Sức mạnh mềm Mỹ đến hồi cáo chung?

Đó là câu hỏi mà ông Shashi Tharoor, nguyên Phó Tổng Thư ký Liên hợp quốc nêu ra trong bài viết đăng trên mạng Project Syndicate ngày 11/11. TG&VN xin giới thiệu cùng bạn đọc.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
suc manh mem my den hoi cao chung Người Trung Quốc đi du lịch để cải thiện hình ảnh đất nước
suc manh mem my den hoi cao chung "Siêu thương hiệu" của Tây Ban Nha

Hiện nay, giới phân tích đang quan ngại rằng, việc ông Donald Trump đắc cử Tổng thống có thể ảnh hưởng không tốt đến sức mạnh mềm của Mỹ trên phạm vi toàn thế giới. Thậm chí, có người còn quả quyết rằng điều này chắc chắn sẽ xảy ra.

Sức mạnh gợi lên trong tâm trí

Từ trước đến nay, quyền lực của các quốc gia trên toàn cầu thường được đánh giá dựa trên sức mạnh quân sự: nước nào có lực lượng quân đội mạnh nhất thì đó là quốc gia quyền lực nhất. Tuy nhiên, quan điểm này không phải lúc nào cũng đúng trong thực tế. 

Trong khi đó, “sức mạnh mềm”, một thuật ngữ được Giáo sư Đại học Harvard Joseph Nye đưa ra năm 1990, nhằm diễn tả ảnh hưởng của một quốc gia - đặc biệt là siêu cường Mỹ - đến các quốc gia khác mà không qua con đường quân sự. Nye cho rằng, quyền lực của một quốc gia nằm ở “khả năng thay đổi hành vi của nước khác” theo cách họ muốn, cho dù thông qua đe dọa, ép buộc (“cây gậy”), tưởng thưởng (“củ cà rốt”) hay quyến rũ (“sức mạnh mềm”). “Nếu bạn có thể thu hút được các nước khác, bạn sẽ đỡ phải dùng đến cây gậy và củ cà rốt”, theo Nye.

Vị Giáo sư trường Harvard lập luận rằng, sức mạnh mềm của một quốc gia bắt nguồn từ văn hóa, những giá trị chính trị và chính sách đối ngoại. Tuy nhiên, tôi tin rằng sức mạnh mềm cũng phần nào xuất phát từ quan điểm của thế giới về quốc gia đó. Sức mạnh cứng phải được triển khai trong thực tế, còn sức mạnh mềm thường được gợi lên trong tâm trí.

Cho đến nay, Mỹ vẫn đang là nền kinh tế lớn nhất thế giới cũng như là nền dân chủ lâu đời nhất, “thiên đường” cho người nhập cư, mảnh đất của “giấc mơ Mỹ” rằng ai cũng có thể thành công nếu họ chăm chỉ làm việc. Mỹ cũng là quê hương của những thương hiệu lừng lẫy toàn cầu như Boing, Intel, Google, Apple, Microsoft, Hollywood…

suc manh mem my den hoi cao chung
Mỹ là quê hương của nhiều thương hiệu nổi tiếng toàn cầu như Hollywood, Apple, Boing... (Nguồn: Playbuzz)

Sự hấp dẫn của những “tài sản” nói trên, cũng như những giá trị Mỹ, cho phép Mỹ thuyết phục, hơn là ép buộc, các nước khác đi theo mình. Nếu xét theo khía cạnh này, sức mạnh mềm được xem như là giải pháp thay thế đồng thời là yếu tố bổ sung cho sức mạnh cứng.

Thế nhưng, sức mạnh mềm của Mỹ vẫn tồn tại một số hạn chế. Trong vụ tấn công khủng bố ngày 11/9/2001, nước Mỹ nhận được sự cảm thông, chia sẻ từ nhiều nước khác. Tuy nhiên sau đó, Mỹ lại tiến hành cuộc chiến chống khủng bố, chủ yếu dựa vào sức mạnh cứng như chiến dịch can thiệp vào Iraq, giam giữ tàn tệ những nghi phạm khủng bố tại nhà tù vịnh Guatanamo, vụ bê bối Abu Ghraib… khiến cho dư luận quốc tế cảm thấy bất bình.

