Tiềm năng quan hệ Việt-Nhật còn rất lớn

Nhận lời mời của Chủ tịch nước Trần Đại Quang, Nhà ​Vua Nhật Bản Akihito và Hoàng hậu bắt đầu chuyến thăm cấp Nhà nước lần đầu tiên tới Việt Nam từ ngày 28/2-5/3/2017.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
tiem nang quan he viet nhat con rat lon Những nhân chứng sống của quan hệ Việt Nam - Nhật Bản
tiem nang quan he viet nhat con rat lon Quan hệ Việt - Nhật đang ở giai đoạn tốt đẹp nhất từ trước tới nay

Nhân dịp này, Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã trả lời phỏng vấn của báo Yomiuri (Nhật Bản). Trân trọng giới thiệu bài trả lời phỏng vấn của Chủ tịch nước Trần Đại Quang.

tiem nang quan he viet nhat con rat lon
Chủ tịch nước Trần Đại Quang. (Ảnh: Nhan Sáng/TTXVN)

Xin Chủ tịch nước cho biết đánh giá của Ngài về ý nghĩa chuyến thăm Việt Nam lần đầu tiên của Nhà ​Vua và Hoàng hậu Nhật Bản. Chuyến thăm này được kỳ vọng sẽ có tác động như thế nào đến quan hệ giữa Việt Nam và Nhật Bản?

Chủ tịch nước Trần Đại Quang: Nhà nước và nhân dân Việt Nam hết sức vui mừng, trân trọng hoan nghênh Nhà vua và Hoàng hậu Nhật Bản đến thăm Việt Nam lần đầu tiên.

Lịch sử quan hệ Việt Nam-Nhật Bản đã lưu lại nhiều dấu ấn trong hành trình gắn kết, giao lưu giữa hai dân tộc từ nhiều thế kỷ trước. Những phát hiện khảo cổ cho thấy những dấu tích gốm sứ của Việt Nam thế kỷ XV-XVII ở Okinawa và nhiều địa phương khác của Nhật Bản và đồ gốm Nhật Bản trong Hoàng cung Thăng Long. Tôi được biết, trong ngôi chùa Jomyo ở thành phố Nagoya hiện vẫn còn lưu giữ bức tranh Giao Chỉ quốc mậu dịch độ hải đồ được vẽ trước năm 1640 của dòng họ Chaya mô tả một phần thương cảng Faifo-Hội An ngày nay của Việt Nam và thương thuyền của các nhà buôn Nhật Bản đến từ Nagasaki hồi thế kỷ XVII như một minh chứng sinh động cho sự khởi đầu giao thương giữa hai dân tộc.

Một số bậc chí sỹ yêu nước của Việt Nam hồi đầu thế kỷ XX cũng đã sang Nhật Bản tìm đường cứu nước và học hỏi những tiến bộ trong cải cách thời Minh Trị. Về văn hóa, tôi thấy thật thú vị khi ngày nay có thể ngắm hoa Anh đào ngay tại Việt Nam và được biết rằng Nhã nhạc cung đình Huế và Nhã nhạc cung đình Nhật Bản có mối liên hệ mật thiết.

Tôi cũng đặc biệt xúc động trước sự quan tâm của Nhà ​Vua và Hoàng hậu với Việt Nam. Cá nhân Nhà ​Vua đã từng thực hiện một công trình nghiên cứu về cá bống cát trắng Việt Nam từ những năm 1970 và trao tặng cho Việt Nam. Đây không chỉ là một biểu tượng của tình hữu nghị tốt đẹp giữa hai nước, mà còn là một đóng góp về nghiên cứu khoa học quý báu cho Việt Nam-đất nước có tiềm năng to lớn về phát triển nông nghiệp, thủy hải sản...

Việt Nam và Nhật Bản là hai dân tộc giàu truyền thống, chia sẻ nhiều nét tương đồng về văn hóa, giá trị nhân văn, tinh thần tự lực, tự cường. Qua chuyến thăm của Nhà ​Vua và Hoàng hậu, tôi và người dân Việt Nam mong muốn hiểu biết hơn nữa về truyền thống, văn hóa, tôn giáo và sự phát triển của đất nước Nhật Bản. Về phần mình, chúng tôi cũng mong muốn được giới thiệu tới Nhà ​Vua và Hoàng hậu về đất nước Việt Nam giàu truyền thống lịch sử, văn hóa, phát triển năng động, có thiên nhiên tươi đẹp và mến khách.

