Sự kiện trọng đại giữa hai người anh em

 “Việc hoàn thành toàn bộ công tác tăng dày và tôn tạo hệ thống mốc quốc giới Việt Nam-Lào là một sự kiện trọng đại, có ý nghĩa to lớn, thể hiện sự thống nhất cao, sự tin cậy, hiểu biết lẫn nhau giữa hai Đảng, hai Nhà nước và nhân dân hai nước. Công trình này là biểu tượng sinh động của mối quan hệ hữu nghị truyền thống đặc biệt, tình đoàn kết và sự hợp tác toàn diện giữa hai nước Việt-Lào”.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
tin nhap 20170921162345 Xây dựng đường biên Việt Nam - Lào hòa bình và phát triển bền vững
tin nhap 20170921162345 Thúc đẩy giao lưu thanh niên hai nước Việt - Lào

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã nhấn mạnh như vậy tại Hội nghị tổng kết công tác tăng dày và tôn tạo hệ thống mốc quốc giới Việt Nam – Lào diễn ra vừa qua.

tin nhap 20170921162345
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc.

Những con số biết nói

Hội nghị khiến tôi nhớ tới chia sẻ của một vị Thứ trưởng Ngoại giao, người đã từng đảm nhiệm vị trí Chủ nhiệm Ủy ban Biên giới quốc gia. Ông kể, các điểm mốc giới giữa tỉnh Quảng Nam với các vùng của Lào là vùng núi rất cao, cả xe cơ giới và trực thăng đều không tiếp cận được vì rất nguy hiểm. Bởi thế, đội cắm mốc phải chia nhau gùi vật liệu, khi thì đi bộ, khi di chuyển bằng bè, rồi có khi leo núi cả ngày. “Phải đi mới thấy sự vất vả của anh em. Ngồi bàn giấy nghe báo cáo thì không thể mường tượng hết được”, vị Thứ trưởng chia sẻ.

Nỗ lực của những người làm công tác biên giới Việt – Lào đã được đền đáp xứng đáng bằng những con số, thể hiện rõ trong báo cáo tại Hội nghị. Đường biên giới Việt Nam - Lào dài 2.337,459 km, tiếp giáp giữa 10 tỉnh của Việt Nam với 10 tỉnh của Lào. Trên toàn tuyến biên giới hai nước hiện có tổng số 33 cửa khẩu đang hoạt động (trong đó có tám cửa khẩu quốc tế, bảy cửa khẩu chính và 18 cửa khẩu phụ). Năm 1977 hai nước tiến hành đàm phán song phương và hoàn thành phân giới, cắm mốc vào năm 1987.

Từ 2008 - 2016, hai nước phối hợp triển khai Dự án tăng dày và tôn tạo hệ thống mốc quốc giới nhằm nâng cao, hoàn thiện chất lượng đường biên giới cả trên thực địa và hồ sơ pháp lý. Trong hệ thống mốc quốc giới,  hiện có 1.002 cột mốc và cọc dấu tại 905 vị trí, được ghi nhận chi tiết tại Nghị định thư về đường biên giới và mốc quốc giới Việt Nam - Lào ký ngày 16/3/2016.

Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh thành công này rất quan trọng, là cơ sở để hoàn thiện hồ sơ pháp lý đường biên giới quốc gia Việt-Lào. Khẳng định vấn đề biên giới lãnh thổ luôn được lãnh đạo Đảng, Nhà nước quan tâm, Thủ tướng cho biết, công tác tăng dày, tôn tạo hệ thống mốc quốc giới Việt Nam-Lào đã được kiên trì thực hiện trong thời gian dài, đạt nhiều kết quả quan trọng khi mà nhiều vị trí cắm mốc ở “rừng cao, núi rậm, thời tiết, giao thông đi lại hết sức khó khăn, hiểm trở, phức tạp”. “Tôi biết không có ai hy sinh, nhưng có nhiều đồng chí bị thương”, Thủ tướng nói.

