vũ khí hạt nhân trong chiến dịch tranh cử đã nhận được không ít ý kiến trái chiều từ các chuyên gia an ninh.

“Kẻ nào đó thuộc IS đánh chúng ta, bạn sẽ không đáp trả bằng một cuộc tấn công hạt nhân ư?”, ông Trump nói với bình luận viên Chris Matthews trên kênh truyền hình MSNBC hồi tháng 3/2016. Tuy nhiên, tại cuộc phỏng vấn diễn ra một tháng sau đó trong chương trình “Today” của đài NBC, ông Trump lại nói: “Tôi sẽ là người cuối cùng dùng chúng”. Rõ ràng, ông Trump vẫn không loại trừ khả năng sử dụng vũ khí hạt nhân.

“Cặp hạt nhân” được sử dụng như thế nào?

Mark Fitzpatrick, chuyên gia về không phổ biến vũ khí hạt nhân tại Viện Nghiên cứu chiến lược quốc tế ở Washington, cho biết thẩm quyền tối cao để khởi động một cuộc tấn công hạt nhân thuộc về Tổng thống. Tuy nhiên, “từ lúc Tổng thống ủy quyền cho một ai đó đến thời điểm thực hiện mệnh lệnh sẽ có những người khác liên quan”, Fitzpatrick nói.

Theo Hiến pháp Mỹ, Tổng thống ra lệnh và Bộ trưởng Quốc phòng phải thực hiện mệnh lệnh này. Bộ trưởng Quốc phòng có thể, về mặt lý thuyết, không chấp hành lệnh nếu ông có lý do để nghi ngờ sự tỉnh táo của Tổng thống. Nhưng điều đó sẽ tạo ra một cuộc nổi loạn và Tổng thống có thể sa thải vị Bộ trưởng này, đồng thời giao nhiệm vụ cho Thứ trưởng Quốc phòng.

Theo Tu chính án thứ 25 của Hiến pháp Mỹ, về mặt lý thuyết, Phó Tổng thống có thể tuyên bố Tổng thống không có khả năng đưa ra một quyết định đúng đắn. Tuy nhiên, Phó Tổng thống cần phải nhận được sự ủng hộ của phần lớn nội các.

Để khởi động một cuộc tấn công hạt nhân, Tổng thống Mỹ phải xác nhận danh tính bằng cách sử dụng tấm thẻ nhựa luôn mang bên mình. Tổng thống Mỹ Jimmy Carter từng làm thất lạc thẻ nhận dạng khi ông để quên nó trong một chiếc áo khoác được gửi đến cửa hàng giặt là.

ong donald trump va chiec cap hat nhan
Ông Donald Trump cho rằng, "nước Mỹ phải tăng cường và mở rộng năng lực hạt nhân”. (Nguồn: Getty)

Bên trong “chiếc cặp hạt nhân" không bao giờ rời khỏi tầm với của Tổng thống Mỹ là một "cuốn sổ đen" có chứa các lựa chọn tấn công hạt nhân dành cho chủ nhân Nhà Trắng. “Cuốn sổ đen” này giống như một thực đơn. Song thay vì chọn món ăn, Tổng thống Mỹ sẽ lựa chọn các thành phố hay cơ sở quân sự của đối phương để tấn công. Khi Tổng thống đã đưa ra lựa chọn, mệnh lệnh được truyền qua Chủ tịch Hội đồng tham mưu trưởng liên quân Mỹ tới phòng chiến tranh của Lầu Năm Góc và sau đó, chỉ thị của Tổng thống về đến trụ sở Bộ Chỉ huy chiến lược Mỹ tại căn cứ không quân Offutt ở Nebraska.

Tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) có tốc độ hơn 17.000 dặm/giờ (trên 27.000 km/giờ), bay cao trên bầu khí quyển của Trái đất trước khi hướng tới mục tiêu được lập trình sẵn. Thời gian bay cho một tên lửa trên mặt đất giữa Nga và Mỹ là từ 25-30 phút. Đối với tên lửa được phóng từ các tàu ngầm, thời gian bay có thể ngắn hơn đáng kể, thậm chí chỉ còn 12 phút. Điều này không mang lại cho Tổng thống Mỹ nhiều thời gian để quyết định xem đó là báo động giả hay sắp xảy ra một cuộc chiến vô cùng quyết liệt. Khi ICBM đã được phóng đi, không thể thu chúng về.

Nếu việc tiến hành cuộc tấn công phủ đầu vào nước X là sự việc dự kiến diễn ra trong tương lai, các Phó Tổng thống, Cố vấn An ninh Quốc gia cùng nhiều thành viên nội các…  sẽ có khả năng được tham gia vào quá trình ra quyết định. Nhưng nếu mối đe dọa chiến lược sắp xảy đối với nước Mỹ, tức là nếu ICBM được phóng từ một nước thù địch đã bị phát hiện và chỉ có ít phút nữa ICBM này sẽ tới Mỹ, Tổng thống là người có quyền đặc biệt trong việc đưa ra quyết định duy nhất để khởi động “chiếc cặp hạt nhân”.

