Thái Lan: Tình hình chính trị đang “rơi tự do”

Phán quyết của Tòa án Hiến pháp Thái Lan ngày 7/5 cách chức Thủ tướng tạm quyền Yingluck Shinawatra được cho là “nửa vời” và có thể sẽ đẩy căng thẳng tại nước này lên một nấc mới…
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Bà Yingluck Shinawatra.

Bước ngoặt trong cuộc khủng hoảng chính trị kéo dài tại Thái Lan diễn ra vào ngày 7/5 vừa qua khi Tòa án Hiến pháp nước này (TCC) ra phán quyết cách chức Thủ tướng tạm quyền Yingluck Shinawatra vì vi phạm hiến pháp.

Cụ thể, Tòa án tuyên bố bà Yingluck đã lạm quyền khi quyết định thuyên chuyển ông Thawil Pliensri khỏi vị trí Tổng thư ký Hội đồng An ninh Quốc gia (NSC) vào năm 2011 và thay vào đó bằng một người có quan hệ với gia đình bà. Theo phán quyết trên, bà Yingluck và 9 thành viên khác trong Nội các hiện nay phải rời nhiệm sở. Cùng ngày, Nội các Thái Lan đã bổ nhiệm Phó Thủ trướng kiêm Bộ trưởng Thương mại Niwatthamrong Boonsongpaisan làm Thủ tướng tạm quyền mới của Thái Lan.

Tuy nhiên, phán quyết của Tòa không đề cập đến việc có bãi miễn chức vụ Bộ trưởng Quốc phòng của bà Yingluck hay không. Chính vì thế, ngày 8/5, Nội các đã yêu cầu Hội đồng Nhà nước phải nghiên cứu để có quyết định cuối cùng về việc này.

Cũng trong ngày 8/5, Ủy ban chống tham nhũng quốc gia (NACC) tuyên bố bà Yingluck sẽ bị buộc tội tại Thượng viện nước này do liên quan tới chương trình trợ giá gạo tốn kém. Bà Yingluck bị cáo buộc lơ là trong việc thực hiện chương trình thu mua gạo đầy tốn kém. Nếu bị Thượng viện tuyên có tội, bà Yingluck có khả năng bị cấm hoạt động chính trị trong 5 năm.

Phán quyết “nửa vời”

Nhiều người đã gọi quyết định trên là “đảo chính hiến pháp”. Thoạt nhìn, phán quyết này của Tòa án Hiến pháp dường như vô lý nhưng tại Thái Lan, Tòa án Hiến pháp đã buộc ba Thủ tướng phải từ chức trong những năm gần đây và cả ba người này đều là những đồng minh của ông Thaksin. Một trong ba người này từng bị mất chức chỉ vì ông ta nhận tiền cát-xê cho lần xuất hiện trong chương trình truyền hình dạy nấu ăn.

Thực chất, đây chỉ là diễn biến mới nhất của sự xung đột giai tầng trong xã hội Thái Lan kéo dài nhiều năm qua giữa phe áo đỏ (những người theo chủ nghĩa dân túy của ông Thaksin) và phe áo vàng (những người dân giàu có ở thành thị và tự coi mình là “bảo hoàng”). Trong suốt một thập kỷ qua, ông Thaksin và các đồng minh của mình đã sử dụng các chính sách dân túy để xây dựng cơ sở quyền lực lớn ở các tỉnh Đông Bắc Thái Lan. Thông qua việc trợ cấp dịch vụ y tế và nông sản cho những người nghèo ở nông thôn, phong trào ủng hộ ông Thaksin đã có được số phiếu cần thiết để giành chiến thắng liên tiếp trong các cuộc bầu cử. Tuy nhiên, chính sách này đã tạo ra một số chính sách tai hại, đáng chú ý nhất là chương trình trợ giá lương thực gây lãng phí mà theo đó chính phủ mua gạo của nông dân với giá cao gấp đôi giá trên thị trường.

Không kém, phe áo vàng, với sự ủng hộ của những gia đình giàu có nhất ở Thái Lan, đã liên tục tìm cách lật đổ chính phủ dân cử của bà Yingluck. Từ tháng 11 năm ngoái, phe đối lập cứ theo định kỳ lại buộc các cơ quan chính phủ phải đóng cửa và chiếm giữ các con đường chính ở thủ đô Bangkok. Hồi tháng 2 vừa qua, phe đối lập cũng đã phá hỏng cuộc bầu cử được tổ chức nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng bằng cách phong tỏa các điểm bỏ phiếu.

