Tháo ngòi nổ Chiến tranh thế giới thứ ba

Đêm 20/11/1983, hơn 100 triệu người Mỹ theo dõi bộ phim giả tưởng về một vụ tấn công hạt nhân nhằm vào nước này - The Day After trên kênh truyền hình ABC. Câu chuyện hư cấu trong phim suýt nữa đã trở thành hiện thực vào mùa Thu năm 1983.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
thao ngoi no chien tranh the gioi thu ba Nữ Hải quân Hoàng gia Anh qua những khoảnh khắc lịch sử
thao ngoi no chien tranh the gioi thu ba Tìm thấy bức tranh thế kỷ 17 "Young Man as Bacchus" sau 80 năm

Thời điểm đó, cả Mỹ và Liên Xô đều sở hữu kho vũ khí khổng lồ với hơn 20.000 đầu đạn hạt nhân. Khả năng hai cường quốc quân sự lớn nhất thế giới đối đầu trong một cuộc chiến tranh nhiệt hạch quy mô lớn là nỗi sợ hãi chung của nhiều người trên khắp thế giới. Tại Bắc Mỹ và Tây Âu, các phong trào ủng hộ “đóng băng” chương trình hạt nhân ngày càng thu hút nhiều người tham gia, với các cuộc biểu tình có số lượng lên tới hàng chục nghìn người.

thao ngoi no chien tranh the gioi thu ba
Tên lửa đạn đạo tầm trung SS-20. (Nguồn: Pinterest)

Để đối trọng với lực lượng vũ trang được đầu tư chi phí khổng lồ của Liên Xô, Mỹ đã đẩy mạnh việc xây dựng một trong những lực lượng quân sự thời bình lớn nhất trong lịch sử nước này. Các chương trình nghiên cứu phát triển các loại vũ khí tối tân như xe tăng M1 Abrams, tàu ngầm hạt nhân Trident và máy bay ném bom Stealth được đẩy nhanh, kết hợp triển khai lại những chương trình đã bị huỷ bỏ trước đó như máy bay ném bom chiến lược B1 Lancer và tên lửa MX...

Bên bờ vực chiến tranh

Ngày 23/3/1983, Tổng thống  Mỹ Ronald Reagan đã khiến cuộc cạnh tranh giữa hai siêu cường nâng lên một cấp độ mới khi ông công bố Chương trình Sáng kiến Quốc phòng Chiến lược (SDI), được biết đến với tên gọi "Chiến tranh các vì sao". Đây là chương trình tham vọng nhằm xây dựng khiên chắn bảo vệ nước Mỹ từ cuộc tấn công hạt nhân.

Đối với Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô Yuri Andropov, kế hoạch trên của Tổng thống Mỹ báo hiệu những rắc rối. Các sự kiện diễn ra trong mùa Hè và Thu năm 1983 càng khiến ông Andropov thêm lo ngại. Ở Tây Âu, Mỹ chuẩn bị triển khai thế hệ Tên lửa đạn đạo tầm trung (IRBM) Pershing II mới nhất mang đầu đạn hạt nhân. Trong khi IRBM SS-20 của Liên Xô chỉ đạt được mục tiêu ở Tây Âu, Pershing II có tầm bắn vươn tới mục tiêu bên trong Liên Xô. Do đó, Pershing II là mối đe dọa mới, khiến nước này nâng mức độ báo động lên cao và triển khai nhiều biện pháp nhằm phát hiện và ngăn chặn từ xa các cuộc tấn công phủ đầu bằng tên lửa hạt nhân của đối phương.

Từ tháng 4-5/1983, hải quân Mỹ đã tiến hành các cuộc tập trận ở Tây Bắc Thái Bình Dương có tên gọi FLEETEX 83. Trong quá trình diễn tập, phi đội gồm sáu chiến đấu cơ Tomcat F-14 từ hai tàu sân bay Midway và Enterprise đã bay qua đảo Zelyony trong quần đảo Kuril, vi phạm không phận Liên Xô. Hải quân Mỹ cho biết đó là tai nạn, nhưng Liên Xô đã không chấp nhận lời giải thích này. Bầu không khí ngày càng căng thẳng giữa hai siêu cường đã đặt nền móng cho một trong những giai đoạn nguy hiểm nhất của Chiến tranh Lạnh.

