Tầm nhìn Ấn Độ về Ấn Độ - Thái Bình Dương: Định nghĩa và Cấu trúc (Kỳ I)

Trong kỳ đầu của bài viết, Giáo sư Baladas Ghoshal (*) sẽ giải thích những khái niệm cơ bản nhất về cụm từ “Ấn Độ - Thái Bình Dương”, bao gồm định nghĩa, nguyên nhân hình thành và cấu trúc của khu vực này.  
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
tam nhin an do ve an do thai binh duong dinh nghia va cau truc ky i Ấn Độ thoát cảnh có nhiều người nghèo nhất thế giới
tam nhin an do ve an do thai binh duong dinh nghia va cau truc ky i Ấn Độ trở thành quốc gia vay vốn nhiều nhất của AIIB

Cụm từ “Ấn Độ - Thái Bình Dương” đang được sử dụng ngày một rộng rãi trong những thuyết trình về địa chính trị, địa chiến lược toàn cầu những năm gần đây. Ấn Độ -Thái Bình Dương, hay đôi lúc còn được biết đến với cái tên là Ấn Độ - Tây Thái Bình Dương, bao gồm vùng biển nhiệt đới của Ấn Độ Dương, khu vực phía Tây và Trung tâm của Thái Bình Dương, cũng như vùng kết nối hai khu vực này tại Indonesia. Nó không bao gồm khu vực biển ôn hòa và ở cực của Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương; vùng biển nhiệt đới ở phía Đông Thái Bình Dương, chạy dọc theo bờ biển Thái Bình Dương của châu Mỹ, cũng là lãnh hải hoàn toàn khác.

Tuy nhiên, dưới góc nhìn của người Ấn, khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương được dùng để nói về lãnh hải kéo dài từ bờ biển Đông Phi và Tây Á, vượt qua Ấn Độ Dương và Tây Thái Bình Dương, tới bờ biển Đông Á. Bên cạnh các học giả Australia và Ấn Độ, cụm từ này cũng được sử dụng bởi Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe trong bài diễn văn của ông trước Quốc hội Ấn Độ tháng 8/2007 nói về “Sự hợp lưu của hai đại dương” và “sự kết nối năng động của hai vùng biển tự do và thịnh vượng” trong một “châu Á rộng lớn hơn”.

Kể từ năm 2010, cụm từ Ấn Độ - Thái Bình Dương bắt đầu được sử dụng rộng rãi bởi Chính phủ Ấn Độ và học giả nhằm thể hiện lợi ích chiến lược, kinh tế rộng lớn của New Delhi trong khu vực này, cũng như giải đáp câu hỏi về hình thành một “tổ hợp an ninh”, như chiến lược gia Barry Buzan từng đề cập. 

Trong quá khứ và đặc biệt là thời kì Chiến tranh Lạnh, mỗi khu vực ở châu Á có tổ hợp an ninh riêng và chúng không giao thoa với nhau. Tuy nhiên, sự trỗi dậy của Trung Quốc về cả kinh tế và quân sự, cũng như những thay đổi gần đây trong chính trị quốc tế và quan hệ với khu vực châu Á, đã thay đổi những khái niệm quen thuộc về tổ hợp an ninh và biến cả khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương thành một tổ hợp an ninh. Ở đó, không chỉ các nước trong khu vực, mà cả các quốc gia hay khu vực “hàng xóm” cũng cần đóng góp cho quá trì duy trì hòa bình, ổn định, đảm bảo cho lợi ích của riêng mình.

tam nhin an do ve an do thai binh duong dinh nghia va cau truc ky i
Tàu sân bay hạt nhân USS Nimitz cùng các tàu hộ tống di chuyển tới vùng biển châu Á - Thái Bình Dương. (Nguồn: US Navy)

Theo đó, chúng tôi nhận thấy rằng kể từ năm 2011, cụm từ “Ấn Độ - Thái Bình Dương” đã được sử dụng thường xuyên bởi các nhà phân tích chiến lược, quan chức cấp cao và giới lãnh đạo quân đội ở Australia, Nhật Bản và Mỹ để đề cập đến khu vực này. Tuy nhiên, nó chỉ được định hình một cách cụ thể và chính thức trong Sách Trắng Quốc phòng Australia năm 2013. Khi đó, khái niệm Ấn Độ - Thái Bình Dương đã mang đến sự thay đổi trong “bản đồ tư duy” về thế giới dưới góc nhìn chiến lược. Mỹ bắt đầu sử dụng cụm từ “Ấn Độ - châu Á Thái Bình Dương” như một cách để đảm bảo vị thế địa lý của mình, song cuối cùng đã từ bỏ và sử dụng lại “Ấn Độ - Thái Bình Dương”, qua đó thừa nhận Ấn Độ là một người chơi lớn trong những diễn biến địa chính trị trong khu vực.

