Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp Bộ trưởng Ngoại giao Hàn Quốc

Chiều 9/3, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp Bộ trưởng Ngoại giao Hàn Quốc Kang Kyung Wha.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
tin nhap 20180309211106 Hoan nghênh Hàn Quốc tham gia đầu tư vào các dự án cơ sở hạ tầng
tin nhap 20180309211106 Thủ tướng tiếp Phó Chủ tịch Tập đoàn Lotte

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng, quan hệ hợp tác hai nước thời gian qua phát triển nhanh, hiệu quả, tin cậy; chính trị được tăng cường; hợp tác kinh tế-thương mại tăng trưởng mạnh mẽ, mang lại lợi ích cho cả hai bên. "Đây là thời kỳ tốt nhất của quan hệ hai nước khi chúng ta đang chia sẻ những thành công trong hợp tác. Hàn Quốc đã trở thành một trong những đối tác hàng đầu của Việt Nam".     

tin nhap 20180309211106
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp Bộ trưởng Ngoại giao Hàn Quốc Kang Kyung Wha

Thủ tướng hoan nghênh và đánh giá cao việc Hàn Quốc thực hiện chính sách hướng Nam mới với mục tiêu hoà bình, ổn định, phát triển và coi Việt Nam là đối tác trọng tâm trong chính sách đó. Hai nước có nhiều điểm tương đồng, cùng lợi ích trong thúc đẩy quan hệ hợp tác song phương. Để tiếp tục duy trì xu thế phát triển tích cực hiện nay, làm sâu sắc hơn quan hệ hợp tác hai nước, Thủ tướng đề nghị hai bên tiếp tục tăng cường quan hệ tin cậy thông qua việc duy trì thường xuyên giao lưu, tiếp xúc cấp cao.

Hai bên cần tiếp tục thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư theo hướng cân bằng, ổn định, hiệu quả, đem lại lợi ích cho đôi bên. Thủ tướng cũng đề nghị hai bên có biện pháp để bảo đảm thực hiện thành công mục tiêu đạt kim ngạch thương mại 100 tỷ USD vào năm 2020 song song với thúc đẩy cân bằng thương mại, tháo gỡ khó khăn về kiểm dịch để tạo điều kiện thuận lợi cho các mặt hàng nông lâm thuỷ sản, trái cây của Việt Nam, trong đó có quả vú sữa có thể vào thị trường Hàn Quốc trong năm 2018.   

Thủ tướng mong muốn Hàn Quốc tiếp tục giữ vị trí là nhà đầu tư hàng đầu tại Việt Nam; tham gia đầu tư vào các dự án cơ sở hạ tầng lớn, phát triển năng lượng tái tạo, năng lượng sạch, tham gia cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước, tái cơ cấu các ngân hàng thương mại; chú trọng chuyển giao công nghệ; tạo điều kiện để doanh nghiệp Việt Nam tham gia chuỗi sản xuất của các tập đoàn Hàn Quốc; hỗ trợ phát triển ngành công nghiệp phụ trợ của Việt Nam phát triển tương xứng nhu cầu.

Chính phủ Việt Nam sẽ tạo mọi điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp Hàn Quốc đầu tư thành công tại Việt Nam; trong đó hoan nghênh các doanh nghiệp Hàn Quốc đầu tư vào lĩnh vực cơ sở hạ tầng như đường cao tốc Bắc-Nam, sân bay Long Thành...; tạo điều kiện ưu đãi thu hút đầu tư công nghệ cao của Hàn Quốc.    

Thủ tướng đề nghị Chính phủ Hàn Quốc tăng tiếp nhận lao động Việt Nam, chú trọng lao động có tay nghề cao. Đẩy mạnh hợp tác du lịch để thúc đẩy giao lưu nhân dân, tăng cường hiểu biết lẫn nhau; tăng cường các chuyến bay giữa hai nước. Cùng là quốc gia biển, Việt Nam mong muốn Hàn Quốc chia sẻ với Việt Nam kinh nghiệm về phát triển kinh tế biển; chia sẻ quan điểm với Việt Nam và ASEAN về vấn đề Biển Đông.

tin nhap 20180309211106

Bộ trưởng Ngoại giao Hàn Quốc nêu rõ, hai nước luôn nỗ lực thúc đẩy quan hệ hợp tác. Phía Hàn Quốc nhất trí với Việt Nam đưa kim ngạch thương mại song phương lên 100 tỷ USD vào năm 2020; nỗ lực duy trì là nhà đầu tư FDI hàng đầu tại Việt Nam; nỗ lực để tạo cân bằng thương mại hai nước, nhất là thúc đẩy giải quyết thủ tục để mặt hàng hoa quả vào thị trường Hàn Quốc trong thời gian sớm nhất.

Bày tỏ ấn tượng về việc điện thoại di động Samsung sản xuất tại Việt Nam được xuất khẩu khắp thế giới, bà Kang Kyung Wha cảm ơn Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam luôn quan tâm, hỗ trợ tập đoàn này làm ăn hiệu quả tại Việt Nam.     

Bà khẳng định, Hàn Quốc hết sức coi trọng quan hệ hợp tác ASEAN - Hàn Quốc, trong đó có Việt Nam và Việt Nam có vai trò rất quan trọng trong mối quan hệ hợp tác này. Bà cho biết, dự kiến năm 2019, Hàn Quốc sẽ tổ chức Hội nghị Cấp cao đặc biệt ASEAN - Hàn Quốc và mong Việt Nam ủng hộ sự kiện này để hai bên tăng cường hợp tác, cùng chia sẻ lợi ích. Hàn Quốc ủng hộ quan điểm của Việt Nam về vấn đề Biển Đông.

