Thụy Sỹ và ICRC kêu gọi tôn trọng luật nhân đạo

150 năm sau Công ước Geneva đầu tiên, Thụy Sỹ và Ủy ban Chữ thập đỏ quốc tế (ICRC) cùng kêu gọi sự tôn trọng luật nhân đạo trong bối cảnh nền chính trị quốc tế đang có nhiều biến đổi.
Theo dõi Baoquocte.vn trên

Thực tiễn mới, nhu cầu mới

Năm 1864, Công ước Geneva đầu tiên về Quy chế người bị thương và bị bệnh trong chiến tranh đã được thông qua. Qua đó, kể cả trong thời gian chiến tranh, những chuẩn mực nhất định về nhân quyền vẫn phải được đảm bảo. Tại thời điểm đó, chính Thụy Sỹ và ICRC đã phối hợp để đảm bảo việc thực hiện Công ước trên diễn đàn chính trị quốc tế. Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay, Thụy Sỹ và ICRC vẫn đang cố gắng kêu gọi sự thực hiện các quy chế này một cách nghiêm ngặt hơn bởi vì luật quốc tế vẫn thiếu một cơ chế thực thi và khuyến khích thực hiện Công ước trên phạm vi toàn cầu.

Chiến tranh ngày nay có nhiều khác biệt so với chiến tranh trong thế kỷ XIX. Các cuộc giao tranh không còn diễn ra trên chiến trường mà là ở những khu vực đông dân cư. Hơn nữa, chiến tranh nổ ra giữa quân đội các quốc gia đối lập chỉ còn là ngoại lệ, thay vào đó là những cuộc nội chiến đang ngày càng trở nên phổ biến. Vì vậy, chính những người dân thường phải chịu ảnh hưởng trực tiếp từ xung đột vũ trang.

Hàng ngày, chúng ta vẫn nhận được những báo cáo về vi phạm nhân quyền, kèm theo cả các bức ảnh cho thấy sự đau khổ không kể xiết của những người bị ảnh hưởng bởi xung đột vũ trang. Chính việc vi phạm luật nhân đạo quốc tế là một nguyên nhân trực tiếp gây ra những đau khổ này. Và sâu xa hơn nữa, đó là sự thất bại của chính chúng ta.

Các quốc gia thành viên đã cam đoan thực hiện Điều 1 chung cho cả 4 Công ước Geneva năm 1949 nêu rằng "tôn trọng và đảm bảo tôn trọng" đối với các Công ước "trong mọi tình huống". Nhưng các quốc gia đã không thực hiện cam kết đó. Hơn nữa, hệ thống luật nhân đạo quốc tế, kể từ khi được hình thành vẫn chưa có cơ chế đảm bảo thi hành hiệu quả. Sự bất lực này hiển nhiên dẫn đến tổn thất về con người trong chiến tranh.

Những ám ảnh kinh hoàng về sự tàn phá về người và của trong Thế chiến II đã trở thành động lực thúc đẩy các quốc gia cùng xây dựng, tham gia vào bốn Công ước Geneva năm 1949 trong việc bảo vệ người không hoặc không còn tham gia chiến sự, người lính bị thương hoặc bị bệnh, tù nhân trong chiến tranh và dân thường. Những Công ước này được bổ sung vào năm 1977 và năm 2005 với ba nghị định bổ sung kèm theo. Việc sử dụng các loại hình vũ khí như vũ khí sinh học, vũ khí hóa học, bom bi và mìn sát thương hiện đại đang bị cấm một cách rộng rãi. Luật quốc tế đã đặt ra những chế tài để bảo vệ những đối tượng dễ bị tổn thương nhất từ chiến tranh.

Trong thời gian qua, việc thực hiện các Công ước đã có những tiến triển nhất định như việc đào tạo các binh sĩ hay truy tố các tội ác chiến tranh nghiêm trọng nhất và đặc biệt là thành lập Toà án Hình sự quốc tế (ICC).

Tăng đối thoại, tìm giải pháp

Các nguyên tắc của luật nhân đạo quốc tế áp dụng trên toàn thế giới. Mặc dù vậy, những nỗ lực thúc đẩy đảm bảo các nguyên tắc được thực hiện liên tục là vô cùng cần thiết bởi vì không có một cơ chế quốc tế rõ ràng nào đảm bảo các quốc gia sẽ thực thi lâu dài. Một quyền của con người nếu bị xâm phạm một cách thường xuyên mà không có phản ứng đáp trả rõ ràng thì rất dễ mất giá trị theo thời gian.

