Quan hệ Nga - Anh: Ngừng ăn miếng trả miếng

Tổng thống Dmitry Medvedev và các quan chức Nga đã phải bật cười trước câu chuyện của Thủ tướng Anh David Cameron, hôm 12/9, khi ông đến thăm Điện Kremlin và kể rằng ông đã không qua được cuộc phỏng vấn của các nhân viên KGB (Nga). Không khí cuộc gặp ấm áp hơn như minh chứng cho một sự “phá băng" trong quan hệ Nga-Anh.
Theo dõi Baoquocte.vn trên

Ông Cameron là Thủ tướng Anh đầu tiên thăm Nga kể từ thời cựu Thủ tướng Tony Blair tới St Petersburg dự Hội nghị Thượng đỉnh G8 năm 2006. Trong 4 năm qua, không có Bộ trưởng hay nhà ngoại giao nào của Anh tiếp xúc với Thủ tướng Nga Putin.

Quan hệ giữa London và Mátxcơva căng thẳng từ sau vụ cựu nhân viên an ninh Nga Alexander Litvinenko bị ám sát tại London năm 2006. Litvinenko vốn là người công khai chỉ trích Điện Kremlin và bị đầu độc chết bằng chất phóng xạ. London muốn Nga dẫn độ nghi phạm chính trong vụ sát hại này là cựu nhân viên KGB Andrei Lugovoi. Nhưng Mátxcơva cho rằng không có bằng chứng để họ giao Lugovoi, dẫn đến căng thẳng và hai nước lần lượt trục xuất các nhà ngoại giao của nhau.

Trong một lần phát biểu hồi năm ngoái, Thủ tướng Nga Vladimir Putin đã đưa ra các mục tiêu về chính sách đối ngoại và kêu gọi thắt chặt quan hệ với nhiều quốc gia lớn ở EU như Italy, Pháp, Đức và Tây Ban Nha mà không đề cập tới nước Anh. Vài tháng trước, Cơ quan an ninh Liên bang Nga (FSB) cũng đã buộc tội 4 nhà ngoại giao Anh làm gián điệp. Điện Kremlin còn giận dữ trước việc Anh cấp phép tị nạn cho một số người chống chính phủ Nga cũng như từ chối lời yêu cầu của Nga về dẫn độ những người này, trong đó có thủ lĩnh phiến quân Chechnya A.Zakayev bị buộc tội khủng bố và tỷ phú lưu vong người Nga B.Berezovsky. Trong khi đó, giới chức Anh cũng than phiền về số gián điệp Nga hoạt động ở Anh ngày càng tăng. Theo AFP, đến nay, Mátxcơva còn thường xuyên từ chối chia sẻ thông tin tình báo về chống khủng bố và tội phạm với London, còn các công ty Anh bị gạt khỏi những dự án hợp tác năng lượng béo bở...

Tiếp ông Cameron, Tổng thống Nga Dmitry Medvedev bày tỏ hy vọng chuyến thăm sẽ đặt nền móng mới cho quan hệ hai nước, vốn lâm vào tình trạng lạnh nhạt suốt nhiều năm theo sau các tranh cãi về chính trị. Tuy nhiên, việc chấm dứt "ăn miếng trả miếng" được đặt trong thời điểm này cũng có lý do của nó. Rõ ràng nước Anh, hiện còn nhiều vấn đề chưa giải quyết với Mátxcơva, đang muốn bắt kịp tốc độ của các nước phương Tây khác trong việc "tái khởi động" quan hệ với Nga. Ngoài ra, để thảo luận các vấn đề nóng nhất hiện nay như Libya, Syria và Iran cùng chủ đề an ninh châu Âu, giới lãnh đạo Anh không thể không tính tới một đối tác như Nga.

