Sau chiến tranh thương mại sẽ là cuộc đua công nghệ Mỹ - Trung?

Giữa tháng 11/2018, Bộ Thương mại Mỹ đã công bố một thông báo ngắn vô cùng gây ấn tượng vì hàm ý sâu rộng của nó.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
sau chien tranh thuong mai se la cuoc dua cong nghe my trung Nhân tố Triều Tiên trong tranh chấp thương mại Mỹ - Trung
sau chien tranh thuong mai se la cuoc dua cong nghe my trung China Daily: Trung Quốc sẽ không “nhượng bộ vô lý” trong đàm phán với Mỹ

Trong đó, chính quyền Trump đưa ra một danh sách các ngành công nghệ mới nổi - bao gồm robot, hệ gen, trí tuệ nhân tạo và điện toán lượng tử - mà họ đang xem xét liên quan đến việc thắt chặt kiểm soát xuất khẩu để ngăn chặn các hàng hóa công nghệ cao này rơi vào tay các thế lực nước ngoài, đặc biệt nếu chúng được coi là quan trọng đối với an ninh quốc gia.

Đây sớm được coi là một động thái mở ra một mặt trận mới cho cuộc đối đầu Mỹ -Trung, trong bối cảnh nguyên thủ hai nước này đang bận bịu trong một cuộc chiến thương mại gây nhiều tổn thất bằng việc liên tục áp đặt thuế quan lẫn nhau. Ẩn sau đó còn là mối lo ngại ngày càng gia tăng của các quan chức và các giám đốc điều hành doanh nghiệp Mỹ khi cho rằng Trung Quốc đang giành chiến thắng trong cuộc đua phát triển các ngành công nghệ tương lai, và cần phải bị chặn đứng - vì lý do kinh tế, chiến lược và quân sự - nếu Mỹ vẫn muốn giữ vững vị trí thống trị toàn cầu của mình trong thế kỷ 21.

sau chien tranh thuong mai se la cuoc dua cong nghe my trung
Cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung đã và đang gây nhiều tổn thất khi hai bên liên tục áp đặt thuế quan lẫn nhau. 

Cuộc chiến “2 trong 1”

Trump khởi phát cuộc chiến thương mại với Trung Quốc vì muốn tạo thêm việc làm cho người dân Mỹ cũng như để cắt giảm thâm hụt thương mại với quốc gia tỷ dân này. Tuy nhiên, sự cạnh tranh về công nghệ có lẽ là lĩnh vực khó giải quyết nhất trong thời gian Trump cố gắng đạt được một thỏa thuận “ngừng chiến” với Tập Cận Bình trước ngày 3/2, thời hạn mà họ đặt ra trong cuộc họp bên lề hội nghị thượng đỉnh G20 tại Argentina.

Ely Ratner, quan chức chính quyền cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama và hiện là Phó Giám đốc tại Trung tâm nghiên cứu về một nền an ninh mới của Mỹ đặt tại Washington, nói: “Cuộc cạnh tranh công nghệ là trung tâm của cuộc chiến thương mại và tôi hy vọng cuộc cạnh tranh này sẽ tiếp tục bất kể có thỏa thuận nào được ký kết hay không. Trung Quốc nhiều khả năng sẽ giải quyết một số lo ngại của Mỹ nhưng rất khó có thể nhượng lại cho chính quyền Trump… sự hỗ trợ của nhà nước trong lĩnh vực công nghệ, vì vậy, đây tiếp tục sẽ là một vấn đề gây xích mích”.

Mỹ đã cáo buộc Trung Quốc thực hiện các hành vi không công bằng - bao gồm các khoản trợ cấp công nghiệp, đánh cắp tài sản trí tuệ và buộc các công ty Mỹ chuyển giao công nghệ cho Trung Quốc để đổi lấy quyền tiếp cận thị trường của mình - nhằm đạt được mục tiêu phát triển thành một nền kinh tế đổi mới, có giá trị cao hơn vào năm 2025.

Tuy nhiên, các mối lo ngại của Washington vượt xa các vấn đề thương mại. Mỹ ngày càng lo sợ các thực thể của Trung Quốc cũng có thể sử dụng những tiến bộ trong công nghệ để thu thập thông tin tình báo, khai thác các lỗ hổng trong chuỗi cung ứng quốc phòng của Mỹ và tấn công mạng các cơ sở hạ tầng quan trọng.

