"Thuyết âm mưu" sau làn sóng dừng bay Boeing 737 MAX 8

Oriental Daily News, tờ báo có quan điểm trung lập của Hongkong (Trung Quốc), ngày 15/3 có bài phân tích cho rằng, phía sau làn sóng cấm sử dụng máy bay chở khách Boeing MAX 8 trên toàn cầu là biểu hiện của "thuyết âm mưu".
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
thuyet am muu sau lan song dung bay boeing 737 max 8 Hé lộ những phút cuối cùng của Boeing 737 Max gặp nạn tại Ethiopia
thuyet am muu sau lan song dung bay boeing 737 max 8 Thêm Ai Cập cấm máy bay Boeing 737 MAX hoạt động trong không phận

Sự việc có thể sẽ không chỉ giới hạn ở phạm vi của các công ty, mà có xu thế lan sang lĩnh vực thương mại và thậm chí là chính trị và ngoại giao giữa các nước liên quan. 

Đòn giáng mạnh vào uy tín của Boeing

Hôm 10/3 một máy bay chở khách của Hãng hàng không Ethiopia (Ethiopian Airlines) bị rơi khi mới cất cách khoảng 6 phút, khiến toàn bộ 157 người gồm phi hành đoàn và hành khách thiệt mạng. Máy bay gặp nạn là loại máy bay Boeing 737 MAX 8, cùng loại với chiếc máy bay gặp nạn của Hãng hàng không Indonesia Lion Air xảy ra hồi tháng 10/2018 khiến 189 người thiệt mạng.

thuyet am muu sau lan song dung bay boeing 737 max 8
Chỉ trong vòng 3 ngày có hơn 40 nước và vùng lãnh thổ quyết định ngừng khai thác Boeing 737 MAX. (Nguồn: Getty Images)

Như vậy, chỉ trong vòng 5 tháng đã xảy ra hai vụ tai nạn hàng không thảm khốc trên cùng một chủng loại máy bay, khiến mọi người hoài nghi về vấn đề an toàn của máy loại bay chở khách Boeing 737 MAX 8.

Trung Quốc đi đầu khi ban hành lệnh cấm bay đối với toàn bộ dòng máy bay chở khách Boeing 737 MAX. Tiếp sau đó một loạt các ước khác như Anh, Đức, Pháp, Australia, Singapore và Malaysia tuyên bố ngừng bay đối với máy bay chở khách dòng Boeing 737 MAX.

Chỉ trong vòng 3 ngày có hơn 40 nước và vùng lãnh thổ quyết định ngừng khai thác Boeing 737 MAX, thực sự là đòn giáng mạnh vào uy tín của Boeing, đẩy “gã không lồ” trong ngành máy bay của nước Mỹ vào cuộc khủng hoảng nghiêm trọng chưa từng có trong lịch sử. Liên minh châu Âu (EU) còn cấm dòng máy bay này bay vào không phận EU. Hiện nay dòng máy bay Boeing 737 MAX dường như đã bị cấm bay trên phạm vi toàn cầu.

Cơ quan Hàng không Dân dụng Liên bang Mỹ (FAA) ngày 14/3 xác nhận quyết định cấm máy bay Boeing 737 MAX 8 và MAX 9 cho đến khi một phần mềm nâng cấp có thể được thử nghiệm, phê chuẩn và lắp đặt. FAA lý giải quyết định trên bằng cách viện dẫn các dữ liệu vệ tinh và bằng chứng từ hiện trường cho thấy có một số sự giống nhau và "khả năng xuất phát từ cùng một nguyên nhân" giữa vụ rơi máy bay Boeing 737 MAX của hãng hàng không Ethiopian Airlines hôm 10/3 với vụ chiếc Boeing 737 MAX của Lion Air Indonesia rơi cách đây 5 tháng.

Hãng Boeing ủng hộ quyết định của FAA, đồng thời cho biết, sẽ tiến hành nâng cấp phần mềm đối với "toàn bộ máy bay 737 MAX trong vài tuần tới". Hiện nay dòng máy bay Boeing 737 MAX dường như đã bị cấm bay trên phạm vi toàn cầu.

FAA từng tiếp nhận báo cáo của hai phi công cho biết, máy bay chở khách Boeing 737 MAX 8 sau khi khởi động hệ thống lái tự động đầu máy bay xuất hiện vấn đề chúc xuống dưới. Trong vụ tai nạn hàng không của Indonesia Lion Air hồi năm ngoái, có chuyên gia nghi ngờ do phần mềm của hệ thống đề phòng mất tốc độ mới cập nhật của máy bay dẫn đến thảm họa. Còn trong vụ tai nạn lần này của Ethiopian Airlines, trước đó phi công đã báo cáo điều khiển máy bay gặp khó khăn. Truyền thông Mỹ đưa tin, Hãng Boeing từng liên quan đến vụ che đậy rủi ro tiềm tàng của hệ thống đề phòng mất tốc độ.