Trong bối cảnh đó, những tài sản sức mạnh mềm của Mỹ không thể nào bù đắp lại những tổn thất do việc triển khai sức mạnh cứng gây ra. Những người hâm mộ văn hóa Mỹ không thể chấp nhận những điều diễn ra trong “địa ngục trần gian” Guantanamo. Việc sức mạnh mềm của Mỹ nhanh chóng suy giảm đã cho thấy một thực tế rằng, cách một quốc gia triển khai sức mạnh cứng sẽ ảnh hưởng đến việc thu phục nhân tâm thông qua sức mạnh mềm.

Câu chuyện không còn thú vị

Hiện nay, nhờ sự phát triển của các phương tiện truyền thông, các vấn đề nội bộ Mỹ cũng được dư luận quốc tế quan tâm không kém các chính sách đối ngoại của siêu cường này. Có thể nói, trong một thế giới mà thông tin lưu chuyển vô cùng nhanh chóng như ngày nay, quan niệm của dư luận quốc tế về một quốc gia được thể hiện trên tin tức trực tuyến, video trên smartphone, thậm chí là qua việc “buôn chuyện” trên Twitter.

suc manh mem my den hoi cao chung
Quan niệm của dư luận quốc tế về một quốc gia thậm chí được thể hiện phần nào qua việc "buôn chuyện" trên Twitter. (Nguồn: The Atlantic)

Theo Joseph Nye, trong kỷ nguyên thông tin, có ba kiểu quốc gia có thể tận dụng sức mạnh mềm, bao gồm: những nước có văn hóa và tư tưởng gần gũi với những quan niệm chung toàn cầu, những nước sở hữu hệ thống truyền thông mạnh và có khả năng định hướng dư luận về một vấn đề nào đó, những nước có uy tín nhờ vào tình hình nội bộ và trách nhiệm với thế giới. Có thể nói, Mỹ đã làm khá tốt trên cả ba khía cạnh nói trên.

Thực sự, văn hóa và tư tưởng Mỹ đã lập ra một quy chuẩn cho nhiều nước khác noi theo. Bên cạnh đó, uy tín của Mỹ trên trường quốc tế cũng có phần dựa vào sự hiệu quả trong việc vận hành bộ máy chính trị nội bộ. Việc vượt qua những quan niệm kéo dài nhiều thế kỷ về phân biệt chủng tộc để chọn ra một vị Tổng thống da màu hồi năm 2008 đã phần nào phản ánh khát vọng đổi mới nước Mỹ.

Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia, việc ông Trump chuẩn bị bước vào Nhà Trắng đang đặt ra mối lo ngại rằng: hình ảnh tốt đẹp về nước Mỹ bấy lâu nay có thể bị hủy hoại. Nhiều nước có thể sẽ quay lưng lại với Mỹ nếu Trump triển khai những chính sách mang tính bài ngoại, phân biệt giới tính, ích kỷ như ông từng tuyên bố. Hệ thống chính trị Mỹ, vốn luôn hứa hẹn sẽ tạo một sân chơi công bằng cho bất cứ ai, đang bị các nhà lãnh đạo điều chỉnh theo những toan tính của riêng họ.

Nye cho rằng, trong kỷ nguyên thông tin, sức mạnh mềm thường được sản sinh tại những quốc gia có “câu chuyện thú vị”. Trong một thời gian dài, nước Mỹ luôn được xem là “mảnh đất của những câu chuyện thú vị”: nền báo chí tự do, xã hội cởi mở, chào đón người nhập cư, sự khao khát ý tưởng mới. Tất cả những điều đó trao cho Mỹ khả năng nổi trội hơn tất cả các nước trong việc thuyết phục và cuốn hút dư luận thế giới.

Thế nhưng, câu chuyện về nước Mỹ được kể trong mùa bầu cử Tổng thống năm nay dường như đã phá hỏng nền tảng sức mạnh mềm mà Washington kỳ công xây dựng bấy lâu nay. Và những con quái vật được thả từ “chiếc hộp Pandora” bầu cử 2016 - chính là tư tưởng bài ngoại, phân biệt chủng tộc - sẽ được dịp lan tràn khắp nước Mỹ cũng như trên thế giới. Trong tôi, nước Mỹ đã không còn như trước.