Toàn cầu hóa và thương mại khu vực

Thêm vào đó, sự xuất hiện của toàn cầu hóa, đẩy mạnh nhiều lần khối lượng thương mại giữa các quốc gia, cùng tranh chấp chủ quyền liên quan đến quyền khai thác các tài nguyên ngoài biển, càng thể hiện tầm quan trọng của tự do hàng hải, bảo đảm lợi ích toàn cầu và sự gắn kết mật thiết giữa chính sách đối ngoại và biển. Ấn Độ, cùng Nhật Bản, Indonesia, Việt Nam và Philippines, là những quốc gia có đảo, với phần lớn khối lượng thương mại được vận chuyển qua biển. Do đó, họ có quyền lợi rất lớn về tự do hàng hải trong tuyến thông thương biển ở cả Ấn Độ và Thái Bình Dương.

Vì những quyền lợi này, các quốc gia bắt buộc phải thúc đẩy xây dựng một cấu trúc và bộ quy tắc nhằm đảm bảo tự do hàng hải, tuân thủ luật pháp và giá trị quốc tế. Việc Trung Quốc tuyên bố quyền chủ quyền với hầu hết Biển Đông, yêu cầu các quốc gia khác phải xin phép khi đánh cá tại các vùng gọi là thuộc “quyền chủ quyền” của quốc gia này và thiết lập Vùng Nhận dạng phòng không (ADIZ) càng cho thấy các quốc gia ven biển cần tìm kiếm một cơ chế thích hợp, tuân thủ luật pháp quốc tế nhằm bảo vệ quyền lợi quốc gia, theo đuổi mục tiêu chung toàn cầu.

Cấu trúc Ấn Độ - Thái Bình Dương

Tuy nhiên, bất chấp mong muốn của các nước trong việc tìm kiếm cơ chế đảm bảo hòa bình, thịnh vượng và quyền lợi quốc gia trong khu vực, theo đuổi và duy trì lợi ích toàn cầu, họ chưa thể nhất trí về tiến trình, cấu trúc hay thể chế phù hợp cho hành động này.

Allan Gyngell, một học giả Australia từng nói: “Tất nhiên, chẳng có khu vực nào gọi là Ấn Độ - Thái Bình Dương. Đây chẳng qua là một cách để các chính phủ có thể xây dựng khuôn khổ cho một môi trường quốc tế mới, phù hợp với mục tiêu chính sách của họ trong những trường hợp cụ thể”. Nói cách khác, mỗi nước đều cố gắng định hình cấu trúc Ấn Độ - Thái Bình Dương theo cách riêng nhằm phục vụ lợi ích kinh tế, chính trị, an ninh trong một khu vực rộng lớn hơn.

tam nhin an do ve an do thai binh duong dinh nghia va cau truc ky i
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron (trái) và Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi tại Hội nghị Liên minh Năng lượng Mặt trời quốc tế (ISA), ngày 11/3. (Nguồn: AFP)

Danh sách các nước theo đuổi cấu trúc Ấn Độ - Thái Bình Dương này đang ngày một tăng, gần đây nhất là Pháp, khi Tổng thống Emmanuel Macron, trong chuyến công du Ấn Độ tháng 3 vừa qua, đã đồng ý mở rộng quan hệ của Paris với New Delhi thông qua tầm nhìn chiến lược chung cho hợp tác, nhấn mạnh việc xây dựng cấu trúc hợp tác cởi mở, toàn diện và minh bạch, đảm bảo hòa bình, an ninh và thịnh vượng trong khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương.

