Thấy gì qua chuyến đi của ông Tập Cận Bình đến Philippines?

Quan hệ giữa Trung Quốc và Philippines sau chuyến đi của ông Tập Cận Bình vừa qua được ví như "cầu vồng sau mưa". Thực tế quan hệ có diễn ra như vậy? Tổng hợp dư luận của báo TG&VN.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
trung quoc philippines cau vong sau mua Trung Quốc - Philippines: Nhất trí nâng cấp quan hệ song phương
trung quoc philippines cau vong sau mua Trung Quốc chính thức mở tổng lãnh sự quán tại Davao, Philippines

Trong một sự kiện thiếu vắng cả Tổng thống Mỹ Donald Trump và Tổng thống Nga Vladimir Putin, nhà lãnh đạo Trung Quốc đã không thể hiện được vai trò và tầm ảnh hưởng của một cường quốc châu Á. APEC năm 2018 đã không thể ra được tuyên bố chung, với bất đồng về tầm nhìn giữa các nước, đặc biệt là Washington và Bắc Kinh.

Do đó, chuyến công du Manila đầu tiên sau 13 năm của một lãnh đạo Trung Quốc và gặp gỡ Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte là cơ hội không thể tốt hơn để Chủ tịch Tập Cận Bình tái khẳng định ảnh hưởng của Bắc Kinh tại Đông Nam Á.

Ngay khi vừa đáp xuống sân bay quốc tế Ninoy Aquino, nhà lãnh đạo Trung Quốc đã dành nhiều lời khen có cánh cho phía Philippines, ca ngợi quan hệ song phương đang diễn biến tốt đẹp như “cầu vồng sau mưa” dưới thời Tổng thống Duterte và mong muốn rằng cầu vồng ấy sẽ tiếp tục mở rộng sau chuyến thăm.

trung quoc philippines cau vong sau mua
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (phải) và Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte trong chuyến thăm Manila ngày 20/11. (Nguồn: Reuters)

Khi mưa tạnh bão tan

Dù không đề cập trong bài phát biểu, song chẳng mấy khó khăn để nhận ra cơn mưa mà Chủ tịch Tập Cận Bình nhắc tới chính là quan hệ Manila – Bắc Kinh dưới thời cựu Tổng thống Benigno Aquino III. Nhưng dưới thời Tổng thống Duterte, quan hệ hai nước đã hồi sinh mạnh mẽ, hợp tác kinh tế được mở rộng, căng thẳng chính trị trước đó dần xóa nhòa.

Sau khi nắm quyền, ông Duterte đã sớm công du Bắc Kinh và ký kết hàng loạt dự án đầu tư trị giá 24 tỷ USD. Kể từ đó, thương mại song phương đã liên tục tăng trưởng, đạt 50 tỷ USD năm 2017. Trung Quốc chiếm tới 15,3% thị trường xuất khẩu và là đối tác lớn nhất của Philippines. Theo Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị, trong vòng hai năm, nước này đã thu mua hơn 900 tấn chuối, dứa và xoài các loại, mang về cho ngành nông nghiệp Philippines ít nhất 1,5 tỷ USD.

Hai tuần trước chuyến thăm của ông Tập, Tập đoàn viễn thông Trung Quốc China Telecom thông báo sẽ thiết lập chi nhánh tại Manila. Ngân hàng Trung ương Trung Quốc cũng tuyên bố đã liên kết với 13 ngân hàng Philippines để xây dựng một cộng đồng sử dụng tiền Nhân dân tệ giữa hai nước, đưa đồng nội tệ của Trung Quốc vào danh sách dự trữ ngân sách của Philippines.

Chuyến thăm của nhà lãnh đạo Trung Quốc đã tiếp tục mở rộng những hợp tác kinh tế này. Ông Duterte và ông Tập cũng đã nhất trí năng tầm quan hệ lên hợp tác chiến lược toàn diện. Ngày 20/11, hai bên đã chứng kiến việc ký kết 29 văn kiện từ hợp tác trong giáo dục, văn hóa và phát triển khu công nghiệp cho đến hợp tác phát triển cơ sở hạ tầng, hợp tác nông nghiệp và lập các quy trình vệ sinh cho việc vận chuyển các sản phẩm dừa.

 Bên lề hội đàm với ông Duterte, Chủ tịch Tập Cận Bình cũng gặp gỡ lãnh đạo Thượng viện và Hạ viện Philippines. Bắc Kinh đang tìm kiếm sự ủng hộ cho chiến lược Vành đai, con đường và Manila là một mắt xích quan trọng.

Bữa ăn không miễn phí

Tuy nhiên, để đạt được lợi ích thông qua hợp tác kinh tế, Philippines sẽ phải đánh đổi không ít thứ. Giáo sư Jay Batongbacal tại Trường Luật thuộc Đại học Philippines cho rằng chính sách đối ngoại của ông Duterte kể từ năm 2016 chưa mang lại nhiều hiệu quả rõ rệt.

