Ông Trump cần quan tâm đến Trung Đông

Đánh giá Trung Đông vẫn là một khu vực có ảnh hưởng đến lợi ích và an ninh của Mỹ, trong một bài viết trên Project Syndicate ngày 30/11, ông Christopher Hill* cho rằng Tổng thống đắc cử Donald Trump cần quan tâm hơn đến chính sách với khu vực này.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
ong trump can quan tam den trung dong Mỹ sẽ trực tiếp tham chiến tại Syria?
ong trump can quan tam den trung dong Xung đột Trung Đông xóa sổ thành tựu phát triển của cả một thế hệ

Đi sâu vào quan hệ song phương

Một trong những đặc điểm nổi bật của quá trình chuyển giao quyền lực Tổng thống ở Mỹ là việc đánh giá lại chính sách một cách toàn diện, qua đó xác định chính sách nào nên được duy trì hay kết thúc.

Cách tiếp cận của Mỹ đối với Trung Đông qua hai đời Tổng thống George W. Bush và Barack Obama đã cho thấy Washington nhiều lần lúng túng trước các diễn biến bất ngờ ở khu vực nhiều bất ổn này. Đặc biệt, chính quyền Tổng thống Obama thường do dự mở rộng vai trò của Mỹ ở Trung Đông nhằm tránh sa lầy vào các cuộc nội chiến, sự chia rẽ bè phái, sắc tộc, tôn giáo… Dù vậy, ông Obama vẫn hiểu sự cần thiết của việc duy trì can thiệp của Mỹ ở Iraq - điều mà những người chỉ trích ông thường không đề cập tới.

Trên thực tế, chính Tổng thống Bush (con) - người phát động cuộc chiến ở Iraq và Afghanistan – đã ký Thỏa thuận về Tình trạng các lực lượng (Status of Forces Agreement) vào năm 2008, trong đó quy định quân đội Mỹ sẽ rút khỏi lãnh thổ Iraq trong vòng 3 năm. Đây cũng là lý do khiến các chính trị gia Iraq không chấp nhận việc kéo dài thời hạn rút quân Mỹ, vốn bắt nguồn từ những điều chỉnh chiến lược của Washington. Trong khi đó, lưỡng viện Quốc hội Mỹ - gồm nhiều nghị sĩ muốn duy trì lực lượng quân đội Mỹ tại Iraq lâu dài như tại Đức hay Nhật Bản, cũng không đồng ý với việc hoạt động của binh lính Mỹ phải phần nào chịu sự kiểm soát của chính quyền Baghdad.

ong trump can quan tam den trung dong
Những binh sĩ Mỹ cuối cùng rời khỏi chiến trường Iraq, năm 2010. (Nguồn: The Times)

Tất cả lý do kể trên khiến chính quyền Obama không còn cách nào khác ngoài việc phải rút quân khỏi Iraq. Tuy nhiên, sau khi việc rút quân này hoàn tất, các cuộc xung đột tại Trung Đông bắt đầu leo thang trở lại, thậm chí còn lan rộng hơn trước.

Trong bối cảnh đó, Tổng thống Donald Trump và các cộng sự cần suy nghĩ một cách thấu đáo về tình hình hiện nay ở Trung Đông cũng như cách đối phó với những vấn đề đó. Việc này không chỉ cần sự nghiên cứu chính sách đối với toàn bộ khu vực (chẳng hạn như trong vấn đề chủ nghĩa khủng bố, xu hướng cực đoan hóa…) mà cần đi sâu vào quan hệ song phương giữa Mỹ và các nước ở Trung Đông.

