Pháp quyết tâm giải tỏa khu lán trại Calais

Trong một nỗ lực nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng người di cư tồi tệ nhất kể từ Chiến tranh Thế giới thứ hai, Chính phủ Pháp tiếp tục thực hiện chiến dịch giải tỏa toàn bộ khu lán trại trái phép lớn nhất châu Âu tại Calais.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
phap quyet tam giai toa khu lan trai calais Giải tỏa lán trại Calais: Khó khăn vẫn ngổn ngang
phap quyet tam giai toa khu lan trai calais Pháp giải tỏa khu lán trại tị nạn ở Calais

Đưa hơn 2.000 người tị nạn ra khỏi trại Calais

Ngày 24/10, Bộ trưởng Nội vụ Pháp Bernard Cazeneuve cho biết, 2.318 người di cư đã được đưa ra khỏi khu lán trại trái phép ở ngoại ô thành phố cảng Calais, miền Bắc nước Pháp, trong ngày đầu tiên của chiến dịch giải tỏa và sơ tán khu lán trại tạm bợ này.

Theo Bộ trưởng Cazeneuve, dưới sự giám sát chặt chẽ của cảnh sát, 1.918 người đã được di chuyển bằng xe buýt đến 80 trung tâm tiếp nhận người tị nạn ở 11 khu vực của Pháp, trong khi 400 trẻ vị thành niên cũng được đưa đến các trung tâm tiếp nhận tạm thời. "Mặc dù có một vài cuộc ẩu đả buộc cảnh sát phải can thiệp nhưng chiến dịch giải tỏa và sơ tán khu lán trại ở Calais nhìn chung diễn ra một cách trật tự và suôn sẻ" - ông Cazeneuve cho biết.

phap quyet tam giai toa khu lan trai calais
Khoảng 1.250 cảnh sát được huy động để đảm bảo an ninh trong suốt quá trình giải tỏa khu lán trại. (Nguồn: Getty)

Cùng ngày, Bộ trưởng Nội vụ Anh Amber Rudd cũng cho biết, London cam kết chi 36 triệu Bảng (44 triệu USD) hỗ trợ Pháp tiến hành chiến dịch giải tỏa và sơ tán khu lán trại ở Calais, đồng thời giúp tăng cường kiểm soát biên giới qua đường hầm Calais giữa Anh và Pháp. Mặc dù không công bố con số cụ thể, bà Rudd cam kết ủng hộ chiến dịch đưa những trẻ em có đủ điều kiện pháp lý từ Pháp sang Anh một cách an toàn và sớm nhất. Trước đó, khoảng 200 trẻ em đã được đưa đến Anh từ Calais, trong đó có 60 bé gái. Những trường hợp trẻ em không có người thân đi cùng nhưng chứng minh được có họ hàng tại Anh cũng sẽ được đưa đến Anh qua đường hầm Calais.

Theo kế hoạch, trong quá trình giải tỏa khu lán trại trái phép tại Calais, người di cư sẽ được chia thành 4 nhóm, phân chia theo gia đình, nam giới độc thân, trẻ em và những người dễ bị tổn thương. Họ sẽ được di chuyển trên 145 xe buýt tới 300 trung tâm tiếp nhận trên toàn nước Pháp. Khoảng 1.250 cảnh sát được huy động để đảm bảo an ninh trong suốt quá trình giải tỏa khu lán trại và áp giải người di cư đến các trung tâm tị nạn.

Vấn đề nan giải

Thực tế cho thấy, một số lượng lớn trong số 60 triệu người tị nạn và di cư đang tập trung tại “tâm bão” của khủng hoảng di cư toàn cầu là châu Âu. Chỉ tính riêng trong năm 2015, hơn một triệu người di cư trong đó phần lớn đến từ Syria, Libya, Iraq và một số nước khác ở khu vực Trung Đông, Bắc Phi, đã đổ về châu Âu, tạo ra cuộc khủng hoảng tồi tệ.