Trong khi đó, Tòa án Hiến pháp dường như có xu hướng đưa ra phán quyết thiên vị cho những người biểu tình phản đối chính phủ. Thế nhưng, với phán quyết được cho là “nửa vời” như hiện nay (chỉ cách chức 9/35 thành viên nội các và Ủy ban chống tham nhũng quốc gia cũng chỉ nhắm vào cá nhân bà Yingluck chứ không đụng tới các thành viên nội các khác), căng thẳng dường như sẽ được đẩy lên một nấc mới thay vì được làm dịu.

Và nguy cơ “rơi tự do” về chính trị

Với việc phế truất bà Yingluck, sự chia rẽ giữa hai phe càng sâu sắc thêm và dường như chưa thể có một giải pháp nào khả dĩ trong thời gian trước mắt. Nhiều nhà phân tích gọi đây là “sự rơi tự do về chính trị” tại Thái Lan.

Trước hết, những cuộc biểu tình bạo lực của phe ủng hộ chính phủ và phe đối lập, hay còn gọi là phe "Áo Đỏ" và phe "Áo Vàng" - sẽ lại nổ ra trên các đường phố. Phe áo đỏ dự kiến sẽ tổ chức một cuộc biểu tình quy mô lớn với sự tham gia của hàng trăm nghìn người tại Bangkok vào ngày thứ Bảy 10/5 để bày tỏ sự ủng hộ đối với bà Yingluck.

Thứ hai, Đảng Dân chủ đối lập hiện vẫn chưa đồng ý về việc tổ chức tổng tuyển cử vào ngày 20/7 tới mà nhất quyết đòi phải cải cách chính phủ lâm thời và cải cách bầu cử trước khi bỏ phiếu. Cuộc bầu cử có diễn ra không và khi nào vẫn là một câu hỏi lớn.

Về kinh tế, những cuộc biểu tình bạo lực liên miên kéo dài đã khiến các nhà đầu tư nước ngoài lo ngại khi rót tiền đầu tư vào Thái Lan, khiến cho dòng vốn FDI rất có thể được chuyển hướng sang các nước láng giềng. Ngành du lịch, chiếm 7% GDP của nước này, cũng đã bị ảnh hưởng lớn do cảnh báo du lịch đến Thái Lan được chính phủ các nước đưa ra sau các vụ biểu tình bạo lực. Trước viễn cảnh đó, Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế của nước này từ 5 xuống còn 2,5% trong năm 2014.

Cuối cùng, Thái Lan ngày càng mất đi vai trò chính trị của mình trong khu vực. Khi các nước đang tiến hành nhiều cuộc đàm phán tiến tới việc thành lập Cộng đồng ASEAN vào cuối 2015, Thái Lan thường chỉ cử các quan chức cấp thấp đi dự do còn phải lo đối phó với những bất ổn trong nước. Việc cử những quan chức này cũng sẽ khiến Thái Lan rất có thể phải vắng mặt trong những vị trí quan trọng của các tổ chức khu vực trong vài năm tới.

Trần Lợi

Đọc thêm

Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 25/4/2024, Lịch vạn niên ngày 25 tháng 4 năm 2024

Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 25/4/2024, Lịch vạn niên ngày 25 tháng 4 năm 2024

Lịch âm 25/4. Lịch âm hôm nay 25/4/2024? Âm lịch hôm nay 25/4. Lịch vạn niên 25/4/2024. Ngày hôm nay tốt hay xấu? Xem ngày giờ, hướng tốt xấu...
Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 25/4/2024: Tuổi Hợi tình duyên khởi sắc

Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 25/4/2024: Tuổi Hợi tình duyên khởi sắc

Xem tử vi 25/4 - tử vi 12 con giáp hôm nay 25/4/2024 - Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất và Hợi về công việc, ...
XSMT 25/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Trung hôm nay thứ Năm ngày 25/4/2024. SXMT 25/4/2024

XSMT 25/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Trung hôm nay thứ Năm ngày 25/4/2024. SXMT 25/4/2024

XSMT 25/4 - xổ số hôm nay 25/4. trực tiếp xổ số miền Trung 25/4/2024. kết quả xổ số miền Trung hôm nay 25/4. xổ số miền Trung thứ 5. ...
XSAG 25/4, trực tiếp kết quả xổ số An Giang hôm nay 25/4/2024. KQXSAG thứ 5

XSAG 25/4, trực tiếp kết quả xổ số An Giang hôm nay 25/4/2024. KQXSAG thứ 5

XSAG 25/4 - Trực tiếp kết quả xổ số An Giang hôm nay - XSAG 25/4/2024. KQXSAG thứ 5. xo so An Giang. kết quả xổ số An Giang ngày ...
XSBTH 25/4, trực tiếp kết quả xổ số Bình Thuận hôm nay 25/4/2024. XSBTH thứ 5