Theo New York Times, chỉ có 4/38 dự án mà Trung Quốc cam kết năm 2016 đã được triển khai. Thêm vào đó, việc tham gia vào các dự án Vành đai, Con đường, vay nợ với lãi suất 2 – 3% từ Trung Quốc, cao gấp 12 lần so với khoản vay tương tự từ Nhật Bản, có thể khiến Manila rơi vào bẫy nợ. Ngoài ra, tại Philippines, các nhà thầu Trung Quốc tập trung xây dựng các dự án cơ sở hạ tầng hơn là hợp tác cùng các công ty địa phương và cải thiện đời sống người dân sở tại. Do đó, việc Bắc Kinh đầu tư vào đây sẽ không mang lại nhiều lợi ích như Manila kỳ vọng.

Đáng ngại hơn, phụ thuộc về kinh tế có thể mang đến hệ lụy về chính trị. Kể từ khi nắm quyền và mở rộng hợp tác kinh tế với Trung Quốc, ông Duterte đã mềm mỏng hơn so với người tiền nhiệm trong nhiều vấn đề có thể gây tranh cãi giữa hai nước, dù chúng ảnh hưởng trực tiếp tới chủ quyền quốc gia của Philippines. Một trong số đó là ông Duterte và ông Tập Cận Bình tiến tới ký kết khai thác dầu khí chung tại vùng Biển Tây Philippines.

Do đó, ngay cả khi tiếp tục dành sự ủng hộ lớn cho Tổng thống Duterte, công chúng Philippines vẫn thận trọng về chính sách đối ngoại của ông với Trung Quốc. Cuộc khảo sát hồi tháng Chín cho thấy họ vẫn “rất tin tưởng” vào Washington, song với Bắc Kinh thì không. Điều này có thể ảnh hưởng tới uy tín của nhà lãnh đạo Philippines, khi mà chính sách đối ngoại của ông chưa có dấu hiệu đổi hướng thời gian tới. 

Trước tình hình đó, ngày 20/11, Người Phát ngôn của Tổng thống Philippines Salvador Panelo đã trấn an dư luận khi khẳng định ông Duterte là nhà ngoại giao thận trọng và không chùn bước trước Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nhằm bảo vệ lợi ích quốc gia. Tuy nhiên, hiện thực hóa cam kết này là không dễ dàng và nhà lãnh đạo Philippines cần chứng tỏ khả năng, cân bằng giữa hợp tác kinh tế và duy trì tự chủ về chính trị.

trung quoc philippines cau vong sau mua Các nghị sĩ Philippines yêu cầu Tổng thống tiết lộ kế hoạch năng lượng với Trung Quốc

Các thượng nghị sĩ đối lập Philippines đã yêu cầu Tổng thống Rodrigo Duterte tiết lộ chi tiết các kế hoạch chung về việc thăm ...

trung quoc philippines cau vong sau mua Trung Quốc, Philippines họp về cơ chế tham vấn song phương Biển Đông

Ngày 19/5, cuộc họp đầu tiên về cơ chế tham vấn song phương Trung Quốc - Philippines về Biển Đông đã được tổ chức tại thành phố ...

trung quoc philippines cau vong sau mua Bước ngoặt trong quan hệ Trung Quốc - Philippines

Tối 18/10, Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte lên đường đến Trung Quốc, bắt đầu chuyến thăm chính thức kéo dài 4 ngày.

Minh Vương

Đọc thêm

XSMB 19/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Bắc hôm nay thứ 6 ngày 19/4/2024. dự đoán XSMB 19/4/2024

XSMB 19/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Bắc hôm nay thứ 6 ngày 19/4/2024. dự đoán XSMB 19/4/2024

XSMB 19/4 - Trực tiếp xổ số miền Bắc 19/4/2024. xổ số hôm nay 19/4. kết quả xổ số miền Bắc hôm nay. dự đoán xổ số miền Bắc thứ ...
XSMT 19/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Trung hôm nay thứ Sáu ngày 19/4/2024. SXMT 19/4/2024

XSMT 19/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Trung hôm nay thứ Sáu ngày 19/4/2024. SXMT 19/4/2024

XSMT 19/4 - xổ số hôm nay 19/4. trực tiếp xổ số miền Trung 19/4/2024. kết quả xổ số miền Trung hôm nay. xổ số miền Trung thứ 6. SXMT ...
XSMN 19/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Nam hôm nay thứ Sáu 19/4/2024. xổ số hôm nay 19/4

XSMN 19/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Nam hôm nay thứ Sáu 19/4/2024. xổ số hôm nay 19/4

XSMN 19/4 - kết quả xổ số ngày 19 tháng 4. trực tiếp kết quả xổ số miền Nam 19/4/2024. xổ số hôm nay 19/4. xo so mien nam. SXMN ...
Giúp Bayern 'hất cẳng' Arsenal, Thomas Tuchel đi vào lịch sử Cúp C1

Giúp Bayern 'hất cẳng' Arsenal, Thomas Tuchel đi vào lịch sử Cúp C1

Sau khi giúp Bayern Munich loại Arsenal ở vòng tứ kết, HLV Thomas Tuchel cán mốc đặc biệt trong lịch sử Cúp C1.
Thủ tướng Phạm Minh Chính khảo sát công trình văn hóa mới mang tính điểm nhấn của vùng Đất Tổ

