Quả bom nước giữa lòng Iraq

Đập Mosul trên sông Tirgris của Iraq đang dần bị xói mòn. Nếu đập Mosul vỡ, hậu quả còn thảm khốc hơn so với mối nguy từ sự lộng hành của Tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
qua bom nuoc giua long iraq Đức giúp Iraq tái thiết cơ sở hạ tầng sau cuộc chiến chống IS
qua bom nuoc giua long iraq Iraq: Đánh bom liều chết, gần 20 người thương vong

Từ giữa thế kỷ trước, các chính phủ trong khu vực đã xây dựng nhiều công trình để kiểm soát dòng chảy hai con sông lớn của văn minh Lưỡng Hà là Tigris và Euphrates. Năm 1975, Syria và Thổ Nhĩ Kỳ hoàn thành các con đập trên sông Euphrates, giữ lại nước khiến hàng chục nghìn nông dân Iraq điêu đứng vào mùa khô. Ngay sau đó, Ankara bắt đầu khảo sát xây dựng đập ở phía Bắc biên giới, nơi họ chia sẻ với Iraq dòng sông Tigris. Trước thực tế đó, chính quyền Saddam Hussein đã tung ra một chương trình phát triển cơ sở hạ tầng cực kỳ tham vọng, trọng tâm là dự án xây đập thủy điện trên cả hai sông Tigris và Euphrates mà họ gọi là al-Jezzeera (bán đảo).

Đập hỏng từ móng

Các chuyên gia phương Tây đã được mời để khảo sát địa điểm nhưng không dễ tìm ra địa hình phù hợp. Nước trong hồ chứa tạo ra áp lực rất lớn và chỉ đá rắn mới có thể ngăn chặn sự rò rỉ bên dưới đập. Cuối cùng, các kỹ sư đã tìm ra một khu vực phía Bắc thành phố Mosul, nhưng báo cáo lại chưa phản ánh đầy đủ về thực trạng nền đất. Khu vực lòng đất  này có chứa anhydrit, macnơ và đá vôi xen kẽ với thạch cao sẽ hòa tan khi gặp nước. Đập được xây dựng trên loại đá này có thể xảy ra hiện tượng bị phong hóa đặc trưng của miền núi đá vôi khi bị nước chảy xói mòn (karstification). Do đó, móng đập sẽ bị xuyên thủng. Năm 1981, Saddam Hussein ra lệnh khởi công và ba năm sau, công trình hoàn thành. Đến năm 1985, các hồ nhanh chóng chứa đầy nước.

qua bom nuoc giua long iraq
Đập Mosul. (nguồn: CNN)

Tuy nhiên, Nadhir al-Ansari, kỹ sư thực hiện cuộc kiểm tra của Bộ Tài nguyên nước cho biết, một thời gian ngắn sau đó, họ đã bị sốc khi phát hiện những hố sụt hình thành xung quanh đập và hồ chứa, bắt đầu có hiện tượng sủi bọt lên trên bờ hạ lưu. Chính phủ Iraq đã tìm cách khắc phục bằng cách bơm vữa lỏng vào lòng đất, những lỗ hổng và kiểm soát rò rỉ song song với việc triển khai xây đập Badush cách Mosul 16km. Tuy nhiên, đến năm 1990, khi Badush đã hoàn thiện 40%, việc thi công bị dừng theo lệnh của Saddam để tập trung nguồn lực tấn công Kuwait. Sau khi Mỹ và đồng mình đẩy lùi được quân đội Iraq khỏi Kuwait, thiết bị dùng để xây dựng Badush bị phá hủy. Công trình lại càng không thể tiếp tục khi Iraq kiệt quệ do lệnh trừng phạt của Liên hợp quốc sau khi Hiệp hội Năng lượng nguyên tử quốc tế cáo buộc quốc gia này có kho dự trữ nguyên liệu hạt nhân gần Badush.

