Thứ trưởng Nguyễn Quốc Dũng dẫn đầu đoàn Việt Nam tham dự Hội nghị Quan chức cao cấp ASEAN tại Thái Lan

Từ ngày 6-8/3, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Quốc Dũng, Trưởng đoàn Quan chức cao cấp Việt Nam tại ASEAN, đã dẫn đầu Đoàn Việt Nam tham dự Hội nghị các Quan chức cao cấp ASEAN (ASEAN SOM) được tổ chức tại thành phố Chiang Rai, Thái Lan.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
thu truong nguyen quoc dung dan dau doan viet nam tham du hoi nghi quan chuc cao cap asean tai thai lan Ban hành Quy chế hoạt động của Ủy ban Quốc gia ASEAN 2020
thu truong nguyen quoc dung dan dau doan viet nam tham du hoi nghi quan chuc cao cap asean tai thai lan Hội nghị điều phối cộng đồng chính trị - an ninh ASEAN lần thứ 11

Đây là hội nghị thường kỳ của các Quan chức cao cấp ASEAN với trọng tâm là rà soát tình hình, thảo luận các biện pháp hợp tác, chuẩn bị cho các hoạt động sắp tới cũng như trao đổi về những vấn đề cùng quan tâm.

Tại Hội nghị, nhằm góp phần đẩy mạnh tiến trình xây dựng Cộng đồng ASEAN, các đại biểu nhất trí ASEAN cần nỗ lực thực hiện thành công các trọng tâm, ưu tiên đề ra cho năm 2019 nhằm thúc đẩy một Cộng đồng bền vững về mọi mặt, lấy người dân làm trung tâm và không để ai bị bỏ lại phía sau.

thu truong nguyen quoc dung dan dau doan viet nam tham du hoi nghi quan chuc cao cap asean tai thai lan
Thứ trưởng Nguyễn Quốc Dũng tham dự Hội nghị. (Nguồn: BC.)

Theo đó, hội nghị đã trao đổi định hướng xây dựng dự thảo Tuyên bố Tầm nhìn ASEAN về “Quan hệ đối tác vì sự bền vững”, đề ra phương hướng thúc đẩy hợp tác nhằm xây dựng Cộng đồng ASEAN bền vững trên mọi khía cạnh. Dự kiến, Tuyên bố sẽ được các nhà Lãnh đạo ASEAN thông qua vào tháng 6/2019.

Hội nghị cũng ghi nhận Thái Lan sẽ tổ chức Đối thoại cấp cao lần thứ 3 về Nâng cao tính tương hỗ giữa Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN 2025 và Chương trình nghị sự Liên hợp quốc 2030 về Phát triển bền vững vào ngày 29/3/2019, với mục tiêu tiếp tục thúc đẩy hợp tác, phối hợp giữa ASEAN và các cơ quan của Liên hợp quốc (LHQ) để triển khai thành công hai chương trình nghị sự quan trọng này.

Các đại biểu cũng thảo luận việc ASEAN thành lập một Mạng lưới bao gồm các hội, các tổ chức về ASEAN của các nước thành viên. Mạng lưới này sẽ có nhiệm vụ phối hợp, kết nối các hội và các tổ chức để thực hiện các hoạt động nâng cao nhận thức người dân về ASEAN và xây dựng bản sắc chung của ASEAN.

Trước tình hình hợp tác biển ở khu vực diễn ra ngày càng sôi động và phong phú, hội nghị đã trao đổi và nhất trí tiến hành rà soát chức năng, nhiệm vụ, phương thức hoạt động nhằm nâng cao hơn nữa vai trò hiệu quả của Diễn đàn Biển ASEAN (AMF) và Diễn đàn Biển ASEAN mở rộng (EAMF)

Về quan hệ đối ngoại, các đại biểu đã rà soát công tác chuẩn bị cho một loạt hội nghị quan trọng sắp tới với các đối tác, trong đó có các Hội nghị Quan chức cao cấp giữa ASEAN với Trung Quốc, New Zealand, Canada, Mỹ, Australia và Nhật Bản, nhằm bảo đảm các hội nghị đạt kết quả tốt, góp phần thúc đẩy hơn nữa quan hệ hợp tác cũng như tranh thủ các đối tác tiếp tục tích cực ủng hộ, hỗ trợ ASEAN xây dựng Cộng đồng, phát huy vai trò trung tâm ở khu vực.