Đây là lý do kể từ năm 2012, Thụy Sỹ và ICRC tổ chức các cuộc đối thoại với tất cả các quốc gia để tìm ra cách tốt nhất đảm bảo tuân thủ luật nhân đạo quốc tế. Công việc của họ thực hiện theo những nhiệm vụ được đưa ra trong Hội nghị quốc tế thứ 31 của Hội Chữ thập đỏ và Trăng Lưỡi liềm đỏ quốc tế. Họ tin rằng các quốc gia cần một diễn đàn, nơi có thể cùng nhau quyết định các biện pháp cần thiết nhằm đảm bảo thi hành luật nhân đạo. Diễn đàn này cũng sẽ giúp các quốc gia từng bước xây dựng bức tranh tổng thể về cách thức tuân thủ quy định và giải quyết những thách thức trong quá trình thực thi luật nhân đạo quốc tế. Song song với đó, họ cũng có thể liên tục trao đổi những quan điểm dựa trên tình hình thực tiễn mới nhất để đưa ra những biện pháp hiệu quả.

Một diễn đàn với sự tham gia của nhiều quốc gia cũng sẽ tạo ra những điều kiện cần thiết để đảm bảo rằng pháp luật sẽ chi phối sự phát triển trong tương lai của chiến tranh. Để đạt được điều này đòi hỏi một cuộc đối thoại thường xuyên xung quanh những vấn đề hiện tại của luật nhân đạo quốc tế. Việc các quốc gia tạo ra các chế tài tương ứng để đáp lại những hành vi vi phạm nghiêm trọng luật nhân đạo quốc tế cũng rất quan trọng, góp phần ngăn chặn tội ác trong tương lai và bảo vệ dân thường khỏi những đau khổ và mất mát. Một cơ chế điều tra nguyên nhân của những hành vi vi phạm cũng sẽ là biện pháp thiết thực mà các quốc gia nên làm.

Thụy Sỹ và ICRC sẽ đưa ra những kiến nghị cụ thể về việc tổ chức một diễn đàn trong khuôn khổ Hội nghị quốc tế của Hội Chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế lần thứ 32 tại Geneva vào cuối năm 2015. Các quốc gia sẽ quyết định những việc cần làm trong bối cảnh quốc tế mới.

Kể từ khi Công ước Vienna đầu tiên được thông qua cách đây 150 năm, luật nhân đạo quốc tế đã trở thành một trụ cột trung tâm của trật tự pháp lý quốc tế. Những điều khoản của Công ước được đưa ra với mục đích bảo vệ quyền cơ bản của con người. Những quyền này không thể thu hồi. Luật nhân đạo được xây dựng trên niềm tin, sự cần thiết phải đặt ra những quy tắc nếu như nhân loại không muốn chứng kiến những cuộc chiến tranh dã man. Thế hệ của chúng ta có nhiệm vụ củng cố những thành tựu pháp lý đó và tạo ra những khuôn khổ thể chế nhằm đảm bảo những quy tắc luật pháp đó được tôn trọng. Nếu như những khuôn khổ này thực sự hiệu quả thì luật pháp sẽ trở thành một công cụ phù hợp. Chưa bao giờ trong lịch sự nhân loại chúng ta có nhiều cơ hội để tiến gần hơn đến một giải pháp chung trên toàn thế giới như hiện nay. Chúng ta phải biết nắm bắt lấy cơ hội này.

Didier Burkhalter & Peter Maurer *

Hằng Phạm (dịch)


(*) Ông Didier Burkhalter, Tổng thống Liên bang Thụy Sỹ và ông Peter Maurer, Chủ tịch ICRC.


Năm 1957, Việt Nam gia nhập bốn Công ước quốc tế Geneva (1949) về bảo hộ nạn nhân chiến tranh, đối xử nhân đạo với tù nhân chiến tranh:

Công ước Geneva I bao gồm 64 điều quy định việc bảo vệ những chiến binh bị thương và bị bệnh trên đất liền trong chiến tranh cũng như những nhân viên y tế và tôn giáo, các đơn vị y tế và việc vận chuyển y tế.

Công ước Geneva II bao gồm 63 điều có nội dung và cấu trúc tương tự Công ước Geneva I áp dụng cụ thể đối với chiến tranh trên biển.

Công ước Geneva III bao gồm 143 điều được áp dụng đối với tù binh chiến tranh, quy định một cách cụ thể các điều kiện bắt giữ và các đối xử nhân đạo với tù binh chiến tranh.

Công ước Geneva IV bảo vệ dân thường, kể cả trong các vùng lãnh thổ bị chiếm đóng.

