Phép thử hiến pháp của Thủ tướng Italy Matteo Renzi

Ngày 4/12 tới, cử tri Italy sẽ đi bỏ phiếu để quyết định ủng hộ hay phản đối việc xây dựng lại hiến pháp của nước này trong bối cảnh người dân Italy đang hoài nghi về năng lực của chính quyền đương nhiệm. 
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
phep thu hien phap cua thu tuong italy matteo renzi Chính trường Italy chao đảo vì cuộc trưng cầu ý dân
phep thu hien phap cua thu tuong italy matteo renzi Thủ tướng Matteo Renzi: Tình hữu nghị với Việt Nam luôn ở mức cao nhất

Những vấn đề cử tri Italy cần quyết định

Thời gian qua, hàng chục ngàn người đã biểu tình ở thủ đô Rome nhằm phản đối cải cách hiến pháp của Thủ tướng Matteo Renzi, đồng thời kêu gọi người dân tẩy chay cuộc trưng cầu ý dân sắp tới. Nguyên nhân chính dẫn đến làn sóng biểu tình phản đối cải cách hiến pháp là do sự lãnh đạo kém hiệu quả của Chính phủ Italy, từ đó tạo ra xung đột gay gắt giữa các đảng phái đối lập nhằm tranh giành quyền lực. Hệ lụy của nó là nền kinh tế nước này đã và đang đứng trước nguy cơ chậm phát triển so với các nước trong Liên minh châu Âu (EU).

Trong cuộc trưng cầu ý dân về cải cách hiến pháp ngày 4/12 tới, cử tri Italy sẽ bỏ phiếu ủng hộ hoặc phản đối việc cắt giảm quyền lực của thượng viện, giảm bớt số lượng thượng nghị sĩ và tăng thêm quyền lực cho chính quyền trung ương. Nhưng trên thực tế, có 5 vấn đề mà cử tri nước này sẽ phải quyết định khi tham gia bỏ phiếu.

phep thu hien phap cua thu tuong italy matteo renzi
Thủ tướng Italy Matteo Renzi. (Nguồn: AP)

Một là quyền lực của thượng viện, theo đề xuất cải cách hiến pháp của Chính phủ Renzi, số thượng nghị sĩ sẽ được cắt giảm từ 315 xuống còn 100, bao gồm 74 thành viên hội đồng lập pháp vùng, 21 thị trưởng và 5 thượng nghị sĩ còn lại do tổng thống bổ nhiệm. Ngoài ra, thượng viện sẽ chỉ chịu trách nhiệm về sửa đổi hiến pháp và các luật vốn tác động đến 20 vùng của Italy. Tuy nhiên, việc các đại diện ở thượng viện nên được bầu trực tiếp hay được lựa chọn bởi các cơ quan lập pháp ở địa phương vẫn gây tranh cãi.

Hai là, vấn đề quyền lực của chính quyền trung ương. Người dân Italy phải quyết định xem liệu có nên giảm bớt quyền lực của các chính quyền địa phương để tăng thêm quyền lực của chính quyền trung ương hay không. Năm 2001, cử tri Italy đã bỏ phiếu chấp thuận việc trao thêm quyền lực cho 20 vùng của Italy, nhưng việc này rốt cuộc đã dẫn đến những tranh chấp gay gắt giữa chính quyền địa phương và chính quyền trung ương.

Ba là, luật bầu cử đã được Quốc hội Italy thông qua nhưng không đạt đủ 2/3 số phiếu nên cần phải được đưa ra trưng cầu ý dân. Về mặt gián tiếp, cử tri Italy sẽ bỏ phiếu để kích hoạt luật bầu cử mới, vốn được thiết kế để làm cho chính phủ ổn định hơn. Theo luật này, đảng nào giành thắng lợi trong cuộc bầu cử với hơn 40% số phiếu thì đảng đó đương nhiên được nhận 55% số ghế. Nếu không có đảng nào giành đủ mức 40%, hai đảng có số phiếu ủng hộ cao nhất sẽ bước vào vòng hai. Như vậy, các chính phủ được thành lập sau bầu cử sẽ trở nên ổn định do đảng cầm quyền lúc đó nắm được đa số ghế trong quốc hội nên không cần liên minh với các đảng khác. Tuy nhiên, nếu ông Renzi giành thắng lợi trong cuộc trưng cầu ý dân này, Tòa án Hiến pháp Italia vẫn phải có ý kiến về luật bầu cử và dự kiến tòa án cũng sẽ bác bỏ ít nhất một số phần trong luật này.

