Thượng đỉnh Mỹ - Triều lần 2: Kiến tạo hòa bình từ Geneva, Paris… đến Hà Nội

Sau sự kiện cuộc gặp thượng đỉnh giữa Mỹ và Triều Tiên, rất có thể Việt Nam sẽ tiếp tục được tìm đến như một địa điểm lý tưởng cho việc đàm phán, ký những hiệp định mang giá trị quốc tế lớn.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
thuong dinh my trieu lan 2 kien tao hoa binh tu geneva paris den ha noi Thượng đỉnh Mỹ - Triều: Nắm lấy cơ hội vàng
thuong dinh my trieu lan 2 kien tao hoa binh tu geneva paris den ha noi Phủ Tổng thống Hàn Quốc: Kết quả Thượng đỉnh Mỹ - Triều lần 2 sẽ không thể là một “thỏa thuận nhỏ”

GS. TSKH Vũ Minh Giang - Phó Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam nêu ra góc nhìn của mình về Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều lần hai giữa Tổng thống Donald Trump và nhà lãnh đạo Kim Jong-un.

Theo GS Vũ Minh Giang, cuộc gặp thượng đỉnh giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un dự kiến tại Hà Nội là một sự kiện đặc biệt. Quan hệ giữa Mỹ và CHDCND Triều Tiên thu hút sự chú ý của cả thế giới, nhất là sau khi ông Kim Jong-un trở thành nhà lãnh đạo Triều Tiên từ năm 2011, cả thế giới luôn luôn “nín thở” vì mối quan hệ lúc căng, lúc trùng giữa hai bên. Khi xuất hiện khả năng hai bên ngồi lại với nhau, thì việc họ sẽ chọn nơi nào cũng trở thành một chủ đề nóng với cả thế giới. Lý do là nơi họ chọn gặp nhau phải đáp ứng được yêu cầu của cả hai bên.

thuong dinh my trieu lan 2 kien tao hoa binh tu geneva paris den ha noi
Cuộc gặp thượng đỉnh lần hai giữa Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump và Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un dự kiến diễn ra tại Hà Nội, Việt Nam.(Nguồn: Straits Times)

Thứ nhất, đó phải là nơi được cả hai bên tin cậy. Thứ hai, nơi đó phải mang tính biểu tượng nhất định. Việt Nam có lịch sử quan hệ tương đối sâu với Triều Tiên; đồng thời với Mỹ, Việt Nam có quan hệ đã trải qua những thăng trầm, đã từng đối đầu rồi trở thành bạn bè, đối tác toàn diện. Những điều đó đã được phân tích từ khi xuất hiện khả năng có cuộc gặp gỡ thượng đỉnh lần thứ hai giữa hai bên.

“Dư luận lúc đầu không nghĩ nhiều đến tính hiện thực của khả năng Việt Nam sẽ được chọn là nơi diễn ra cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ và CHDCND Triều Tiên. Và đến nay, khả năng cuộc gặp diễn ra tại Việt Nam đã được ấn định trên phương diện ngoại giao”, GS. Vũ Minh Giang nhận xét.

Những “mối duyên” từ lịch sử

Liên hệ đến cuộc gặp thượng đỉnh giữa Tổng thống Donald Trump và Chủ tịch Kim Jong-un tại Việt Nam, nhìn lại lịch sử, có khá nhiều mối lương duyên giữa ba nước: Việt Nam, Mỹ và Triều Tiên. Theo GS. Vũ Minh Giang, quan hệ thân thiết của Triều Tiên với Việt Nam có truyền thống lịch sử từ xa xưa. Hơn nữa, Triều Tiên và Việt Nam đều là bán đảo nên văn hóa có sự gần gũi, tương đồng.

Còn Mỹ là đất nước cách Việt Nam đến nửa vòng trái đất nhưng có nhiều duyên nợ từ rất sớm. Thomas Jefferson là Tổng thống thứ ba của Hợp chúng quốc Mỹ, tác giả của bản Tuyên ngôn Độc lập Mỹ, năm 1803 đã gửi một phái bộ ngoại giao sang Việt Nam với mong muốn giao hiếu với Việt Nam và ký một hiệp định thương mại. “Nhưng tiếc là chúng ta chưa hiểu nhau nên đã không thành công” - Đây chính là nhận định của Tổng thống Donal Trump khi ông dẫn lại sự kiện này ngay mở đầu bài phát biểu của mình tại Đại học Quốc gia Hà Nội, bên lề Hội nghị APEC 2017.

