Shangri-La 13: Trung Quốc đang gây căng thẳng trong khu vực

Với một loạt hành động đơn phương khẳng định chủ quyền bất chấp luật pháp quốc tế, Trung Quốc đã bị chỉ trích mạnh mẽ tại Đối thoại Shangri-La
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Thủ tướng Nhật Bản Abe phát biểu tại Đối thoại Shangri-La 13.

Từ ngày 30/5-1/6, Đối thoại Shangri-La lần thứ 13 đã diễn ra với sự tham gia của hơn 450 đại biểu bao gồm nguyên thủ quốc gia, bộ trưởng quốc phòng, quan chức quân sự cao cấp, chuyên gia an ninh và đối ngoại từ nhiều nước trong và ngoài khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Những căng thẳng chiến lược tiềm ẩn trong khu vực đã làm nóng bầu không khí bao trùm hội nghị với tiêu điểm là các cuộc tranh chấp chủ quyền lãnh hải gắn với cách hành xử đơn phương của Trung Quốc.

Từ lời qua tiếng lại

Trong vòng sáu tháng qua, trước hàng loạt hành động đơn phương của Trung Quốc, những căng thẳng trong tranh chấp chủ quyền biển đảo tại khu vực ngày càng tăng cao, trở thành mối lo ngại chung của các nước. Với việc thiết lập Vùng Nhận dạng phòng không ADIZ tại biển Hoa Đông, hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 tại vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, tiến hành xây dựng tại bãi đá ngầm tranh chấp với Philippines và đưa hai máy bay áp sát máy bay giám sát của Nhật Bản, Trung Quốc đã trở thành đối tượng chủ yếu trong các bài phát biểu tại Đối thoại Shangri-La.

Trong phát biểu dẫn đề, Thủ tướng Nhật Bản Abe đã chỉ trích "các nỗ lực nhằm thay đổi hiện trạng thông qua vũ lực hoặc cưỡng ép", đồng thời yêu cầu các nước phải tuân thủ luật pháp quốc tế. Thực tế, bài phát biểu của Thủ tướng Abe đã không dưới 20 lần nhắc đến yêu cầu này.

Cùng với Nhật Bản, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel cũng mạnh mẽ bày tỏ quan điểm lên án Trung Quốc, tuyên bố nước này đã "tiến hành những hành động đơn phương, gây bất ổn nhằm khẳng định những tuyên bố chủ quyền" trên Biển Đông.

Để đáp lại, Trung tướng Vương Quán Trung, Phó Tổng tham mưu trưởng Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc, đã buộc tội ông Abe và ông Hagel kết hợp với nhau, sử dụng bài phát biểu để tấn công Bắc Kinh và điều này là "không thể chấp nhận được", "khiêu khích", "đầy tính hăm dọa" và đi ngược lại với tinh thần của Đối thoại.

Các nước khác như Singapore, Anh, Pháp, Australia cũng bày tỏ quan ngại đối với các căng thẳng tại khu vực. Đặc biệt, đối với sự việc giàn khoan Hải Dương 981, Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam, Đại tướng Phùng Quang Thanh cũng phát cho rằng mặc dù Việt Nam có thể sẽ sử dụng công cụ pháp lý khi giải pháp đàm phán không mang lại kết quả nhưng Việt Nam vẫn luôn mong muốn giải quyết tranh chấp thông qua đối thoại.

Có thể thấy, những xung đột trên Biển Đông và biển Hoa Đông gần đây đã làm không khí Đối thoại Shangri-La nóng lên một cách bất thường. Trong khi các kỳ đối thoại trước, một vấn đề nóng chứa đựng các bất đồng thường chỉ được đề cập một cách ôn hòa, thì năm nay các đại biểu đã không ngần ngại nói thẳng quan điểm của mình.

Đến những căng thẳng chiến lược sâu xa

Vượt trên vấn đề chủ quyền biển đảo, những bất đồng tại Shangri-La 13 lần này thể hiện những tranh giành mang tính chiến lược giữa các nước lớn, chủ yếu xuất phát từ sự trỗi dậy mạnh mẽ của Trung Quốc.

Nhật Bản, nền kinh tế lớn thứ ba thế giới và thứ hai khu vực, dường như sẽ không "để yên" cho Trung Quốc "trỗi dậy hòa bình" nữa mà sẽ "đóng một vai trò lớn hơn và chủ động hơn trong việc bảo đảm hòa bình ở châu Á và trên thế giới". Một trong những biện pháp để thay đổi mục tiêu đó là tăng cường xây dựng mối quan hệ an ninh chặt chẽ với ASEAN - vốn được coi là khu vực ảnh hưởng truyền thống của Trung Quốc. Thủ tướng Abe tuyên bố Nhật Bản đã quyết định cung cấp tàu tuần tra cho Philippines và Indonesia, đồng thời đang tiến hành các khảo sát cần thiết để cung cấp những tàu tương tự cho Việt Nam.