Bốn là, vấn đề liên quan đến ông Beppe Grillo - lãnh đạo Phong trào 5 Sao (M5S), đảng đối lập chính trong quốc hội và là lực lượng phản đối mạnh mẽ cải cách Hiến pháp. Các cuộc thăm dò dư luận cho thấy, M5S đang bám sát đảng Dân chủ (PD) trong các cuộc thăm dò dư luận, mặc dù đảng này chưa hề có những kỹ năng quản lý ở cấp trung ương. Nhân tố Beppe Grillo hiện đang là một ẩn số. Có ý kiến cho rằng cuộc trưng cầu ý dân lần này trên thực tế là cuộc "so găng" giữa Thủ tướng Renzi và ông Grillo.

Năm là, tương lai của Thủ tướng Renzi. Kể từ khi bắt đầu chiến dịch vận động cho cuộc trưng cầu ý dân, ông Renzi đã đặt cược sinh mệnh chính trị của mình vào cuộc bỏ phiếu này. Nếu bị thất bại trong cuộc trưng cầu, ông Renzi sẽ vẫn tiếp tục lãnh đạo PD, cho dù ông từ chức thủ tướng. Việc từ chức của ông Renzi không nhất thiết dẫn đến một cuộc bầu cử sớm. Tổng thống Sergio Mattarella sẽ là người có tiếng nói cuối cùng về vấn đề này. Tuy nhiên, nếu ông Renzi giành thắng lợi trong cuộc trưng cầu ý dân, nó sẽ giúp củng cố vị thế của ông Renzi trên chính trường châu Âu.

phep thu hien phap cua thu tuong italy matteo renzi
Người dân Italy tuần hành ủng hộ chiến dịch nói "không" với cuộc trưng cầu ý dân 4/12 tới. (Nguồn: EPA)

Nhiều phản ứng trái chiều

Trên khắp châu Âu đang xuất hiện mối lo ngại về các hậu quả nếu cuộc trưng cầu ý dân vào ngày 4/12 tới tại Italy thất bại, đặc biệt là khả năng Italy sẽ phải thành lập một chính phủ khẩn cấp và tiến hành một cuộc bầu cử trước thời hạn.

Trong lĩnh vực kinh tế, mặc dù Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) vừa đưa ra những dự báo khả quan về kinh tế Italy trong năm 2017, nhưng nhiều ý kiến cho rằng 8 ngân hàng của nước này có thể bị sụp đổ trong những tháng tới nếu đề xuất cải cách Hiến pháp của Thủ tướng Renzi không được ủng hộ. Theo một số quan chức chính phủ và chủ ngân hàng lớn ở Italy, nếu phe phản đối cải cách thắng lợi trong cuộc trưng cầu ý dân, thị trường có khả năng sẽ hỗn loạn và hậu quả là các ngân hàng Italy, trong đó có Ngân hàng lâu đời nhất thế giới Monte dei Paschi di Siena, có thể sẽ bị lâm nguy.

Tổng nợ xấu của hệ thống ngân hàng Italy hiện ở mức 360 tỷ Euro và bất cứ kết quả trưng cầu ý dân nào gây bất ổn cho nền chính trị Italy cũng đều sẽ dẫn đến tình trạng hoảng loạn trên thị trường tài chính vốn đã bất ổn của nước này. Về lâu dài, kịch bản xấu nhất mà các nhà phân tích lo ngại là sự sụp đổ của đồng Euro. Theo kết quả cuộc khảo sát do công ty Sentix tại Frankfurt tiến hành với 1.000 nhà đầu tư từ ngày 24 đến 26/11, khả năng Italy rời khỏi Eurozone là 19,3%, mức cao nhất so với kết quả các cuộc thăm dò được tiến hành trong thời gian khủng hoảng nợ công ở Eurozone vào năm 2012.

Không chỉ lĩnh vực kinh tế, những sửa đổi Hiến pháp mà ông Renzi đưa ra tập trung xoáy mạnh vào những thay đổi theo hướng tạo thuận lợi hơn cho đảng cầm quyền thông qua các luật điều hành đất nước, đồng thời làm yếu đi quyền hành của thượng viện hiện đang vấp phải những phản ứng trái chiều.

Những người phản đối dự thảo cho rằng, nếu sửa đổi Hiến pháp theo hướng như ông Renzi đề xuất có thể sẽ làm suy yếu hệ thống kiểm soát và cân bằng quyền lực ở Italia. Trong một diễn biến liên quan, Chủ tịch Đảng Dân chủ (PD) Gianni Cuperlo, một trong những người phản đối quyết liệt việc cải cách Hiến pháp, tuyên bố ông vẫn tiếp tục bỏ phiếu phản đối việc sửa đổi Hiến pháp.