KAL-007 xấu số

Đêm 1/9/1983, chiến đấu cơ của Liên Xô một lần nữa bất ngờ cất cánh, lần này là bởi vì máy bay do thám RC-135 của Mỹ đã vào không phận Liên Xô trong khu vực đảo Sakhalin. RC-135 được sửa đổi từ máy bay thương mại Boeing 707, phục vụ việc liên lạc, tiếp nhiên liệu và thu thập thông tin.

Vào đêm đặc biệt này, những người điều khiển hệ thống radar của Liên Xô đã phát hiện chiếc máy bay mà họ nghĩ là RC-135. Chiến đấu cơ Sukhoi Su-15 do Trung tá Gennady Osipovich điều khiển đã bắn pháo hiệu để thu hút sự chú ý của chiếc máy bay có cấu hình bốn động cơ lớn phía trước nhưng không nhận được phản hồi. Khi máy bay lạ nghi là phi cơ do thám đang chuẩn bị “tẩu thoát” mang theo dữ liệu tình báo vừa thu thập được, các phi công Liên Xô nhận được lệnh bắn hạ. Osipovich đã khai hỏa hai tên lửa không đối không R98 và phá hủy mục tiêu.

Tuy nhiên, đó lại không phải là RC-135. Phi cơ trinh sát đã hoàn thành sứ mệnh của nó, rời không phận Liên Xô và đang trên đường trở về. Các thiết bị radar gặp trục trặc đã xác định nhầm chiếc KAL-007 của hãng Hàng không quốc gia Hàn Quốc (Korean Airlines) .

Đây là loại 747 có cấu hình bốn động cơ tương tự chiếc RC-135, đang thực hiện chuyến bay thương mại chở khách từ New York (Mỹ) đến Seoul (Hàn Quốc). Tất cả 269 hành khách và phi hành đoàn thiệt mạng, trong đó có nghị sĩ Lawrence McDonald từ bang Georgia (Mỹ).

Khi tin về thảm họa lan truyền, khắp thế giới cảm thấy sốc và giận dữ. Tổng thống Reagan, người được biết đến với phong cách nhẹ nhàng và hài hước, đã tức giận lên án việc bắn hạ KAL-007 là “hành động man rợ”. Sự kiện này nhanh chóng làm xấu thêm quan hệ vốn đã căng thẳng giữa Liên Xô và Mỹ.

thao ngoi no chien tranh the gioi thu ba
Tên lửa đạn đạo tầm trung Pershing II. (Nguồn: Bộ Quốc phòng Mỹ)

Grenada và Able Archer

Ngày 29/9/1983, gần một tháng sau thảm kịch KAL-007, lãnh đạo Liên Xô Andropov tuyên bố chừng nào Ronald Reagan – người gọi Liên Xô là “đế chế ma quỷ” - còn nắm quyền, sẽ không có cuộc đàm phán nào với phía Mỹ. Phản ứng tức giận giữa Washington và Moscow không phải là điều mới mẻ, song trước đây chưa từng có lãnh đạo nào của cả hai siêu cường tuyên bố sẽ không đàm phán với nước kia.

Ngày 25/10/1983, căng thẳng giữa hai bên tăng lên nhanh chóng khi Mỹ xâm chiếm Grenada  - quốc đảo nhỏ thuộc Caribbean - với lý do bảo vệ an toàn cho công dân Mỹ. Sự kiện đã khiến Moscow thấy điều mà họ lo ngại nhất: Washington sẵn sàng sử dụng vũ lực.

