Pháp sẽ đi về đâu sau cuộc bầu cử Tổng thống?

Vòng 1 cuộc bầu cử tổng thống Pháp đã kết thúc với kết quả phản ánh rõ nét sự bất mãn của các cử tri với tình hình hiện tại, khi cả hai chính đảng lớn đều thất bại nặng nề. 
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
phap se di ve dau sau cuoc bau cu tong thong Bầu cử Pháp: Ông Macron và bà Le Pen cùng tiến vào vòng 2
phap se di ve dau sau cuoc bau cu tong thong Bầu cử Tổng thống Pháp: Cử tri đi bỏ phiếu vòng một

Hai kịch bản cho nước Pháp

Dư luận Pháp đang có rất nhiều ý kiến về khả năng giành chiến thắng của 2 ứng cử viên còn lại trong cuộc đối đầu trực tiếp ở vòng 2, cũng như tương lai của nước Pháp sau sự kiện lịch sử này. Nếu không có gì thay đổi, ứng cử viên chủ trương ôn hòa Emmanuel Macron và ứng cử viên dân túy cực hữu Le Pen sẽ bước vào cuộc bỏ phiếu vòng 2 vào ngày 7/5 tới. Bối cảnh chính trị nước Pháp đã thay đổi và tương lai mối quan hệ của Pháp với Liên minh châu Âu (EU) cũng đang đứng trước câu hỏi lớn.

phap se di ve dau sau cuoc bau cu tong thong
5 ứng cử viên tiềm năng nhất của Tổng thống Pháp 2017 tham gia tranh luận trên truyền hình ngày 20/3. (Nguồn: AFP)

Cuộc đối đầu giữa ông Macron và bà Le Pen là cuộc đối đầu giữa hai phiên bản hoàn toàn đối lập của nước Pháp trong tương lai. Một bên là ý tưởng lạc quan của ông Macron về một nước Pháp bao dung, một châu Âu thống nhất cùng biên giới mở; một bên là cương lĩnh “u ám” hơn của bà Le Pen, với những mục tiêu hướng nội, đề cao “nước Pháp trên hết”, kêu gọi đóng cửa biên giới, siết chặt an ninh, hạn chế nhập cư và hạn chế dần việc sử dụng đồng tiền chung châu Âu Euro để quay trở lại dùng đồng franc Pháp. Có thể nói, việc bà Le Pen ủng hộ việc đưa nước Pháp rời khỏi EU trong khi ông Macron muốn liên minh này hợp tác sâu rộng hơn nữa sẽ khiến cuộc đối đầu ở vòng 2 gián tiếp trở thành một cuộc trưng cầu ý dân về mong muốn của cử tri Pháp đối với tư cách thành viên EU. 

Việc không có bất kỳ ứng cử viên nào thuộc đảng Xã hội cánh tả hay cánh hữu Cộng hòa, những chính đảng chủ lưu chiếm ưu thế tại Pháp từ thời hậu chiến đã đánh dấu một sự thay đổi mang tính bước ngoặt trên chính trường nước này. Cựu Bộ trưởng Kinh tế Macron, 39 tuổi, tiến vào cuộc bầu cử vòng 2 nhờ một chiến dịch vận động tranh cử dựa vào sự ủng hộ của các cử tri bình dân mà không có bất kỳ sự ủng hộ của bất kỳ chính đảng lớn nào. 

Ngăn chặn tư tưởng cực đoan

Ở độ tuổi 39, với 4 năm kinh nghiệm chính trị, ông Macron đại diện cho một sự thay đổi về thế hệ và những chia rẽ giữa phe cánh tả-cánh hữu vốn tồn tại trên chính trường Pháp trong suốt hơn một nửa thế kỷ qua. 