Tháng 5 vừa qua tại Sydney, ông Macron một lần nữa sử dụng lại cụm từ này khi nói về mục tiêu của Pháp nhằm “đảm bảo quá trình phát triển dựa trên các quy tắc trong khu vực, đặc biệt là tại Ấn độ - Thái Bình Dương… bảo đảm sự cân bằng cần thiết trong khu vực… ngăn chặn chủ nghĩa bá quyền… Bởi vậy, đối với tôi, sự hợp tác này… với Ấn Độ và các đối tác khác, không phải là một bước đi chống lại hay phản ứng với bất kỳ ai…Chúng tôi muốn ủng hộ tự do đi lại trong khu vực nói chung và Ấn Độ - Thái Binh Dương nói riêng…”. Tuy Pháp không phải là một phần trong bộ tứ Ấn Độ - Mỹ - Nhật - Australia, Paris mong muốn có thể hợp tác song phương với New Delhi trong khu vực Ấn Độ Dương, nhất là khi có tới hơn 2 triệu người Pháp sinh sống và làm việc tại đây.

Tầm nhìn Mỹ về Ấn Độ - Thái Bình Dương và vai trò của Ấn Độ

Tuy nhiên, động lực chủ yếu đằng sau việc đề cập tới cấu trúc châu Á – Thái Bình Dương là sự trỗi dậy của Trung Quốc và hệ lụy đến từ sự phát triển của địa chính trị tại châu Á. Tuy nhiên, theo Allan Gyngell, nó còn đến từ việc: “Xu thế cân bằng sức mạnh hướng về phương Tây tại châu Á, từ Nhật Bản tới Trung Quốc, từ bờ biển Trung Hoa tới nội địa và hướng ra Ấn Độ. Nó (Ấn Độ - Thái Bình Dương) có thể được hiểu là đối trọng hàng hải cho sự chuyển dịch lực lượng tại lục địa Á – Âu. Nó bao gồm những nguồn cung cấp năng lượng, dây chuyền sản xuất, cơ sở hạ tầng và kết nối an ninh – chính phủ hay phi chính phủ – kết nối Trung Đông, Tây Á và Đông Á. Nó cũng bao gồm kết nối an ninh và kinh tế của Mỹ trải dài tại Thái Bình Dương”.

tam nhin an do ve an do thai binh duong dinh nghia va cau truc ky i
Tổng thống Mỹ Donald Trump đề cập tới "Ấn Độ - Thái Bình Dương" trong bài phát biểu trước hơn 2.000 CEO đến từ 21 nền kinh tế thành viên APEC tại CEO Summit 2017. (Ảnh: Tuấn Anh)

Điều này làm nổi bật lý do tại sao người Mỹ lại muốn sử dụng cụm từ Ấn Độ - Thái Bình Dương. Tổng thống Donald Trump, trong chuyến công du 12 ngày tại châu Á cuối năm 2017, đã thường xuyên nhắc tới cụm từ “Ấn Độ - Thái Bình Dương”, thay vì cách gọi cũ “châu Á – Thái Bình Dương”. Diễn biến này cũng khiến chính quyền Mỹ sử dụng cụm từ này trong suốt bản Chiến lược An ninh Quốc gia Mỹ được công bố ngay sau đó, tố cáo Trung Quốc cố gắng “thách thức sức mạnh Mỹ” và đang “sử dụng chiêu bài kinh tế, chiến dịch ảnh hưởng và đe dọa vũ lực nhằm thuyết phục quốc gia khác tuân theo nghị trình chính trị, an ninh của họ”.

Tương tự, nhằm tiếp tục nghị trình của Mỹ để đối trọng với sự bá quyền của Trung Quốc trong khu vực và thu hút thêm đồng minh cho mục tiêu này, cuối tháng 5 vừa qua tại Hawaii, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis công bố Bộ Chỉ huy Thái Bình Dương  (USPACOM) sẽ được đổi tên thành Bộ Chỉ huy Ấn Độ - Thái Bình Dương (USINDOPACOM), mô tả “sân khấu” lớn này “kéo dài từ Bollywood tới Hollywood”. Tại Đối thoại Shangri-La tại Singapore 3 ngày sau, ông cũng khẳng đinh: “Sánh vai cùng Ấn Độ, ASEAN và các đồng minh và đối tác, Mỹ hướng tới xây dựng một Ấn Độ - Thái Bình Dương, với chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ được đảm bảo, cùng tự do và thịnh vượng cho tất cả mọi người”.