Thảm họa nhân đạo

Ba năm sau khi đưa quân vào Iraq năm 2003, Mỹ đầu tư ngân sách đánh giá lại đập Mosul. Báo cáo đầu tiên nhận định đây là con đập nguy hiểm nhất thế giới và dự báo "thảm họa nhân đạo hàng loạt". Nhiều báo cáo sau này của các kỹ sư thuộc quân đội Mỹ cũng khẳng định rằng đập Mosul “có nguy cơ hư hại cao hơn mọi người vẫn nghĩ” và từ 500.000 - 1,47 triệu người Iraq sẽ thiệt mạng vì những đợt sóng cồn ở sông Tigris nếu không kịp sơ tán. Quan chức Iraq dè dặt với nhận định đó nhưng do áp lực từ phía Mỹ, họ đã đồng ý hạ độ sâu tối đa của hồ chứa khoảng 30 feet (9,14m) nhằm giảm áp lực cho các thành đập và hiện đại hóa các trang thiết bị kiểm soát đáy hồ. Năm 2011, Chính phủ Iraq đã chọn công ty Trevi S.p.A của Italy để bắt đầu tái tạo đập Mosul nhưng các cuộc thảo luận thất bại khi Trevi từ chối những yêu cầu quá sức mà Baghdad đưa ra.

Mọi chuyện tưởng chừng rơi vào im lặng cho đến khi IS chiếm đóng đập Mosul vào ngày 17/8/2014. Việc kiểm soát con đập này đồng nghĩa với việc có quyền quyết định dòng chảy đến thành phố cùng tên - nơi có hai triệu dân sống, đồng thời là nguồn sống của hàng triệu người dân ven sông. Lập tức Phó Tổng thống Mỹ khi đó là Joe Biden đã gọi điện cho Masoud Barzani, người đứng đầu khu tự trị người Kurd, yêu cầu phải lập tức chiếm lại đập. Họ lo ngại phiến quân sẽ bơm đầy nước, xả đập nhấn chìm các thành phố. Mười ngày sau, dưới sự yểm trợ của quân đội Mỹ, người Kurd đã tái chiếm thành công đập Mosul. Nhờ sự kiện này mà người ta đã có dịp kiểm tra để đưa ra cảnh báo về đập nước lớn nhất Iraq.

qua bom nuoc giua long iraq
Một công nhân đang sửa chữa đập Mosul, tháng 2/2016.(Nguồn: Reuters)

Theo Azzam Alwash - kỹ sư dân sự người Mỹ gốc Iraq đã có thời gian làm cố vấn cho dự án này, con đập hơn 30 tuổi không xuống cấp ở kết cấu công trình (minh chứng là trong chiến tranh Vùng Vịnh, địa điểm trên vẫn nguyên vẹn sau khi bị máy bay Mỹ ném bom) mà bị đặt sai vị trí khi nằm trên một nền đất xói mòn. Để giữ cho nó ổn định, hàng trăm công nhân phải liên tục bơm hỗn hợp xi măng vào mặt đất tránh việc lớp đá bên dưới sẽ bị rửa sạch, gây chìm và vỡ đập. IS đã phá hủy phần lớn thiết bị kỹ thuật, vốn dĩ đã không còn đầy đủ sau những cuộc không kích của Mỹ hồi đầu thế kỷ này. Trong thời gian chiếm đóng, IS đã kiếm được hàng triệu USD từ việc đánh thuế điện do các tua-bin của đập Mosul chính là nguồn cung cho cả thành phố. Sau đó, các quan chức người Kurd có ý định đóng cửa các tua-bin, nhưng phía Mỹ phản đối vì cho rằng điều này sẽ khiến tăng nước vào hồ chứa.

