Tây Bắc tập trung phát triển chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa

Văn phòng Chính phủ vừa có thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc - Trưởng Ban Chỉ đạo Tây Bắc tại Hội nghị phát triển chăn nuôi vùng Tây Bắc.
Theo dõi Baoquocte.vn trên

Theo chỉ đạo của Phó Thủ tướng, các địa phương trong vùng Tây Bắc tập trung phát triển chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa, chuyển dần từ chăn nuôi nhỏ lẻ sang chăn nuôi gia trại, trang trại. Khuyến khích thành lập tổ hợp tác, hợp tác xã chăn nuôi và tổ chức chăn nuôi theo chuỗi, những vùng có giống bản địa cần xây dựng thương hiệu. Áp dụng các mô hình chăn nuôi theo quy trình thực hành chăn nuôi VietGAP. Hình thành các khu vực, vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh gắn với quy hoạch chung của vùng.

Đồng thời tăng cường công tác thú y, trong đó coi trọng đội ngũ cán bộ thú y cơ sở. Có cơ chế và chế tài phù hợp để đảm bảo 100% số lượng trâu, bò được tiêm phòng các dịch bệnh nguy hiểm và kịp thời ngăn chặn dịch bệnh lây lan.

Bên cạnh đó tăng cường công tác quản lý và nâng cao chất lượng giống. Lai tạo và đưa các giống có chất lượng cao và hiệu quả kinh tế vào sản xuất. Ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật về chuồng trại nhằm giảm chi phí; tổ chức quảng bá, giới thiệu, trao đổi mua bán sản phẩm chăn nuôi thông qua các hội chợ, đưa các sản phẩm chăn nuôi giới thiệu tại các siêu thị, nhà hàng, khu du lịch…

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Khoa học và Công nghệ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Ban Chỉ đạo Tây Bắc, các Bộ, cơ quan liên quan và các tỉnh vùng Tây Bắc nghiên cứu xây dựng Đề án phát triển chăn nuôi vùng Tây Bắc, giai đoạn 2016-2020, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

Trong đó, có cơ chế, chính sách về đất đai, tín dụng, các hình thức huy động vốn…phù hợp đủ mạnh để thu hút các thành phần kinh tế, doanh nghiệp, hộ gia đình… tham gia đầu tư. Bên cạnh đó, Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn rà soát lại các cơ chế, chính sách về chăn nuôi, nhất là chăn nuôi đại gia súc. Hướng dẫn, chỉ đạo các địa phương rà soát, điều chỉnh phương án quy hoạch chăn nuôi trên địa bàn. Nghiên cứu triển khai xây dựng một số trung tâm quy mô cấp vùng về giống vật nuôi và thức ăn chăn nuôi; sản xuất và cung cấp, đồng thời chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật trong chăn nuôi và chế biến thức ăn cho các địa phương.

Bộ Khoa học và Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tăng cường công tác nghiên cứu, chuyển giao khoa học công nghệ cho chăn nuôi; tập trung vào công nghệ giống, thú y, thức ăn chăn nuôi.

* Vùng Tây Bắc là địa bàn cư trú của nhiều đồng bào dân tộc thiểu số, đời sống kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn; điều kiện tự nhiên phức tạp, nhưng lại là vùng có nhiều tiềm năng lợi thế, đặc biệt là tiềm năng, lợi thế về đất đai, tính đa dạng sinh học để phát triển chăn nuôi. Các tỉnh vùng Tây Bắc đã tập trung nguồn lực cùng với những cơ chế đặc thù để phát triển chăn nuôi.

Tuy nhiên, chăn nuôi vùng Tây Bắc vẫn chưa thực sự phát triển đúng với tiềm năng, lợi thế vốn có. Phương thức chăn nuôi ở nhiều vùng dân tộc còn lạc hậu, nhỏ lẻ, phân tán, chủ yếu là tự cung, tự cấp chưa coi là hàng hóa; người chăn nuôi chưa chủ động được nguồn thức ăn, chưa tiếp cận được tiến bộ khoa học kỹ thuật mới, còn sử dụng giống kém chất lượng; việc cung cấp con giống có chất lượng cho người dân còn hạn chế...

BC.

Đọc thêm

Doanh nghiệp Trung Quốc ở châu Âu bị đột kích, Bắc Kinh nói 'rất sốc và không hài lòng'

Doanh nghiệp Trung Quốc ở châu Âu bị đột kích, Bắc Kinh nói 'rất sốc và không hài lòng'

Ngày 23/4, lực lượng chức năng của EC đã đột kích các văn phòng ở Hà Lan và Ba Lan của một công ty thiết bị an ninh Trung Quốc.
EU đưa thông báo mới liên quan đến tài sản Nga; tiền của Moscow bị đóng băng tại Thụy Sỹ giảm - nước này có lối đi riêng?

EU đưa thông báo mới liên quan đến tài sản Nga; tiền của Moscow bị đóng băng tại Thụy Sỹ giảm - nước này có lối đi riêng?

EU này đã soạn thảo kế hoạch sử dụng lợi tức thu được từ tài sản của Nga bị phong tỏa ở phương Tây.
Bị thu hồi bằng lái xe do cho người khác mượn sẽ phải sát hạch lại từ ngày 1/6/2024

Bị thu hồi bằng lái xe do cho người khác mượn sẽ phải sát hạch lại từ ngày 1/6/2024

Tôi muốn hỏi có phải người bị thu hồi bằng lái xe do cho người khác mượn sẽ phải sát hạch lại từ ngày 1/6/2024 đúng không? – Độc giả ...
Trạm cứu hộ trái tim tập 21: Nghĩa chặn đánh tình cũ của vợ

Trạm cứu hộ trái tim tập 21: Nghĩa chặn đánh tình cũ của vợ

Trạm cứu hộ trái tim tập 21, Nghĩa nghi ngờ Vũ gian díu và có con với Hà nên chặn đánh tình cũ của vợ.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 24/4: USD mất mốc 106 điểm, Yen Nhật nhận sự can thiệp mới

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 24/4: USD mất mốc 106 điểm, Yen Nhật nhận sự can thiệp mới

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 24/4 ghi nhận đồng USD giảm mạnh, mất mốc 106 điểm.
Viên kim cương nhân tạo đầu tiên trên thế giới được tạo ra từ chiết xuất hoa mẫu đơn đỏ

Viên kim cương nhân tạo đầu tiên trên thế giới được tạo ra từ chiết xuất hoa mẫu đơn đỏ

Các nhà khoa học đến từ Trung Quốc đã tạo ra một viên kim cương 3 carat hoàn toàn từ nguyên tố carbon có nguồn gốc từ hoa mẫu đơn ...
Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Dù cuộc bầu cử Hạ viện Ấn Độ phải đến 4/6 mới công bố kết quả, nhưng đương kim Thủ tướng Narendra Modi được dự báo nắm chắc chiến thắng...
Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Đằng sau cuộc tấn công của Iran, khả năng Israel trả đũa và ngày càng nhiều lời kêu gọi kiềm chế từ cộng đồng quốc tế...
Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Để đánh thức tiềm năng của ASEAN, Thủ tướng New Zealand sẽ tìm cách khai thác những ưu thế trong quan hệ với từng nước mà ông sẽ đến thăm.
Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Chuyến thăm Bắc Kinh của Ngoại trưởng Pháp Stephane Sejourne đã mở ra những cơ hội mới trong quan hệ giữa hai nước.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ I)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ I)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động