Tôi tin tưởng chuyến thăm của Nhà ​Vua và Hoàng hậu sẽ đặt mốc son lịch sử và mở ra một chương mới trong quan hệ hợp tác hữu nghị giữa Việt Nam và Nhật Bản, góp phần thắt chặt hơn nữa mối quan hệ hữu nghị và hợp tác toàn diện với Nhật Bản, tạo điều kiện để mở rộng, tăng cường quan hệ đối tác chiến lược sâu rộng Việt Nam-Nhật Bản trên tất cả các lĩnh vực, đáp ứng nguyện vọng và lợi ích của nhân dân hai nước.

Xin Chủ tịch nước đánh giá về quan hệ Việt Nam-Nhật Bản trong hơn 40 năm qua, thời điểm hiện nay và trong tương lai?

Chủ tịch nước Trần Đại Quang: Trải qua nhiều thế kỷ, đặc biệt là hơn 40 năm qua kể từ khi hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao, tôi cho rằng quan hệ giữa Việt Nam và Nhật Bản đang phát triển tốt đẹp. Hai nước đã trở thành “Đối tác chiến lược sâu rộng vì hòa bình và phồn vinh ở châu Á” vào năm 2014 và đặt ra tầm nhìn chung cho quan hệ Việt Nam-Nhật Bản vào năm 2015. Đây chính là những nền tảng vững chắc cho sự phát triển quan hệ toàn diện và thực chất giữa hai nước trên các lĩnh vực.

Sự tin cậy chính trị giữa Việt Nam và Nhật Bản ngày càng được củng cố. Hai nước thường xuyên có các chuyến thăm, tiếp xúc cấp cao, mà gần đây nhất là chuyến thăm Việt Nam của Thủ tướng Shinzo Abe đầu năm 2017. Việt Nam và Nhật Bản đã thiết lập, triển khai hiệu quả nhiều cơ chế đối thoại trên các lĩnh vực hợp tác cụ thể, hợp tác giữa các bộ, ngành ngày càng mở rộng. Hai bên cũng tích cực phối hợp tại các diễn đàn khu vực và quốc tế.

Về kinh tế, Nhật Bản đã trở thành đối tác quan trọng hàng đầu của Việt Nam với vị trí là nước cung cấp ODA lớn nhất, nhà đầu tư lớn thứ 2 và đối tác thương mại song phương lớn thứ 4 của Việt Nam. Hiện nay, có hơn 1.600 doanh nghiệp Nhật Bản, trong đó có nhiều tập đoàn lớn, đang đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam. Hai nước cũng đang cùng triển khai nhiều dự án quy mô lớn trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng, năng lượng của Việt Nam.

Hợp tác trên các lĩnh vực an ninh-quốc phòng, nông nghiệp, lao động, ứng phó với biến đổi khí hậu trong thời gian gần đây đang phát triển tốt đẹp. Hợp tác địa phương giữa hai nước ngày càng sôi nổi và thực chất với gần 30 cặp địa phương Việt-Nhật đã thiết lập quan hệ hợp tác hữu nghị. Các hoạt động giao lưu nhân dân và hợp tác văn hóa, du lịch diễn ra sôi động, trong đó Nhật Bản đứng thứ ba về số lượng khách du lịch đến Việt Nam năm 2016, cộng đồng người Việt Nam tại Nhật Bản hiện nay đã lên tới 170.000 người, tăng mạnh mẽ so với thời điểm 5 năm trước. Cùng với đó, sự hiểu biết và tin cậy giữa nhân dân hai nước ngày càng sâu sắc.