Ông Cuperlo cũng nhấn mạnh sẽ xin rút khỏi quốc hội nếu các kế hoạch về cải cách Hiến pháp không được sửa đổi phù hợp, đồng thời cảnh báo về nguy cơ xảy ra chia rẽ trong nội bộ Đảng Dân chủ (PD). Ngoài ông Cuperlo, nhiều thành viên quan trọng khác trong Đảng PD cũng khẳng định không ủng hộ cải cách Hiến pháp, trong đó có cựu Tổng Thư ký PD Pier Luigi Bersani và cựu Thủ tướng Massimo D’Alema.

Không chỉ các đảng đối lập tại Italy đang tiến hành chiến dịch phản đối các cải cách do Thủ tướng Renzi đề xuất mà nhiều nước châu Âu cũng bày tỏ lo ngại đối với tiến trình cải cách này.

Trong khi đó, những người ủng hộ sửa đổi Hiến pháp cho rằng Italy phải tạo thuận lợi hơn cho việc thông qua các đạo luật sau hàng chục năm quốc hội đã thể hiện không có khả năng thông qua những cải cách lớn và mạnh mẽ cả về kinh tế lẫn chính trị.

Theo giới quan sát, hầu hết các cuộc thăm dò dư luận gần đây đều cho thấy Thủ tướng Renzi sẽ thất bại trong cuộc trưng cầu ý dân về cải cách Hiến pháp và có nguy cơ sẽ phải từ chức như ông đã từng tuyên bố.

Theo quy định của Hiến pháp Italy, nếu Thủ tướng Renzi phải từ chức như cam kết, thì Tổng thống Sergio Mattarella sẽ chọn một người đứng đầu chính phủ lâm thời sẽ phụ trách điều hành đất nước cho đến khi tổ chức cuộc bầu cử mới. Ông Renzi vẫn là Chủ tịch đảng Dân chủ.

Tuy nhiên, số lượng cử tri hiện đang do dự vẫn còn khá lớn. Liệu những diễn biến bất ngờ có thể xảy ra ở chính trường Italy như những lần trước đây hay không là vấn đề được nhiều người quan tâm.

phep thu hien phap cua thu tuong italy matteo renzi Italy: Chia rẽ trước thềm cuộc trưng cầu dân ý "bước ngoặt"

Chỉ còn một tháng nữa sẽ diễn ra cuộc trưng cầu dân ý về cải cách Hiến pháp tại Italy nhưng chính trường quốc gia ...

phep thu hien phap cua thu tuong italy matteo renzi Italy: Số người thiệt mạng vì động đất tăng lên 120

Ngày 24/8, Thủ tướng Italy Matteo Renzi cho biết, ít nhất 120 người đã thiệt mạng sau trận động đất mạnh 6,2 độ Richter tại ...

phep thu hien phap cua thu tuong italy matteo renzi Italy tiếp tục điều tra con trai của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ

Ngày 2/8, Thủ tướng Italy Matteo Renzi khẳng định, việc điều tra con trai của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan là đúng theo ...

Hồng Liên (theo Stratfor‎)

Bài viết cùng chủ đề

Châu Âu

Xem nhiều

Đọc thêm

Tiếp nhận bản sao Thư ủy nhiệm bổ nhiệm Đại sứ Armenia tại Việt Nam

Tiếp nhận bản sao Thư ủy nhiệm bổ nhiệm Đại sứ Armenia tại Việt Nam

Ngày 25/4, tại Hà Nội, Phó Cục trưởng Cục Lễ tân Nhà nước Vũ Hoàng Yến đã tiếp nhận bản sao Thư ủy nhiệm bổ nhiệm Đại sứ Armenia tại ...
Mong muốn UNESCO tiếp tục đồng hành với Hà Nội trong việc bảo tồn di sản của thành phố

Mong muốn UNESCO tiếp tục đồng hành với Hà Nội trong việc bảo tồn di sản của thành phố

Ngày 24/4, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh tiếp Chủ tịch Đại hội đồng UNESCO lần thứ 42 Simona-Mirela Miculescu.
Tin thế giới 25/4: Chủ tịch Quốc hội Bulgaria bị bãi nhiệm, Đức quyết không gửi tên lửa Taurus cho Ukraine, hơn 100 tù nhân Nigeria bỏ trốn

Tin thế giới 25/4: Chủ tịch Quốc hội Bulgaria bị bãi nhiệm, Đức quyết không gửi tên lửa Taurus cho Ukraine, hơn 100 tù nhân Nigeria bỏ trốn

Houthi lại tấn công tàu Mỹ và Israel, Meta bị kiện tại Nhật Bản, cháy khách sạn ở Ấn Độ, Mỹ cam kết hạt nhân với Nhật Bản và Hàn ...
Điện mừng ông Aleksandr Lukashenko được bầu làm Chủ tịch Hội đồng nhân dân toàn Belarus

Điện mừng ông Aleksandr Lukashenko được bầu làm Chủ tịch Hội đồng nhân dân toàn Belarus

Quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân gửi điện chúc mừng ông Aleksandr Lukashenko.
Lan tỏa giá trị văn hóa Việt Nam tới bạn bè quốc tế

Lan tỏa giá trị văn hóa Việt Nam tới bạn bè quốc tế

Ngày 25/4, trong khuôn khổ chuyến thăm Việt Nam, Chủ tịch Đại hội đồng UNESCO Simona-Mirela Miculescu đã đến thăm Hoàng thành Thăng Long, Hà Nội.
Viện Y dược cổ truyền dân tộc công bố hiệu quả điều trị của bài thuốc mất ngủ Đỗ Minh

Viện Y dược cổ truyền dân tộc công bố hiệu quả điều trị của bài thuốc mất ngủ Đỗ Minh

Tháng 4/2024, Viện Y dược cổ truyền dân tộc đã công bố hiệu quả điều trị bệnh mất ngủ của bài thuốc mất ngủ Đỗ Minh. Với những kết quả ...
Tin thế giới 25/4: Chủ tịch Quốc hội Bulgaria bị bãi nhiệm, Đức quyết không gửi tên lửa Taurus cho Ukraine, hơn 100 tù nhân Nigeria bỏ trốn

Tin thế giới 25/4: Chủ tịch Quốc hội Bulgaria bị bãi nhiệm, Đức quyết không gửi tên lửa Taurus cho Ukraine, hơn 100 tù nhân Nigeria bỏ trốn

Houthi lại tấn công tàu Mỹ và Israel, Meta bị kiện tại Nhật Bản, cháy khách sạn ở Ấn Độ, Mỹ cam kết hạt nhân với Nhật Bản và Hàn Quốc…
Trung Quốc tìm đến Mỹ Latinh và Caribbean để khám phá không gian

Trung Quốc tìm đến Mỹ Latinh và Caribbean để khám phá không gian

Trung Quốc cùng các quốc gia Mỹ Latinh và Caribbean đã duy trì hợp tác không gian lâu dài, toàn diện và thực tiễn.
Tính năng mới 'xuất xưởng' chưa được bao lâu đã bị EU 'sờ gáy', TikTok 'cất' luôn vào kho

Tính năng mới 'xuất xưởng' chưa được bao lâu đã bị EU 'sờ gáy', TikTok 'cất' luôn vào kho

TikTok đã thông báo tạm dừng tính năng phụ Tiktok Lite tại Pháp và Tây Ban Nha, sau khi EU tiến hành điều tra về vấn đề an toàn với người dùng.
Nga nói gì về việc Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc?

Nga nói gì về việc Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc?

Nga cho rằng, chuyến thăm đang diễn ra của Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken tới Trung Quốc nhằm mục đích phá vỡ mối quan hệ Moscow-Bắc Kinh.
Houthi lại tấn công các tàu chiến gần Biển Đỏ

Houthi lại tấn công các tàu chiến gần Biển Đỏ

Lực lượng Houthi ở Yemen đã lên tiếng thừa nhận thực hiện 3 vụ tấn công nhằm vào hai tàu của Mỹ ở Vịnh Aden và một tàu Israel ở Ấn Độ Dương.
Bầu cử tổng thống CH Bắc Macedonia: 'Phép thử' cho cuộc đua lớn, ứng cử viên đối lập tạm dẫn trước

Bầu cử tổng thống CH Bắc Macedonia: 'Phép thử' cho cuộc đua lớn, ứng cử viên đối lập tạm dẫn trước

Nhiều khả năng, cuộc bầu cử tổng thống CH Bắc Macedonia có thể phải bước sang vòng 2 giữa hai ứng cử viên dẫn đầu, dự kiến diễn ra vào ngày 8/5.
Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Xung đột Nga-Ukraine buộc hai bên phát triển các phương tiện mặt đất không người lái (UGV) và các thiết bị bay không người lái (UAV).
Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Những cuộc xâm nhập, tấn công vào cơ quan ngoại giao gây ra nhiều cuộc khủng hoảng trong quan hệ các nước không phải chuyện hiếm.
'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

Theo trang mạng quân sự Nga, Iran hiện đang sở hữu kho tên lửa lớn nhất và đa dạng nhất ở Trung Đông.
Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Sau khi Bulgaria và Romania gia nhập, Schengen mở rộng thành khu vực đi lại tự do của 29 thành viên.
Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Sau một thập kỷ triển khai đại sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI), Trung Quốc tiếp tục mở rộng ảnh hưởng toàn cầu bằng các sáng kiến mới.
Sự tàn khốc chưa hồi kết

Sự tàn khốc chưa hồi kết

Cuộc xung đột Nga-Ukraine bước vào năm thứ ba và đang ngày càng trở nên khốc liệt.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động