Quan hệ Trung - Ấn: Mâu thuẫn cũ, đồng thuận mới

“Chuyến thăm Ấn Độ của tôi là để nói với thế giới rằng sự tin cậy chính trị Trung - Ấn đang tăng lên, hợp tác hai nước đang mở rộng và lợi ích chung giữa hai nước lớn hơn nhiều so với các bất đồng” – Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường đã Phát biểu như vậy trong cuộc gặp với Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh ngày 19/5/2013.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường và Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh (phải).

Không phải ngẫu nhiên mà trong chuyến xuất ngoại đầu tiên trên cương vị Thủ tướng Trung Quốc, ông Lý Khắc Cường đã chọn Ấn Độ làm điểm đến đầu tiên trong hành trình thăm 4 nước Á-Âu từ 19-27/5/2013.

Tại sao Ấn Độ?

Với tổng dân số hai nước chiếm hơn 40% dân số thế giới và là hai nền kinh tế đang trỗi dậy mạnh mẽ, sự hợp tác chặt chẽ giữa Trung Quốc (TQ) và Ấn Độ chắc chắn sẽ giúp hai nước tận dụng tốt hơn cơ hội tăng trưởng của nhau, đồng thời hóa giải không ít thách thức an ninh chung. Đáng chú ý, ngay trước thềm chuyến thăm, cả Ấn Độ và TQ đều cáo buộc lẫn nhau về vi phạm đường biên giới chung hai nước tại khu vực tranh chấp Ladakh thuộc bang Kashmir.

Việc TQ và Ấn Độ đạt được thỏa thuận ngày 5/5, theo đó hai bên khôi phục nguyên trạng biên giới như trước thời điểm tháng 4/2013 đã tạo bầu không khí thuận lợi cho chuyến thăm và hy vọng mới cho quan hệ hai nước. Tuy ông Lý Khắc Cường chỉ thăm Ấn 3 ngày, nhưng kết quả đạt được đã vượt quá kỳ vọng của cả khách lẫn chủ, cụ thể là:

Thứ nhất, chuyến đi đã giúp gây dựng lại lòng tin, tạo khuôn khổ mới cho quan hệ hai nước để giải quyết các vấn đề tồn tại. Thủ tướng Lý được đón tiếp với nghi lễ cao nhất, gặp và hội đàm với Tổng thống Mukherjee, Phó Tổng thống Hamid Ansari, người đồng cấp Manmohan Singh, lãnh đạo Quốc hội Sonia Gandhi. Ngoài ra, hai bên còn thỏa thuận tham khảo ý kiến và phối hợp trong một số vấn đề quốc tế như đã đạt được giữa Thủ tướng Singh và Chủ tịch TQ Tập Cận Bình bên lề cuộc gặp cấp cao nhóm BRICS tại Durban (Nam Phi) tháng 3 vừa qua.

Thứ hai, hai bên đồng ý không để tranh chấp biên giới leo thang và tiến tới đạt được thỏa thuận phân định biên giới trên bộ. Theo ông Lý, “hai nước không thể khôi phục hoàn toàn sự tin cậy lẫn nhau mà không giải quyết tranh chấp biên giới”. Ngoài ra, hai bên cũng thảo luận về việc TQ xây thêm ba đập thủy điện trên sông Brahmaputra (TQ gọi là sông Yarrlung Tsangpo) bắt nguồn từ Tây Tạng và chảy qua lãnh thổ hai nước. Thứ ba, trong chuyến thăm, hai bên đã ký được 8 thỏa thuận hợp tác về thương mại, đầu tư và tăng cường sự tiếp xúc của người dân giữa hai quốc gia. Đáng chú ý là Thủ tướng TQ hứa mở cửa rộng hơn thị trường trong nước cho hàng hóa và dịch vụ của Ấn Độ. Đây được xem là các bước đi quan trọng nhằm đưa thương mại hai nước từ 66 tỷ USD năm 2012 lên 100 tỷ USD vào năm 2015, đồng thời thu hẹp thặng dư thương mại hiện ở mức 28 tỷ USD nghiêng về phía TQ.

Rào cản phía trước

Có thể thấy, qua chuyến đi của ông Lý Khắc Cường, TQ và Ấn Độ đã đạt được đột phá quan trọng đối với hai vấn đề then chốt nhất là giải quyết tranh chấp biên giới và thúc đẩy quan hệ kinh tế, thương mại. Tuy cả hai bên đều tìm cách giảm nhẹ bất đồng nhằm tạo không khí thuận lợi cho chuyến thăm, nhưng các thách thức đối với quan hệ song phương vẫn còn khá lớn và chưa thể giải quyết ngày một, ngày hai.