Việt Nam muốn có quan hệ hòa hiếu, thân thiện với Mỹ từ rất sớm. Nhưng tiếc rằng “vật đổi, sao rời” và rất nhiều biến cố, thăng trầm đã khiến Mỹở phía đối đầu với một Việt Nam đang muốn giành lại nền độc lập của mình. Sau này đã có cuộc gặp lịch sử giữa Nguyên Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ McNamara với Đại tướng Võ Nguyên Giáp vào năm 1995. Sau cuộc gặp, ông McNamara đã viết lại trong hồi ký của mình: “Nếu như Mỹ hiểu Việt Nam như ở thời điểm năm 1995 thì không xảy ra chiến tranh”.

GS. Vũ Minh Giang nhắc lại quan hệ với Mỹ và Triều Tiên để nói rằng cuộc gặp thượng đỉnh giữa Mỹ và Triều Tiên được tổ chức ở Việt Nam như một cuộc hội ngộ của những quốc gia đã có “duyên nợ” lịch sử.

thuong dinh my trieu lan 2 kien tao hoa binh tu geneva paris den ha noi
GS. Vũ Minh Giang.

Mảnh đất hứa cho sự gặp gỡ

Nhìn xa một chút, Việt Nam có lịch sử văn hoá khá đặc biệt. Đây là vùng đất có thể nhìn trong suốt chiều sâu của lịch sử cũng như truyền thống văn hoá, đó là vùng đất giao thoa, mảnh đất hứa cho sự gặp gỡ. Các luồng văn hoá Bắc xuống, Nam lên, Đông qua, Tây lại đều giao thoa, gặp gỡ tại đây. Gần như các siêu cường trên thế giới qua các thời kỳ đều từng hiện diện ở đây.

“Việt Nam cũng là đất nước có lịch sử thăng trầm, rất nhiều biến động. Chính vì vậy, người Việt Nam phải lựa chọn cho mình một thế ứng xử. Bảo vệ độc lập, toàn vẹn lãnh thổ thì “cực chẳng đã” phải đứng lên cầm vũ khí, nhưng khi xuất hiện khả năng hoà bình thì người Việt Nam luôn luôn chớp lấy cơ hội để giành lấy hoà bình. Đây là xứ sở hết sức yêu chuộng hoà bình, vì vậy từ cựu thù biến thành bạn bè cũng là truyền thống của người Việt Nam. Rất nhiều dân tộc trên thế giới nhìn ra đặc tính đó trong văn hoá Việt Nam.

Trong lịch sử Việt Nam xuất hiện một nhân vật với tư tưởng hòa giải là Vua Trần Nhân Tông. Chính Mỹ đã lập ra một Giải thưởng Trần Nhân Tông để tặng cho những nhân vật có công lao trong việc hoà giải.

Với đặc điểm như thế về mặt địa lý, với tính cách như thế về mặt con người và đặc trưng như thế về mặt văn hoá, việc Việt Nam được lựa chọn như một nơi để gặp gỡ, để hoà giải cũng là điều dễ hiểu”, GS. Vũ Minh Giang nhận xét.

Mỹ và CHDCND Triều Tiên sau khi tìm hiểu rất nhiều địa điểm có thể coi là thuận lợi cho cuộc gặp gỡ này, đã dừng lại ở Việt Nam. “Tôi nghĩ rằng đó là sự lựa chọn có tính toán, có cân nhắc và theo tôi rất phù hợp. Mỹ và CHDCND Triều Tiên là hai quốc gia được coi là đối đầu trong suốt mấy thập kỷ vừa qua, nhất là trong vòng 5-7 năm trở lại đây, căng thẳng tới mức chiến tranh có thể nổ ra bất cứ lúc nào. Mỹ và CHDCND Triều Tiên chọn Việt Nam là nơi gặp gỡ, tất nhiên nơi gặp đó phải đảm bảo đến mức tuyệt đối về an ninh và an toàn. Tiêu chuẩn về an ninh, an toàn chắc chắn được đưa ra”, GS. Vũ Minh Giang phân tích.