Thách thức của cuộc khủng hoảng người di cư tại châu Âu gia tăng đột biến đã tác động tới nhiều lĩnh vực, không chỉ về kinh tế - xã hội, mà còn làm lung lay các giá trị “nhân văn” vốn có đối với lục địa già và gây chia rẽ nội bộ các quốc gia trong mái nhà chung châu Âu.

Không những thế, đối với chính phủ nhiều nước châu Âu, vấn đề người di cư trái phép không chỉ là gánh nặng tài chính mà còn là mối đe dọa đối với an ninh quốc gia. Bởi biển Địa Trung Hải được coi là cửa ngõ để người di cư và các phần tử Hồi giáo cực đoan từ Bắc Phi, Trung Đông tìm cách len lỏi vào châu Âu. Minh chứng rõ nhất là loạt vụ xả súng và đánh bom đẫm máu xảy ra ngày 13/11/2015 ở thủ đô Paris của Pháp, làm 130 người thiệt mạng và 350 người bị thương, đã trở thành hồi chuông cảnh báo về sự đe dọa của chủ nghĩa khủng bố núp bóng làn sóng người di cư...

Bên cạnh đó, việc các nước áp dụng những biện pháp kiểm soát biên giới để ứng phó với cuộc khủng hoảng di cư đang đe dọa trực tiếp tới quyền tự do đi lại trong EU, gây nên những hoài nghi về khả năng tồn tại của khu vực tự do đi lại Schengen.

Trong khi nhiều quốc gia châu Âu còn chưa tìm được lời giải cho “bài toán” nhập cư, hàng trăm nghìn người di cư vẫn tiếp tục hành trình bất chấp những hiểm nguy trên biển hay băng qua các vùng chiến sự ác liệt, để đến với “miền đất hứa” châu Âu trong năm 2016. Họ chấp nhận đánh cược mạng sống vào tay những kẻ buôn người với mức giá từ 7.000-8.000 Euro cho hành trình vượt Địa Trung Hải sang châu Âu. Nhưng không phải ai trong số họ cũng may mắn thực hiện được hành trình “giấc mơ đến châu Âu”.

Theo thống kê trong The Migrants Files (Hồ sơ tị nạn) của Nhóm các nhà báo từ hơn 10 nước châu Âu, đã có 1.473 người bị thiệt mạng trên hành trình di cư tới châu Âu trong năm 2015. Còn tính riêng từ đầu năm 2016 tới nay, số người di cư thiệt mạng hoặc mất tích trên biển Địa Trung Hải là 3.211 người.

Một thực tế rõ ràng là nhiều người đã thiệt mạng hoặc bị bóc lột tàn bạo trên đường đi tìm “miền đất hứa”. Những người may mắn sống sót, dù có tìm được “bến đỗ tạm thời” thì cũng luôn phải sống trong tâm trạng sợ hãi, thiếu thốn các dịch vụ cơ bản và phải đối mặt với nhiều nguy cơ như tấn công bạo lực, kỳ thị.

Trong số những nước ở châu Âu, Italy và Hy Lạp tiếp tục là hai "điểm đến" chính của người di cư khi vượt biển Địa Trung Hải.

Kể từ đầu năm 2016, Bộ Nội vụ Italy cho biết, đã có khoảng 124.500 người di cư đến Italy. Đó là chưa kể trong khoảng 3 năm qua, Italy đã cứu hơn 400.000 người tị nạn cố vượt Địa Trung Hải. Trong bối cảnh các quốc gia láng giềng ở châu Âu thắt chặt an ninh biên giới nhằm ngăn chặn người nhập cư, Italy phải đối mặt với làn sóng người di cư ngày càng gia tăng từ các nước xảy ra xung đột ở Trung Đông và châu Phi. Đặc phái viên của LHQ tại Libya mới đây ước tính có khoảng 235.000 người di cư đang sẵn sàng từ Libya vượt biển Địa Trung Hải để tới Italy.