Mỹ, cường quốc số 1 trên thế giới, vốn đang loay hoay xoay trục sang châu Á, cũng trấn an các đồng minh bằng những tuyên bố mạnh mẽ tại Shangri-La. Cụ thể, Bộ trưởng Quốc phòng Hagel tuyên bố Washington không đứng về bên nào trong tranh chấp nhưng "kiên quyết phản đối bất kỳ quốc gia nào đe dọa, ép buộc hoặc đe dọa sử dụng vũ lực để khẳng định những tuyên bố" và sẽ" giữ vững quan điểm trên khi những trật tự quốc tế cơ bản bị thách thức." Tuyên bố trên của ông Hagel đã phần nào tái khẳng định cam kết của Mỹ đối với khu vực.

Về phần mình, Trung Quốc chắc chắn cũng sẽ không chịu ngồi yên trước nỗ lực kiềm chế của Mỹ và Nhật Bản. Tại Shangri-La, các đại biểu Trung Quốc đã phản đối những hành động mà họ coi như là "sự can thiệp vào công việc nội bộ và thống trị an ninh ở khu vực" của Mỹ và Nhật. Với sự vươn lên về kinh tế và quân sự, Trung Quốc đang theo đuổi mục tiêu chiếm vị thế số 1 tại khu vực. Tuy nhiên, Trung Quốc dường như đã không có được các lý lẽ và hành động thuyết phục để thể hiện vị thế của mình. Thay vào đó, nước này đã sử dụng các hành động hung hăng, gây lo ngại cho cộng đồng quốc tế và làm mất niềm tin của các nước láng giềng.

Phạm Diệu My
Viện Nghiên cứu Chiến lược, Bộ Ngoại giao



 

Đọc thêm

Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024: Hơn 40 công ty nước ngoài xác nhận tham gia

Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024: Hơn 40 công ty nước ngoài xác nhận tham gia

Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 đã có sự xác nhận tham gia của hơn 40 công ty, đầu mối đến từ 19 quốc gia, vùng lãnh ...
Dự đoán trong 10 năm tới, số lượng triệu phú gốc Phi sẽ tăng tới 65%

Dự đoán trong 10 năm tới, số lượng triệu phú gốc Phi sẽ tăng tới 65%

Châu Phi là nơi sinh sống của 135.200 triệu phú và 21 tỷ phú, tính bằng USD với tổng tài sản có thể đầu tư hiện đang nắm giữ lên ...
Quần thể Danh thắng Tràng An chính thức hiện diện trên “bảo tàng số” Google Arts & Culture

Quần thể Danh thắng Tràng An chính thức hiện diện trên “bảo tàng số” Google Arts & Culture

Triển lãm trực tuyến trên nền tảng Google Arts & Culture đưa đến cho du khách những góc nhìn đẹp nhất về Quần thể Danh thắng Tràng An.
Xung đột Iran-Israel: Cuộc so găng lên đỉnh điểm, ‘gọi tên’ đối đầu quân sự trực tiếp?

Xung đột Iran-Israel: Cuộc so găng lên đỉnh điểm, ‘gọi tên’ đối đầu quân sự trực tiếp?

Trung Đông đứng trước nguy cơ rơi vào vòng xoáy bạo lực mới, sau cuộc tấn công đáp trả của Iran đối với Israel.
XSMB 21/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Bắc hôm nay Chủ Nhật 21/4/2024. dự đoán XSMB 21/4/2024

XSMB 21/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Bắc hôm nay Chủ Nhật 21/4/2024. dự đoán XSMB 21/4/2024

XSMB 21/4 - Trực tiếp kết quả xổ số miền Bắc hôm nay, Chủ Nhật 21/4/2024. kết quả xổ số hôm nay 21/4. dự đoán xổ số miền Bắc Chủ ...
XSMT 21/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Trung hôm nay Chủ Nhật ngày 21/4/2024. SXMT 21/4/2024

XSMT 21/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Trung hôm nay Chủ Nhật ngày 21/4/2024. SXMT 21/4/2024

XSMT 21/4 - Trực tiếp xổ số miền Trung 21/4/2024. xổ số hôm nay 21/4/2024. kết quả xổ số miền Trung hôm nay. xổ số miền Trung Chủ nhật. SXMT ...
Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Đằng sau cuộc tấn công của Iran, khả năng Israel trả đũa và ngày càng nhiều lời kêu gọi kiềm chế từ cộng đồng quốc tế...
Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Để đánh thức tiềm năng của ASEAN, Thủ tướng New Zealand sẽ tìm cách khai thác những ưu thế trong quan hệ với từng nước mà ông sẽ đến thăm.
Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Chuyến thăm Bắc Kinh của Ngoại trưởng Pháp Stephane Sejourne đã mở ra những cơ hội mới trong quan hệ giữa hai nước.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ I)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ I)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Ngoại trưởng Ấn Độ thăm Đông Nam Á: Cụ thể hóa tầm nhìn chiến lược

Ngoại trưởng Ấn Độ thăm Đông Nam Á: Cụ thể hóa tầm nhìn chiến lược

Chuyến công du Đông Nam Á của ông Jaishankar không chỉ thúc đẩy quan hệ với từng nước, mà còn góp phần nâng cao ảnh hưởng của Ấn Độ trong khu vực.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động