Âm mưu phía sau?

Mọi người đều biết, Boeing là doanh nghiệp của Mỹ, dòng máy bay chở khách Boeing 737 MAX là dòng máy bay chủ lực mới của hãng này, vốn tràn đầy niềm tin về việc chiếm lĩnh thị phần. Nhưng sau khi xảy ra sự cố với hãng hàng không Ethiopian Airlines, cổ phiếu của liên tục Boeing lao dốc nhiều ngày.

Điều đáng nói là ngành chế tạo máy bay chiếm vị trí “quan trọng trong quan trọng” trong hệ thống thương mại xuất khẩu của Mỹ. Năm 2018 thâm hụt thương mại của Mỹ lập kỷ lục cao mới trong 10 năm qua. Và trước tác động từ sự cố mới nhất của Boeing, con số thâm hụt thương mại của Mỹ được dự báo sẽ tiếp tục tăng cao.

Trong khi đó, Trung Quốc là khách hàng lớn của ngành chế tạo máy bay của Mỹ, trong đàm phán thương mại giữa hai nước, Mỹ từng yêu cầu Trung Quốc mua nhiều máy bay chở khách của Mỹ hơn. Chính vì vậy, không ít các nhà phân tích quốc tế cho rằng, Trung Quốc đi đầu quyết định cấm bay đối với dòng máy bay chở khách Boeing 737 MAX là điều khá bất ngờ.

Phía sau hành động này của Trung Quốc, chắc chắn có liên quan đến chiến tranh thương mại Trung - Mỹ hiện nay. Bên cạnh đó, cũng có những ý kiến cho rằng, đối thủ cạnh tranh của Boeing là Airbus có quan hệ mật thiết với Liên minh châu Âu (EU). Ba năm trước Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) từng phán quyết EU đã vi phạm quy định, hỗ trợ cho Airbus tranh giành thị phần. Còn Boeing có quan hệ tốt với Chính phủ Mỹ, lần này EU nhanh chóng đưa ra phản ứng, có thể không phải là không có nguyên nhân.

Chuyên gia bình luận thời sự nổi tiếng của Hong Kong, Li Ping, nêu rõ, một dòng máy bay chở khách bị cấm bay, bề ngoài là lý do an toàn, nhưng phía sau đó chính là "thuyết âm mưu".

Trong tương lai, khi mọi thứ đã rõ ràng, có thể sẽ dấy lên làn sóng tố cáo liên hoàn. Đến lúc đó e rằng, không chỉ còn là vấn đề của các công ty, mà sẽ lan sang đến vấn đề quan hệ thương mại, chính trị và ngoại giao giữa các bên.

Dù Boeing tuyên bố thay thế phần mềm liên quan, nhưng chưa hẳn đã xóa bỏ được nghi ngờ của mọi người. Ngay cả Nghiệp đoàn Tiếp viên hàng không Mỹ cũng đã bày tỏ rõ tạm thời không mong muốn các thành viên của mình tiếp tục làm việc trên các máy bay cùng dòng với máy bay đã xảy ra thảm họa.

thuyet am muu sau lan song dung bay boeing 737 max 8 45 quốc gia cấm bay với Boeing 737 Max 8 sau 2 tai nạn thảm khốc

Trong khi cơ quan quản lý hàng không Mỹ cho rằng "không có căn cứ" để ngừng bay đối với Boeing 737 Max 8 sau ...

thuyet am muu sau lan song dung bay boeing 737 max 8 Vụ rơi Boeing 737 MAX 8: Vấn đề ở máy bay hay phi công?

Điều gì khiến hai chiếc máy bay còn rất mới của Boeing 737 MAX 8 liên tiếp gặp nạn, giết chết 346 người chỉ trong ...

thuyet am muu sau lan song dung bay boeing 737 max 8 Việt Nam cấm máy bay Boeing 737 Max hoạt động trong không phận

Sáng nay (13/3), Cục Hàng không Việt Nam vừa phát đi thông cáo cho biết, từ 10h sáng nay, Cục Hàng không Việt Nam sẽ ...

(theo Oriental Daily News)

Đọc thêm

Ngủ và uống nước có làm giảm nồng độ cồn?

Ngủ và uống nước có làm giảm nồng độ cồn?

Theo Đại học Bowling Green State, uống nước và ngủ sẽ không đẩy nhanh quá trình giảm nồng độ cồn.
Tin tốt 'lũ lượt' cập bến Ấn Độ, nền kinh tế 3,7 nghìn tỷ USD có thể trở thành siêu cường?

Tin tốt 'lũ lượt' cập bến Ấn Độ, nền kinh tế 3,7 nghìn tỷ USD có thể trở thành siêu cường?