Thứ nhất, tranh chấp lãnh thổ chưa phân định là vấn đề hết sức phức tạp và đã từng đẩy hai nước đến cuộc chiến biên giới thảm khốc cách đây 50 năm. Trước chuyến thăm của ông Lý, hai bên đã tiến hành 15 vòng đàm phán đối với tranh chấp ở khu vực Ladakh bang Kashmir, nhưng chưa có kết quả. Ngoài Kashmir, hai bên còn tranh chấp một khu vực rộng gần 90.000 km2 thuộc bang Arunachal Pradesh do Ấn Độ kiểm soát.

Thứ hai, bên cạnh đó là sự cạnh tranh địa-kinh tế và địa-chính trị giữa TQ và Ấn Độ tại Nam Á, Đông Nam Á, Tây Á-Châu Phi. Chẳng hạn tại Nam Á, sự ủng hộ của TQ đối với đồng minh Pakistan, một địch thủ “không đội trời chung” của Ấn Độ và sự “xâm nhập” mạnh mẽ của TQ vào các địa bàn “truyền thống” như Nepal, Sri Lanka, Bhutan hay Myanmar tạo nên một “chuỗi ngọc trai” thắt quanh Ấn Độ khiến nhiều giới hoạch định chính sách tại New Delhi không khỏi lo ngại.

Thứ ba, mặc dù quan hệ kinh tế, thương mại hai nước phát triển nhanh, nhưng năm 2012 thương mại hai nước lại giảm gần 15% từ 78 tỷ USD năm 2011 xuống còn 66 tỷ USD năm 2012. Thách thức lớn nhất đối với quan hệ kinh tế hai nước thời gian tới là đưa thương mại song phương lên mục tiêu dự kiến là 100 tỷ USD vào năm 2015, cũng như giảm con số thâm hụt thương mại khổng lồ cho Ấn Độ.

Trong quá khứ, các chuyến thăm “vượt dãy Himalaya” không phải là hiếm, nhưng việc thiếu lòng tin cộng với các nghi kỵ chiến lược đã khiến quan hệ Trung – Ấn tiến triển chậm chạp. Trong bối cảnh đó, quyết tâm “dỡ bỏ” rào cản lớn nhất là tranh chấp biên giới được xem là tiền đề cốt lõi để lãnh đạo Trung-Ấn đưa quan hệ hai nước lên tầm cao mới như kỳ vọng của cả hai bên.

Nguyễn Thị Thanh Hải



 

Xem nhiều

Đọc thêm

Nhiều ca sĩ nổi tiếng tham dự lễ hội 'Chúng ta là một' dành cho 300.000 người Việt tại Hàn Quốc

Nhiều ca sĩ nổi tiếng tham dự lễ hội 'Chúng ta là một' dành cho 300.000 người Việt tại Hàn Quốc

Lễ hội Chúng ta là một mùa 6 năm nay sẽ được tổ chức kéo dài trong hai ngày 15-16/6/2024 tại Hội trường lớn của Đài truyền hình KBS Busan.
Mẹ bạn trai ca ngợi tài năng âm nhạc của Taylor Swift

Mẹ bạn trai ca ngợi tài năng âm nhạc của Taylor Swift

Bà Donna Kelce - mẹ của cầu thủ bóng bầu dục Travis Kelce - dành nhiều lời khen cho album mới của nữ ca sĩ Taylor Swift.
Mỹ liệt UAV cảm tử của Nga vào 'danh sách nguy hiểm nhất'

Mỹ liệt UAV cảm tử của Nga vào 'danh sách nguy hiểm nhất'

UAV cảm tử Lancet của Nga được sử dụng thành công trong chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine bị Mỹ liệt vào danh sách những UAV nguy ...
Chuyển nhượng bóng đá: HLV Xavi đồng ý ở lại dẫn dắt Barca đến mùa Hè 2025

Chuyển nhượng bóng đá: HLV Xavi đồng ý ở lại dẫn dắt Barca đến mùa Hè 2025

HLV Xavi đổi ý không rời Barca vào cuối mùa giải này, thay vào đó tiếp tục ngồi ‘ghế nóng’ cho đến hết hợp đồng vào Hè năm sau (2025).
Land Cruiser Prado 2024 bất ngờ ‘đội giá’ lên đến 21.000 USD ở Mỹ

Land Cruiser Prado 2024 bất ngờ ‘đội giá’ lên đến 21.000 USD ở Mỹ

Một số đại lý Toyota ở bang California, Mỹ đang đội giá xe Land Cruiser Prado 2024 lên tới 21.000 USD so với giá niêm yết của hãng.
Giá cà phê hôm nay 25/4/2024: Giá cà phê tiếp tục tăng sốc, chưa có điểm dừng, chuyên gia nói về khả năng giá robusta miễn nhiễm mọi yếu tố kỹ thuật