Với đà phát triển quan hệ tốt đẹp hiện nay, với nguyện vọng và quyết tâm mạnh mẽ của hai bên, chắc chắn quan hệ đối tác chiến lược sâu rộng Việt Nam-Nhật Bản sẽ tiếp tục phát triển toàn diện, thực chất, đem lại lợi ích thiết thực cho nhân dân hai nước và đóng góp tích cực cho hòa bình, ổn định, phồn vinh ở khu vực và trên thế giới. Chặng đường hơn 40 năm qua của quan hệ Việt Nam-Nhật Bản sẽ được nối tiếp, phát triển tốt đẹp bởi sự gắn bó ngày càng bền chặt giữa hai dân tộc.

Xin Chủ tịch nước cho biết trong thời gian tới, hai nước sẽ có các chính sách gì nhằm thúc đẩy tăng cường hơn nữa quan hệ Đối tác chiến lược sâu rộng cũng như hợp tác toàn diện giữa Việt Nam-Nhật Bản?

Chủ tịch nước Trần Đại Quang: Có thể nói tiềm năng để tăng cường quan hệ hợp tác hữu nghị giữa hai nước Việt Nam-Nhật Bản trên các lĩnh vực còn rất lớn khi hai nước có nhiều thế mạnh có thể bổ sung được cho nhau. Lãnh đạo hai nước thường xuyên gặp gỡ, trao đổi ý kiến và nhất trí hợp tác chặt chẽ để đưa quan hệ hợp tác giữa hai nước tiếp tục đi vào chiều sâu, hiệu quả toàn diện.

Để thực hiện được mục tiêu này, hai bên đã nhất trí tăng cường sự tin cậy về chính trị, thông qua duy trì các chuyến thăm, tiếp xúc các cấp, đặc biệt là cấp cao, tăng cường hiệu quả các cơ chế đối thoại. Đây là điều kiện quan trọng để thúc đẩy hơn nữa hợp tác giữa hai nước trên mọi lĩnh vực.

Về kinh tế, trên cơ sở phát huy tối đa lợi thế bổ sung lẫn nhau, tăng cường tính kết nối về kinh tế, hai nước sẽ đẩy mạnh hợp tác trên các lĩnh vực thương mại, đầu tư, nhằm đem lại lợi ích cho cả hai bên. Việt Nam và Nhật Bản sẽ cùng phối hợp để sử dụng hiệu quả nguồn vốn ODA của Nhật Bản trong các dự án cơ sở hạ tầng trọng điểm quốc gia, đưa các dự án này thành biểu tượng của sự thành công trong lĩnh vực hợp tác kinh tế giữa hai nước.

Đồng thời, hai bên sẽ thúc đẩy hợp tác trong các lĩnh vực có nhiều tiềm năng như nông nghiệp sạch công nghệ cao, hợp tác địa phương, hợp tác lao động; tiếp tục thúc đẩy hợp tác văn hóa và giao lưu nhân dân nhằm tăng cường sự tin cậy và hiểu biết lẫn nhau giữa nhân dân hai nước. Đây chính là nền tảng cho sự hợp tác bền vững trong tương lai.

Tôi tin tưởng rằng, với sự nỗ lực và chính sách đúng đắn từ cả hai phía, quan hệ đối tác chiến lược sâu rộng Việt Nam-Nhật Bản sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ, vì lợi ích của mỗi nước, vì hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển của khu vực và trên thế giới.

Nhân dịp này, thay mặt Nhà nước và nhân dân Việt Nam, tôi xin gửi tới Hoàng gia, Chính phủ và nhân dân Nhật Bản lời chúc tốt đẹp nhất. Chúc đất nước Nhật Bản dưới sự trị vì của Nhà Vua và điều hành của chính phủ Nhật Bản tiếp tục phát triển thịnh vượng. Chúc tình hữu nghị giữa nhân dân hai dân tộc chúng ta ngày càng bền chặt.

tiem nang quan he viet nhat con rat lon Mở rộng hợp tác giữa các địa phương của Việt Nam và Nhật Bản

Chiều 16/2, tại Nhà Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã tiếp ông Masaaki Osawa, Thống đốc tỉnh Gunma, Nhật Bản, ...

tiem nang quan he viet nhat con rat lon Quan hệ Việt Nam - Nhật Bản đang trong giai đoạn phát triển tốt đẹp nhất

Chiều nay, 14/2, tại Hà Nội, tiếp Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Nhật Bản tại Việt Nam Kunio Umede, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ...

tiem nang quan he viet nhat con rat lon Mối thâm tình Việt Nam - Nhật Bản

Mối quan hệ giữa Nhật Bản và Việt Nam phát triển mạnh mẽ trong những năm gần đây, với trọng tâm là hoạt động giao ...