Mối đe dọa về kiểm soát xuất khẩu - vốn vẫn phải trải qua một quá trình quan liêu khá dài trước khi chúng được chỉ định và thực hiện - chỉ là "phần nổi của tảng băng chìm". Kết hợp với chúng là điều luật mới thắt chặt sự giám sát đầu tư nước ngoài tại Mỹ. Điều này sẽ khiến các công ty Trung Quốc khó có thể trực tiếp giành được những công nghệ tiên tiến của các nhà sản xuất Mỹ.

Công nghệ 5G - vạch xuất phát?

Mỹ đã kêu gọi các công ty trong nước và các chính phủ nước ngoài ngừng hợp tác với Tập đoàn viễn thông công nghệ Huawei của Trung Quốc, đơn vị đang đi đầu trong cuộc đua phát triển mạng không dây 5G. Các nhà phê bình cáo buộc đây chỉ là một phương tiện phục vụ cho mục đích gián điệp. Huawei đã bác bỏ những cáo buộc này. Trong khi đó, các công tố viên Mỹ đang gia tăng nỗ lực trấn áp các thực thể Trung Quốc bị nghi ngờ có hành vi ăn cắp bí mật thương mại. Các quan chức Bộ Tư pháp Mỹ cho biết, các bản cáo trạng đang trong quá trình xử lý.

sau chien tranh thuong mai se la cuoc dua cong nghe my trung
Theo các chuyên gia, nếu Chính phủ Mỹ không sớm mở cửa trở lại, điều này sẽ làm trì hoãn việc triển khai công nghệ 5G. (Nguồn: PCMag)

Mới đây, Thượng nghị sĩ đảng Dân chủ Mark Warner và thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa Marco Rubio đã công bố một điều luật tạo lập một văn phòng trong nhánh hành pháp Mỹ để hạn chế hành vi trộm cắp tài sản trí tuệ của nhà nước.

Ông Warner - Phó Chủ tịch Ủy ban Tình báo Thượng viện Mỹ, cho biết: “Một điều rõ ràng rằng Trung Quốc quyết tâm sử dụng mọi công cụ trong kho vũ khí của mình để vượt qua Mỹ về mặt công nghệ và thống trị chúng ta về mặt kinh tế... Chúng tôi cần một chiến lược công nghệ của toàn chính phủ để bảo vệ khả năng cạnh tranh của Mỹ trong các ngành công nghệ mới nổi và công nghệ lưỡng dụng (sử dụng cho 2 mục đích) cũng như giải quyết mối đe dọa của Trung Quốc bằng cách chống lại việc chuyển giao công nghệ từ Mỹ”.

Bắc Kinh cho rằng, Mỹ không có quyền ngăn cản tham vọng kinh tế của họ. Theo họ, Washington kịch liệt phản đối bởi họ đang mất khả năng cạnh tranh, sự khéo léo và tầm cỡ đối trước đối thủ Thái Bình Dương của mình.

Nhiều công ty công nghệ Mỹ lo ngại rằng, Trung Quốc đang sử dụng các chiến thuật không công bằng và thậm chí là bất hợp pháp để tiến lên phía trước. Tuy nhiên, cũng có nhiều mối lo ngại cho rằng cách tiếp cận của chính quyền Trump gây phản tác dụng. Khi thông báo thắt chặt kiểm soát xuất khẩu được đưa ra, các nhà vận động hành lang công nghệ Mỹ ở Washington giải thích rằng họ có nguy cơ mất quyền tiếp cận vào một thị trường hàng hóa lớn và mất khả năng chia sẻ thông tin với các nhà nghiên cứu Trung Quốc, điều có thể giúp họ phát triển các sản phẩm tiên tiến hơn. Nhiều nhà phân tích chính sách cũng đồng tình rằng Mỹ có thể hứng rủi ro nếu đi quá xa.

Hai nhà nghiên cứu Ryan Hass và Zach Balin của Viện nghiên cứu Brookings cho biết trong một báo cáo mới đây, rằng “thật công bằng và thích hợp khi để các quốc gia bảo vệ báu vật kinh tế của mình khỏi sự bóc lột hay xâm phạm từ nước ngoài”. Tuy nhiên, Mỹ cũng cần “tránh tự gây hại cho bản thân”.