Hai nước đã thông qua Quốc hội hai bên về đường biên giới quốc gia và ban hành nhiều văn kiện pháp lý quan trọng để công nhận đường biên giới chung. Cũng theo Thủ tướng, về mặt quốc gia, quốc tế, Việt Nam có đường biên giới chính xác, rõ ràng, vĩnh viễn được ghi nhận chi tiết trong hệ thống mốc quốc giới chính quy, hiện đại, bền vững.

tin nhap 20170921162345
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh tham quan tư liệu công tác xây dựng biên giới hữu nghị Việt-Lào. (Nguồn: VGP)

Không ngừng vun đắp và phát triển

Các cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam gần đây đã phê chuẩn Nghị định thư về đường biên giới và mốc quốc giới Việt Nam-Lào, Hiệp định về quy chế quản lý biên giới và cửa khẩu biên giới trên đất liền. Hai nước đã trao đổi công hàm thông báo hai văn kiện này chính thức có hiệu lực từ ngày 5/9/2017.

Nghị định thư ký ngày 16/3/2016 là văn kiện pháp lý cấp Nhà nước ghi nhận toàn bộ thành quả giải quyết biên giới giữa hai nước, bao gồm: kết quả hoạch định và phân giới cắm mốc giai đoạn 1977-1987; kết quả giải quyết một số đoạn biên giới tồn đọng và các mâu thuẫn, sai lệch về đường biên giới, mốc quốc giới sau phân giới cắm mốc trước đây; và đặc biệt là kết quả thực hiện Dự án tăng dày, tôn tạo hệ thống mốc quốc giới Việt Nam - Lào giai đoạn 2008-2016. Đáng lưu ý, Nghị định thư mô tả chính xác vị trí của 1.002 mốc quốc giới và cọc dấu có tọa độ địa lý được đo bằng máy GPS hai tần số, mô tả chi tiết hướng đi và địa hình đường biên giới đi qua theo hướng từ Bắc xuống Nam. Nghị định thư gồm bốn phụ lục đính kèm, trong đó quan trọng nhất là Bộ bản đồ đường biên giới quốc gia Việt Nam - Lào tỷ lệ 1/50.000 thể hiện toàn bộ thành quả giải quyết biên giới giữa hai nước.

Hiệp định về Quy chế quản lý biên giới và cửa khẩu biên giới trên đất liền Việt Nam - Lào gồm các điều khoản quy định chi tiết về quy chế biên giới và cơ chế hợp tác, phối hợp giữa các lực lượng chức năng của hai nước trong công tác quản lý, bảo vệ đường biên giới, hệ thống mốc quốc giới, xử lý các sự kiện biên giới và quản lý hệ thống cửa khẩu biên giới Việt Nam – Lào nhằm duy trì an ninh, trật tự, an toàn xã hội vùng biên giới, tạo điều kiện cho việc giao lưu, phát triển kinh tế - xã hội giữa hai nước.

“Chúng ta vui mừng về thành công thực hiện kế hoạch tổng thể công tác tăng dày, tôn tạo hệ thống mốc giới Việt Nam-Lào”, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc biểu dương thành tích của Bộ Ngoại giao, các Bộ, ngành, địa phương liên quan. Thủ tướng đồng thời cũng giao nhiệm vụ xây dựng biên giới hòa bình hữu nghị với Lào, giữ gìn an ninh trật tự phòng chống tội phạm, buôn lậu, di cư tự do qua biên giới.

Khu vực biên giới Việt - Lào có vị trí chiến lược hết sức quan trọng đối với an ninh quốc phòng và kinh tế xã hội của hai nước. Khu vực biên giới ổn định và phát triển sẽ góp phần tăng cường tình đoàn kết, gắn bó nhân dân hai bên biên giới; thúc đẩy phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của các địa phương có chung đường biên giới; qua đó làm sâu sắc thêm quan hệ Việt Nam – Lào, đồng thời khẳng định tình cảm khăng khít như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng ví “Thương nhau mấy núi cũng trèo/ Mấy sông cũng lội, mấy đèo cũng qua/ Việt - Lào hai nước chúng ta/ Tình sâu hơn nước Hồng Hà, Cửu Long”.

tin nhap 20170921162345
Giao lưu đoàn kết, hữu nghị Việt Nam - Lào tại Berlin

Nhằm tích cực hưởng ứng Năm Đoàn kết hữu nghị Việt Nam - Lào 2017, vừa qua, Đại sứ quán (ĐSQ) Việt Nam và ĐSQ ...

tin nhap 20170921162345
Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Việt Nam - Lào 2017

200 đại biểu thanh niên tiêu biểu Lào sẽ tham dự Chương trình Gặp gỡ hữu nghị hhanh niên Việt Nam - Lào 2017 diễn ...

tin nhap 20170921162345
Thắm đượm tình hữu nghị Việt - Lào

Tối 4/9, tại thủ đô Vientiane, Đại sứ quán Việt Nam tại Lào đã trang trọng tổ chức chiêu đãi trọng thể chào mừng kỷ ...