Những năm qua, dưới sự lãnh đạo của Thủ tướng Narendra Modi, Ấn Độ sẵn sàng trở thành cường quốc kinh tế thế kỷ XXI.
Bất động sản mới nhất: Đất nền nhộn nhịp, cẩn trọng rơi vào 'bẫy' giá cao, trường hợp phải sang tên sổ đỏ

Bất động sản mới nhất: Đất nền nhộn nhịp, cẩn trọng rơi vào 'bẫy' giá cao, trường hợp phải sang tên sổ đỏ

Thị trường chung cư, đất nền, thổ cư nhộn nhịp, người dân tránh rơi vào bẫy giá cao… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
PGS. TS. Chu Cẩm Thơ: Để lan tỏa văn hóa đọc, cần có chiến lược đầu tư cho phát triển sách

PGS. TS. Chu Cẩm Thơ: Để lan tỏa văn hóa đọc, cần có chiến lược đầu tư cho phát triển sách

Cần thấy trách nhiệm của chính chúng ta, mỗi người lớn là không thể thiếu trong xây dựng, phát triển văn hóa đọc.
Cuộc sống làm dâu hào môn của 'ngọc nữ' Tăng Thanh Hà

Cuộc sống làm dâu hào môn của 'ngọc nữ' Tăng Thanh Hà

Với nhan sắc xinh đẹp, lối diễn tự nhiên, Tăng Thanh Hà từng là nữ diễn viên được yêu thích của màn ảnh Việt.
Coi vấn đề Triều Tiên và Trung Quốc là thách thức toàn cầu, G7 đồng lòng chặn việc né tránh các lệnh trừng phạt; Bình Nhưỡng lại thử vũ khí mới

Coi vấn đề Triều Tiên và Trung Quốc là thách thức toàn cầu, G7 đồng lòng chặn việc né tránh các lệnh trừng phạt; Bình Nhưỡng lại thử vũ khí mới

Coi vấn đề Triều Tiên và Trung Quốc là thách thức toàn cầu, G7 đồng lòng chặn việc né tránh các lệnh trừng phạt...
Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Vừa thúc đẩy hợp tác, vừa thể hiện thái độ về thương mại và xung đột Nga-Ukraine là nhiệm vụ không dễ dàng với Thủ tướng Olaf Scholz ở Trung Quốc.
Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tại Mỹ, với nhiều mục đích, mục tiêu, cả trong quan hệ song phương và đa phương...
Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Bình Nhưỡng đang tìm 'lối ra' cho bế tắc trên bán đảo Triều Tiên thông qua hợp tác chặt chẽ hơn với Nga.
Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Sự việc ngày 1/4 dường như là lần đầu tiên một cơ quan đại diện ngoại giao lớn là mục tiêu tấn công.
Chặng đường mới của Tổng thống Ai Cập

Chặng đường mới của Tổng thống Ai Cập

Đương kim Tổng thống Abdel Fattah El-Sissi đã chính thức tuyên thệ nhậm chức vào ngày 2/4, trở thành người đứng đầu Ai Cập ba nhiệm kỳ liên tiếp.
Mồi lửa mới đốt 'chảo lửa' Trung Đông

Mồi lửa mới đốt 'chảo lửa' Trung Đông

Vụ tấn công bất ngờ vào tòa nhà lãnh sự Iran tại Syria sẽ khiến bầu không khí căng thẳng tại khu vực Trung Đông thêm 'nóng rẫy'.
'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

Theo trang mạng quân sự Nga, Iran hiện đang sở hữu kho tên lửa lớn nhất và đa dạng nhất ở Trung Đông.
Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Sau khi Bulgaria và Romania gia nhập, Schengen mở rộng thành khu vực đi lại tự do của 29 thành viên.
Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Sau một thập kỷ triển khai đại sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI), Trung Quốc tiếp tục mở rộng ảnh hưởng toàn cầu bằng các sáng kiến mới.
Sự tàn khốc chưa hồi kết

Sự tàn khốc chưa hồi kết

Cuộc xung đột Nga-Ukraine bước vào năm thứ ba và đang ngày càng trở nên khốc liệt.
Phong tục thú vị trong ngày lễ Phục sinh trên thế giới

Phong tục thú vị trong ngày lễ Phục sinh trên thế giới

Là ngày lễ quan trọng nhất của Kitô giáo, lễ Phục sinh được tổ chức ở nhiều nước châu Âu với những phong tục độc đáo, thú vị.
Vì tương lai dòng Mekong-Lan Thương

Vì tương lai dòng Mekong-Lan Thương

Cơ chế hợp tác Mekong-Lan Thương (MLC) ra đời tháng 3/2016, quy tụ sáu quốc gia ven sông là Trung Quốc, Việt Nam, Campuchia, Lào, Myanmar và Thái Lan.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động