Các cuộc tranh luận có thể bị phủ bóng bởi cảm giác của một cuộc Chiến tranh Lạnh về công nghệ giữa Mỹ và Trung Quốc. Điều này khó có thể được giải quyết trong một sớm một chiều, cho dù Trump có giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2020 hay không. Ratner nói: “Tôi cho rằng vấn đề này sẽ chẳng thể biến mất dù có một tổng thống Mỹ mới vào năm 2021”.

sau chien tranh thuong mai se la cuoc dua cong nghe my trung 101 cuộc điều tra thương mại nhằm vào Trung Quốc trong năm 2018

Phát ngôn viên của Bộ Thương mại Trung Quốc Cao Phong ngày 13/12 cho biết, trong các tháng 1-11/2019, 28 quốc gia và vùng lãnh ...

sau chien tranh thuong mai se la cuoc dua cong nghe my trung WTO: Căng thẳng thương mại khiến thế giới mất gần 500 tỉ USD trong 6 tháng

​Ngày 22/11, Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) cho biết trong vòng 6 tháng gần đây, các nền kinh tế lớn nhất thế giới ...

sau chien tranh thuong mai se la cuoc dua cong nghe my trung ​Mỹ "cầu cứu" WTO can thiệp vụ quốc tế trả đũa thuế mới

Theo một quan chức Mỹ thạo tin, Washington ngày 18/10 đã đề nghị ủy ban giải quyết tranh chấp của Tổ chức Thương mại Thế ...

(theo FT)

Xem nhiều

Đọc thêm

Một mốc son lịch sử của nền Ngoại giao Việt Nam

Một mốc son lịch sử của nền Ngoại giao Việt Nam

Trải qua 70 năm, những bài học từ Hiệp định Geneva vẫn còn nguyên giá trị đối với công cuộc xây dựng, phát triển đất nước và bảo vệ Tổ ...
Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 25/4 và sáng 26/4: Lịch thi đấu Ngoại hạng Anh - Brighton vs Man City; tứ kết U23 châu Á 2024 - U23 Qatar vs U23 Nhật Bản

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 25/4 và sáng 26/4: Lịch thi đấu Ngoại hạng Anh - Brighton vs Man City; tứ kết U23 châu Á 2024 - U23 Qatar vs U23 Nhật Bản

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 25/4 và sáng 26/4: Lịch thi đấu U23 châu Á 2024 - U23 Qatar vs U23 Nhật Bản; Ngoại hạng Anh - Brighton ...
Tình hình Ukraine: Thừa nhận Nga sẽ đạt được thành công mới, Mỹ dồn dập 'bơm' thêm vũ khí, Tổng thống Biden ký ban hành luật viện trợ

Tình hình Ukraine: Thừa nhận Nga sẽ đạt được thành công mới, Mỹ dồn dập 'bơm' thêm vũ khí, Tổng thống Biden ký ban hành luật viện trợ

Cố vấn An ninh quốc gia Mỹ thừa nhận, khả năng quân đội Nga sẽ đạt được những thành công mới vào những tuần tới trong chiến dịch ở Ukraine.
Ngoại hạng Anh: Hình ảnh trận đấu Liverpool thua không bàn thắng trước Everton

Ngoại hạng Anh: Hình ảnh trận đấu Liverpool thua không bàn thắng trước Everton

Trong ngày thi đấu dưới sức, Liverpool để thua 0-2 trước Everton, khiến cơ hội đua vô địch Ngoại hạng Anh bị thu hẹp.
Israel chỉ còn chờ một mệnh lệnh tấn công ở Rafah, Ai Cập cảnh báo đanh thép

Israel chỉ còn chờ một mệnh lệnh tấn công ở Rafah, Ai Cập cảnh báo đanh thép

Israel sẽ lập tức phát động chiến dịch tấn công Rafah ngay khi được Thủ tướng nước này Benjamin Netanyahu 'bật đèn xanh'.
Á hậu Huỳnh Minh Kiên chuộng các thiết kế cắt xẻ tôn dáng và khoe đôi chân dài miên man

Á hậu Huỳnh Minh Kiên chuộng các thiết kế cắt xẻ tôn dáng và khoe đôi chân dài miên man

