Suy ngẫm về ASEAN khi Cộng đồng ra đời

Chắc chắn rằng năm 2015 sẽ đi vào lịch sử Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) như một mốc lớn vì nó đánh dấu sự ra đời của một thể chế mới chặt chẽ hơn, ở tầm cao hơn mang tên "Cộng đồng ASEAN".
Theo dõi Baoquocte.vn trên
suy ngam ve asean khi cong dong ra doi

Lãnh đạo các nước ASEAN tại Lễ ký Tuyên bố Kuala Lumpur 2015 về “Thành lập Cộng đồng ASEAN".

Trước sự kiện lớn lao như vậy hẳn mỗi công dân Cộng đồng đều nhìn lại quá khứ, đánh giá hiện tại và kỳ vọng về tương lai của khu vực. Là người trực tiếp “dính dáng” tới việc nước ta gia nhập và hoạt động trong ASEAN ngay từ đầu, lúc này trong tôi bỗng nảy sinh nhiều suy ngẫm, tựu trung lại được thể hiện trong hai chữ: "không ngờ" và "hy vọng".

Vì sao không ngờ? Thế hệ 8-x chúng tôi (tức là những người đã bước vào cái tuổi 80 chứ không phải là những người sinh ra vào những năm 80 thế kỷ trước) còn nhớ như in tình hình khu vực suốt 70 năm qua, trong đó một phần hai thế kỷ bị chia lìa, thù nghịch. Riêng Việt Nam ta đã từng là nạn nhân của các cuộc chiến tranh xâm lược liên tiếp suốt 30 năm trời và tình trạng bị bao vây cô lập suốt 10 năm, trong đó điều đáng buồn là có sự tham gia của cả một số nước Đông Nam Á. Thử hỏi thực trạng ấy làm sao không gây ra sự nghi kỵ lẫn nhau?

Nào ngờ giữa những năm 90 của thế kỷ trước, Việt Nam, tiếp đến là Lào, Campuchia và Myanmar lần lượt gia nhập ASEAN, nhờ vậy Hiệp hội đã quy tụ tất cả mười quốc gia trong khu vực. Thú thực, lúc nước ta mới gia nhập ASEAN, chúng tôi gặp mặt các quan chức ASEAN cũng còn ngượng nghịu lắm, một phần vì lạ nước lạ cái, phần khác do trong một thời gian dài đã tiếng bấc tiếng chì. Nhưng rồi chẳng bao lâu sau đã trở nên thân thiết, thẳng thắn chia sẻ, trao đổi quan điểm, đi tới nhất trí trên nhiều vấn đề. Hơn thế nữa, ngày càng hòa đồng với nhau, cùng thưởng thức sầu riêng, cùng nhau hát karaoke, cùng chơi golf. Tiếng vậy, nhưng trước đấy cũng chẳng ngờ ASEAN sẽ trở thành Cộng đồng không chỉ về kinh tế - xã hội mà cả về an ninh!

Phải chăng ẩn sau hiện tượng đó là hai động lực: khát vọng có hòa bình, ổn định và hợp tác để cùng phát triển và lòng mong muốn tự lực, tự cường, thoát khỏi vòng cương tỏa của các thế lực bên ngoài để trở thành đối tác bình đẳng với các nước gần xa.

Giữa những năm 80 của thế kỷ trước, nước ta khởi động công cuộc đổi mới về mọi mặt: ở bên trong chuyển từ thể chế kế hoạch hóa tập trung quan liêu - bao cấp sang thể chế kinh tế thị trường, ở bên ngoài theo đuổi chính sách mở cửa và sau này nâng thành chính sách hội nhập khu vực và quốc tế. Trong khuôn khổ đó, gia nhập ASEAN trở thành một khâu đột phá. Đòn bẩy đưa tới bước ngoặt như vậy cũng là hai động lực nêu trên. Lợi ích của nước ta và lợi ích của sáu nước thành viên cũ của ASEAN bắt gặp nhau, đưa nước ta và các nước trong khu vực trở thành những người bạn cùng hội, cùng thuyền.