Một tuần sau khi quân Mỹ đổ bộ vào Grenada, NATO bắt đầu cuộc tập trận Able Archer 83 kéo dài 10 ngày, thu hút sự tham gia của phần lớn các quốc gia Tây Âu. Tình huống giả định của cuộc tập trận là lực lượng NATO chiến đấu bảo vệ các đồng minh trước sự xâm lược của lực lượng các nước khối Hiệp ước Warsaw, trong đó gồm một loạt các cuộc đụng độ quân sự khiến căng thẳng leo thang và dẫn đến việc sử dụng vũ khí hạt nhân.

Khi Able Archer bắt đầu diễn ra, các phương tiện quân sự của NATO hoạt động liên tục ở Tây Đức, gửi các báo cáo mô phỏng việc các lực lượng Liên Xô và Đông Đức vượt qua biên giới và xâm chiếm Cộng hòa Liên bang Đức (Tây Đức). Bộ chỉ huy tối cao NATO tại châu Âu (SHAPE) nhận báo cáo và chuyển chúng tới các phòng tình huống, nơi các nhà lãnh đạo NATO phân tích và cân nhắc phản ứng của họ. NATO phỏng đoán phải mất 7-10 ngày để Mỹ chuẩn bị đầy đủ cho cuộc chiến tranh hạt nhân kể từ lúc đưa ra quyết định. Năm ngày sau cuộc tập trận Able Archer, Liên Xô cho rằng NATO đang chuẩn bị chiến tranh, và rất có thể cuộc tấn công phủ đầu bằng vũ khí hạt nhân sẽ xảy ra.

Theo các tài liệu mật, cuộc tập trận Able Archer huy động lực lượng lên đến 40.000 quân của các nước khối NATO di chuyển trong phạm vi rộng khắp các nước Tây Âu.

Sẵn sàng đáp trả

Ngày 9/11/1983, ngày thứ bảy của cuộc tập trận Able Archer, các phi công Liên Xô được đặt trong tình trạng báo động tại căn cứ không quân ở Đông Đức và Ba Lan. Hai phi hành đoàn đã sẵn sàng trong buồng lái, chờ lệnh rút quân hoặc cất cánh và tiến đánh các mục tiêu được chỉ định ở Tây Âu. Hạm đội Biển Đỏ từ các căn cứ ở Baltic và Biển Bắc bắt đầu di chuyển, và 300 tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) - vũ khí mạnh nhất của Liên Xô cũng được chuẩn bị. Trong khi đó, lãnh đạo Liên Xô Andropov đã cảnh báo các đối tác trong Hiệp ước Warsaw về khả năng xảy ra chiến tranh và ra lệnh cho các tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo sẵn sàng bắn vào các vị trí ngoài khơi bờ biển nước Mỹ.

Thời điểm này, điệp viên hai mang Oleg Gordievsky đã bí mật thông tin cho Cơ quan tình báo Anh (MI6) về các động thái của Moscow. Thông tin của Gordievsky đã tới Thủ tướng Anh Margaret Thatcher, sau đó là Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ (CIA). Tại trụ sở của CIA ở Langley, Virginia, các tài liệu đến bàn làm việc của Giám đốc William Casey, người đã đích thân chuyển các tài liệu tới Cố vấn An ninh Quốc gia Robert McFarlane. Ban đầu, McFarlane thấy hoài nghi, nhưng các báo cáo khẩn cấp của Gordievsky - điệp viên cao nhất của Anh trong KGB, đủ để thuyết phục ông. McFarlane đã báo cáo vấn đề lên Tổng thống Reagan.

Giải trừ khủng hoảng

Một loạt điện tín ngoại giao được chuyển từ Washington tới Moscow lặp đi lặp lại rằng Able Archer chỉ là cuộc tập trận. Tổng thống Reagan đã cử cố vấn Brent Scowcroft đến thủ đô Moscow để thay mặt ông bảo đảm Mỹ sẽ không bao giờ tiến hành cuộc tấn công bất ngờ vào Liên Xô. Tuy nhiên, trong suốt phần còn lại của cuộc diễn tập Able Archer, các lực lượng Liên Xô vẫn cảnh giác và sẵn sàng hành động khi được lệnh. Chỉ đến khi Able Archer kết thúc vào ngày 11/11/1983, họ mới trở lại tình trạng bình thường.