Riêng với Nhật Bản, dự kiến trong năm 2019 sẽ diễn ra Ngày ASEAN - Nhật Bản với nhiều hội thảo, hoạt động giao lưu văn hoá, thể thao đa dạng được tổ chức tại Việt Nam, nước điều phối quan hệ ASEAN - Nhật Bản.

Với Trung Quốc, Hội nghị ghi nhận những tiến triển trong tiến trình thương lượng Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC), đã tạo đà thuận lợi để hai bên có thể hoàn tất vòng thương lượng thứ nhất văn bản COC trước Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN - Trung Quốc vào tháng 8/2019.

Các nước cũng thảo luận việc tổ chức Cấp cao kỷ niệm 30 năm thành lập quan hệ đối tác ASEAN - Hàn Quốc (1989-2019) và Cấp cao kỷ niệm 45 năm thành lập quan hệ đối tác ASEAN - New Zealand (1975-2020).

thu truong nguyen quoc dung dan dau doan viet nam tham du hoi nghi quan chuc cao cap asean tai thai lan
Hội nghị với trọng tâm là rà soát tình hình, thảo luận các biện pháp hợp tác, chuẩn bị cho các hoạt động sắp tới cũng như trao đổi về những vấn đề cùng quan tâm. (Nguồn: BC.)

Bên cạnh đó, hội nghị đã xem xét đề nghị của một số nước muốn thiết lập quan hệ đối tác với ASEAN.

Trong khuôn khổ phối hợp tại các tổ chức, diễn đàn đa phương, các đại biểu nhất trí, trong trường hợp có nước thành viên ứng cử vào các cơ quan của Liên hợp quốc và tổ chức quốc tế, ASEAN sẽ xem xét và nếu có đồng thuận thì công nhận đó là ứng cử viên chung của ASEAN, qua đó vừa giúp thể hiện vai trò, uy tín của cả khối vừa giúp tăng khả năng trúng cử của ứng viên. 

Ngoài ra, ASEAN sẽ xúc tiến công tác chuẩn bị cho Peru tham gia Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác ở Đông Nam Á (TAC), đồng thời xem xét thuận lợi đề nghị tham gia TAC của Nam Phi.

Việc ngày càng nhiều nước quan tâm và mong muốn tham gia TAC đã cho thấy những nguyên tắc do ASEAN đề ra cho quan hệ giữa các quốc gia tiếp tục còn nguyên giá trị và sự phù hợp.

Các nước cũng đã trao đổi về đề nghị gia nhập ASEAN của Timor Leste và cho rằng, cả ASEAN và Timor Leste cần tiếp tục chuẩn bị kỹ các mặt, trong đó có việc hỗ trợ Timor Leste nâng cao năng lực để dần đáp ứng các tiêu chí thành viên.

Trước mắt, ASEAN sẽ cử đoàn tìm hiểu thực tế của các cơ quan thuộc trụ cột chính trị - an ninh sang làm việc với các cơ quan liên quan của Timor Leste để đánh giá năng lực, nhu cầu cụ thể.

Nhân dịp Hội nghị SOM ASEAN lần này, nước Chủ tịch Thái Lan đã tổ chức phiên họp hẹp về hợp tác Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Các đại biểu nhất trí ASEAN cần xây dựng quan điểm chung, qua đó khẳng định vai trò vị trí và định hướng cho ASEAN trong tham gia, thúc đẩy hợp tác ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.