Thủ tướng Phạm Minh Chính khảo sát công trình văn hóa mới mang tính điểm nhấn của vùng Đất Tổ

Thủ tướng Phạm Minh Chính hoan nghênh đông đảo cán bộ, công nhân vẫn làm việc miệt mài trên công trường dự án ngay trong ngày nghỉ lễ Giỗ Tổ.
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ dâng hương ngày Giỗ Tổ Hùng Vương

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ dâng hương ngày Giỗ Tổ Hùng Vương

Sáng 18/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự lễ dâng hương tại Khu Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt đền Hùng nhân ngày Giỗ Tổ Hùng ...
Hội nghị thượng đỉnh EU: Rốt ráo về viện trợ Kiev nhưng chẳng có quyết định chính thức; Ukraine gọi, Đức trả lời

Hội nghị thượng đỉnh EU: Rốt ráo về viện trợ Kiev nhưng chẳng có quyết định chính thức; Ukraine gọi, Đức trả lời

Các nhà lãnh đạo EU ra tuyên bố chung kêu gọi khẩn trương chuyển các hệ thống phòng không và toàn bộ hỗ trợ quân sự cần thiết cho Ukraine.
Thủ tướng Italy thăm Tunisia tìm kiếm giải pháp về di cư

Thủ tướng Italy thăm Tunisia tìm kiếm giải pháp về di cư

Thủ tướng Italy cho rằng, cuộc chiến chống lại tình trạng di cư bất thường đòi hỏi sự phát triển và đầu tư của các nước châu Phi.
Ngoại trưởng Trung Quốc hội kiến các nhà lãnh đạo Indonesia

Ngoại trưởng Trung Quốc hội kiến các nhà lãnh đạo Indonesia

Tổng thống Indonesia Joko Widodo và Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị bày tỏ mong muốn hòa bình và ổn định trong khu vực.
Hạ viện Mỹ chuẩn bị họp, Iran bất đắc dĩ trở thành 'tác nhân' khiến Ukraine và Israel sớm nhận được 'quà' lớn từ Washington?

Hạ viện Mỹ chuẩn bị họp, Iran bất đắc dĩ trở thành 'tác nhân' khiến Ukraine và Israel sớm nhận được 'quà' lớn từ Washington?

Hạ viện Mỹ sẽ tiến hành một cuộc bỏ phiếu vào ngày 20/4 về gói viện trợ quân sự bị trì hoãn lâu nay của nước này dành cho Ukraine và Israel.
Căng thẳng Israel-Iran: Gạt các đề xuất quốc tế, Tel Aviv khăng khăng tự ra quyết định; EU chốt 'đòn' vào Tehran; Nga ra mặt

Căng thẳng Israel-Iran: Gạt các đề xuất quốc tế, Tel Aviv khăng khăng tự ra quyết định; EU chốt 'đòn' vào Tehran; Nga ra mặt

Israel sẽ tự ra quyết định để bảo vệ quốc gia, trong khi Iran cảnh báo sẽ có phản ứng quy mô lớn nếu Israel có động thái trả đũa dù là nhỏ nhất.
Quân đội Nga ứng dụng robot hỗ trợ hỏa lực bằng súng máy

Quân đội Nga ứng dụng robot hỗ trợ hỏa lực bằng súng máy

Bộ Quốc phòng Nga cho biết Bộ trưởng Sergei Shoigu đã chỉ thị trang bị tổ hợp robot đa năng để hỗ trợ hỏa lực, bảo vệ các công trình và sơ tán người bị ...
'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

Theo trang mạng quân sự Nga, Iran hiện đang sở hữu kho tên lửa lớn nhất và đa dạng nhất ở Trung Đông.
Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Sau khi Bulgaria và Romania gia nhập, Schengen mở rộng thành khu vực đi lại tự do của 29 thành viên.
Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Sau một thập kỷ triển khai đại sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI), Trung Quốc tiếp tục mở rộng ảnh hưởng toàn cầu bằng các sáng kiến mới.
Sự tàn khốc chưa hồi kết

Sự tàn khốc chưa hồi kết

Cuộc xung đột Nga-Ukraine bước vào năm thứ ba và đang ngày càng trở nên khốc liệt.
Phong tục thú vị trong ngày lễ Phục sinh trên thế giới

Phong tục thú vị trong ngày lễ Phục sinh trên thế giới

Là ngày lễ quan trọng nhất của Kitô giáo, lễ Phục sinh được tổ chức ở nhiều nước châu Âu với những phong tục độc đáo, thú vị.
Vì tương lai dòng Mekong-Lan Thương

Vì tương lai dòng Mekong-Lan Thương

Cơ chế hợp tác Mekong-Lan Thương (MLC) ra đời tháng 3/2016, quy tụ sáu quốc gia ven sông là Trung Quốc, Việt Nam, Campuchia, Lào, Myanmar và Thái Lan.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động