*Giáo sư Baladas Ghoshal đảm nhiệm vai trò Tổng Thư ký Cộng đồng Nghiên cứu Ấn Độ Dương. Ông từng có thời gian giảng dạy và đảm nhiệm vị trí Chủ tịch Trung tâm Nghiên cứu Nam Á và Đông Nam Á của Đại học Jawaharlal Nehru (New Delhi).

tam nhin an do ve an do thai binh duong dinh nghia va cau truc ky i ASEAN - đối tác kinh tế ưu tiên của Pháp

Pháp coi Đông Nam Á là thị trường nhiều tiềm năng và Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) là đối tác kinh ...

tam nhin an do ve an do thai binh duong dinh nghia va cau truc ky i Mỹ khẳng định Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương vẫn là khu vực ưu tiên

Ngày 2/6, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis cho biết nước này sẵn sàng hợp tác với Trung Quốc dựa trên một mối quan ...

tam nhin an do ve an do thai binh duong dinh nghia va cau truc ky i ​Mỹ đổi tên PACOM thành Bộ Chỉ huy Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương

Quân đội Mỹ ngày 30/5 đã đổi tên Bộ Chỉ huy Thái Bình Dương (PACOM) thành Bộ Chỉ huy Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, một ...

GS. Baladas Ghoshal

Đọc thêm

Vietlott 25/4, kết quả xổ số Vietlott Power thứ 5 ngày 25/4/2024. xổ số Power 655 hôm nay

Vietlott 25/4, kết quả xổ số Vietlott Power thứ 5 ngày 25/4/2024. xổ số Power 655 hôm nay

Vietlott 25/4 - Trực tiếp kết quả xổ số Vietlott hôm nay 25/4/2024 nhanh nhất và chính xác nhất từ trường quay. XS Power 655 hom nay. Xo so Vietlott ...
XSAG 25/4, trực tiếp kết quả xổ số An Giang hôm nay 25/4/2024. KQXSAG thứ 5

XSAG 25/4, trực tiếp kết quả xổ số An Giang hôm nay 25/4/2024. KQXSAG thứ 5

XSAG 25/4 - Trực tiếp kết quả xổ số An Giang hôm nay - XSAG 25/4/2024. KQXSAG thứ 5. xo so An Giang. kết quả xổ số An Giang ngày ...
XSBTH 25/4, trực tiếp kết quả xổ số Bình Thuận hôm nay 25/4/2024. XSBTH thứ 5

XSBTH 25/4, trực tiếp kết quả xổ số Bình Thuận hôm nay 25/4/2024. XSBTH thứ 5

XSBTH 25/4 - Trực tiếp kết quả xổ số Bình Thuận hôm nay - XSBTH 25/4/2024. xo so Binh Thuan. KQXSBTH thứ 5. kết quả xổ số Bình Thuận ngày ...
XSTN 25/4, trực tiếp kết quả xổ số Tây Ninh hôm nay 25/4/2024. KQXSTN thứ 5

XSTN 25/4, trực tiếp kết quả xổ số Tây Ninh hôm nay 25/4/2024. KQXSTN thứ 5

XSTN 25/4 - Trực tiếp kết quả xổ số Tây Ninh hôm nay - XSTN 25/4/2024. XSTN thứ 5. ket qua xo so tay ninh. kết quả xổ số Tây ...
Giá tiêu hôm nay 25/4/2024, lo ngại thiếu hụt nguồn cung, thị trường rục rịch tăng, đà đi lên có còn mạnh mẽ?

Giá tiêu hôm nay 25/4/2024, lo ngại thiếu hụt nguồn cung, thị trường rục rịch tăng, đà đi lên có còn mạnh mẽ?