Con thuyền mang tên ASEAN tiến dần lên phía trước và ngày nay cập bến mang tên "Cộng đồng". Vậy nơi bến bờ mới, cơ hội gì sẽ mở ra, thách thức gì sẽ đón đợi? Câu trả lời chuẩn xác chỉ có thể có được thông qua thực tế; ngay lúc này chỉ có thể mường tượng đôi điều.

Chắc chắn rằng, trở thành Cộng đồng, ASEAN sẽ gắn kết chặt chẽ hơn về mọi mặt, vị thế quốc tế sẽ cao hơn. Trước khi tới bến "Cộng đồng", ASEAN đã nổi lên như một hiệp hội khu vực có uy tín cao, thu hút tất cả những đối tác quan trọng hàng đầu thế giới, đóng vai trò dẫn dắt trong nhiều sáng kiến khu vực. Nay trở thành Cộng đồng chắc chắn tiếng thơm ấy sẽ lan tỏa rộng hơn.

Với sự ra đời của Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC), một thị trường và một cơ sở sản xuất duy nhất sẽ hình thành, góp phần làm cho các nước trong khu vực phồn vinh và gia tăng sức hấp dẫn đối với các đối tác bên ngoài.

Dựa trên cột trụ chính trị - an ninh, ASEAN sẽ có điều kiện xây dựng một khu vực hòa bình, ổn định vững chắc hơn cho nhân dân các nước Đông Nam Á - khu vực nằm trên trục đường quan trọng hàng đầu của thế giới.

Với sự hình thành Cộng đồng Văn hóa - Xã hội, người dân sẽ được chăm lo tốt hơn, được thụ hưởng phúc lợi cao hơn, một môi trường sống trong lành hơn, có điều kiện giao lưu rộng rãi hơn và thỏa sức phát huy bản sắc văn hóa độc đáo của mình.

Đó là những kỳ vọng. Còn chúng có trở thành hiện thực hay không thì mọi việc tùy thuộc vào người dân và nỗ lực của chính phủ các nước thành viên cũng như cách ứng xử của các nước bên ngoài, nhất là các nước lớn đối với khu vực.

Hào hứng trước bước phát triển mới có lẽ không nên quên những trở ngại, thách thức đang rình rập.

ASEAN bao gồm mười quốc gia có lịch sử, văn hóa, tôn giáo, chế độ chính trị - xã hội, trình độ phát triển kinh tế… rất khác nhau, từ đó lợi ích quốc gia - dân tộc không đồng nhất. Thực trạng ấy đôi khi tạo nên cục diện trống đánh xuôi, kèn thổi ngược.

Nội tình các nước thành viên cũng rất đa dạng, có nước có lúc chưa thật ổn định, quan hệ giữa nước này với nước kia không phải lúc nào cũng xuôi chèo mát mái.

Do hoàn cảnh, do truyền thống và do lợi ích riêng nên các nước thành viên đều hướng ngoại và khá kênh nhau về mức độ thân - sơ trong quan hệ với các nước bên ngoài, ngược lại, nước này, nước khác bên ngoài vì lợi ích của mình lại tìm cách gây nên tình trạng ly tâm trong Hiệp hội. Căng thẳng trên Biển Đông chắc còn tiếp tục tác động tiêu cực tới khu vực, đòi hỏi mọi nước thành viên vượt qua lợi ích riêng, đồng tâm hiệp lực phấn đấu cho mục tiêu hòa bình, ổn định chung.

Trình độ phát triển kinh tế các nước thành viên không đồng nhất, hợp tác kinh tế nội khối chưa thật cao, trong khi các FTA thế hệ mới với tiêu chuẩn cao ồ ạt ra đời, thách thức các thỏa thuận trong khuôn khổ AEC còn đang ở mức thấp.