XSBTH 25/4, trực tiếp kết quả xổ số Bình Thuận hôm nay 25/4/2024. XSBTH thứ 5

XSBTH 25/4 - Trực tiếp kết quả xổ số Bình Thuận hôm nay - XSBTH 25/4/2024. xo so Binh Thuan. KQXSBTH thứ 5. kết quả xổ số Bình Thuận ngày ...
Vietlott 25/4, kết quả xổ số Vietlott Power thứ 5 ngày 25/4/2024. xổ số Power 655 hôm nay

Vietlott 25/4, kết quả xổ số Vietlott Power thứ 5 ngày 25/4/2024. xổ số Power 655 hôm nay

Vietlott 25/4 - Trực tiếp kết quả xổ số Vietlott hôm nay 25/4/2024 nhanh nhất và chính xác nhất từ trường quay. XS Power 655 hom nay. Xo so Vietlott ...
Tin thế giới 24/4: Nga sẽ tung những 'bất ngờ khó chịu' ở Ukraine, một láng giềng 'gõ cửa' Washington cầu viện, Ngoại trưởng Mỹ đến Trung Quốc

Tin thế giới 24/4: Nga sẽ tung những 'bất ngờ khó chịu' ở Ukraine, một láng giềng 'gõ cửa' Washington cầu viện, Ngoại trưởng Mỹ đến Trung Quốc

Tình hình Ukraine và Trung Đông, Ngoại trưởng Mỹ bắt đầu thăm Trung Quốc, căng thẳng trên Bán đảo Triều Tiên... là một số tin thế giới nổi bật.
Khai mạc Hội nghị quốc tế về an ninh, Tổng thống Nga nói về trật tự quốc tế đa cực mới

Khai mạc Hội nghị quốc tế về an ninh, Tổng thống Nga nói về trật tự quốc tế đa cực mới

Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố, Moscow sẵn sàng hợp tác chặt chẽ với tất cả các đối tác để duy trì an ninh khu vực và toàn cầu.
Quyền phủ quyết ở HĐBA: 320 lần sử dụng kể từ khi LHQ thành lập, Chủ tịch Đại hội đồng cảnh báo nguy cơ suy giảm niềm tin

Quyền phủ quyết ở HĐBA: 320 lần sử dụng kể từ khi LHQ thành lập, Chủ tịch Đại hội đồng cảnh báo nguy cơ suy giảm niềm tin

Theo số liệu, kể từ khi LHQ được thành lập, quyền phủ quyết đã được sử dụng 320 lần.
Hàn Quốc cùng Mỹ tập trận chung trong không gian, lần đầu tiên phóng một vệ tinh nano lên quỹ đạo

Hàn Quốc cùng Mỹ tập trận chung trong không gian, lần đầu tiên phóng một vệ tinh nano lên quỹ đạo

Hàn Quốc và Mỹ đã tiến hành tập trận chung trong không gian, kéo dài trong 2 tuần, bắt đầu từ ngày 12/4, tại căn cứ không quân ở Gunsan.
Tin vui rộn ràng đến Ukraine: Dự luật viện trợ vượt ải Quốc hội Mỹ, ông Biden công bố thời điểm ký thành luật, chuyến hàng đầu tiên sắp 'rời bến'

Tin vui rộn ràng đến Ukraine: Dự luật viện trợ vượt ải Quốc hội Mỹ, ông Biden công bố thời điểm ký thành luật, chuyến hàng đầu tiên sắp 'rời bến'

Thượng viện Mỹ thông qua gói viện trợ bổ sung được chờ đợi lâu nay cho Ukraine, Israel và một số nước khác với 79 phiếu thuận và18 phiếu chống.
Mỹ tăng 'đòn' nhằm vào Iran

Mỹ tăng 'đòn' nhằm vào Iran

Mỹ đưa vào danh sách đen 4 cá nhân và 2 công ty bị cáo buộc có liên quan hoạt động mạng độc hại nhân danh lực lượng vũ trang Iran.
Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Xung đột Nga-Ukraine buộc hai bên phát triển các phương tiện mặt đất không người lái (UGV) và các thiết bị bay không người lái (UAV).
Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Những cuộc xâm nhập, tấn công vào cơ quan ngoại giao gây ra nhiều cuộc khủng hoảng trong quan hệ các nước không phải chuyện hiếm.
'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

Theo trang mạng quân sự Nga, Iran hiện đang sở hữu kho tên lửa lớn nhất và đa dạng nhất ở Trung Đông.
Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Sau khi Bulgaria và Romania gia nhập, Schengen mở rộng thành khu vực đi lại tự do của 29 thành viên.
Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Sau một thập kỷ triển khai đại sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI), Trung Quốc tiếp tục mở rộng ảnh hưởng toàn cầu bằng các sáng kiến mới.
Sự tàn khốc chưa hồi kết

Sự tàn khốc chưa hồi kết

Cuộc xung đột Nga-Ukraine bước vào năm thứ ba và đang ngày càng trở nên khốc liệt.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động