* Ông Shashi Tharoor nguyên là Phó Tổng Thư ký Liên hợp quốc, cựu Bộ trưởng Ngoại giao Ấn Độ. Ông hiện là Chủ tịch Ủy ban đối ngoại Quốc hội Ấn Độ.

suc manh mem my den hoi cao chung Phim/kịch truyền hình Thổ Nhĩ Kỳ: Sức mạnh mềm không thể chối cãi

Phủ sóng Trên khoảng 40 quốc gia và còn tiếp tục gia tăng, phim/kịch truyền hình đang ngày một chứng tỏ là một công cụ ...

suc manh mem my den hoi cao chung Ngoại giao hòa nhạc

Âm nhạc ngày càng được ưa chuộng giống như một sức mạnh mềm trong ngoại giao. Từ Washington D.C đến Bình Nhưỡng, âm nhạc đã ...

suc manh mem my den hoi cao chung Xác lập thế đứng thông qua “sức mạnh mềm”

Kể từ Đại hội Đảng lần thứ XI, hợp tác quốc tế trong lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch có thể nói ...

Quang Chinh (theo Project Syndicate)

Bài viết cùng chủ đề

Bầu cử Tổng thống Mỹ 2016

Đọc thêm

Chính phủ đã nhượng bộ, vẫn không có đột phá trong bế tắc y tế tại Hàn Quốc

Chính phủ đã nhượng bộ, vẫn không có đột phá trong bế tắc y tế tại Hàn Quốc

Cuộc khủng hoảng ngành y tế Hàn Quốc vẫn chưa thể được giải quyết, dù chính phủ Hàn Quốc đã có nhượng bộ, vì lý do gì?
Loạt trường Đại học công bố điểm chuẩn học bạ 2024; cao nhất 25,5 điểm

Loạt trường Đại học công bố điểm chuẩn học bạ 2024; cao nhất 25,5 điểm

Đến thời điểm hiện tại, có 13 trường Đại học công bố điểm chuẩn trúng tuyển học bạ 2024.
Sản lượng chip Trung Quốc tăng 40% bất chấp những hạn chế từ Mỹ

Sản lượng chip Trung Quốc tăng 40% bất chấp những hạn chế từ Mỹ

Sản lượng chip bán dẫn của Trung Quốc đã ghi nhận mức tăng trưởng mạnh mẽ trong quý I/2024, bất chấp những hạn chế từ phía Mỹ.
Apple sẽ nâng cấp gấp đôi dung lượng trên iPhone 16 Pro

Apple sẽ nâng cấp gấp đôi dung lượng trên iPhone 16 Pro

Apple được cho là sẽ bổ sung tùy chọn lưu trữ tối đa 2TB cho bộ đôi iPhone 16 Pro và iPhone 16 Pro Max, thay vì 1TB như những ...
Lễ công bố thành lập Viện Công nghệ Sinh học và Công nghệ Thực phẩm, trường Đại học Nông Lâm, Đại học Thái Nguyên

Lễ công bố thành lập Viện Công nghệ Sinh học và Công nghệ Thực phẩm, trường Đại học Nông Lâm, Đại học Thái Nguyên

Sáng ngày 11/4/2024, Viện Công nghệ Sinh học và Công nghệ Thực phẩm, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã tổ chức lễ công bố quyết định thành lập ...
Việt Nam xếp thứ 33/121 thương hiệu quốc gia mạnh trên thế giới

Việt Nam xếp thứ 33/121 thương hiệu quốc gia mạnh trên thế giới

Theo đánh giá của Brand Finance, thương hiệu quốc gia Việt Nam có tốc độ tăng trưởng 102% trong giai đoạn 2019-2023.
Chính phủ đã nhượng bộ, vẫn không có đột phá trong bế tắc y tế tại Hàn Quốc