Việt Nam cũng đã tham gia nghị định thư bổ sung số 1 (AP1) thông qua năm 1977 nhằm tăng cường sự bảo vệ đối với dân thường trong xung đột quốc tế và phi quốc tế. Việt Nam đang trong quá trình thảo luận gia nhập nghị định thư bổ sung số 2 (AP2).

Từ khi gia nhập, Việt Nam đã thực thi một cách nghiêm túc, đầy đủ và tích cực bốn Công ước Geneva (1949).

Ngay từ trong giai đoạn kháng chiến chống Pháp, Việt Nam đã tôn trọng thực hiện Công ước Geneva III về các điều kiện bắt giữ và đối xử nhân đạo với tù binh chiến tranh.

TS. Hugo Génin, Đại học Nice Sophia-Antipolis, Pháp đã nhận định: “Tù binh Pháp đã rất ngạc nhiên, vì từ châu Âu đến châu Á, ở bất cứ nơi nào, trại giam cũng là khu bê tông kiên cố có hàng rào dây thép gai, nhưng ở Việt Nam thì không. Tù binh chỉ bị quy định “không được đi quá ranh giới cuối cùng”, và ranh giới đó có thể là một ngôi nhà tranh! Sau đó, họ được cho ở trong nhà dân, được giam giữ “thoải mái” nên cảm thấy được an ủi phần nào.

Nhiều người nói rằng tù binh Pháp đã không được tôn trọng nhưng đó chỉ là quan niệm cá nhân. Tù binh ở Điện Biên Phủ không bị lao động khổ sai, ngược lại họ tự nguyện lao động để tiếp xúc với người dân Việt Nam”.

Đọc thêm

Bộ GD&ĐT đề nghị rà soát toàn bộ các trường liên kết giáo dục, đào tạo với nước ngoài

Bộ GD&ĐT đề nghị rà soát toàn bộ các trường liên kết giáo dục, đào tạo với nước ngoài

Bộ GD&ĐT đề nghị rà soát toàn bộ các cơ sở giáo dục đang triển khai chương trình giáo dục tích hợp; liên kết giáo dục, đào tạo với nước ...
Không bỏ thủ tục cấp giấy khám sức khỏe cho người lái xe

Không bỏ thủ tục cấp giấy khám sức khỏe cho người lái xe

Tôi nghe nói có thông tin đã bãi bỏ thủ tục cấp giấy khám sức khỏe cho người lái xe. Vậy thông tin này có chính xác không? – Độc ...
Hợp tác thương mại Việt Nam-Canada trở thành ‘ngôi sao sáng’ trong khối CPTPP

Hợp tác thương mại Việt Nam-Canada trở thành ‘ngôi sao sáng’ trong khối CPTPP

Kể từ khi Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) có hiệu lực, thương mại hai chiều Việt Nam-Canada tăng trưởng 170%.
Cách tắt quảng cáo sim trên iPhone nhanh chóng, hiệu quả

Cách tắt quảng cáo sim trên iPhone nhanh chóng, hiệu quả

Trong quá trình sử dụng iPhone, việc nhận các thông báo quảng cáo sim khiến bạn cảm thấy phiền và khó chịu. Trong bài viết này sẽ mách bạn cách ...
Thông tin đội tuyển U23 Việt Nam trước VCK U23 châu Á 2024

Thông tin đội tuyển U23 Việt Nam trước VCK U23 châu Á 2024

Sau khi nhận nhiệm vụ ở U23 Việt Nam, HLV Hoàng Anh Tuấn sẽ cùng các học trò bước vào thử thách ở VCK U23 châu Á 2024 diễn ra ...
NSND Thu Hà 'trẻ mãi không già'

NSND Thu Hà 'trẻ mãi không già'

Không chỉ gây ấn tượng bởi lối diễn đỉnh cao trong phim Trạm cứu hộ trái tim, NSND Thu Hà còn ghi điểm bởi nhan sắc điểm 10.
Israel-Hezbollah leo thang nghiêm trọng nhất gần 20 năm qua, Mỹ tuyên bố phản đối một cuộc chiến

Israel-Hezbollah leo thang nghiêm trọng nhất gần 20 năm qua, Mỹ tuyên bố phản đối một cuộc chiến

Nhà Trắng kêu gọi Israel và Lebanon đặt ưu tiên hàng đầu đối với việc khôi phục ổn định sau các cuộc trả đũa nhau giữa Israel và Hezbollah.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow: Nga tuyên bố tình tiết mới chứng tỏ Ukraine dính líu, Mỹ lập tức lên tiếng