Ông Macron là ứng cử viên duy nhất trong số 4 người về nhất cuộc chạy đua ngày 23/4 ủng hộ sự hội nhập châu Âu sâu rộng hơn nữa. Bà Le Pen và ứng cử viên phe cánh tả cứng rắn Jean-Luc Melenchon kịch liệt chỉ trích sự hội nhập này, công khai nhắc tới kế hoạch đưa Pháp rời EU. Trong khi đó, ứng cử viên bảo thủ Francois Fillon chủ yếu tập trung vào mục tiêu gia tăng ảnh hưởng của Pháp tại châu Âu. 

Tuy nhiên, nếu trở thành Tổng thống Pháp, ông Macron sẽ đối mặt với những thách thức vô cùng to lớn. Gần một nửa cử tri Pháp bỏ phiếu ủng hộ cho các ứng cử viên thuộc phe cực hữu hoặc cực tả. Những người này khó có thể chấp nhận các tư tưởng dân chủ tự do của ông Macron, và điều này vô hình trung khiến nước Pháp trở nên vô cùng chia rẽ. 

Nhiều chính trị gia Pháp đã nhanh chóng kêu gọi các cử tri dồn phiếu ủng hộ ông Macron để ngăn bà Le Pen giành chiến thắng trong vòng 2 cuộc bầu cử, đồng thời nhấn mạnh các chính sách dân tộc chủ nghĩa, phản đối EU và nhập cư của nhà lãnh đạo cực hữu này sẽ là một thảm họa cho nước Pháp. 

AP dẫn lời ứng cử viên bảo thủ Francois Fillon, người về thứ 3 với gần 20% số phiếu, nói: “Chủ nghĩa cực đoan sẽ chỉ mang lại bất hạnh và chia rẽ cho nước Pháp. Bởi vậy chúng ta không có lựa chọn nào khác là bỏ phiếu chống lại phe cánh hữu cực đoan”. Mặc dù vậy, tờ The Local của Pháp cho rằng dù ông Fillon đã tuyên bố ủng hộ ông Macron song chưa chắc ông Macron đã thuyết phục được các cử tri từng bỏ phiếu cho ông Fillon. Hơn thế nữa, một lượng lớn những người ủng hộ ông Mechelon có thể sẽ thấy những tuyên bố của bà Le Pen thuyết phục hơn và muốn bỏ phiếu cho bà.

phap se di ve dau sau cuoc bau cu tong thong
Ứng cử viên độc lập Emmanuel Macron. (Nguồn: AFP)

Lựa chọn an toàn

Thực tế các cuộc thăm dò dư luận vẫn nghiêng về khả năng ông Macron giành chiến thắng, với tỷ lệ 60-40 so với đối thủ của mình. Dự đoán này có thể là tin tốt, song ông Macron có thể sẽ tìm mọi cách để ngăn chặn cử tri bỏ phiếu cho bà Le Pen bởi một chiến thắng áp đảo sẽ tạo ảnh hưởng và động lực cho ông trong các cuộc đàm phán giữa phong trào En Marche! (Tiến bước!) của ông với các chính đảng khác. 

Mai’a Cross, một chuyên gia về chính trị châu Âu đang làm việc tại Đại học Northeastern ở Boston, nói rằng tỷ lệ ủng hộ giành cho bà Le Pen trong vòng 2 cuộc bầu cử sẽ giảm mạnh và ông Macron sẽ giành chiến thắng áp đảo. Trang mạng latimes.com dẫn lời bà nói: “Nhiều người có thể nói rằng họ thích bà Le Pen, song tới phút cuối tôi tin là họ sẽ không muốn nhìn thấy một nước Pháp dưới sự lãnh đạo của một người có tư tưởng cực đoan, bởi vậy, họ sẽ bỏ phiếu cho một ứng cử viên an toàn hơn. Cử tri Pháp không phải là cử tri Mỹ. Họ không ủng hộ ông Trump và họ cũng đã nhìn thấy những bài học từ ông ấy. Bởi vậy, họ khó có khả năng bỏ phiếu như người Mỹ để bầu cho một người cực đoan như bà Le Pen”. 

