“Phái yếu” góp công lớn tại ASIAD 17

Tại các kỳ đại hội thể thao, dù được cho là “phái yếu”, nhưng kỳ diệu thay, các cô gái của chúng ta lại luôn tỏa sáng và góp công rất lớn vào bảng thành tích của đoàn thể thao nước nhà. ASIAD 17 không phải là ngoại lệ.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Dương Thúy Vi mang về HCV đầu tiên.

1. Những ngày thi đấu đầu tiên của ASIAD 17, khi những vận động viên mũi nhọn của đoàn thể thao Việt Nam lần lượt thất bại trong cố gắng giành “vàng” thì Dương Thúy Vi đã tỏa sáng rực rỡ với tấm HCV môn wushu sau hai phần thi kiếm thuật và thương thuật, đạt tổng điểm 19,41.

Thúy Vi đã mang về tấm HCV duy nhất cho đoàn Việt Nam tính đến thời điểm hiện tại. Không còn là quá sớm để khẳng định Thúy Vi sẽ là một trong những vận động viên xuất sắc nhất của Việt Nam tại kỳ ASIAD lần này.


2. Ở môn rowing, các nữ vận động viên gồm Lê Thị An, Phạm Thị Hài, Phạm Thị Huệ và Phạm Thị Thảo đã thi đấu vô cùng ấn tượng. Dù phải cạnh tranh với các đối thủ cực mạnh từ Hàn Quốc hay Trung Quốc, nhưng các cô gái của đội tuyển rowing Việt Nam đã xuất sắc mang về tấm HCB ở nội dung thuyền nhẹ bốn người và tấm HCĐ ở nội dung thuyền bốn mái chèo, giúp đội tuyển vượt chỉ tiêu huy chương ở ASIAD 17.


3. Quách Thị Lan đã có những bước chạy xuất thần ở nội dung 400m. Dù xuất phát chậm, nhưng ở 200m cuối, Lan đã vượt qua cả những đối thủ rất mạnh, bám sát vận động viên Machettira của Ấn Độ để về đích thứ nhì với thành tích 5206, qua đó giành HCB cho đoàn Việt Nam.

Năm 2012, cô gái Thanh Hóa này đã gây chấn động làng thể thao với thành tích xuất sắc tại giải trẻ Đông Nam Á và đặc biệt là giải Vô địch quốc gia khi đoạt hai HCV 400m (5725) và 400m rào (5336) – những thông số vượt HCV SEA Games và ngang nhóm huy chương châu lục. Sau kỳ SEA Games 27 thất bại một phần do những chuyến tập huấn “vô vị” mà bộ môn điền kinh định hướng, Lan đã trở lại và thành tích ở ASIAD chứng tỏ bản lĩnh và sự tiến bộ vượt bậc của cô. Vận động viên 18 tuổi đã rút ngắn thành tích của mình xuống 130 – đó là điều rất đáng khen với một VĐV trẻ sau nhiều trắc trở từ các chuyến tập huấn.


4. Ngày 23/9 đánh dấu cột mốc lịch sử của bơi lội Việt Nam khi kình ngư Nguyễn Thị Ánh Viên mang về tấm HCĐ ở nội dung 400m hỗn hợp cá nhân. Đây là tấm HCĐ đầu tiên của bơi lội Việt Nam tại ASIAD. Ngay sau đó, Ánh Viên tiếp tục thi đấu xuất sắc để giành thêm chiếc HCĐ ở nội dung 200m bơi ngửa, qua đó khép lại một kỳ Á vận hội khá thành công của cá nhân Ánh Viên cũng như đội tuyển bơi lội Việt Nam.


5. Tối 29/9, vận động viên điền kinh 22 tuổi người Hà Nội Bùi Thị Thu Thảo đã khiến người hâm mộ vô cùng nuối tiếc khi chỉ nhận HCB môn nhảy xa nữ tại ASIAD 2014. Dõi theo những bước nhảy của Thu Thảo tối 29/9, tưởng người hâm mộ cả nước đã có dịp vỡ òa sung sướng đón chào tấm HCV thứ hai của đoàn Việt Nam. Tuy nhiên, ở lượt nhảy thứ sáu (và cũng là cuối cùng), Natalia (Indonesia) đã bất ngờ đột phá, nhảy xa tới 6,55m. Với thành tích 6,44m, Thu Thảo phải chấp nhận “Vàng” rơi ngay trước mắt và bằng lòng với tấm HCB – thành tích tuyệt vời nhất trong sự nghiệp của mình.


6. Với chín vòng đua và lộ trình dài 126 km, đây chính là nội dung mà Ban huấn luyện đặt nhiều kỳ vọng. Trong khi các cua rơ khác thi đấu không thành công, trọng trách giành huy chương được đặt lên vai của Nguyễn Thị Thật và đồng đội Nguyễn Phan Ngọc Trang.

Xuyên suốt cuộc đua, cả hai cua rơ này đã phối hợp với nhau rất tốt. Trang liên tục chạy trước để gây sức ép lên các đối thủ, đồng thời hỗ trợ Thật dưỡng sức. Và không phụ lòng ban huấn luyện và người hâm mộ, Nguyễn Thị Thật – tay đua có cú nước rút tốt nhất làng xe đạp nữ Việt Nam hiện nay, đã thi đấu xuất sắc ở km cuối cùng trước khi cán đích thứ hai, mang về tấm HCB quý giá cho đoàn Việt Nam.