BC (theo TTXVN)

Bài viết cùng chủ đề

Nhật Hoàng Akihito thăm Việt Nam

Đọc thêm

Tiểu sử Bộ trưởng Ngoại giao Cộng hòa Indonesia

Tiểu sử Bộ trưởng Ngoại giao Cộng hòa Indonesia

Bộ trưởng Ngoại giao Indonesia Retno Marsudi thăm chính thức Việt Nam và đồng chủ trì Kỳ họp lần thứ 5 Ủy ban hợp tác song phương Việt Nam-Indonesia.
Xem trực tiếp trận tứ kết Futsal Việt Nam và Futsal Uzbekistan trên kênh nào?

Xem trực tiếp trận tứ kết Futsal Việt Nam và Futsal Uzbekistan trên kênh nào?

Đội tuyển Futsal Việt Nam sẽ tiếp tục hành trình tại vòng chung kết Futsal châu Á 2024 bằng màn thi đấu với Futsal Uzbekistan ở tứ kết.
Bộ Ngoại giao tổ chức Lễ kỷ niệm 70 năm ngày ký Hiệp định Geneva - một mốc son của nền ngoại giao Việt Nam

Bộ Ngoại giao tổ chức Lễ kỷ niệm 70 năm ngày ký Hiệp định Geneva - một mốc son của nền ngoại giao Việt Nam

Bộ Ngoại giao long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 70 năm ngày ký Hiệp định Geneva vào sáng 25/4 và kết nối trực tuyến với các cơ quan đại ...
Trung Quốc 'tung' chiến lược mới thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, 'đập tan' mọi ngờ vực của Mỹ và châu Âu về xe điện

Trung Quốc 'tung' chiến lược mới thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, 'đập tan' mọi ngờ vực của Mỹ và châu Âu về xe điện

Ngành công nghiệp xe điện đang dẫn đầu thế giới của Trung Quốc sẽ nhận được sự thúc đẩy lớn từ chính phủ.
Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn mời Bộ trưởng Ngoại giao Indonesia Retno Marsudi dạo bộ sáng, dùng Phở, cà phê tại Hà Nội

Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn mời Bộ trưởng Ngoại giao Indonesia Retno Marsudi dạo bộ sáng, dùng Phở, cà phê tại Hà Nội

Sáng 24/4, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn đã mời Bộ trưởng Ngoại giao Indonesia Retno Marsudi dạo bộ sáng tại Hồ Gươm và dùng Phở, cà phê tại Hà Nội.
Tin vui rộng ràng đến Ukraine: Dự luật viện trợ vượt ải Quốc hội Mỹ, ông Biden công bố thời điểm ký thành luật, chuyến hàng đầu tiên sắp 'rời bến'

Tin vui rộng ràng đến Ukraine: Dự luật viện trợ vượt ải Quốc hội Mỹ, ông Biden công bố thời điểm ký thành luật, chuyến hàng đầu tiên sắp 'rời bến'

Thượng viện Mỹ thông qua gói viện trợ bổ sung được chờ đợi lâu nay cho Ukraine, Israel và một số nước khác với 79 phiếu thuận và18 phiếu chống.
Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Dù cuộc bầu cử Hạ viện Ấn Độ phải đến 4/6 mới công bố kết quả, nhưng đương kim Thủ tướng Narendra Modi được dự báo nắm chắc chiến thắng...
Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Đằng sau cuộc tấn công của Iran, khả năng Israel trả đũa và ngày càng nhiều lời kêu gọi kiềm chế từ cộng đồng quốc tế...
Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Để đánh thức tiềm năng của ASEAN, Thủ tướng New Zealand sẽ tìm cách khai thác những ưu thế trong quan hệ với từng nước mà ông sẽ đến thăm.
Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Chuyến thăm Bắc Kinh của Ngoại trưởng Pháp Stephane Sejourne đã mở ra những cơ hội mới trong quan hệ giữa hai nước.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ I)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ I)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động