Còn về phía Nga, bản thân Tổng thống Medvedev hiểu rằng để điều chỉnh nền kinh tế Nga đang thiên lệch và phụ thuộc vào dầu lửa thì ông cần sự trợ giúp của phương Tây, và "cần quan hệ tốt hơn với thế giới giàu có". Chính vì vậy, thời gian gần đây Nga đã có nhiều dấu hiệu hợp tác như đồng ý với nghị quyết trừng phạt mới của Liên hợp quốc chống Iran, nhanh chóng hủy bỏ việc bán hệ thống phòng thủ chống tên lửa cho Iran hay chuyển một tranh chấp với Na Uy lên LHQ quanh chuyện nhận ranh giới chủ quyền ở Bắc Cực…

Theo Tổng thống Medvedev, hiện nay Nga và Anh đang chú trọng tới việc khôi phục cuộc đối thoại chính trị đầy đủ, bao gồm cả các vấn đề quốc tế cấp bách. Cuộc khủng hoảng toàn cầu đã chứng tỏ hùng hồn rằng các quốc gia hàng đầu cần chung tay đề ra những nguyên tắc và xây dựng cấu trúc thể chế thế giới hậu khủng hoảng. Về phần mình, Thủ tướng Cameron khẳng định cả Anh và Nga sẽ cùng được lợi nếu quan hệ song phương trở nên gần gũi hơn. "Nếu London và Mátxcơva có thể xây dựng mối quan hệ vững chắc hơn, chắc chắn cả hai nước sẽ có lợi trên mọi lĩnh vực", Thủ tướng Cameron nói. Ông Cameron cho rằng hai bên nên tiến hành nhiều cuộc thảo luận hơn nữa về quan hệ song phương, đặc biệt là về vấn đề thương mại.

Quan hệ hai nước đã có vẻ dần tan băng, nhưng thực sự có nóng lên phải cần có thiện chí và nỗ lực "vì cái lợi chung của hai bên" cũng như còn phải đợi thời gian. Nhất là khi những vướng mắc lớn như vụ án Litvinenko cũng như vấn đề Syria hai bên còn chưa tìm được lập trường chung.

Minh Khôi

Đọc thêm

Xử phạt doanh nghiệp vì đặt quảng cáo trái phép vào phim có ‘đường lưỡi bò’

Xử phạt doanh nghiệp vì đặt quảng cáo trái phép vào phim có ‘đường lưỡi bò’

Công ty WPP bị phát hiện đã đặt quảng cáo hai nhãn hàng vào phim 'Flight to you' (Hướng gió mà đi), trong phim có hình ảnh 'đường lưỡi bò' ...
Ra mắt bộ sách ‘Võ Nguyên Giáp - Vị tướng của nhân dân’ bằng nhiều thứ tiếng

Ra mắt bộ sách ‘Võ Nguyên Giáp - Vị tướng của nhân dân’ bằng nhiều thứ tiếng

Bộ sách về đại tướng Võ Nguyên Giáp xuất bản bằng tiếng Việt và song ngữ 5 thứ tiếng: Việt-Anh, Việt-Pháp, Việt-Tây Ban Nha, Việt-Trung, Việt-Arab.
Malaysia lọt Top 10 quốc gia có số lượng cá nhân siêu giàu tăng nhanh nhất

Malaysia lọt Top 10 quốc gia có số lượng cá nhân siêu giàu tăng nhanh nhất

Malaysia nằm trong Top 10 nước có số lượng cá nhân siêu giàu tăng nhanh nhất. Nhóm này được xác định là người có tài sản ròng tối thiểu 30 ...
Vietlott 21/4, kết quả xổ số Vietlott Mega Chủ nhật 21/4/2024. xổ số Mega 645 hôm nay

Vietlott 21/4, kết quả xổ số Vietlott Mega Chủ nhật 21/4/2024. xổ số Mega 645 hôm nay

​​​​​​​Vietlott 21/4 - Vietlott Mega 6/45 21/4. Trực tiếp nhanh nhất kết quả xổ số Vietlott Mega hôm nay 21/4/2024. XS Vietlott 655 hom nay.
XSDL 21/4, trực tiếp kết quả xổ số Đà Lạt hôm nay 21/4/2024 - KQXSDL chủ nhật

XSDL 21/4, trực tiếp kết quả xổ số Đà Lạt hôm nay 21/4/2024 - KQXSDL chủ nhật

XSDL 21/4 - Trực tiếp kết quả xổ số Đà Lạt hôm nay - XSDL 21/4/2024. Ket qua xo so Da Lat. KQXSDL Chủ nhật. kết quả xổ số Đà ...
Bình Định: Sẽ có cầu kính ngắm bình minh ở khu du lịch Eo Gió, thành phố Quy Nhơn