Giá tiêu hôm nay 25/4/2024 tại thị trường trong nước tăng nhẹ ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 96.500 – 98.000 đồng/kg.
Giá vàng hôm nay 25/4/2024: Giá vàng SJC tăng cả triệu vì thông báo của NHNN, thế giới 'lình xình' chờ xúc tác mới

Giá vàng hôm nay 25/4/2024: Giá vàng SJC tăng cả triệu vì thông báo của NHNN, thế giới 'lình xình' chờ xúc tác mới

Giá vàng hôm nay 25/4/2024 ghi nhận thị trường thế giới chờ thông tin kinh tế Mỹ, SJC tăng vọt sau một thông báo từ Ngân hàng Nhà nước.
Tin thế giới 24/4: Nga sẽ tung những 'bất ngờ khó chịu' ở Ukraine, một láng giềng 'gõ cửa' Washington cầu viện, Ngoại trưởng Mỹ đến Trung Quốc

Tin thế giới 24/4: Nga sẽ tung những 'bất ngờ khó chịu' ở Ukraine, một láng giềng 'gõ cửa' Washington cầu viện, Ngoại trưởng Mỹ đến Trung Quốc

Tình hình Ukraine và Trung Đông, Ngoại trưởng Mỹ bắt đầu thăm Trung Quốc, căng thẳng trên Bán đảo Triều Tiên... là một số tin thế giới nổi bật.
Khai mạc Hội nghị quốc tế về an ninh, Tổng thống Nga nói về trật tự quốc tế đa cực mới

Khai mạc Hội nghị quốc tế về an ninh, Tổng thống Nga nói về trật tự quốc tế đa cực mới

Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố, Moscow sẵn sàng hợp tác chặt chẽ với tất cả các đối tác để duy trì an ninh khu vực và toàn cầu.
Quyền phủ quyết ở HĐBA: 320 lần sử dụng kể từ khi LHQ thành lập, Chủ tịch Đại hội đồng cảnh báo nguy cơ suy giảm niềm tin

Quyền phủ quyết ở HĐBA: 320 lần sử dụng kể từ khi LHQ thành lập, Chủ tịch Đại hội đồng cảnh báo nguy cơ suy giảm niềm tin

Theo số liệu, kể từ khi LHQ được thành lập, quyền phủ quyết đã được sử dụng 320 lần.
Hàn Quốc cùng Mỹ tập trận chung trong không gian, lần đầu tiên phóng một vệ tinh nano lên quỹ đạo

Hàn Quốc cùng Mỹ tập trận chung trong không gian, lần đầu tiên phóng một vệ tinh nano lên quỹ đạo

Hàn Quốc và Mỹ đã tiến hành tập trận chung trong không gian, kéo dài trong 2 tuần, bắt đầu từ ngày 12/4, tại căn cứ không quân ở Gunsan.
Tin vui rộn ràng đến Ukraine: Dự luật viện trợ vượt ải Quốc hội Mỹ, ông Biden công bố thời điểm ký thành luật, chuyến hàng đầu tiên sắp 'rời bến'

Tin vui rộn ràng đến Ukraine: Dự luật viện trợ vượt ải Quốc hội Mỹ, ông Biden công bố thời điểm ký thành luật, chuyến hàng đầu tiên sắp 'rời bến'

Thượng viện Mỹ thông qua gói viện trợ bổ sung được chờ đợi lâu nay cho Ukraine, Israel và một số nước khác với 79 phiếu thuận và18 phiếu chống.
Mỹ tăng 'đòn' nhằm vào Iran

Mỹ tăng 'đòn' nhằm vào Iran

Mỹ đưa vào danh sách đen 4 cá nhân và 2 công ty bị cáo buộc có liên quan hoạt động mạng độc hại nhân danh lực lượng vũ trang Iran.
Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Xung đột Nga-Ukraine buộc hai bên phát triển các phương tiện mặt đất không người lái (UGV) và các thiết bị bay không người lái (UAV).
Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Những cuộc xâm nhập, tấn công vào cơ quan ngoại giao gây ra nhiều cuộc khủng hoảng trong quan hệ các nước không phải chuyện hiếm.
'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

Theo trang mạng quân sự Nga, Iran hiện đang sở hữu kho tên lửa lớn nhất và đa dạng nhất ở Trung Đông.
Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Sau khi Bulgaria và Romania gia nhập, Schengen mở rộng thành khu vực đi lại tự do của 29 thành viên.
Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Sau một thập kỷ triển khai đại sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI), Trung Quốc tiếp tục mở rộng ảnh hưởng toàn cầu bằng các sáng kiến mới.
Sự tàn khốc chưa hồi kết

Sự tàn khốc chưa hồi kết

Cuộc xung đột Nga-Ukraine bước vào năm thứ ba và đang ngày càng trở nên khốc liệt.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động