Mùa Đông1983, ngòi nổ Chiến tranh Thế giới lần thứ Ba đã được tháo gỡ, song bầu không khí lạnh lẽo đã trở nên khó chịu hơn.

thao ngoi no chien tranh the gioi thu ba Những khoảnh khắc Trận chiến sinh tử Crete

Trận Crete là trận chiến có vai trò quan trọng  trong Chiến tranh thế giới thứ hai, là một phần của Mặt trận Địa Trung ...

thao ngoi no chien tranh the gioi thu ba Đức nhận lại nhiều bức tranh thất lạc từ thế chiến II

AFP vừa cho biết, Bộ Ngoại giao Mỹ đã trao cho một nhà ngoại giao Đức năm bức tranh mất tích từ thời Chiến tranh ...

thao ngoi no chien tranh the gioi thu ba Đa số người Nhật muốn xin lỗi về Thế chiến thứ hai

Kết quả thăm dò mới đây của Thời báo Kyodo cho thấy, đa số cử tri Nhật Bản cho rằng nhân kỷ niệm 70 năm ...

Nhất Lam (theo National Interest)

Đọc thêm

XSMB 30/3, trực tiếp kết quả xổ số miền Bắc hôm nay thứ Bảy ngày 30/3/2024. dự đoán XSMB 30/3/2024

XSMB 30/3, trực tiếp kết quả xổ số miền Bắc hôm nay thứ Bảy ngày 30/3/2024. dự đoán XSMB 30/3/2024

XSMB 30/3 - Trực tiếp kết quả xổ số miền Bắc 30/3/2024. xổ số hôm nay 30/3. dự đoán xổ số miền Bắc thứ 7. kết quả xổ số ngày ...
XSMT 30/3, trực tiếp kết quả xổ số miền Trung hôm nay thứ Bảy ngày 30/3/2024. SXMT 30/3/2024

XSMT 30/3, trực tiếp kết quả xổ số miền Trung hôm nay thứ Bảy ngày 30/3/2024. SXMT 30/3/2024

XSMT 30/3 - Kết quả xổ số ngày 30 tháng 3. SXMT 30/3. trực tiếp kết quả xổ số miền Trung 30/3/2024. xổ số hôm nay 30/3. xổ số miền ...
XSMN 30/3, trực tiếp kết quả xổ số miền Nam hôm nay thứ Bảy 30/3/2024. xổ số hôm nay 30/3

XSMN 30/3, trực tiếp kết quả xổ số miền Nam hôm nay thứ Bảy 30/3/2024. xổ số hôm nay 30/3

XSMN 30/3 - kết quả xổ số ngày 30 tháng 3. trực tiếp xổ số miền Nam 30/3/2024. xổ số miền Nam thứ 7. xo so mien nam. SXMN 30/3/2024. ...
Liệu Ukraine có thuyết phục được Ấn Độ trong quan hệ với Nga?

Liệu Ukraine có thuyết phục được Ấn Độ trong quan hệ với Nga?

Bộ trưởng Ngoại giao Ukraine Dmitry Kuleba đến thăm New Delhi trong bối cảnh Ukraine nỗ lực giành lấy sự ủng hộ của Ấn Độ.
Bạn có thể bị trầm cảm trong công việc nếu xuất hiện những thói quen sau

Bạn có thể bị trầm cảm trong công việc nếu xuất hiện những thói quen sau

Tờ HuffPost đã tham khảo các nhà trị liệu để tổng kết ra 5 thói quen làm việc thường được ngụy trang là dấu hiệu của trầm cảm. Xin giới ...
Hoa hậu Thanh Hằng duyên dáng trong áo dài 4 tà của NTK Tiến Trần

Hoa hậu Thanh Hằng duyên dáng trong áo dài 4 tà của NTK Tiến Trần

Với vẻ đẹp nữ tính, cổ điển, Hoa hậu Thanh Hằng khoe trọn thân hình mềm mại qua bộ áo dài voan 2 lớp, rũ mềm theo vóc dáng.
Liệu Ukraine có thuyết phục được Ấn Độ trong quan hệ với Nga?

