Phát hiện hố đen lớn thứ hai trong dải Ngân Hà

Các nhà thiên văn học Nhật Bản đã phát hiện ra hố đen lớn thứ hai trong thiên hà (dải Ngân Hà) nhờ kính thiên văn Nobeyama dài 45m thuộc quản lý của Đài thiên văn quốc gia Nhật Bản,
Theo dõi Baoquocte.vn trên
phat hien ho den lon thu hai trong dai ngan ha
Thiên hà hình xoắn ốc NGC 4845 cách Trái Đất hơn 65 triệu năm ánh sáng, có chứa một hố đen siêu lớn ở trung tâm (Nguồn: NASA)

Hiện nay hố đen  Sagittarius A * (Sgr. A *) ở trung tâm dải Ngân Hà có khối lượng khoảng 400 triệu lần khối lượng của Mặt Trời đang được coi là hố đen lớn nhất trong dải Ngân Hà.

Các nhà nghiên cứu nói phát hiện này có thể giúp trả lời câu hỏi về cách thức các siêu lỗ đen lớn phát triển ở trung tâm của hầu hết các thiên hà lớn.

Nhà nghiên cứu Tomoharu Oka thuộc trường Đại học Keio tại Nhật Bản và nhóm của ông cho biết kính thiên văn phát hiện cách hố đen Sgr. A* khoảng 200 năm ánh sáng một lỗ đen tầm trung có khối lượng khó xác định.

Trong bài báo trên tạp chí Vật lý học thiên thể (Astrophysical Journal), nhóm này cho biết họ quan sát thấy một đám mây khí xoắn được đặt tên là CO-0,40-0,22 trong đó vật chất đang bị hút theo nhiều hướng khác nhau và ở tốc độ khác nhau. Nghiên cứu mô hình quan sát của họ trên máy tính, nhóm kết luận rằng ở giữa đám mây đó có một hố đen lớn. Lớn gấp100.000 lần kích cỡ của Mặt Trời, hố đen này lớn thứ hai trong dải Ngân Hà của chúng ta, chỉ xếp sau hố đen Sgr. A*.

Các nhà thiên văn học cho biết, có hai loại hố đen trong vũ trụ. Có những “hố đen sao” được hình thành khi một ngôi sao lớn phát nổ, nhiên liệu hạt nhân của nó tỏa ra ngoài, còn được gọi là siêu tân tinh. Loại hố đen thứ hai được gọi là hố đen siêu lớn. Những hố đen thường được phát hiện tại các trung tâm của các thiên hà, bao gồm cả thiên hà của chúng ta - dải Ngân Hà.

Theo lý thuyết, các hố đen khi mới xuất hiện tương đối nhỏ, sau đó chúng lớn dần lên do hút vật chất ở xung quanh vào, và do sáp nhập với các hố đen khác. Nhưng các nhà thiên văn học mới chỉ quan sát thấy các hố đen sao nhỏ và các hố đen siêu lớn, chưa thấy hố đen nào tầm trung. Vì vậy, họ đang tìm kiếm hố đen kích cỡ trung bình.

Một số lý thuyết về sự tiến hóa ước tính dải Ngân Hà có thể chứa 100 triệu hố đen, mặc dù các cuộc nghiên cứu bằng tia X mới chỉ tìm được một phần nhỏ trong số này. Nếu đúng là các hố đen phát triển và tiến hóa bằng cách kết hợp với các hố đen khác, khoảng cách 200 năm ánh sáng từ hố đen Sgr. A* có nghĩa đó chỉ là vấn đề thời gian trước khi nó trở thành siêu lớn bằng cách sáp nhập với các hố đen ở vùng không gian lân cận.

Hố đen (hay lỗ đen) là một vùng trong không gian vũ trụ mà sức hút của nó ngăn cản mọi thứ, kể cả ánh sáng cũng không thể thoát ra. Thuyết tương đối rộng cho rằng một lượng vật chất với khối lượng đủ lớn nằm trong phạm vi đủ nhỏ sẽ làm biến dạng không-thời gian để trở thành hố đen. Theo lý thuyết, hố đen có thể hình thành từ sự suy sụp của những ngôi sao có khối lượng rất lớn trong giai đoạn cuối của chúng. Sau khi hình thành, hố đen tiếp tục hút vật chất từ không gian xung quanh, và khối lượng của nó tăng dần lên theo thời gian.