Tháng 2/2015, Đại sứ quán Mỹ tại Baghdad phát đi cảnh báo về nguy cơ vỡ đập Mosul. Liên hợp quốc cũng đưa ra một báo cáo dự đoán “hàng trăm nghìn người có thể bị thiệt mạng” nếu vỡ đập. Nếu trường hợp đó xảy ra, con nước cao hơn 100 feet (30,48m) sẽ đổ xuống sông Tirgris và nuốt chửng mọi thứ ít nhất là trong phạm vi 100 dặm (160,93 km). Toàn bộ thành phố Mosul sẽ chìm trong biển nước chỉ trong 3 giờ. Các thành phố chính ven theo bờ sông cũng sẽ ngập nước, trong khi lũ cao sẽ chảy tới thủ đô Baghdad - nơi có 6 triệu dân sinh sống - trong vòng 4 ngày.

Bất chấp cảnh báo, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên nước Mohsen al-Shammari tuyên bố với báo giới không có khả năng vỡ đập Mosul. Sau đó, chiếc ghế Bộ trưởng được chuyển giao cho Hassan al-Janabi Janabi, người mà The New Yorker nhận định là hoàn toàn nhận thức được vấn đề ở đập nhưng đã né tránh phỏng vấn. Còn Giám đốc Ban quản lý đập Riyadh al-Naemi cho rằng người Mỹ đã phóng đại và “đập này sẽ không sụp vỡ. Tất cả mọi thứ sẽ ổn thôi”.

Sống chung chờ giải pháp

“Việc vỡ đập Mosul chỉ là vấn đề thời gian. Nếu điều đó xảy ra, nó còn tồi tệ hơn việc ném một quả bom hạt nhân vào Iraq”.

Giáo sư Nadhir al-Ansari,chuyên gia nghiên cứu về đập Mosul, Đại học Lulea (Thụy Điển).

Theo Filkins - cây viết của The New Yorker, qua nghiên cứu hồ sơ có thể thấy biện pháp đơn giản nhất là Iraq loại bỏ đập Mosul và thực hiện một thỏa thuận cho thuê đập của Thổ Nhĩ Kỳ ở phía Bắc biên giới. Tuy nhiên, sự bất ổn chính trị trong khu vực làm cho điều này không khả thi. Một lựa chọn khác là tiếp tục hoàn thiện đập Badsuh để chia sẻ áp lực cho Mosul, nhưng điều này không dễ vì để xây dựng các hồ chứa, cần thu hồi hàng chục ngàn mẫu đất được lấy từ đất nông nghiệp. Lựa chọn thứ ba gần đây được ủng hộ là xây dựng một tấm chắn bê tông tạm thời dài 800 feet (khoảng 244m) sâu vào lòng đất. Tuy nhiên, chi phí lên đến 3 tỷ USD khiến Chính phủ Iraq gần như tê liệt bởi mâu thuẫn nội bộ.

Đầu năm 2016, dưới sự thúc giục của phía Mỹ, Iraq mở lại các cuộc đàm phán với Trevi S.p.A. Tháng 9 năm ngoái, một đội ngũ kỹ sư được thuê với giá 300 triệu USD đã bắt đầu lắp đặt thiết bị và triển khai lấp đầy các khoảng trống dưới lòng đập. Theo hợp đồng, người Italy sẽ làm vữa trong một năm và sau đó chuyển giao cho Iraq. Các kỹ sư nói họ tự tin rằng có thể ngăn chặn móng của đập bị nứt vỡ. Nhưng Pierluigi Miconi, quản lý dự án của Trevi không quá lạc khi cho biết cần tới hàng chục ngàn lít vữa để lấp các lỗ hổng dưới móng.