Vốn mang tiếng là tổ chức của các quan chức chính phủ, làm thế nào để biến Cộng đồng thành tổ chức của người dân tiếp tục là một nhiệm vụ không dễ dàng. Để bảo đảm nguyên tắc đồng thuận, thể chế trong ASEAN còn phức tạp, họp hành triền miên tiếp tục là một thách thức cần phải vượt qua.

Đáng ra vào thời điểm trọng đại này chỉ nên nói tới những điều thuận chiều nhưng kinh nghiệm thực tế cho thấy nếu không nhận diện những thách thức để vượt qua thì những điều thuận sẽ không thể phát huy. Hy vọng rằng sự hình thành Cộng đồng sẽ thúc đẩy các nước thành viên vai kề vai, tay trong tay vượt qua mọi trở ngại, đưa con thuyền ASEAN tiến mạnh lên phía trước.

Đọc thêm

Những trường hợp thu hồi Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô từ 1/6/2024

Những trường hợp thu hồi Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô từ 1/6/2024

6 trường hợp thu hồi Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô từ 1/6/2024.
Mỹ đồng ý rút quân khỏi Niger

Mỹ đồng ý rút quân khỏi Niger

Mỹ đồng ý rút quân khỏi Niger. Mỹ trên đà suy yếu vị thế quân sự?
Cựu thuyền trưởng Real Madrid - Zinedine Zidane - thích MU, đã đi học tiếng Anh

Cựu thuyền trưởng Real Madrid - Zinedine Zidane - thích MU, đã đi học tiếng Anh

Theo tin tức mới nhất từ tờ L’Equipe (Pháp), cựu thuyền trưởng Real Madrid - Zinedine Zidane - thích MU hơn Bayern Munich.
Khủng hoảng y tế Hàn Quốc: Chính phủ đã nhượng bộ, vẫn không có đột phá trong bế tắc

Khủng hoảng y tế Hàn Quốc: Chính phủ đã nhượng bộ, vẫn không có đột phá trong bế tắc

Cuộc khủng hoảng ngành y tế Hàn Quốc vẫn chưa thể được giải quyết, dù chính phủ Hàn Quốc đã có nhượng bộ, vì lý do gì?
Bầu cử Mỹ 2024: Đảng Cộng hòa triển khai chương trình chống gian lận phiếu bầu

Bầu cử Mỹ 2024: Đảng Cộng hòa triển khai chương trình chống gian lận phiếu bầu

Bầu cử Mỹ 2024: Nỗ lực bảo vệ lá phiếu, Đảng Cộng hòa triển khai chương trình chống gian lận phiếu bầu
Suni Hạ Linh gây ấn tượng tại Đạp gió 2024 với màn đu dây đầy mạo hiểm

Suni Hạ Linh gây ấn tượng tại Đạp gió 2024 với màn đu dây đầy mạo hiểm

Trong tập đầu tiên của Đạp gió 2024, Suni Hạ Linh gây ấn tượng khi hát tiếng Việt và Trung kết hợp màn đu dây đầy mạo hiểm.
Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Đằng sau cuộc tấn công của Iran, khả năng Israel trả đũa và ngày càng nhiều lời kêu gọi kiềm chế từ cộng đồng quốc tế...
Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Để đánh thức tiềm năng của ASEAN, Thủ tướng New Zealand sẽ tìm cách khai thác những ưu thế trong quan hệ với từng nước mà ông sẽ đến thăm.
Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Chuyến thăm Bắc Kinh của Ngoại trưởng Pháp Stephane Sejourne đã mở ra những cơ hội mới trong quan hệ giữa hai nước.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ I)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ I)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Ngoại trưởng Ấn Độ thăm Đông Nam Á: Cụ thể hóa tầm nhìn chiến lược

Ngoại trưởng Ấn Độ thăm Đông Nam Á: Cụ thể hóa tầm nhìn chiến lược

Chuyến công du Đông Nam Á của ông Jaishankar không chỉ thúc đẩy quan hệ với từng nước, mà còn góp phần nâng cao ảnh hưởng của Ấn Độ trong khu vực.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động