Khi cuộc gặp thượng đỉnh này diễn ra tại Việt Nam, không cần phải chứng minh, cả thế giới đều thấy rằng Việt Nam là nơi rất an toàn, an ninh. Điều đó sẽ giúp cho uy tín của Việt Nam được tăng cao.

Thực tế chứng minh trong suốt thời gian qua chúng ta đã tổ chức thành công các sự kiện quốc tế lớn có sự tham dự của nguyên thủ các siêu cường như Hội nghị nguyên thủ các nước châu Á-Thái Bình Dương APEC, Hội nghị Thượng đỉnh Á-Âu ASEM… Các nguyên thủ quốc gia, trong đó có nhiều nguyên thủ của các siêu cường, đến đây đều bày tỏ sự hài lòng không chỉ về môi trường an ninh mà công tác tổ chức các sự kiện lớn Việt Nam đều làm rất tốt, tạo thành uy tín quốc tế. Sự kiện sắp tới được coi là sự kiện quốc tế lớn và đầy tính nhạy cảm, Việt Nam được chọn rõ ràng bởi đã được đánh giá cao về năng lực tổ chức. Điều đó sẽ khiến một lần nữa uy tín của Việt Nam được nâng cao.

“Theo tôi, Mỹ và CHDCND Triều Tiên còn kỳ vọng về mô hình phát triển của Việt Nam trong thời gian vừa qua. Trên thế giới nhiều nơi sự phát triển gặp khó khăn, đôi chỗ còn rối loạn thì Việt Nam trong những năm vừa qua phát triển tương đối tốt. GDP tăng trên 7%, vượt qua được kỳ vọng của chính người Việt Nam, vượt lên trên dự báo của những tổ chức, định chế kinh tế lớn như Quỹ Tiền tệ Quốc tế, Ngân hàng Thế giới… Sự phát triển thành công của Việt Nam rõ ràng là một gợi ý tốt trong tương lai gần cũng như xa đối với CHDCND Triều Tiên”, GS. Vũ Minh Giang nhận định.

GS. Vũ Minh Giang cho rằng bất luận cuộc gặp thế nào thì Việt Nam cũng thu được nhiều kết quả tốt đẹp.

Ngay cả một đất nước đã tạo dựng được hình ảnh lớn trên thế giới như Singapore nhưng sau khi tổ chức cuộc gặp thượng đỉnh lần thứ nhất cũng đã hưởng lợi rất nhiều. Việt Nam chắc chắn cũng được như vậy. Chúng ta đã từng tốn rất nhiều tiền để chỉ có một vài phút quảng bá cho hình ảnh của Việt Nam trên CNN thì đến nay các đài truyền hình, các hãng thông tấn lớn nhất và hàng nghìn nhà báo sẽ “đổ quân” vào Việt Nam để đưa tin tức. Họ sẽ không chỉ đưa tin về cuộc gặp thượng đỉnh mà sẽ đề cập rất nhiều đến Hà Nội, đến Việt Nam. Chúng ta sẽ có ảnh hưởng rất lớn trên trường quốc tế mà không tốn kém chi phí quảng bá. Tiếp theo là sự phát triển du lịch, các mối quan hệ hợp tác, tin cậy, triển khai những dự án đầu tư. Những doanh nghiệp nước ngoài nếu còn đang chần chừ trong việc đầu tư thì đây là cú hích.

Tóm lại, cuộc gặp này không phải câu chuyện của hai nước mà là sự kiện hết sức quan trọng trong đời sống chính trị và ngoại giao quốc tế. Vì vậy nơi đăng cai sự kiện này, khi làm tốt vai trò chủ nhà, nhất định sẽ hưởng những tác động tích cực.

“Đến thời điểm này, rất cần sự hợp tác của nhân dân Việt Nam, bạn bè của Việt Nam để giúp Việt Nam làm tốt công việc quan trọng đã được uỷ thác. Rất mong nhân dân sẽ hợp tác, ủng hộ việc tổ chức của Chính phủ cho sự kiện lớn này, bởi vì uy tín của Việt Nam sẽ lên cao hơn rất nhiều qua việc tổ chức tốt sự kiện được thế giới quan tâm nhiều như thế trong những ngày sắp tới đây”, GS. Giang bày tỏ.