Bình Định: Sẽ có cầu kính ngắm bình minh ở khu du lịch Eo Gió, thành phố Quy Nhơn

Dự án khu du lịch sinh thái Eo Gió (Quy Nhơn, Bình Định) sẽ có các loại hình dịch vụ du lịch tổng hợp, cầu kính, nhà hàng và các ...
Ukraine: Hàn Quốc cung cấp khoản viện trợ 200 triệu USD, Thụy Sỹ công bố kế hoạch dài hạn

Ukraine: Hàn Quốc cung cấp khoản viện trợ 200 triệu USD, Thụy Sỹ công bố kế hoạch dài hạn

Hàn Quốc sẽ phân bổ 200 triệu USD để hỗ trợ nhân đạo cho Ukraine trong năm nay trong khi Thụy Sỹ có kế hoạch cung cấp 5 tỷ Franc trong 12 năm tới.
Hamas lên án mạnh mẽ việc Mỹ phủ quyết Palestine gia nhập Liên hợp quốc

Hamas lên án mạnh mẽ việc Mỹ phủ quyết Palestine gia nhập Liên hợp quốc

Hamas lên án mạnh mẽ việc Mỹ thực thi quyền phủ quyết trong cuộc bỏ phiếu của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhằm ngăn cản Palestine trở thành thành viên chính thức của ...
Thủ tướng Australia thăm Papua New Guinea, khẳng định mối thân tình

Thủ tướng Australia thăm Papua New Guinea, khẳng định mối thân tình

Thủ tướng Anthony Albanese sẽ tới thăm Papua New Guinea từ ngày 22/4 để tham dự lễ tưởng niệm “Ngày ANZAC” (25/4 hàng năm).
Mỹ đồng ý rút quân khỏi Niger

Mỹ đồng ý rút quân khỏi Niger

Mỹ đồng ý rút quân khỏi Niger. Mỹ trên đà suy yếu vị thế quân sự?
Khủng hoảng y tế Hàn Quốc: Chính phủ đã nhượng bộ, vẫn không có đột phá trong bế tắc

Khủng hoảng y tế Hàn Quốc: Chính phủ đã nhượng bộ, vẫn không có đột phá trong bế tắc

Cuộc khủng hoảng ngành y tế Hàn Quốc vẫn chưa thể được giải quyết, dù chính phủ Hàn Quốc đã có nhượng bộ, vì lý do gì?
Bầu cử Mỹ 2024: Đảng Cộng hòa triển khai chương trình chống gian lận phiếu bầu

Bầu cử Mỹ 2024: Đảng Cộng hòa triển khai chương trình chống gian lận phiếu bầu

Bầu cử Mỹ 2024: Nỗ lực bảo vệ lá phiếu, Đảng Cộng hòa triển khai chương trình chống gian lận phiếu bầu
Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Những cuộc xâm nhập, tấn công vào cơ quan ngoại giao gây ra nhiều cuộc khủng hoảng trong quan hệ các nước không phải chuyện hiếm.
'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

Theo trang mạng quân sự Nga, Iran hiện đang sở hữu kho tên lửa lớn nhất và đa dạng nhất ở Trung Đông.
Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Sau khi Bulgaria và Romania gia nhập, Schengen mở rộng thành khu vực đi lại tự do của 29 thành viên.
Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Sau một thập kỷ triển khai đại sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI), Trung Quốc tiếp tục mở rộng ảnh hưởng toàn cầu bằng các sáng kiến mới.
Sự tàn khốc chưa hồi kết

Sự tàn khốc chưa hồi kết

Cuộc xung đột Nga-Ukraine bước vào năm thứ ba và đang ngày càng trở nên khốc liệt.
Phong tục thú vị trong ngày lễ Phục sinh trên thế giới

Phong tục thú vị trong ngày lễ Phục sinh trên thế giới

Là ngày lễ quan trọng nhất của Kitô giáo, lễ Phục sinh được tổ chức ở nhiều nước châu Âu với những phong tục độc đáo, thú vị.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động