Thu Hiền (tổng hợp)

Đọc thêm

Viện Y dược cổ truyền dân tộc công bố hiệu quả điều trị của bài thuốc mất ngủ Đỗ Minh

Viện Y dược cổ truyền dân tộc công bố hiệu quả điều trị của bài thuốc mất ngủ Đỗ Minh

Tháng 4/2024, Viện Y dược cổ truyền dân tộc đã công bố hiệu quả điều trị bệnh mất ngủ của bài thuốc mất ngủ Đỗ Minh. Với những kết quả ...
XSMB 26/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Bắc hôm nay thứ 6 ngày 26/4/2024. dự đoán XSMB 26/4/2024

XSMB 26/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Bắc hôm nay thứ 6 ngày 26/4/2024. dự đoán XSMB 26/4/2024

XSMB 26/4 - Trực tiếp xổ số miền Bắc 26/4/2024. xổ số hôm nay 26/4. SXMB 26/4. kết quả xổ số miền Bắc hôm nay. dự đoán xổ số miền ...
XSMT 26/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Trung hôm nay thứ Sáu ngày 26/4/2024. SXMT 26/4/2024

XSMT 26/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Trung hôm nay thứ Sáu ngày 26/4/2024. SXMT 26/4/2024

XSMT 26/4 - Trực tiếp xổ số miền Trung 26/4/2024. kết quả xổ số miền Trung hôm nay. xổ số miền Trung thứ 6. xổ số hôm nay 26/4. SXMT ...
XSMN 26/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Nam hôm nay thứ Sáu 26/4/2024. xổ số hôm nay 26/4

XSMN 26/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Nam hôm nay thứ Sáu 26/4/2024. xổ số hôm nay 26/4

XSMN 26/4 - xổ số hôm nay 26/4. kết quả xổ số miền Nam 26/4/2024. kết quả xổ số hôm nay ngày 26 tháng 4. xổ số miền Nam thứ ...
Hoa Kỳ khởi động dự án hỗ trợ 700 người khuyết tật tại tỉnh Cà Mau

Hoa Kỳ khởi động dự án hỗ trợ 700 người khuyết tật tại tỉnh Cà Mau

USAID triển khai các hoạt động hỗ trợ người khuyết tật ở Đồng bằng sông Cửu Long với các dự án tại Bạc Liêu và Cà Mau.
Cách Tổng thống Biden 'gửi quyền lợi' trong gói viện trợ 61 tỷ USD của Mỹ dành cho Ukraine

Cách Tổng thống Biden 'gửi quyền lợi' trong gói viện trợ 61 tỷ USD của Mỹ dành cho Ukraine

Tổng thống Biden đã tính toán như thế nào trong khoản viện trợ xung đột quân sự 61 tỷ USD dành cho Ukraine? Mỹ có thật viện trợ Ukraine không ...
Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Dù cuộc bầu cử Hạ viện Ấn Độ phải đến 4/6 mới công bố kết quả, nhưng đương kim Thủ tướng Narendra Modi được dự báo nắm chắc chiến thắng...
Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Đằng sau cuộc tấn công của Iran, khả năng Israel trả đũa và ngày càng nhiều lời kêu gọi kiềm chế từ cộng đồng quốc tế...
Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Để đánh thức tiềm năng của ASEAN, Thủ tướng New Zealand sẽ tìm cách khai thác những ưu thế trong quan hệ với từng nước mà ông sẽ đến thăm.
Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Chuyến thăm Bắc Kinh của Ngoại trưởng Pháp Stephane Sejourne đã mở ra những cơ hội mới trong quan hệ giữa hai nước.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ I)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ I)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động