Á hậu Huỳnh Minh Kiên đầy sang trọng và quyến rũ với phong cách thời trang gợi cảm, khoe trọn những nét đẹp cơ thể.
Tình hình Ukraine: Thừa nhận Nga sẽ đạt được thành công mới, Mỹ dồn dập 'bơm' thêm vũ khí, Tổng thống Biden ký ban hành luật viện trợ

Tình hình Ukraine: Thừa nhận Nga sẽ đạt được thành công mới, Mỹ dồn dập 'bơm' thêm vũ khí, Tổng thống Biden ký ban hành luật viện trợ

Cố vấn An ninh quốc gia Mỹ thừa nhận, khả năng quân đội Nga sẽ đạt được những thành công mới vào những tuần tới trong chiến dịch ở Ukraine.
Israel chỉ còn chờ một mệnh lệnh tấn công ở Rafah, Ai Cập cảnh báo đanh thép

Israel chỉ còn chờ một mệnh lệnh tấn công ở Rafah, Ai Cập cảnh báo đanh thép

Israel sẽ lập tức phát động chiến dịch tấn công Rafah ngay khi được Thủ tướng nước này Benjamin Netanyahu 'bật đèn xanh'.
Mỹ tuyên bố cấp cho Ukraine tên lửa có thể tấn công sâu vào Nga, Washington đã quẳng nỗi lo bị kéo vào xung đột trực tiếp?

Mỹ tuyên bố cấp cho Ukraine tên lửa có thể tấn công sâu vào Nga, Washington đã quẳng nỗi lo bị kéo vào xung đột trực tiếp?

Mỹ xác nhận đã chuyển giao cho Kiev các Hệ thống tên lửa chiến thuật Lục quân (ATACMS) tầm xa để sử dụng trong lãnh thổ Ukraine.
Điểm tin thế giới sáng 25/4: Palestine thực hiện cải cách, Mỹ bảo vệ Đại sứ quán ở Haiti, gánh nặng nợ công châu Phi

Điểm tin thế giới sáng 25/4: Palestine thực hiện cải cách, Mỹ bảo vệ Đại sứ quán ở Haiti, gánh nặng nợ công châu Phi

Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 25/4.
Tin thế giới 24/4: Nga sẽ tung những 'bất ngờ khó chịu' ở Ukraine, một láng giềng 'gõ cửa' Washington cầu viện, Ngoại trưởng Mỹ đến Trung Quốc

Tin thế giới 24/4: Nga sẽ tung những 'bất ngờ khó chịu' ở Ukraine, một láng giềng 'gõ cửa' Washington cầu viện, Ngoại trưởng Mỹ đến Trung Quốc

Tình hình Ukraine và Trung Đông, Ngoại trưởng Mỹ bắt đầu thăm Trung Quốc, căng thẳng trên Bán đảo Triều Tiên... là một số tin thế giới nổi bật.
Khai mạc Hội nghị quốc tế về an ninh, Tổng thống Nga nói về trật tự quốc tế đa cực mới

Khai mạc Hội nghị quốc tế về an ninh, Tổng thống Nga nói về trật tự quốc tế đa cực mới

Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố, Moscow sẵn sàng hợp tác chặt chẽ với tất cả các đối tác để duy trì an ninh khu vực và toàn cầu.
Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Xung đột Nga-Ukraine buộc hai bên phát triển các phương tiện mặt đất không người lái (UGV) và các thiết bị bay không người lái (UAV).
Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Những cuộc xâm nhập, tấn công vào cơ quan ngoại giao gây ra nhiều cuộc khủng hoảng trong quan hệ các nước không phải chuyện hiếm.
'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

Theo trang mạng quân sự Nga, Iran hiện đang sở hữu kho tên lửa lớn nhất và đa dạng nhất ở Trung Đông.
Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Sau khi Bulgaria và Romania gia nhập, Schengen mở rộng thành khu vực đi lại tự do của 29 thành viên.
Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Sau một thập kỷ triển khai đại sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI), Trung Quốc tiếp tục mở rộng ảnh hưởng toàn cầu bằng các sáng kiến mới.
Sự tàn khốc chưa hồi kết

Sự tàn khốc chưa hồi kết

Cuộc xung đột Nga-Ukraine bước vào năm thứ ba và đang ngày càng trở nên khốc liệt.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động