Bà cũng chia sẻ, nhiều người Việt Nam đang sinh sống, làm ăn tại Hàn Quốc và nhiều người Hàn Quốc làm ăn, sinh sống tại Việt Nam. Đây chính là tài sản quý báu của hai nước. Chính phủ Hàn Quốc đang nỗ lực có những biện pháp để hỗ trợ cộng đồng Việt Nam sinh sống và làm ăn thuận lợi tại Hàn Quốc.

Nhất trí với các ý kiến của Bộ trưởng Ngoại giao Hàn Quốc, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, Chính phủ Việt Nam luôn quan tâm, tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp Hàn Quốc. Hai nước đang phát triển hợp tác toàn diện, hết sức tốt đẹp trên nhiều lĩnh vực truyền thống và thời gian tới cần đẩy mạnh hợp tác sang các lĩnh vực khác. 

tin nhap 20180309211106
Đối tác Hàn Quốc quan tâm tới các dự án y tế ở Yên Bái

Đoàn công tác Tổ chức Chăm sóc sức khỏe quốc tế Hàn Quốc (KOFIH) thăm và làm việc tại Bệnh viên Đa khoa tỉnh Yên ...

tin nhap 20180309211106
VSAK: Cộng đồng của những người Việt trẻ nhiệt huyết

Chủ tịch Hội sinh viên Việt Nam tại Hàn Quốc (VSAK) Phạm Hải Chiến cho biết, sinh viên Việt Nam tại Hàn Quốc là một ...

tin nhap 20180309211106
Thủ tướng tiếp Chủ tịch Tập đoàn Hyosung, Hàn Quốc

Sáng nay, 8/2, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp ông Cho Hyun Joon, Chủ tịch Tập đoàn Hyosung (Hàn Quốc). 

PV

Đọc thêm

Bán tải BYD Shark 2024 lộ diện trước thềm ra mắt

Bán tải BYD Shark 2024 lộ diện trước thềm ra mắt

Mới đây, chiếc bán tải Trung Quốc BYD Shark 2024 đã lộ diện trên đường phố trước khi được trình làng tại Triển lãm ô tô Bắc Kinh 2024 tới ...
Top 5 xe CUV cỡ C bán chạy nhất tháng 3/2024: Mazda CX-5 tiếp tục dẫn đầu

Top 5 xe CUV cỡ C bán chạy nhất tháng 3/2024: Mazda CX-5 tiếp tục dẫn đầu

Top 5 xe CUV cỡ C bán chạy nhất tháng 3/2024, Mazda CX-5 dẫn đầu phân khúc với doanh số 912 chiếc bán ra, xếp thứ 2 là Honda CR-V.
Giá xăng dầu hôm nay 25/4: Thế giới tăng nhẹ; xăng trong nước có thể giảm vào chiều nay

Giá xăng dầu hôm nay 25/4: Thế giới tăng nhẹ; xăng trong nước có thể giảm vào chiều nay

Giá xăng dầu hôm nay 25/4, thế giới quay đầu tăng nhẹ. Xăng trong nước chiều nay được dự báo sẽ giảm do tuần qua giá dầu thế giới giảm.
Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 26/4/2024, Lịch vạn niên ngày 26 tháng 4 năm 2024

Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 26/4/2024, Lịch vạn niên ngày 26 tháng 4 năm 2024

Lịch âm 26/4. Lịch âm hôm nay 26/4/2024? Âm lịch hôm nay 26/4. Lịch vạn niên 26/4/2024. Ngày hôm nay tốt hay xấu? Xem ngày giờ, hướng tốt xấu...
Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 26/4/2024: Tuổi Thìn thu nhập tăng cao

Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 26/4/2024: Tuổi Thìn thu nhập tăng cao

Xem tử vi 26/4 - tử vi 12 con giáp hôm nay 26/4/2024 - Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất và Hợi về công việc, ...
Bầu cử tổng thống CH Bắc Macedonia: 'Phép thử' cho cuộc đua lớn, ứng cử viên đối lập tạm dẫn trước

Bầu cử tổng thống CH Bắc Macedonia: 'Phép thử' cho cuộc đua lớn, ứng cử viên đối lập tạm dẫn trước

Nhiều khả năng, cuộc bầu cử tổng thống CH Bắc Macedonia có thể phải bước sang vòng 2 giữa hai ứng cử viên dẫn đầu, dự kiến diễn ra vào ...
Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Dù cuộc bầu cử Hạ viện Ấn Độ phải đến 4/6 mới công bố kết quả, nhưng đương kim Thủ tướng Narendra Modi được dự báo nắm chắc chiến thắng...
Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Đằng sau cuộc tấn công của Iran, khả năng Israel trả đũa và ngày càng nhiều lời kêu gọi kiềm chế từ cộng đồng quốc tế...
Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Để đánh thức tiềm năng của ASEAN, Thủ tướng New Zealand sẽ tìm cách khai thác những ưu thế trong quan hệ với từng nước mà ông sẽ đến thăm.
Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Chuyến thăm Bắc Kinh của Ngoại trưởng Pháp Stephane Sejourne đã mở ra những cơ hội mới trong quan hệ giữa hai nước.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ I)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ I)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động