Địa chỉ trong tương lai của các hiệp định hòa bình quốc tế

Việt Nam rất khát khao hòa bình và trong quá khứ những địa danh như Geneva, Paris… từng được nhắc đến là nơi ký kết những Hiệp định chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam.

“Nhưng sau sự kiện cuộc gặp thượng đỉnh giữa Mỹ và Triều Tiên, rất có thể Việt Nam sẽ là nơi được tìm đến như một địa điểm lý tưởng cho việc đàm phán, ký những hiệp định quốc tế trọng đại. Cái tên Việt Nam hoàn toàn có thể trở thành địa danh có giá trị quốc tế gắn với những hiệp định trọng đại trong tương lai”, GS Vũ Minh Giang bày tỏ sự lạc quan.

thuong dinh my trieu lan 2 kien tao hoa binh tu geneva paris den ha noi Mỹ - Nhật tái khẳng định cam kết nhằm đạt được mục tiêu phi hạt nhân hóa Bán đảo Triều Tiên

Tổng thống Mỹ Donald Trump và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã nhất trí sẽ hợp tác chặt chẽ trước thềm cuộc gặp thượng ...

thuong dinh my trieu lan 2 kien tao hoa binh tu geneva paris den ha noi ​Liên hợp quốc chấp thuận cho phái đoàn Triều Tiên đến Việt Nam

Ngày 20/2, Ủy ban trừng phạt Triều Tiên thuộc Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) đã thông qua quyết định đồng ý ...

thuong dinh my trieu lan 2 kien tao hoa binh tu geneva paris den ha noi Nhật tìm cách hợp tác với Mỹ về vấn đề Triều Tiên

Một quan chức Nhật Bản cho biết ngày 20/2, Thủ tướng nước này Shinzo Abe đã điện đàm với Tổng thống Mỹ Donald Trump để ...

(theo VGP News)

Bài viết cùng chủ đề

Bán đảo Triều Tiên

Đọc thêm

Phim Người một nhà: Không có Drama, tình cảm gia đình nhẹ nhàng vẫn chạm đến trái tim khán giả

Phim Người một nhà: Không có Drama, tình cảm gia đình nhẹ nhàng vẫn chạm đến trái tim khán giả

Phim Người một nhà không cần "đao to búa lớn", không có chuyện ngoại tình vẫn khiến người xem thổn thức...
Nhan sắc Triệu Vy phim 'Hoàn Châu cách cách' bây giờ ra sao?

Nhan sắc Triệu Vy phim 'Hoàn Châu cách cách' bây giờ ra sao?

Diễn viên Triệu Vy phim Hoàn Châu cách cách từng 'đốn tim' người hâm mộ bởi đôi mắt to tròn, gương mặt xinh đẹp.
Quân đội Nga ứng dụng robot hỗ trợ hỏa lực bằng súng máy

Quân đội Nga ứng dụng robot hỗ trợ hỏa lực bằng súng máy

Bộ Quốc phòng Nga cho biết Bộ trưởng Sergei Shoigu đã chỉ thị trang bị tổ hợp robot đa năng để hỗ trợ hỏa lực, bảo vệ các công trình ...
Ngắm bức tranh cổ động về chiến dịch Điện Biên Phủ

Ngắm bức tranh cổ động về chiến dịch Điện Biên Phủ

Baoquocte.vn. Những tác phẩm tranh cổ động đã truyền tải ý nghĩa, tầm vóc và giá trị lịch sử vĩ đại của chiến thắng Điện Biên Phủ.
Giá vàng hôm nay 18/4/2024: Giá vàng duy trì ổn định, được 'hậu thuẫn' tăng cao, SJC bắt đầu hạ nhiệt?

Giá vàng hôm nay 18/4/2024: Giá vàng duy trì ổn định, được 'hậu thuẫn' tăng cao, SJC bắt đầu hạ nhiệt?