Các nước có nhiều đầu đạn hạt nhân nhất

Mỹ và Nga đang sở hữu số lượng tên lửa hạt nhân mà có thể hủy diệt các thành phố của nhau nhiều lần. Theo một báo cáo, có 100 đầu đạn hạt nhân của Mỹ nhằm vào Moscow. Hai nước này chiếm hơn 90% tổng số đầu đạn hạt nhân của thế giới.

ong donald trump va chiec cap hat nhan
Topol - một trong những tên lửa đạn đạo liên lục địa của Nga. (Nguồn: Getty)

Tính đến tháng 9/2016, Nga là nước sở hữu nhiều nhất với 1.796 đầu đạn hạt nhân chiến lược có trong các vũ khí “siêu khủng” như ICBM, tên lửa đạn đạo từ tàu ngầm (SLBMs) ​​và máy bay ném bom chiến lược. Gần đây, Moscow đã đầu tư hàng tỷ Ruble để nâng cấp lực lượng tên lửa hạt nhân chiến lược.

Tính đến tháng 9/ 2016, Mỹ có 1.367 đầu đạn hạt nhân, được triển khai trong các hầm chứa dưới mặt đất và tại căn cứ không quân, nơi đầu đạn hạt nhân có thể được nạp vào các máy bay ném bom.

Vương quốc Anh có khoảng 120 đầu đạn hạt nhân, trong đó một phần ba được triển khai trên biển. Hải quân Hoàng gia Anh luôn duy trì một phần lực lượng hạt nhân Trident ở nơi nào đó trong các đại dương trên thế giới nhằm tiếp tục duy trình khả năng răn đe hạt nhân bằng tàu ngầm mang tên lửa chiến lược.

ong donald trump va chiec cap hat nhan Tổng thống Nga yêu cầu tăng cường tiềm lực hạt nhân quân sự

Hiện nay Nga mạnh hơn các đối thủ tiềm tàng, song quân đội Nga không được suy yếu và mất cảnh giác.

ong donald trump va chiec cap hat nhan Mỹ bắn thử tên lửa xuyên lục địa

Quân đội Mỹ lên kế hoạch bắn thử tên lửa xuyên lục địa (ICBM) trong vòng một tuần, bắt đầu từ ngày 25/2.

ong donald trump va chiec cap hat nhan Vũ khí hạt nhân giúp duy trì hòa bình?

Đã hơn nửa thế kỷ trôi qua kể từ khi vũ khí hạt nhân ra đời, nhưng những cuộc tranh luận về vai trò của ...

 

Nhất Lam (theo BBC)

Bài viết cùng chủ đề

Châu Mỹ

Đọc thêm

XSMB 21/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Bắc hôm nay Chủ Nhật 21/4/2024. dự đoán XSMB 21/4/2024

XSMB 21/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Bắc hôm nay Chủ Nhật 21/4/2024. dự đoán XSMB 21/4/2024

XSMB 21/4 - Trực tiếp kết quả xổ số miền Bắc hôm nay, Chủ Nhật 21/4/2024. kết quả xổ số hôm nay 21/4. dự đoán xổ số miền Bắc Chủ ...
XSMT 21/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Trung hôm nay Chủ Nhật ngày 21/4/2024. SXMT 21/4/2024

XSMT 21/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Trung hôm nay Chủ Nhật ngày 21/4/2024. SXMT 21/4/2024

XSMT 21/4 - Trực tiếp xổ số miền Trung 21/4/2024. xổ số hôm nay 21/4/2024. kết quả xổ số miền Trung hôm nay. xổ số miền Trung Chủ nhật. SXMT ...
XSMN 21/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Nam hôm nay Chủ nhật 21/4/2024. xổ số hôm nay 21/4

XSMN 21/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Nam hôm nay Chủ nhật 21/4/2024. xổ số hôm nay 21/4

XSMN 21/4 - xổ số hôm nay 21/4. trực tiếp kết quả xổ số miền Nam hôm nay 21/4/2024. xổ số ngày 21 tháng 4. XSMN chủ nhật. SXMN 21/4
Tuyển sinh lớp 10 công lập không chuyên ở Hà Nội: 4 trường hợp được tuyển thẳng

Tuyển sinh lớp 10 công lập không chuyên ở Hà Nội: 4 trường hợp được tuyển thẳng

Bốn trường hợp học sinh dưới đây được tuyển thẳng vào lớp 10 Trung học Phổ thông công lập không chuyên năm học 2024-2025 tại Hà Nội.
Ukraine: Hàn Quốc cung cấp khoản viện trợ 200 triệu USD, Thụy Sỹ công bố kế hoạch dài hạn