Một trong những yếu tố tác động đến việc kiểm soát đập Mosul chính là môi trường quân sự hóa căng thẳng ở đây bởi IS có thể tấn công bất cứ lúc nào. Dù vậy, với cư dân địa phương, sự cảnh giác về các mối đe dọa bạo lực ở nơi đây còn nghiêm trọng hơn so với nguy cơ từ con đập. Mohammed Nazir, một nông dân thuộc cộng đồng Wanke (hỗn hợp người Arab - Kurd) sống ven đập, cho biết nếu Mosul vỡ, khu vực này có thể chìm dưới 60 feet (hơn 18m) nước trong một vài phút nhưng chẳng mấy ai bận tâm về điều đó. Người dân đã quen với cuộc sống liên tục thay đổi. “Chúng tôi sống sót dưới thời Saddam. Chúng tôi đã sống sót khi IS kiểm soát và chúng tôi sẽ tiếp tục tồn tại bên cạnh đập Mosul", Nazir nói.

qua bom nuoc giua long iraq Mosul trở lại bình yên

Cơn ác mộng đã thực sự chấm dứt với các cư dân ở làng Tullaban, ngoại ô thành phố Mosul, Iraq.

qua bom nuoc giua long iraq Các lực lượng Iraq giành quyền kiểm soát hoàn toàn phía Đông Mosul

Thông báo trên được Phó Chủ tịch Quốc hội Iraq Sheikh Humam Hamoudi đưa ra sau cuộc gặp với Thủ tướng Iraq Haider al-Abadi ngày ...

qua bom nuoc giua long iraq Iraq giải phóng các khu vực quan trọng cuối cùng ở Đông Mosul

Quân đội Iraq cho biết ngày 22/1, các lực lượng an ninh Iraq đã giành lại các khu vực cuối cùng ở trung tâm phía ...

Nguyên Bảo (theo The New Yorker)

Đọc thêm

XSMT 19/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Trung hôm nay thứ Sáu ngày 19/4/2024. SXMT 19/4/2024

XSMT 19/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Trung hôm nay thứ Sáu ngày 19/4/2024. SXMT 19/4/2024

XSMT 19/4 - xổ số hôm nay 19/4. trực tiếp xổ số miền Trung 19/4/2024. kết quả xổ số miền Trung hôm nay. xổ số miền Trung thứ 6. SXMT ...
XSMN 19/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Nam hôm nay thứ Sáu 19/4/2024. xổ số hôm nay 19/4

XSMN 19/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Nam hôm nay thứ Sáu 19/4/2024. xổ số hôm nay 19/4

XSMN 19/4 - kết quả xổ số ngày 19 tháng 4. trực tiếp kết quả xổ số miền Nam 19/4/2024. xổ số hôm nay 19/4. xo so mien nam. SXMN ...
Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 19/4/2024, Lịch vạn niên ngày 19 tháng 4 năm 2024

Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 19/4/2024, Lịch vạn niên ngày 19 tháng 4 năm 2024

Lịch âm 19/4. Lịch âm hôm nay 19/4/2024? Âm lịch hôm nay 19/4. Lịch vạn niên 19/4/2024. Ngày hôm nay tốt hay xấu? Xem ngày giờ, hướng tốt xấu...
XSBD 19/4, trực tiếp kết quả xổ số Bình Dương hôm nay 19/4/2024. KQXSBD thứ 6

XSBD 19/4, trực tiếp kết quả xổ số Bình Dương hôm nay 19/4/2024. KQXSBD thứ 6

XSBD 19/4 - Trực tiếp xổ số Bình Dương hôm nay - XSBD 19/4/2024. xo so binh duong. KQXSBD thứ 6. SXBD 19/4. kết quả xổ số Bình Dương ngày ...
Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 19/4/2024: Tuổi Tỵ đầu tư lợi nhuận cao

Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 19/4/2024: Tuổi Tỵ đầu tư lợi nhuận cao

Xem tử vi 19/4 - tử vi 12 con giáp hôm nay 19/4/2024 - Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất và Hợi về công việc, ...
XSMB 19/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Bắc hôm nay thứ 6 ngày 19/4/2024. dự đoán XSMB 19/4/2024

XSMB 19/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Bắc hôm nay thứ 6 ngày 19/4/2024. dự đoán XSMB 19/4/2024

XSMB 19/4 - Trực tiếp xổ số miền Bắc 19/4/2024. xổ số hôm nay 19/4. kết quả xổ số miền Bắc hôm nay. dự đoán xổ số miền Bắc thứ ...
Campuchia thông báo về chuyến thăm của Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị

Campuchia thông báo về chuyến thăm của Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị

Chuyến thăm của Ngoại trưởng Trung Quốc tới Campuchia sẽ góp phần làm tăng cường hơn nữa quan hệ hữu nghị và Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện.
Nga bất ngờ xác định một động thái lớn liên quan căng thẳng Armenia-Azerbaijan

Nga bất ngờ xác định một động thái lớn liên quan căng thẳng Armenia-Azerbaijan

Điện Kremlin cho biết, lực lượng gìn giữ hòa bình của Nga đã bắt đầu rút khỏi khu vực Nagorno-Karabakh tranh chấp giữa Armenia và Azerbaijan.
Vừa tái khẳng định cam kết hợp tác với IAEA, Iran dọa xem xét lại 'học thuyết hạt nhân'

Vừa tái khẳng định cam kết hợp tác với IAEA, Iran dọa xem xét lại 'học thuyết hạt nhân'

Chỉ huy cấp cao của Lực lượng Vệ binh Cách mạng Iran cho biết, Tehran có thể xem xét lại 'học thuyết hạt nhân' trước các mối đe dọa từ Israel.
Đức bắt hai nghi phạm liên quan mật vụ Nga, Moscow nói gì?

Đức bắt hai nghi phạm liên quan mật vụ Nga, Moscow nói gì?

Hai nghi phạm là công dân Đức gốc Nga, bị bắt giữ với cáo buộc âm mưu thực hiện các vụ phá hoại nhằm làm suy yếu sự hỗ trợ quân sự cho Ukraine.
Hội nghị thượng đỉnh EU: Rốt ráo về viện trợ Kiev nhưng chẳng có quyết định chính thức; Ukraine gọi, Đức trả lời

Hội nghị thượng đỉnh EU: Rốt ráo về viện trợ Kiev nhưng chẳng có quyết định chính thức; Ukraine gọi, Đức trả lời

Các nhà lãnh đạo EU ra tuyên bố chung kêu gọi khẩn trương chuyển các hệ thống phòng không và toàn bộ hỗ trợ quân sự cần thiết cho Ukraine.
Thủ tướng Italy thăm Tunisia tìm kiếm giải pháp về di cư

Thủ tướng Italy thăm Tunisia tìm kiếm giải pháp về di cư

Thủ tướng Italy cho rằng, cuộc chiến chống lại tình trạng di cư bất thường đòi hỏi sự phát triển và đầu tư của các nước châu Phi.
Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Vừa thúc đẩy hợp tác, vừa thể hiện thái độ về thương mại và xung đột Nga-Ukraine là nhiệm vụ không dễ dàng với Thủ tướng Olaf Scholz ở Trung Quốc.
Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tại Mỹ, với nhiều mục đích, mục tiêu, cả trong quan hệ song phương và đa phương...
Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Bình Nhưỡng đang tìm 'lối ra' cho bế tắc trên bán đảo Triều Tiên thông qua hợp tác chặt chẽ hơn với Nga.
Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Sự việc ngày 1/4 dường như là lần đầu tiên một cơ quan đại diện ngoại giao lớn là mục tiêu tấn công.
Chặng đường mới của Tổng thống Ai Cập

Chặng đường mới của Tổng thống Ai Cập

Đương kim Tổng thống Abdel Fattah El-Sissi đã chính thức tuyên thệ nhậm chức vào ngày 2/4, trở thành người đứng đầu Ai Cập ba nhiệm kỳ liên tiếp.
Mồi lửa mới đốt 'chảo lửa' Trung Đông

Mồi lửa mới đốt 'chảo lửa' Trung Đông

Vụ tấn công bất ngờ vào tòa nhà lãnh sự Iran tại Syria sẽ khiến bầu không khí căng thẳng tại khu vực Trung Đông thêm 'nóng rẫy'.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động