Các điểm nóng

Một trong những vấn đề cần quan tâm hàng đầu hiện nay là chủ nghĩa cực đoan (radicalism), vốn bắt nguồn từ Bán đảo Arab và hiện đã lan ra toàn khu vực Trung Đông. Trong khi các nhóm cực đoan Sunni vẫn được cho là nhận hỗ trợ tài chính từ Bán đảo Arab, Washington không nên đổ lỗi cho các quốc gia Arab đã tạo ra mối đe dọa này, bởi lẽ các nhóm cực đoan hiện hoạt động rất phức tạp. Mặc dù Mỹ đã tự chủ về năng lượng nhờ sự phát triển của công nghệ dầu đá phiến, song các nước Arab - đặc biệt là Saudi Arabia - vẫn là một trong những đối tác quan trọng của Washington ở Trung Đông.

Syria hiện là một trong những điểm nóng ở khu vực bởi quốc gia này diễn ra nhiều mâu thuẫn sâu sắc về chính trị, xã hội, tôn giáo… Cuộc nội chiến ở Syria, vốn đã bước sang năm thứ 6 và khiến hàng triệu người bỏ nhà cửa đi lánh nạn, không chỉ đơn thuần là xung đột giữa chính quyền Tổng thống Bashar al-Assad với những phe phái nổi dậy. Đó còn là cuộc tranh giành quyền lực giữa các lực lượng phiến quân với nhau, sự cạnh tranh ảnh hưởng giữa các cường quốc ở khu vực (Iran, Thổ Nhĩ Kỳ) và các nước lớn trên thế giới (Mỹ, Nga). Trong bối cảnh đó, việc giải quyết cuộc khủng hoảng ở Syria đang đặt ra nhiều thách thức đối với chính quyền  mới của Mỹ.

ong trump can quan tam den trung dong
Cảnh đổ nát tại Aleppo (Syria) sau các cuộc giao tranh. (Nguồn: Reuters)

Có thể nói, tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng, với các “thành trì” ở Iraq và Syria, hiện là một trong những mối đe dọa hàng đầu đối với lợi ích và an ninh của Mỹ trên toàn cầu. Rõ ràng, việc tiêu diệt tận gốc IS đòi hỏi Tổng thống tương lai Trump phải có một cách tiếp cận kỹ lưỡng, khôn khéo và toàn diện. Tuy nhiên, giải quyết rốt ráo mối đe dọa IS mới chỉ là bước đầu, Mỹ cần đối phó với các nhân tố khác đan can thiệp vào tình hình Syria. Đơn cử, Washington cần đánh giá lại quan hệ với đồng mình NATO là Thổ Nhĩ Kỳ, vốn là quốc gia có nhiều lợi ích xung đột với Mỹ tại Syria. Đáng chú ý, trong lúc tình hình chính trị Thổ Nhĩ Kỳ có nhiều xáo trộn, các nhà lãnh đạo nước này dường như ít quan tâm hơn đến quan hệ với các đối tác phương Tây hơn việc duy trì quyền lực ở trong nước cũng như lợi ích thiết thân ở Trung Đông.

Đối với Iran, Mỹ cần nghiêm túc đặt câu hỏi rằng, liệu việc hủy bỏ thỏa thuận hạt nhân với quốc gia Hồi giáo này – như nhiều chính khách Mỹ đang kêu gọi – có phải là một giải pháp làm giảm căng thẳng ở Trung Đông hay không? Trong bối cảnh thỏa thuận hạt nhân gặp một số khó khăn như hiện nay, mặc dù phía Iran cũng không đưa ra được giải pháp tối ưu, song nếu Washington hủy bỏ thỏa thuận đó, Tehran hoàn toàn có thể có các quyết định tác động đến toàn bộ khu vực.

Ngoài ra, Mỹ cũng cần quan tâm hơn tới quan hệ với Ai Cập - quốc gia đang có nhiều nỗ lực ngoại giao tích cực nhằm cải thiện tình hình an ninh ở Trung Đông. Hiện nay, Ai Cập đóng vai trò trung gian trong tiến trình hòa bình Israel – Palestine. Trong trường hợp việc hòa đàm này không thành, những ân oán truyền kiếp giữa hai quốc gia này chắc chắn sẽ bùng phát trở lại.