Mặc dù Hiến pháp quy định quyền lực tập trung trong tay tổng thống, song nếu chiến thắng ở vòng 2, cả ông Macron và bà Le Pen đều sẽ cần sự ủng hộ của các nhà lập pháp tại Quốc hội để thúc đẩy các dự luật và hiện thực hóa các mục tiêu của mình. Cuộc bầu cử Quốc hội Pháp vào tháng 6 tới giờ được xem là sự kiện vô cùng quan trọng, bởi nó sẽ trả lời xem liệu bà Le Pen hay ông Macron với tư tưởng ôn hòa có đủ sức lôi kéo được số nghị sỹ cần thiết để thúc đẩy các mục tiêu của mình hay không. Latimes.com dẫn lời ông Dominique Reynie, người sáng lập viện nghiên cứu chiến lược Fondapol, nhận định: “Câu hỏi đặt ra là liệu lực lượng trung dung có thể lãnh đạo đất nước hay không. Thể chế chính trị của Pháp được xây dựng trên nền tảng những mâu thuẫn giữa các đảng phái, giữa phe cánh tả và cánh hữu. Thể thức bầu cử gồm 2 vòng là để đảm bảo nền tảng ấy". 

Trong khi đó, Giám đốc nghiên cứu Marc-Olivier Padis của Viện nghiên cứu chiến lược Terra Nova (Paris) cho rằng dù bà Le Pen hay ông Macron giành chiến thắng, họ cũng sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc cầm quyền bởi “họ không có phe đa số ở Quốc hội, và ở Pháp thế đa số là nhân tố quan trọng đảm bảo quyền lực cho chính quyền”. 

phap se di ve dau sau cuoc bau cu tong thong Bầu cử Pháp: Các ứng cử viên bám đuổi sát nút

Chín ngày trước khi diễn ra vòng bỏ phiếu đầu tiên bầu cử Tổng thống Pháp, cuộc chạy đua vào Điện Élysée đang trở nên ...

phap se di ve dau sau cuoc bau cu tong thong Bầu cử Pháp: Sự đối đầu giữa chủ nghĩa dân tộc và toàn cầu hoá

Sự cạnh tranh giữa hai ứng cử viên Tổng thống Pháp Marine Le Pen và Emmanuel Macron cho thấy những quan điểm khác nhau về ...

(theo TTXVN)

Đọc thêm

Khơi thông 'điểm nghẽn', tìm cách thúc đẩy phát triển bền vững khu công nghiệp Việt Nam

Khơi thông 'điểm nghẽn', tìm cách thúc đẩy phát triển bền vững khu công nghiệp Việt Nam

Việc phát triển các khu công nghiệp thời gian qua đã bộc lộ một số 'điểm nghẽn', hạn chế, đòi hỏi cần phải có chính sách và hành động để ...
Vì sao những kẻ khủng bố nhà hát Crocus được tìm ra nhanh chóng?

Vì sao những kẻ khủng bố nhà hát Crocus được tìm ra nhanh chóng?

Những kẻ khủng bố nhà hát Crocus đã nhanh chóng bị cảnh sát Nga bắt giữ bởi những hình ảnh ghi lại từ camera giám sát.
Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn thăm chính thức Trung Quốc

Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn thăm chính thức Trung Quốc

Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn sẽ thăm chính thức Trung Quốc từ ngày 3-4/4/2024 theo lời mời của Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị.
Điện mừng Tổng thống Cộng hòa Indonesia

Điện mừng Tổng thống Cộng hòa Indonesia

Nhân dịp ông Prabowo Subianto được bầu làm Tổng thống Indonesia, Quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân và Thủ tướng Phạm Minh Chính gửi điện chúc mừng.
Bình luận của Việt Nam về một số vấn đề tại Biển Đông gần đây