Còn tại Hy Lạp, hiện cũng có khoảng 60.000 người tị nạn và di cư, trong đó riêng tại đảo Lesbos có hơn 5.600 người, vượt hơn 2.000 người so với sức chứa của các trại tị nạn trên đảo này. Hầu hết những người này đang chờ cơ hội đến Đức và các quốc gia giàu có khác ở châu Âu.

phap quyet tam giai toa khu lan trai calais
Khu lán trại tại thành phố cảng Calais đã trở thành "điểm nóng" của người tị nạn kể từ năm ngoái. (Nguồn: Getty)

Ngoài ra, khu lán trại tại thành phố cảng Calais cũng đã trở thành "điểm nóng" của người tị nạn kể từ năm ngoái khi hàng chục nghìn người nhập cư trái phép đổ tới đây để chờ cơ hội trốn sang Anh. Ước tính, số người tị nạn trái phép sống tại Calais lên tới 6.000 - 8.000 người. Nhà chức trách Pháp đã tiến hành nhiều chiến dịch giải tỏa khu lán trại ở Calais nhưng vấp phải sự chống đối mạnh mẽ của người nhập cư tại đây.

Chính vì vậy, việc tiếp tục thực hiện chiến dịch giải tỏa và sơ tán khu lán trại trái phép tại Calais, đã cho thấy quyết tâm của Chính phủ Pháp trong việc giải quyết cuộc khủng hoảng người tị nạn vốn đang gây nhức nhối.

phap quyet tam giai toa khu lan trai calais Pháp sẽ giải tỏa khu lán trại ở Calais trong vài ngày tới

Ngày 18/10, một tòa án ở Pháp đã cho phép nhà chức trách nước này tiến hành giải tỏa nhanh các khu lán trại tạm bợ ...

phap quyet tam giai toa khu lan trai calais Tổng thống Pháp quyết tâm giải tỏa toàn bộ khu lán trại tại Calais

Số lượng người nhập cư hiện có mặt tại các khu lán trại ở Calais là khoảng 7.000 đến 10.000 người, chủ yếu đến từ ...

phap quyet tam giai toa khu lan trai calais "Vạn lý trường thành Calais"

Chính quyền Anh xác nhận triển khai dự án xây dựng một bức tường rào giáp thành phố cảng Calais của Pháp nhằm ngăn dòng ...

Thanh Lâm (theo Reuters, AFP,CNN)

Bài viết cùng chủ đề

Chống khủng bố

Đọc thêm

VCK U23 châu Á 2024: Xem trực tiếp các trận đấu của U23 Việt Nam trên những kênh nào?

VCK U23 châu Á 2024: Xem trực tiếp các trận đấu của U23 Việt Nam trên những kênh nào?

Đội tuyển U23 Việt Nam sẽ lần lượt gặp U23 Kuwait, U23 Malaysia và U23 Uzbekistan tại bảng D vòng chung kết U23 châu Á 2024, tổ chức ở Qatar.
Cuối cùng, Hạ viện Mỹ cũng chốt ngày bỏ phiếu về dự luật viện trợ Ukraine và Israel

Cuối cùng, Hạ viện Mỹ cũng chốt ngày bỏ phiếu về dự luật viện trợ Ukraine và Israel

Hạ viện Mỹ sẽ bỏ phiếu về dự luật viện trợ Ukraine và Israel trong tuần này, sau nhiều tháng trì hoãn.
Chelsea: Cole Palmer lập hàng loạt kỷ lục ghi bàn tại giải Ngoại hạng Anh

Chelsea: Cole Palmer lập hàng loạt kỷ lục ghi bàn tại giải Ngoại hạng Anh

Cole Palmer không chỉ giúp Chelsea chiến thắng, tiếp tục hy vọng giành suất dự đấu trường châu Âu mà còn phá hàng loạt kỷ lục ở Ngoại hạng Anh.
Sách Xanh ngoại giao Nhật Bản 2024: 'Nhẹ giọng' với Trung Quốc, vẫn bị Hàn Quốc ra tuyên bố phản đối