 

 

 

Trung Hiếu (tổng hợp)

Đọc thêm

HLV Pep Guardiola: Man City phải quên đi nỗi buồn ở Champions League

HLV Pep Guardiola: Man City phải quên đi nỗi buồn ở Champions League

Ở tứ kết Champions League, Man City đã hòa 3-3 trên sân Bernabeu và hòa 1-1 tại Etihad khi đối đầu Real Madrid.
Giá vàng hôm nay 21/4/2024, Giá vàng SJC gây bất ngờ, xung đột Iran-Israel tạo đường băng cho vàng cất cánh, chuyên gia nói về mức giá sốc

Giá vàng hôm nay 21/4/2024, Giá vàng SJC gây bất ngờ, xung đột Iran-Israel tạo đường băng cho vàng cất cánh, chuyên gia nói về mức giá sốc

Giá vàng hôm nay 21/4/2024, giá vàng SJC đạt kỷ lục mọi thời đại, sau đó nhanh chóng lao dốc. Vàng thế giới tăng mạnh do xung đột Iran-Israel.
Giá tiêu hôm nay 21/4/2024, bất ngờ tăng rất mạnh, không phải Trung Quốc, đây mới là thị trường xuất khẩu lớn nhất của tiêu Việt

Giá tiêu hôm nay 21/4/2024, bất ngờ tăng rất mạnh, không phải Trung Quốc, đây mới là thị trường xuất khẩu lớn nhất của tiêu Việt

Giá tiêu hôm nay 21/4/2024 tại thị trường trong nước nối dài đà tăng mạnh ở các địa phương trọng điểm, giao dịch từ 94.500 – 97.000 đồng/kg.
Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024: Hơn 40 công ty nước ngoài xác nhận tham gia

Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024: Hơn 40 công ty nước ngoài xác nhận tham gia

Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 đã có sự xác nhận tham gia của hơn 40 công ty, đầu mối đến từ 19 quốc gia, vùng lãnh ...
Dự đoán trong 10 năm tới, số lượng triệu phú gốc Phi sẽ tăng tới 65%

Dự đoán trong 10 năm tới, số lượng triệu phú gốc Phi sẽ tăng tới 65%

Châu Phi là nơi sinh sống của 135.200 triệu phú và 21 tỷ phú, tính bằng USD với tổng tài sản có thể đầu tư hiện đang nắm giữ lên ...
Quần thể Danh thắng Tràng An chính thức hiện diện trên “bảo tàng số” Google Arts & Culture

Quần thể Danh thắng Tràng An chính thức hiện diện trên “bảo tàng số” Google Arts & Culture

Triển lãm trực tuyến trên nền tảng Google Arts & Culture đưa đến cho du khách những góc nhìn đẹp nhất về Quần thể Danh thắng Tràng An.
Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Đằng sau cuộc tấn công của Iran, khả năng Israel trả đũa và ngày càng nhiều lời kêu gọi kiềm chế từ cộng đồng quốc tế...
Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Để đánh thức tiềm năng của ASEAN, Thủ tướng New Zealand sẽ tìm cách khai thác những ưu thế trong quan hệ với từng nước mà ông sẽ đến thăm.
Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Chuyến thăm Bắc Kinh của Ngoại trưởng Pháp Stephane Sejourne đã mở ra những cơ hội mới trong quan hệ giữa hai nước.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ I)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ I)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Ngoại trưởng Ấn Độ thăm Đông Nam Á: Cụ thể hóa tầm nhìn chiến lược

Ngoại trưởng Ấn Độ thăm Đông Nam Á: Cụ thể hóa tầm nhìn chiến lược

Chuyến công du Đông Nam Á của ông Jaishankar không chỉ thúc đẩy quan hệ với từng nước, mà còn góp phần nâng cao ảnh hưởng của Ấn Độ trong khu vực.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động