Bình luận của Việt Nam về một số vấn đề tại Biển Đông gần đây

Chiều 28/3, Phó phát ngôn Bộ Ngoại giao Nguyễn Đức Thắng đã bình luận về một số vấn đề tại Biển Đông gần đây.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow: Nga xác nhận đã được Mỹ cảnh báo, Đức nói chẳng biết thông tin nào trước

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow: Nga xác nhận đã được Mỹ cảnh báo, Đức nói chẳng biết thông tin nào trước

Đức cho rằng, Mỹ có thể có manh mối về vụ tấn công khủng bố cướp đi sinh mạng của hơn 140 ở ngoại ô thủ đô Moscow của Nga ...
Ngoại trưởng Mỹ thăm Hàn Quốc: Thông điệp nồng ấm

Ngoại trưởng Mỹ thăm Hàn Quốc: Thông điệp nồng ấm

Sự hiện diện của Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken tại Seoul lần này cũng cho thấy quan hệ đồng minh tiếp tục gắn kết chặt chẽ giữa Mỹ và Hàn Quốc.
Phía sau kỳ vọng của Thái Lan ở EU

Phía sau kỳ vọng của Thái Lan ở EU

Thông điệp mà Thủ tướng Thái Lan Srettha Thavisin muốn chuyển tới châu Âu, đặc biệt là Pháp và Đức là 'Thái Lan đã mở cửa kinh doanh trở lại'.
Tăng gắn kết, tìm đồng thuận

Tăng gắn kết, tìm đồng thuận

Chuyến thăm Mỹ của Tổng thống Ba Lan Andrzej Duda cùng Thủ tướng Donald Tusk có thể coi là nỗ lực nâng tầm gắn kết mối quan hệ đồng minh với Mỹ.
Bầu cử Tổng thống Mỹ: Định hình cuộc đua ‘song mã’

Bầu cử Tổng thống Mỹ: Định hình cuộc đua ‘song mã’

Sau ngày Siêu thứ Ba, việc lựa chọn ứng viên Tổng thống của đảng Dân chủ và Cộng hòa gần như đã an bài.
Tổng thống Pháp thăm CH Czech: Nỗ lực tìm kiếm đồng minh

Tổng thống Pháp thăm CH Czech: Nỗ lực tìm kiếm đồng minh

Tổng thống Pháp đến CH Czech không chỉ đáp lễ mà còn là nỗ lực thể hiện vai trò dẫn dắt của nước Pháp và tìm kiếm sự ủng hộ của đồng minh.
Điều gì ẩn sau tuyên bố gửi quân đến Ukraine của ông Macron?

Điều gì ẩn sau tuyên bố gửi quân đến Ukraine của ông Macron?

Thượng đỉnh các nhà lãnh đạo châu Âu về Ukraine mới đây tại Paris với những lời kêu gọi tiếp tục hỗ trợ Ukraine nhưng đã không đưa ra được biện pháp cụ thể nào.
Vụ tấn công đẫm máu ở Nga: Lý do Moscow 'lọt' tầm ngắm của IS

Vụ tấn công đẫm máu ở Nga: Lý do Moscow 'lọt' tầm ngắm của IS

Vụ tấn công đẫm máu ở Nga ngày 22/3 do tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng thực hiện cho thấy sự thay đổi mục tiêu của tổ chức khủng bố này.
Diễn đàn châu Á Bác Ngao: Tiếng nói của kinh tế châu Á

Diễn đàn châu Á Bác Ngao: Tiếng nói của kinh tế châu Á

Diễn đàn châu Á Bác Ngao được đánh giá là kênh hiệu quả để trao đổi ý kiến về các vấn đề kinh tế đáng quan tâm nhất trong suốt hai thập kỷ qua.
Chạy đua vũ khí hạt nhân, Mỹ đánh cược vào tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Sentinel?

Chạy đua vũ khí hạt nhân, Mỹ đánh cược vào tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Sentinel?