Cho đến nay, Tổng thống đắc cử Donald Trump luôn tuyên bố sẽ tập trung vào chính sách đối nội, trong khi sẽ dành ưu tiên số 1 cho nước Mỹ (“American first”) trong quan hệ quốc tế. Tuy nhiên, nhiều người kỳ vọng ông Trump sẽ có những chính sách phù hợp với khu vực Trung Đông trong tình hình mới. Dù sao, khu vực này cũng có ảnh hưởng quan trọng tới lợi ích, an ninh và uy tín của nước Mỹ trên thế giới.

* Ông Christopher Hill nguyên là Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách Đông Á, nguyên Đại sứ Mỹ tại Iraq, Hàn Quốc, Macedonia, Ba Lan. Hiện ông Hill là Hiệu trưởng Trường nghiên cứu quốc tế Korbel, Đại học Denver, Mỹ. Bài viết trên phản ánh quan điểm riêng của tác giả.

ong trump can quan tam den trung dong Mỹ cần một chính sách đối ngoại thực tế hơn

Nếu lựa chọn đúng đắn, Tổng thống đắc cử Donald Trump có thể thay đổi căn bản chính sách đối ngoại Mỹ theo hướng tốt ...

ong trump can quan tam den trung dong Chính sách của Trump vẫn còn là ẩn số

Đó là nhận định của chuyên gia Francis Fukuyama (Đại học Stanford - Mỹ) trong một bài viết đăng trên The Financial Times gần đây. ...

ong trump can quan tam den trung dong Thế giới mong chờ sự thay đổi

Năm 2016 chứng kiến rất nhiều “bất ngờ” trong đời sống chính trị quốc tế, từ Brexit, bầu cử ở Philippines, bầu cử ở Mỹ, ...

Quang Chinh (theo Project Syndicate)

Bài viết cùng chủ đề

Bầu cử Tổng thống Mỹ 2016

Đọc thêm

Bài tarot hôm nay 21/4/2024: Sắp tới có ai chèn ép hay cản trở công việc của bạn không?

Bài tarot hôm nay 21/4/2024: Sắp tới có ai chèn ép hay cản trở công việc của bạn không?

Hãy thử chọn một lá bài tarot dưới đây để khám phá xem trong thời gian tới có ai chèn ép hay cản trở công việc của bạn hay không ...
Cập nhật bảng giá xe hãng Peugeot mới nhất tháng 4/2024

Cập nhật bảng giá xe hãng Peugeot mới nhất tháng 4/2024

Bảng giá xe hãng Peugeot của các dòng Traveller 2021, 2008 2021, 3008 2021, 5008 2021, 408 2023 sẽ được cập nhật chi tiết trong bài viết dưới đây.
Bật mí cách để điện thoại iPhone không tắt màn hình đơn giản, dễ thực hiện

Bật mí cách để điện thoại iPhone không tắt màn hình đơn giản, dễ thực hiện

Tìm cách để điện thoại iPhone không tắt màn hình đang là vấn đề được khá nhiều người quan tâm. Bởi vì trong một vài trường hợp, người dùng cần ...
Việt Nam sẽ có cuộc thi sắc đẹp chấp nhận thí sinh đã qua 'dao kéo', có gia đình

Việt Nam sẽ có cuộc thi sắc đẹp chấp nhận thí sinh đã qua 'dao kéo', có gia đình

Hoa hậu Thẩm mỹ Việt Nam 2024 hướng đến việc tìm kiếm một cô gái sở hữu vẻ đẹp bản lĩnh, câu chuyện khác biệt lan tỏa đến cộng đồng.
Những trường hợp thu hồi Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô từ 1/6/2024

Những trường hợp thu hồi Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô từ 1/6/2024

6 trường hợp thu hồi Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô từ 1/6/2024.
Mỹ đồng ý rút quân khỏi Niger

Mỹ đồng ý rút quân khỏi Niger

Mỹ đồng ý rút quân khỏi Niger. Mỹ trên đà suy yếu vị thế quân sự?
Mỹ đồng ý rút quân khỏi Niger