Ukraine: Hàn Quốc cung cấp khoản viện trợ 200 triệu USD, Thụy Sỹ công bố kế hoạch dài hạn

Hàn Quốc sẽ phân bổ 200 triệu USD để hỗ trợ nhân đạo cho Ukraine trong năm nay trong khi Thụy Sỹ có kế hoạch cung cấp 5 tỷ Franc ...
Bất chấp 20.000 lệnh trừng phạt, IMF dự báo tăng trưởng kinh tế Nga sẽ vượt G7 trong năm nay

Bất chấp 20.000 lệnh trừng phạt, IMF dự báo tăng trưởng kinh tế Nga sẽ vượt G7 trong năm nay

Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) dự đoán rằng tăng trưởng kinh tế của Nga sẽ đạt 3,2% vào năm 2024, nhanh hơn các nước G7.
Ukraine: Hàn Quốc cung cấp khoản viện trợ 200 triệu USD, Thụy Sỹ công bố kế hoạch dài hạn

Ukraine: Hàn Quốc cung cấp khoản viện trợ 200 triệu USD, Thụy Sỹ công bố kế hoạch dài hạn

Hàn Quốc sẽ phân bổ 200 triệu USD để hỗ trợ nhân đạo cho Ukraine trong năm nay trong khi Thụy Sỹ có kế hoạch cung cấp 5 tỷ Franc trong 12 năm tới.
Hamas lên án mạnh mẽ việc Mỹ phủ quyết Palestine gia nhập Liên hợp quốc

Hamas lên án mạnh mẽ việc Mỹ phủ quyết Palestine gia nhập Liên hợp quốc

Hamas lên án mạnh mẽ việc Mỹ thực thi quyền phủ quyết trong cuộc bỏ phiếu của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhằm ngăn cản Palestine trở thành thành viên chính thức của ...
Thủ tướng Australia thăm Papua New Guinea, khẳng định mối thân tình

Thủ tướng Australia thăm Papua New Guinea, khẳng định mối thân tình

Thủ tướng Anthony Albanese sẽ tới thăm Papua New Guinea từ ngày 22/4 để tham dự lễ tưởng niệm “Ngày ANZAC” (25/4 hàng năm).
Mỹ đồng ý rút quân khỏi Niger

Mỹ đồng ý rút quân khỏi Niger

Mỹ đồng ý rút quân khỏi Niger. Mỹ trên đà suy yếu vị thế quân sự?
Khủng hoảng y tế Hàn Quốc: Chính phủ đã nhượng bộ, vẫn không có đột phá trong bế tắc

Khủng hoảng y tế Hàn Quốc: Chính phủ đã nhượng bộ, vẫn không có đột phá trong bế tắc

Cuộc khủng hoảng ngành y tế Hàn Quốc vẫn chưa thể được giải quyết, dù chính phủ Hàn Quốc đã có nhượng bộ, vì lý do gì?
Bầu cử Mỹ 2024: Đảng Cộng hòa triển khai chương trình chống gian lận phiếu bầu

Bầu cử Mỹ 2024: Đảng Cộng hòa triển khai chương trình chống gian lận phiếu bầu

Bầu cử Mỹ 2024: Nỗ lực bảo vệ lá phiếu, Đảng Cộng hòa triển khai chương trình chống gian lận phiếu bầu
Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Vừa thúc đẩy hợp tác, vừa thể hiện thái độ về thương mại và xung đột Nga-Ukraine là nhiệm vụ không dễ dàng với Thủ tướng Olaf Scholz ở Trung Quốc.
Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tại Mỹ, với nhiều mục đích, mục tiêu, cả trong quan hệ song phương và đa phương...
Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Bình Nhưỡng đang tìm 'lối ra' cho bế tắc trên bán đảo Triều Tiên thông qua hợp tác chặt chẽ hơn với Nga.
Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Sự việc ngày 1/4 dường như là lần đầu tiên một cơ quan đại diện ngoại giao lớn là mục tiêu tấn công.
Chặng đường mới của Tổng thống Ai Cập

Chặng đường mới của Tổng thống Ai Cập

Đương kim Tổng thống Abdel Fattah El-Sissi đã chính thức tuyên thệ nhậm chức vào ngày 2/4, trở thành người đứng đầu Ai Cập ba nhiệm kỳ liên tiếp.
Mồi lửa mới đốt 'chảo lửa' Trung Đông

Mồi lửa mới đốt 'chảo lửa' Trung Đông

Vụ tấn công bất ngờ vào tòa nhà lãnh sự Iran tại Syria sẽ khiến bầu không khí căng thẳng tại khu vực Trung Đông thêm 'nóng rẫy'.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động