Liệu Ukraine có thuyết phục được Ấn Độ trong quan hệ với Nga?

Bộ trưởng Ngoại giao Ukraine Dmitry Kuleba đến thăm New Delhi trong bối cảnh Ukraine nỗ lực giành lấy sự ủng hộ của Ấn Độ.
Ngoại trưởng Pháp thăm Trung Quốc

Ngoại trưởng Pháp thăm Trung Quốc

Chuyến thăm của Ngoại trưởng Sejourne nhân dịp Pháp và Trung Quốc kỷ niệm 60 năm thiết lập quan hệ ngoại giao và đang nỗ lực tăng cường quan hệ.
Cự tuyệt kế hoạch của Ukraine, Nga sẽ chỉ tham gia hội nghị hòa bình nếu có điều kiện này

Cự tuyệt kế hoạch của Ukraine, Nga sẽ chỉ tham gia hội nghị hòa bình nếu có điều kiện này

Nếu lợi ích của Nga được tôn trọng, Moscow sẵn sàng bảo đảm lợi ích hợp pháp của các bên tham gia khác trong quá trình đàm phán về vấn đề Ukraine.
Olympic Paris 2024: Lo nguy cơ bị tấn công khủng bố, Pháp điều hàng chục nghìn quân, vẫn phải nhờ cậy thêm đồng minh

Olympic Paris 2024: Lo nguy cơ bị tấn công khủng bố, Pháp điều hàng chục nghìn quân, vẫn phải nhờ cậy thêm đồng minh

Pháp đã đề nghị các đồng minh quốc tế cử hàng nghìn nhân viên an ninh đến hỗ trợ bảo vệ Olympic Paris 2024 trước nguy cơ khủng bố.
Nga bảo vệ Triều Tiên trước động thái mới của Mỹ

Nga bảo vệ Triều Tiên trước động thái mới của Mỹ

Nga phủ quyết dự thảo nghị quyết do Mỹ đề xuất gia hạn nhiệm vụ của Nhóm chuyên gia giám sát trừng phạt Triều Tiên thêm một năm.
Khủng hoảng ở Haiti: LHQ nói thảm họa, Hội đồng chuyển tiếp quyết giảm bớt nỗi thống khổ cho người dân

Khủng hoảng ở Haiti: LHQ nói thảm họa, Hội đồng chuyển tiếp quyết giảm bớt nỗi thống khổ cho người dân

Chỉ tính riêng từ đầu năm đến ngày 22/3, số người thiệt mạng vì bạo lực ở Haiti đã là 1.554 và 826 người bị thương.
Quan hệ Pháp-Brazil: Nối lại nồng ấm

Quan hệ Pháp-Brazil: Nối lại nồng ấm

Chuyến đi của Tổng thống Pháp tới Brazil được cho là làm nồng ấm trở lại mối quan hệ băng giá dưới thời Tổng thống Brazil Jair Bolsonaro.
Ngoại trưởng Mỹ thăm Hàn Quốc: Thông điệp nồng ấm

Ngoại trưởng Mỹ thăm Hàn Quốc: Thông điệp nồng ấm

Sự hiện diện của Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken tại Seoul lần này cũng cho thấy quan hệ đồng minh tiếp tục gắn kết chặt chẽ giữa Mỹ và Hàn Quốc.
Phía sau kỳ vọng của Thái Lan ở EU

Phía sau kỳ vọng của Thái Lan ở EU

Thông điệp mà Thủ tướng Thái Lan Srettha Thavisin muốn chuyển tới châu Âu, đặc biệt là Pháp và Đức là 'Thái Lan đã mở cửa kinh doanh trở lại'.
Tăng gắn kết, tìm đồng thuận