Giá vàng hôm nay 18/4/2024 duy trì ổn định khi nhu cầu trú ẩn an toàn tăng trong bối cảnh căng thẳng leo thang ở Trung Đông.
Tay vợt Nguyễn Thùy Linh giành vé dự Olympic Paris 2024

Tay vợt Nguyễn Thùy Linh giành vé dự Olympic Paris 2024

Tay vợt cầu lông Nguyễn Thùy Linh là vận động viên thứ 7 của thể thao Việt Nam giành vé tham dự Olympic Paris 2024.
Quân đội Nga ứng dụng robot hỗ trợ hỏa lực bằng súng máy

Quân đội Nga ứng dụng robot hỗ trợ hỏa lực bằng súng máy

Bộ Quốc phòng Nga cho biết Bộ trưởng Sergei Shoigu đã chỉ thị trang bị tổ hợp robot đa năng để hỗ trợ hỏa lực, bảo vệ các công trình và sơ tán người bị ...
Tên lửa Ukraine phá hủy bệ phóng và radar S-400 ở Crimea

Tên lửa Ukraine phá hủy bệ phóng và radar S-400 ở Crimea

Hai tên lửa đạn đạo MGM-140 ATACMS do Mỹ sản xuất được cho là đã tấn công vào sân bay quân sự của không quân Nga gần thành phố Dzhankoy ở Crimea đêm 17/4.
Tin thế giới 17/4: Sở chỉ huy quân đội Ukraine bị tấn công, Trung Quốc nhắc Mỹ thứ 'đừng bao giờ đụng đến', Israel đã ra quyết định?

Tin thế giới 17/4: Sở chỉ huy quân đội Ukraine bị tấn công, Trung Quốc nhắc Mỹ thứ 'đừng bao giờ đụng đến', Israel đã ra quyết định?

Tình hình Ukraine và Trung Đông, quan hệ Mỹ-Trung, Hàn Quốc tập bắn đạn thật gần biên giới Triều Tiên... là một số tin thế giới nổi bật.
Australia tung Chiến lược phòng thủ quốc gia đầu tiên: Định hình lại quân đội, mạnh tay với khoản đầu tư lịch sử

Australia tung Chiến lược phòng thủ quốc gia đầu tiên: Định hình lại quân đội, mạnh tay với khoản đầu tư lịch sử

Chính phủ Australia đang thực hiện khoản đầu tư mang tính lịch sử vào Quốc phòng và đã đưa ra những quyết định cứng rắn nhằm định hình lại ADF.
Israel tiết lộ kế hoạch phản đòn Iran, Mỹ cũng chuẩn bị ra tay trên một 'mặt trận'

Israel tiết lộ kế hoạch phản đòn Iran, Mỹ cũng chuẩn bị ra tay trên một 'mặt trận'

Lực lượng Phòng vệ Israel đã quyết định cách thức sẽ phản công Iran và các lực lượng ủy nhiệm, nhưng vẫn chưa chốt về thời điểm thực hiện.
Hội nghị Đại dương của chúng ta lần thứ 9: Nỗ lực quốc tế bảo vệ 'ngôi nhà chung' của sinh vật biển

Hội nghị Đại dương của chúng ta lần thứ 9: Nỗ lực quốc tế bảo vệ 'ngôi nhà chung' của sinh vật biển

Hội nghị Đại dương của chúng ta, được phát động vào năm 2014, là sự kiện quốc tế đầu tiên nhằm giải quyết tất cả các vấn đề liên quan đại dương.
'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

Theo trang mạng quân sự Nga, Iran hiện đang sở hữu kho tên lửa lớn nhất và đa dạng nhất ở Trung Đông.
Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Sau khi Bulgaria và Romania gia nhập, Schengen mở rộng thành khu vực đi lại tự do của 29 thành viên.
Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Sau một thập kỷ triển khai đại sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI), Trung Quốc tiếp tục mở rộng ảnh hưởng toàn cầu bằng các sáng kiến mới.
Sự tàn khốc chưa hồi kết

Sự tàn khốc chưa hồi kết

Cuộc xung đột Nga-Ukraine bước vào năm thứ ba và đang ngày càng trở nên khốc liệt.
Phong tục thú vị trong ngày lễ Phục sinh trên thế giới

Phong tục thú vị trong ngày lễ Phục sinh trên thế giới

Là ngày lễ quan trọng nhất của Kitô giáo, lễ Phục sinh được tổ chức ở nhiều nước châu Âu với những phong tục độc đáo, thú vị.
Vì tương lai dòng Mekong-Lan Thương

Vì tương lai dòng Mekong-Lan Thương

Cơ chế hợp tác Mekong-Lan Thương (MLC) ra đời tháng 3/2016, quy tụ sáu quốc gia ven sông là Trung Quốc, Việt Nam, Campuchia, Lào, Myanmar và Thái Lan.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động