7. Phan Thị Hà Thanh là cái tên được kỳ vọng nhất của thể dục dụng cụ ở kỳ ASIAD lần này. Dù phải tranh tài với những VĐV hàng đầu đến từ CHDCND Triều Tiên hay Trung Quốc, Hà Thanh vẫn thi đấu ấn tượng để giành HCĐ ở nội dung nhảy chống và ngay sau đó là tấm HCB ở nội dung cầu thăng bằng. Phong độ xuất sắc của Thanh tại Incheon đã giúp thể dục dụng cụ Việt Nam có được những tấm huy chương đầu tiên trong lịch sử tham dự các kỳ Á vận hội.

8. Sau khi vượt qua tuyển nữ Thái Lan ở tứ kết, đội tuyển bóng đá nữ Việt Nam đã làm nên lịch sử khi lần đầu tiên lọt vào bán kết của bóng đá nữ ASIAD.

Trong bốn lần đối đầu gần nhất với đội tuyển nữ Nhật Bản, đội tuyển nữ Việt Nam toàn thua, để thủng lưới tới 19 bàn và không ghi được bàn nào. Trong khi đó, đội tuyển Nhật Bản vẫn đang khẳng định được vị thế số một với thành tích toàn thắng kể từ đầu giải và chưa để thủng lưới lần nào.

Vì vậy, dù thất bại trước đương kim vô địch thế giới và đương kim vô địch của giải là điều đã được dự báo trước, nhưng các cô gái của chúng ta vẫn xứng đáng được dành tặng những lời khen. Dù gì thì chúng ta cũng lọt vào bốn đội mạnh nhất châu Á.

XUÂN HỒNG



 

Đọc thêm

Á hậu Huỳnh Minh Kiên chuộng các thiết kế cắt xẻ tôn dáng và khoe đôi chân dài miên man

Á hậu Huỳnh Minh Kiên chuộng các thiết kế cắt xẻ tôn dáng và khoe đôi chân dài miên man

Á hậu Huỳnh Minh Kiên đầy sang trọng và quyến rũ với phong cách thời trang gợi cảm, khoe trọn những nét đẹp cơ thể.
Tài sản Nga bị phong tỏa vẫn trên 'bàn cân' của phương Tây, vì lo châu Âu sẽ mất nhiều hơn?

Tài sản Nga bị phong tỏa vẫn trên 'bàn cân' của phương Tây, vì lo châu Âu sẽ mất nhiều hơn?

G7 đang tìm cách sử dụng tài sản trị giá gần 300 tỷ USD của Nga bị đóng băng bởi các lệnh trừng phạt kể từ năm 2022 để hỗ ...
Mỹ tuyên bố cấp cho Ukraine tên lửa có thể tấn công sâu vào Nga, Washington đã quẳng nỗi lo bị kéo vào xung đột trực tiếp?

Mỹ tuyên bố cấp cho Ukraine tên lửa có thể tấn công sâu vào Nga, Washington đã quẳng nỗi lo bị kéo vào xung đột trực tiếp?

Mỹ xác nhận đã chuyển giao cho Kiev các Hệ thống tên lửa chiến thuật Lục quân (ATACMS) tầm xa để sử dụng trong lãnh thổ Ukraine.
Điểm tin thế giới sáng 25/4: Palestine thực hiện cải cách, Mỹ bảo vệ Đại sứ quán ở Haiti, gánh nặng nợ công châu Phi

Điểm tin thế giới sáng 25/4: Palestine thực hiện cải cách, Mỹ bảo vệ Đại sứ quán ở Haiti, gánh nặng nợ công châu Phi

Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 25/4.
Giá tiêu hôm nay 25/4/2024, lo ngại thiếu hụt nguồn cung, thị trường rục rịch tăng, đà đi lên có còn mạnh mẽ?

Giá tiêu hôm nay 25/4/2024, lo ngại thiếu hụt nguồn cung, thị trường rục rịch tăng, đà đi lên có còn mạnh mẽ?

Giá tiêu hôm nay 25/4/2024 tại thị trường trong nước tăng nhẹ ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 96.500 – 98.000 đồng/kg.
Giá vàng hôm nay 25/4/2024: Giá vàng SJC tăng cả triệu vì thông báo của NHNN, thế giới 'lình xình' chờ xúc tác mới

Giá vàng hôm nay 25/4/2024: Giá vàng SJC tăng cả triệu vì thông báo của NHNN, thế giới 'lình xình' chờ xúc tác mới

Giá vàng hôm nay 25/4/2024 ghi nhận thị trường thế giới chờ thông tin kinh tế Mỹ, SJC tăng vọt sau một thông báo từ Ngân hàng Nhà nước.
Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Dù cuộc bầu cử Hạ viện Ấn Độ phải đến 4/6 mới công bố kết quả, nhưng đương kim Thủ tướng Narendra Modi được dự báo nắm chắc chiến thắng...
Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Đằng sau cuộc tấn công của Iran, khả năng Israel trả đũa và ngày càng nhiều lời kêu gọi kiềm chế từ cộng đồng quốc tế...
Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Để đánh thức tiềm năng của ASEAN, Thủ tướng New Zealand sẽ tìm cách khai thác những ưu thế trong quan hệ với từng nước mà ông sẽ đến thăm.
Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Chuyến thăm Bắc Kinh của Ngoại trưởng Pháp Stephane Sejourne đã mở ra những cơ hội mới trong quan hệ giữa hai nước.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ I)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ I)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động