Những rắc rối trong chương trình tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Sentinel đang khiến cho Mỹ khó tiếp cận mục tiêu răn đe hạt nhân của mình.
Bất ổn ở Haiti: Nguồn cơn và nguy cơ

Bất ổn ở Haiti: Nguồn cơn và nguy cơ

Bất ổn chính trị, tranh giành quyền lực giữa các băng đảng cùng các vụ đảo chính và nghèo đói là những gì mà người dân Haiti tiếp tục phải đối mặt...
70 năm ngày mở màn Chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử

70 năm ngày mở màn Chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử

Baoquocte.vn. Ngày 13/3/1954 là ngày mở màn Chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử - nguồn cổ vũ lớn lao cho toàn thể nhân dân ta trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc.
Tháng Ramadan linh thiêng

Tháng Ramadan linh thiêng

Tháng Ramadan là tháng thứ Chín trong lịch Hồi giáo, được xem là tháng linh thiêng nhất trong năm đối với người Hồi giáo trên toàn thế giới.
Điều gì đang xảy ra với quan hệ Mỹ-Israel?

Điều gì đang xảy ra với quan hệ Mỹ-Israel?

Việc Mỹ bỏ phiếu trắng với nghị quyết kêu gọi ngừng bắn ở Gaza của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc liệu có thể làm chuyển hướng quan hệ với Israel?
Nhật Bản cho phép xuất khẩu máy bay chiến đấu tối tân: 3 điều cần biết

Nhật Bản cho phép xuất khẩu máy bay chiến đấu tối tân: 3 điều cần biết

Kế hoạch theo Chương trình Không quân Chiến đấu Toàn cầu (GCAP) của Nhật Bản, Anh và Italy báo hiệu sự thay đổi then chốt trong chiến lược an ninh khu vực.
Ngoại trưởng Ấn Độ thăm Đông Nam Á: Dấu ấn Hành động hướng Đông, khẳng định giá trị chung với ASEAN

Ngoại trưởng Ấn Độ thăm Đông Nam Á: Dấu ấn Hành động hướng Đông, khẳng định giá trị chung với ASEAN

Ngoại trưởng Ấn Độ tìm cách tối đa hóa hoạt động ngoại giao để đưa mối quan hệ của Ấn Độ với các đối tác Đông Nam Á lên một tầm cao mới.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow: 'Điểm mù' của Cơ quan an ninh Nga hay thuyết âm mưu đánh lạc hướng?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow: 'Điểm mù' của Cơ quan an ninh Nga hay thuyết âm mưu đánh lạc hướng?

Khi chính lực lượng IS đã nhận là chủ mưu cuộc khủng bố, Nga vẫn chưa thể vội vàng tin bởi nếu vội tin rất có thể Moscow đã dính bẫy.
Chuyên gia EU: Châu Âu thức tỉnh sau 'giấc ngủ Đông', cục diện xung đột Nga-Ukraine sắp có bước chuyển?

Chuyên gia EU: Châu Âu thức tỉnh sau 'giấc ngủ Đông', cục diện xung đột Nga-Ukraine sắp có bước chuyển?

EU đồng lòng hỗ trợ Ukraine 'bằng mọi giá' vì hòa bình trong bối cảnh Nga đang dành nhiều lợi thế trong cuộc xung đột.
Mỹ sắp tổ chức thượng đỉnh ba bên, sẽ có thêm một thế 'kiềng ba chân' trong quan hệ quốc tế?

Mỹ sắp tổ chức thượng đỉnh ba bên, sẽ có thêm một thế 'kiềng ba chân' trong quan hệ quốc tế?

Hội nghị thượng đỉnh ba bên giữa Nhật Bản, Mỹ và Philippines sẽ lần đầu tiên được tổ chức tại Mỹ vào giữa tháng 4 này.
Phiên bản di động