Chính phủ đã nhượng bộ, vẫn không có đột phá trong bế tắc y tế tại Hàn Quốc

Cuộc khủng hoảng ngành y tế Hàn Quốc vẫn chưa thể được giải quyết, dù chính phủ Hàn Quốc đã có nhượng bộ, vì lý do gì?
Coi vấn đề Triều Tiên và Trung Quốc là thách thức toàn cầu, G7 đồng lòng chặn việc né tránh các lệnh trừng phạt; Bình Nhưỡng lại thử vũ khí mới

Coi vấn đề Triều Tiên và Trung Quốc là thách thức toàn cầu, G7 đồng lòng chặn việc né tránh các lệnh trừng phạt; Bình Nhưỡng lại thử vũ khí mới

Coi vấn đề Triều Tiên và Trung Quốc là thách thức toàn cầu, G7 đồng lòng chặn việc né tránh các lệnh trừng phạt...
Ukraine lần đầu bắn hạ thành công máy bay ném bom chiến lược của Nga, Tổng thống Zelensky 'đánh tiếng' cần ít nhất 7 hệ thống phòng không Patriot

Ukraine lần đầu bắn hạ thành công máy bay ném bom chiến lược của Nga, Tổng thống Zelensky 'đánh tiếng' cần ít nhất 7 hệ thống phòng không Patriot

Ukraine lần đầu bắn hạ thành công máy bay ném bom chiến lược của Nga, Tổng thống Zelensky 'đánh tiếng' cần ít nhất 7 hệ thống phòng không Patriot.
Tổng thư ký LHQ kêu gọi ngừng trả đũa tại Trung Đông, học giả quốc tế nói Israel và Iran đều đã kiềm chế

Tổng thư ký LHQ kêu gọi ngừng trả đũa tại Trung Đông, học giả quốc tế nói Israel và Iran đều đã kiềm chế

Tổng thư ký LHQ kêu gọi chấm dứt chu kỳ trả đũa tại Trung Đông, học giả quốc tế nói Israel và Iran đều đã kiềm chế...
Lào-Campuchia thắt chặt quan hệ láng giềng

Lào-Campuchia thắt chặt quan hệ láng giềng

Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith cùng Phu nhân Naly Sisoulith sẽ có chuyến thăm cấp nhà nước tới Campuchia vào tuần tới.
Thăm Indonesia, Ngoại trưởng Trung Quốc tìm cách tăng cường đầu tư sâu hơn vào một số lĩnh vực

Thăm Indonesia, Ngoại trưởng Trung Quốc tìm cách tăng cường đầu tư sâu hơn vào một số lĩnh vực

Indonesia và Trung Quốc tìm cách tăng cường hơn nữa quan hệ kinh tế thông qua đầu tư sâu hơn vào cơ sở hạ tầng, hạ nguồn, an ninh lương thực và quá trình chuyển ...
'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

Theo trang mạng quân sự Nga, Iran hiện đang sở hữu kho tên lửa lớn nhất và đa dạng nhất ở Trung Đông.
Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Sau khi Bulgaria và Romania gia nhập, Schengen mở rộng thành khu vực đi lại tự do của 29 thành viên.
Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Sau một thập kỷ triển khai đại sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI), Trung Quốc tiếp tục mở rộng ảnh hưởng toàn cầu bằng các sáng kiến mới.
Sự tàn khốc chưa hồi kết

Sự tàn khốc chưa hồi kết

Cuộc xung đột Nga-Ukraine bước vào năm thứ ba và đang ngày càng trở nên khốc liệt.
Phong tục thú vị trong ngày lễ Phục sinh trên thế giới

Phong tục thú vị trong ngày lễ Phục sinh trên thế giới

Là ngày lễ quan trọng nhất của Kitô giáo, lễ Phục sinh được tổ chức ở nhiều nước châu Âu với những phong tục độc đáo, thú vị.
Vì tương lai dòng Mekong-Lan Thương

Vì tương lai dòng Mekong-Lan Thương

Cơ chế hợp tác Mekong-Lan Thương (MLC) ra đời tháng 3/2016, quy tụ sáu quốc gia ven sông là Trung Quốc, Việt Nam, Campuchia, Lào, Myanmar và Thái Lan.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động