Tăng gắn kết, tìm đồng thuận

Chuyến thăm Mỹ của Tổng thống Ba Lan Andrzej Duda cùng Thủ tướng Donald Tusk có thể coi là nỗ lực nâng tầm gắn kết mối quan hệ đồng minh với Mỹ.
Bầu cử Tổng thống Mỹ: Định hình cuộc đua ‘song mã’

Bầu cử Tổng thống Mỹ: Định hình cuộc đua ‘song mã’

Sau ngày Siêu thứ Ba, việc lựa chọn ứng viên Tổng thống của đảng Dân chủ và Cộng hòa gần như đã an bài.
Tổng thống Pháp thăm CH Czech: Nỗ lực tìm kiếm đồng minh

Tổng thống Pháp thăm CH Czech: Nỗ lực tìm kiếm đồng minh

Tổng thống Pháp đến CH Czech không chỉ đáp lễ mà còn là nỗ lực thể hiện vai trò dẫn dắt của nước Pháp và tìm kiếm sự ủng hộ của đồng minh.
Thiếu hụt đạn dược trong xung đột với Nga, Ukraine tăng cường sản xuất vũ khí 'cây nhà lá vườn'

Thiếu hụt đạn dược trong xung đột với Nga, Ukraine tăng cường sản xuất vũ khí 'cây nhà lá vườn'

Trong bối cảnh xung đột Nga-Ukraine vẫn tiếp diễn, Kiev đang nỗ lực tự sản xuất vũ khí với sự hỗ trợ của phương Tây để đáp ứng nhu cầu.
Điều gì đang xảy ra với quan hệ Mỹ-Israel?

Điều gì đang xảy ra với quan hệ Mỹ-Israel?

Việc Mỹ bỏ phiếu trắng với nghị quyết kêu gọi ngừng bắn ở Gaza của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc liệu có thể làm chuyển hướng quan hệ với Israel?
Nhật Bản cho phép xuất khẩu máy bay chiến đấu tối tân: 3 điều cần biết

Nhật Bản cho phép xuất khẩu máy bay chiến đấu tối tân: 3 điều cần biết

Kế hoạch theo Chương trình Không quân Chiến đấu Toàn cầu (GCAP) của Nhật Bản, Anh và Italy báo hiệu sự thay đổi then chốt trong chiến lược an ninh khu vực.
Ngoại trưởng Ấn Độ thăm Đông Nam Á: Dấu ấn Hành động hướng Đông, khẳng định giá trị chung với ASEAN

Ngoại trưởng Ấn Độ thăm Đông Nam Á: Dấu ấn Hành động hướng Đông, khẳng định giá trị chung với ASEAN

Ngoại trưởng Ấn Độ tìm cách tối đa hóa hoạt động ngoại giao để đưa mối quan hệ của Ấn Độ với các đối tác Đông Nam Á lên một tầm cao mới.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow: 'Điểm mù' của Cơ quan an ninh Nga hay thuyết âm mưu đánh lạc hướng?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow: 'Điểm mù' của Cơ quan an ninh Nga hay thuyết âm mưu đánh lạc hướng?

Khi chính lực lượng IS đã nhận là chủ mưu cuộc khủng bố, Nga vẫn chưa thể vội vàng tin bởi nếu vội tin rất có thể Moscow đã dính bẫy.
Chuyên gia EU: Châu Âu thức tỉnh sau 'giấc ngủ Đông', cục diện xung đột Nga-Ukraine sắp có bước chuyển?

Chuyên gia EU: Châu Âu thức tỉnh sau 'giấc ngủ Đông', cục diện xung đột Nga-Ukraine sắp có bước chuyển?

EU đồng lòng hỗ trợ Ukraine 'bằng mọi giá' vì hòa bình trong bối cảnh Nga đang dành nhiều lợi thế trong cuộc xung đột.
Phiên bản di động