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow: Nga tuyên bố tình tiết mới chứng tỏ Ukraine dính líu, Mỹ lập tức lên tiếng

Nga đã bắt giữ một đối tượng bị cáo buộc hỗ trợ tài chính cho những kẻ tấn công khủng bố nhà hát ở ngoại ô Moscow hôm 22/3.
Palestine có Nội các mới

Palestine có Nội các mới

Nội các mới của Palestine sẽ bao gồm 23 bộ trưởng, trong đó có 3 phụ nữ và 6 người ở Dải Gaza.
Điểm tin thế giới sáng 29/3: Quốc hội Malta bổ nhiệm Tổng thống mới, Australia hủy vụ kiện Trung Quốc tại WTO, Ngoại trưởng Latvia từ chức

Điểm tin thế giới sáng 29/3: Quốc hội Malta bổ nhiệm Tổng thống mới, Australia hủy vụ kiện Trung Quốc tại WTO, Ngoại trưởng Latvia từ chức

Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 29/3.
Hợp tác tài nguyên nước trong khuôn khổ Lan Thương - Mekong thể hiện sự đoàn kết khu vực

Hợp tác tài nguyên nước trong khuôn khổ Lan Thương - Mekong thể hiện sự đoàn kết khu vực

Sáu nước dọc sông Lan Thương - Mekong cùng giải quyết thách thức tài nguyên nước, thúc đẩy phát triển kinh tế khu vực và phúc lợi người dân.
Tin thế giới 28/3: Mỹ rút quân khỏi Niger, Nga gia tăng tấn công Ukraine, Australia hủy vụ kiện Trung Quốc

Tin thế giới 28/3: Mỹ rút quân khỏi Niger, Nga gia tăng tấn công Ukraine, Australia hủy vụ kiện Trung Quốc

Iran bị trừng phạt vì cấp tên lửa cho Nga, Philippines cứng rắn với Trung Quốc, Cố vấn cảnh báo lực lượng Ukraine bị 'đình trệ', Trung Quốc-Nga-Iran tập trận
Quan hệ Pháp-Brazil: Nối lại nồng ấm

Quan hệ Pháp-Brazil: Nối lại nồng ấm

Chuyến đi của Tổng thống Pháp tới Brazil được cho là làm nồng ấm trở lại mối quan hệ băng giá dưới thời Tổng thống Brazil Jair Bolsonaro.
Ngoại trưởng Mỹ thăm Hàn Quốc: Thông điệp nồng ấm

Ngoại trưởng Mỹ thăm Hàn Quốc: Thông điệp nồng ấm

Sự hiện diện của Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken tại Seoul lần này cũng cho thấy quan hệ đồng minh tiếp tục gắn kết chặt chẽ giữa Mỹ và Hàn Quốc.
Phía sau kỳ vọng của Thái Lan ở EU

Phía sau kỳ vọng của Thái Lan ở EU

Thông điệp mà Thủ tướng Thái Lan Srettha Thavisin muốn chuyển tới châu Âu, đặc biệt là Pháp và Đức là 'Thái Lan đã mở cửa kinh doanh trở lại'.
Tăng gắn kết, tìm đồng thuận

Tăng gắn kết, tìm đồng thuận

Chuyến thăm Mỹ của Tổng thống Ba Lan Andrzej Duda cùng Thủ tướng Donald Tusk có thể coi là nỗ lực nâng tầm gắn kết mối quan hệ đồng minh với Mỹ.
Bầu cử Tổng thống Mỹ: Định hình cuộc đua ‘song mã’

Bầu cử Tổng thống Mỹ: Định hình cuộc đua ‘song mã’

Sau ngày Siêu thứ Ba, việc lựa chọn ứng viên Tổng thống của đảng Dân chủ và Cộng hòa gần như đã an bài.
Tổng thống Pháp thăm CH Czech: Nỗ lực tìm kiếm đồng minh

Tổng thống Pháp thăm CH Czech: Nỗ lực tìm kiếm đồng minh

Tổng thống Pháp đến CH Czech không chỉ đáp lễ mà còn là nỗ lực thể hiện vai trò dẫn dắt của nước Pháp và tìm kiếm sự ủng hộ của đồng minh.
Nghi phạm khủng bố đến từ Tajikistan: Tiếng chuông cảnh tỉnh cho Nga và thế giới

Nghi phạm khủng bố đến từ Tajikistan: Tiếng chuông cảnh tỉnh cho Nga và thế giới

Việc 4 nghi phạm vụ tấn công nhà hát ở Nga hôm 22/3 đều mang quốc tịch Tajikistan khiến sự chú ý đổ dồn về quốc gia Trung Á này.
Vụ tấn công đẫm máu ở Nga: Lý do Moscow 'lọt' tầm ngắm của IS