Hội nghị đã trao đổi và đi đến thống nhất về những nội hàm quan trọng; trong đó ASEAN tiếp tục vai trò trung tâm, tận dụng và phát huy các cơ chế, diễn đàn do ASEAN thành lập và dẫn dắt để thúc đẩy đối thoại và hợp tác nhằm xây dựng một khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương hoà bình, hợp tác, phát triển thịnh vượng, tuân thủ các nguyên tắc chung như mở, minh bạch, bao trùm, tôn trọng độc lập chủ quyền và không can thiệp, thượng tôn pháp luật…

thu truong nguyen quoc dung dan dau doan viet nam tham du hoi nghi quan chuc cao cap asean tai thai lan Hoa Kỳ tiếp tục đẩy mạnh hợp tác toàn diện với ASEAN

Ngày 28/2 tại trụ sở Ban Thư ký ASEAN, Jakarta, Indonesia, đã diễn ra Cuộc họp lần thứ 10 Ủy ban hợp tác chung (JCC) ...

thu truong nguyen quoc dung dan dau doan viet nam tham du hoi nghi quan chuc cao cap asean tai thai lan ​Cuộc họp lần thứ 19 Ủy ban hợp tác chung ASEAN - Ấn Độ

Ngày 26/2, tại Trụ sở Ban Thư ký ASEAN ở Jakarta (Indonesia) đã diễn ra Cuộc họp lần thứ 19 Ủy ban hợp tác chung ...

thu truong nguyen quoc dung dan dau doan viet nam tham du hoi nghi quan chuc cao cap asean tai thai lan Nhóm Phụ nữ Cộng đồng ASEAN tại Hà Nội gặp mặt đầu Xuân

Ngày 27/2 tại Hà Nội, Nhóm Phụ nữ Cộng đồng ASEAN tại Hà Nội (AWCH) đã tổ chức buổi tiệc trà gặp mặt do bà ...

 

Bảo Chi

Đọc thêm

Cách Tổng thống Biden 'gửi quyền lợi' trong gói viện trợ 61 tỷ USD của Mỹ dành cho Ukraine

Cách Tổng thống Biden 'gửi quyền lợi' trong gói viện trợ 61 tỷ USD của Mỹ dành cho Ukraine

Tổng thống Biden đã tính toán như thế nào trong khoản viện trợ xung đột quân sự 61 tỷ USD dành cho Ukraine? Mỹ có thật viện trợ Ukraine không ...
Hành trình hai vô địch dance sport thế giới của con trai và bạn nhảy nhà Khánh Thi - Phan Hiển

Hành trình hai vô địch dance sport thế giới của con trai và bạn nhảy nhà Khánh Thi - Phan Hiển

Kubi, bạn nhảy Linh San khiến bố mẹ Khánh Thi - Phan Hiển tự hào khi hai lần vô địch thế giới hạng thiếu nhi 1 tại Syllabus World Championship.
Trung Quốc tìm đến Mỹ Latinh và Caribbean để khám phá không gian

Trung Quốc tìm đến Mỹ Latinh và Caribbean để khám phá không gian

Trung Quốc cùng các quốc gia Mỹ Latinh và Caribbean đã duy trì hợp tác không gian lâu dài, toàn diện và thực tiễn.
Tình hình Israel: Có rất ít bằng chứng về một nền kinh tế đang chịu xung đột

Tình hình Israel: Có rất ít bằng chứng về một nền kinh tế đang chịu xung đột

Israel bị tổn thương nghiêm trọng sau vụ tấn công ngày 7/10/2023, tuy nhiên, nền kinh tế đang bắt đầu có dấu hiệu phục hồi.
Tứ kết U23 châu Á 2024: Thông tin tổ trọng tài điều khiển trận đấu U23 Việt Nam và U23 Iraq

Tứ kết U23 châu Á 2024: Thông tin tổ trọng tài điều khiển trận đấu U23 Việt Nam và U23 Iraq

Liên đoàn Bóng đá châu Á 2024 (AFC) chính thức công bố tổ trọng tài điều khiển trận đấu giữa U23 Việt Nam và U23 Iraq ở tứ kết U23 ...
Việt Nam phản đối việc Trung Quốc công bố lệnh cấm đánh bắt cá ở Biển Đông

Việt Nam phản đối việc Trung Quốc công bố lệnh cấm đánh bắt cá ở Biển Đông

Yêu cầu Trung Quốc tôn trọng chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với các ...
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động