Sách Xanh ngoại giao Nhật Bản 2024: 'Nhẹ giọng' với Trung Quốc, vẫn bị Hàn Quốc ra tuyên bố phản đối

Ngày 16/4, Nhật Bản công bố Sách Xanh ngoại giao năm 2024, một tài liệu thường niên thể hiện quan điểm về tình hình khu vực, thế giới.
Việt Nam hết sức coi trọng mối quan hệ đoàn kết, hữu nghị truyền thống đặc biệt với Cuba

Việt Nam hết sức coi trọng mối quan hệ đoàn kết, hữu nghị truyền thống đặc biệt với Cuba

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang khẳng định, Việt Nam sẽ luôn sát cánh, đồng hành cùng đất nước Cuba trong bối cảnh nhiều khó khăn, thách thức hiện nay.
Các mốc tuyển sinh đại học 2024 cần lưu ý

Các mốc tuyển sinh đại học 2024 cần lưu ý

Bộ GD&ĐT vừa ban hành kế hoạch tuyển sinh đại học và cao đẳng ngành giáo dục mầm non, công bố chi tiết các mốc thời gian xét tuyển năm ...
Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tại Mỹ, với nhiều mục đích, mục tiêu, cả trong quan hệ song phương và đa phương...
Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Bình Nhưỡng đang tìm 'lối ra' cho bế tắc trên bán đảo Triều Tiên thông qua hợp tác chặt chẽ hơn với Nga.
Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Sự việc ngày 1/4 dường như là lần đầu tiên một cơ quan đại diện ngoại giao lớn là mục tiêu tấn công.
Chặng đường mới của Tổng thống Ai Cập

Chặng đường mới của Tổng thống Ai Cập

Đương kim Tổng thống Abdel Fattah El-Sissi đã chính thức tuyên thệ nhậm chức vào ngày 2/4, trở thành người đứng đầu Ai Cập ba nhiệm kỳ liên tiếp.
Mồi lửa mới đốt 'chảo lửa' Trung Đông

Mồi lửa mới đốt 'chảo lửa' Trung Đông

Vụ tấn công bất ngờ vào tòa nhà lãnh sự Iran tại Syria sẽ khiến bầu không khí căng thẳng tại khu vực Trung Đông thêm 'nóng rẫy'.
Tương lai nào cho Dải Gaza?

Tương lai nào cho Dải Gaza?

Gần sáu tháng kể từ khi xung đột Israel-Hamas bùng phát, tương lai cho lệnh ngừng bắn lâu dài để tiến tới hòa bình tại Dải Gaza vẫn rất mong manh.
'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

Theo trang mạng quân sự Nga, Iran hiện đang sở hữu kho tên lửa lớn nhất và đa dạng nhất ở Trung Đông.
Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Sau khi Bulgaria và Romania gia nhập, Schengen mở rộng thành khu vực đi lại tự do của 29 thành viên.
Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Sau một thập kỷ triển khai đại sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI), Trung Quốc tiếp tục mở rộng ảnh hưởng toàn cầu bằng các sáng kiến mới.
Sự tàn khốc chưa hồi kết

Sự tàn khốc chưa hồi kết

Cuộc xung đột Nga-Ukraine bước vào năm thứ ba và đang ngày càng trở nên khốc liệt.
Phong tục thú vị trong ngày lễ Phục sinh trên thế giới

Phong tục thú vị trong ngày lễ Phục sinh trên thế giới

Là ngày lễ quan trọng nhất của Kitô giáo, lễ Phục sinh được tổ chức ở nhiều nước châu Âu với những phong tục độc đáo, thú vị.
Vì tương lai dòng Mekong-Lan Thương

Vì tương lai dòng Mekong-Lan Thương

Cơ chế hợp tác Mekong-Lan Thương (MLC) ra đời tháng 3/2016, quy tụ sáu quốc gia ven sông là Trung Quốc, Việt Nam, Campuchia, Lào, Myanmar và Thái Lan.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động