Vụ tấn công đẫm máu ở Nga: Lý do Moscow 'lọt' tầm ngắm của IS

Vụ tấn công đẫm máu ở Nga ngày 22/3 do tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng thực hiện cho thấy sự thay đổi mục tiêu của tổ chức khủng bố này.
Diễn đàn châu Á Bác Ngao: Tiếng nói của kinh tế châu Á

Diễn đàn châu Á Bác Ngao: Tiếng nói của kinh tế châu Á

Diễn đàn châu Á Bác Ngao được đánh giá là kênh hiệu quả để trao đổi ý kiến về các vấn đề kinh tế đáng quan tâm nhất trong suốt hai thập kỷ qua.
Chạy đua vũ khí hạt nhân, Mỹ đánh cược vào tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Sentinel?

Chạy đua vũ khí hạt nhân, Mỹ đánh cược vào tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Sentinel?

Những rắc rối trong chương trình tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Sentinel đang khiến cho Mỹ khó tiếp cận mục tiêu răn đe hạt nhân của mình.
Bất ổn ở Haiti: Nguồn cơn và nguy cơ

Bất ổn ở Haiti: Nguồn cơn và nguy cơ

Bất ổn chính trị, tranh giành quyền lực giữa các băng đảng cùng các vụ đảo chính và nghèo đói là những gì mà người dân Haiti tiếp tục phải đối mặt...
70 năm ngày mở màn Chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử

70 năm ngày mở màn Chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử

Baoquocte.vn. Ngày 13/3/1954 là ngày mở màn Chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử - nguồn cổ vũ lớn lao cho toàn thể nhân dân ta trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc.
Điều gì đang xảy ra với quan hệ Mỹ-Israel?

Điều gì đang xảy ra với quan hệ Mỹ-Israel?

Việc Mỹ bỏ phiếu trắng với nghị quyết kêu gọi ngừng bắn ở Gaza của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc liệu có thể làm chuyển hướng quan hệ với Israel?
Nhật Bản cho phép xuất khẩu máy bay chiến đấu tối tân: 3 điều cần biết

Nhật Bản cho phép xuất khẩu máy bay chiến đấu tối tân: 3 điều cần biết

Kế hoạch theo Chương trình Không quân Chiến đấu Toàn cầu (GCAP) của Nhật Bản, Anh và Italy báo hiệu sự thay đổi then chốt trong chiến lược an ninh khu vực.
Ngoại trưởng Ấn Độ thăm Đông Nam Á: Dấu ấn Hành động hướng Đông, khẳng định giá trị chung với ASEAN

Ngoại trưởng Ấn Độ thăm Đông Nam Á: Dấu ấn Hành động hướng Đông, khẳng định giá trị chung với ASEAN

Ngoại trưởng Ấn Độ tìm cách tối đa hóa hoạt động ngoại giao để đưa mối quan hệ của Ấn Độ với các đối tác Đông Nam Á lên một tầm cao mới.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow: 'Điểm mù' của Cơ quan an ninh Nga hay thuyết âm mưu đánh lạc hướng?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow: 'Điểm mù' của Cơ quan an ninh Nga hay thuyết âm mưu đánh lạc hướng?

Khi chính lực lượng IS đã nhận là chủ mưu cuộc khủng bố, Nga vẫn chưa thể vội vàng tin bởi nếu vội tin rất có thể Moscow đã dính bẫy.
Chuyên gia EU: Châu Âu thức tỉnh sau 'giấc ngủ Đông', cục diện xung đột Nga-Ukraine sắp có bước chuyển?

Chuyên gia EU: Châu Âu thức tỉnh sau 'giấc ngủ Đông', cục diện xung đột Nga-Ukraine sắp có bước chuyển?

EU đồng lòng hỗ trợ Ukraine 'bằng mọi giá' vì hòa bình trong bối cảnh Nga đang dành nhiều lợi thế trong cuộc xung đột.
Mỹ sắp tổ chức thượng đỉnh ba bên, sẽ có thêm một thế 'kiềng ba chân' trong quan hệ quốc tế?

Mỹ sắp tổ chức thượng đỉnh ba bên, sẽ có thêm một thế 'kiềng ba chân' trong quan hệ quốc tế?

Hội nghị thượng đỉnh ba bên giữa Nhật Bản, Mỹ và Philippines sẽ lần đầu tiên được tổ chức tại Mỹ vào giữa tháng 4 này.
Phiên bản di động