Giá cà phê hôm nay 25/4/2024: Giá cà phê tiếp tục tăng sốc, chưa có điểm dừng, chuyên gia nói về khả năng giá robusta miễn nhiễm mọi yếu tố kỹ thuật

Giá cà phê hôm nay 25/4/2024: Giá cà phê tiếp tục tăng sốc, chưa có điểm dừng, chuyên gia nói về khả năng giá robusta miễn nhiễm mọi yếu tố ...
Houthi lại tấn công các tàu chiến gần Biển Đỏ

Houthi lại tấn công các tàu chiến gần Biển Đỏ

Lực lượng Houthi ở Yemen đã lên tiếng thừa nhận thực hiện 3 vụ tấn công nhằm vào hai tàu của Mỹ ở Vịnh Aden và một tàu Israel ở Ấn Độ Dương.
Bầu cử tổng thống CH Bắc Macedonia: 'Phép thử' cho cuộc đua lớn, ứng cử viên đối lập tạm dẫn trước

Bầu cử tổng thống CH Bắc Macedonia: 'Phép thử' cho cuộc đua lớn, ứng cử viên đối lập tạm dẫn trước

Nhiều khả năng, cuộc bầu cử tổng thống CH Bắc Macedonia có thể phải bước sang vòng 2 giữa hai ứng cử viên dẫn đầu, dự kiến diễn ra vào ngày 8/5.
Nga phủ quyết dự thảo về chống chạy đua vũ trang trong không gian ở HĐBA

Nga phủ quyết dự thảo về chống chạy đua vũ trang trong không gian ở HĐBA

Bản dự thảo nghị quyết về chống chạy đua vũ trang trong không gian giành được 13 phiếu thuận, Nga phủ quyết và Trung Quốc bỏ phiếu trắng.
Chất 'xúc tác' bất ngờ khiến Triều Tiên tăng cường sức mạnh quân sự, Mỹ thể hiện vai trò 'anh cả' trong mối quan hệ với Hàn-Nhật

Chất 'xúc tác' bất ngờ khiến Triều Tiên tăng cường sức mạnh quân sự, Mỹ thể hiện vai trò 'anh cả' trong mối quan hệ với Hàn-Nhật

Triều Tiên tuyên bố sẽ tăng cường hành động nhằm duy trì sức mạnh quân sự, bất chấp áp lực trừng phạt của Mỹ.
Tình hình Ukraine: Thừa nhận Nga sẽ đạt được thành công mới, Mỹ dồn dập 'bơm' thêm vũ khí, Tổng thống Biden ký ban hành luật viện trợ

Tình hình Ukraine: Thừa nhận Nga sẽ đạt được thành công mới, Mỹ dồn dập 'bơm' thêm vũ khí, Tổng thống Biden ký ban hành luật viện trợ

Cố vấn An ninh quốc gia Mỹ thừa nhận, khả năng quân đội Nga sẽ đạt được những thành công mới vào những tuần tới trong chiến dịch ở Ukraine.
Israel chỉ còn chờ một mệnh lệnh tấn công ở Rafah, Ai Cập cảnh báo đanh thép

Israel chỉ còn chờ một mệnh lệnh tấn công ở Rafah, Ai Cập cảnh báo đanh thép

Israel sẽ lập tức phát động chiến dịch tấn công Rafah ngay khi được Thủ tướng nước này Benjamin Netanyahu 'bật đèn xanh'.
Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Xung đột Nga-Ukraine buộc hai bên phát triển các phương tiện mặt đất không người lái (UGV) và các thiết bị bay không người lái (UAV).
Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Những cuộc xâm nhập, tấn công vào cơ quan ngoại giao gây ra nhiều cuộc khủng hoảng trong quan hệ các nước không phải chuyện hiếm.
'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

Theo trang mạng quân sự Nga, Iran hiện đang sở hữu kho tên lửa lớn nhất và đa dạng nhất ở Trung Đông.
Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Sau khi Bulgaria và Romania gia nhập, Schengen mở rộng thành khu vực đi lại tự do của 29 thành viên.
Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Sau một thập kỷ triển khai đại sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI), Trung Quốc tiếp tục mở rộng ảnh hưởng toàn cầu bằng các sáng kiến mới.
Sự tàn khốc chưa hồi kết

Sự tàn khốc chưa hồi kết

Cuộc xung đột Nga-Ukraine bước vào năm thứ ba và đang ngày càng trở nên khốc liệt.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động