Mỹ đồng ý rút quân khỏi Niger

Mỹ đồng ý rút quân khỏi Niger. Mỹ trên đà suy yếu vị thế quân sự?
Khủng hoảng y tế Hàn Quốc: Chính phủ đã nhượng bộ, vẫn không có đột phá trong bế tắc

Khủng hoảng y tế Hàn Quốc: Chính phủ đã nhượng bộ, vẫn không có đột phá trong bế tắc

Cuộc khủng hoảng ngành y tế Hàn Quốc vẫn chưa thể được giải quyết, dù chính phủ Hàn Quốc đã có nhượng bộ, vì lý do gì?
Bầu cử Mỹ 2024: Đảng Cộng hòa triển khai chương trình chống gian lận phiếu bầu

Bầu cử Mỹ 2024: Đảng Cộng hòa triển khai chương trình chống gian lận phiếu bầu

Bầu cử Mỹ 2024: Nỗ lực bảo vệ lá phiếu, Đảng Cộng hòa triển khai chương trình chống gian lận phiếu bầu
Chủ tịch Hạ viện Mỹ khẳng định Nga, Trung Quốc và Iran trở thành 'trục ma quỷ' mới, Bắc Kinh lập tức lên tiếng

Chủ tịch Hạ viện Mỹ khẳng định Nga, Trung Quốc và Iran trở thành 'trục ma quỷ' mới, Bắc Kinh lập tức lên tiếng

Chủ tịch Hạ viện Mỹ khẳng định Nga, Trung Quốc và Iran trở thành 'trục ma quỷ' mới, Bắc Kinh lập tức lên tiếng...
Bầu cử Nghị viện châu Âu tới gần, Thủ tướng Hungary bất ngờ lên tiếng, cảnh báo rõ điều này...

Bầu cử Nghị viện châu Âu tới gần, Thủ tướng Hungary bất ngờ lên tiếng, cảnh báo rõ điều này...

Thủ tướng Hungary kêu gọi thay mới lãnh đạo EU hiện nay vì nhiều lý do...
Coi vấn đề Triều Tiên và Trung Quốc là thách thức toàn cầu, G7 đồng lòng chặn việc né tránh các lệnh trừng phạt; Bình Nhưỡng lại thử vũ khí mới

Coi vấn đề Triều Tiên và Trung Quốc là thách thức toàn cầu, G7 đồng lòng chặn việc né tránh các lệnh trừng phạt; Bình Nhưỡng lại thử vũ khí mới

Coi vấn đề Triều Tiên và Trung Quốc là thách thức toàn cầu, G7 đồng lòng chặn việc né tránh các lệnh trừng phạt...
'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

Theo trang mạng quân sự Nga, Iran hiện đang sở hữu kho tên lửa lớn nhất và đa dạng nhất ở Trung Đông.
Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Sau khi Bulgaria và Romania gia nhập, Schengen mở rộng thành khu vực đi lại tự do của 29 thành viên.
Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Sau một thập kỷ triển khai đại sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI), Trung Quốc tiếp tục mở rộng ảnh hưởng toàn cầu bằng các sáng kiến mới.
Sự tàn khốc chưa hồi kết

Sự tàn khốc chưa hồi kết

Cuộc xung đột Nga-Ukraine bước vào năm thứ ba và đang ngày càng trở nên khốc liệt.
Phong tục thú vị trong ngày lễ Phục sinh trên thế giới

Phong tục thú vị trong ngày lễ Phục sinh trên thế giới

Là ngày lễ quan trọng nhất của Kitô giáo, lễ Phục sinh được tổ chức ở nhiều nước châu Âu với những phong tục độc đáo, thú vị.
Vì tương lai dòng Mekong-Lan Thương

Vì tương lai dòng Mekong-Lan Thương

Cơ chế hợp tác Mekong-Lan Thương (MLC) ra đời tháng 3/2016, quy tụ sáu quốc gia ven sông là Trung Quốc, Việt Nam, Campuchia, Lào, Myanmar và Thái Lan.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động