Tiến tới hòa bình, ổn định và sự phát triển kinh tế bền vững tại châu Á-Thái Bình Dương

Nhân Hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) lần thứ 21 diễn ra tại Bali (Indonesia) từ ngày 6-8/10, Bộ trưởng Ngoại giao LB Nga Sergey Lavrov (ảnh) đã có bài viết giới thiệu quan điểm của LB Nga về những triển vọng hợp tác và vai trò của APEC trong tăng cường liên kết kinh tế châu Á-Thái Bình Dương. Xin giới thiệu cùng bạn đọc.
Theo dõi Baoquocte.vn trên

Những năm gần đây được đánh dấu bởi những chuyển biến địa chính trị quan trọng đã làm thay đổi căn bản bức tranh toàn cảnh thế giới. Trong bối cảnh những tiến trình biến đổi toàn cầu quy mô lớn, việc tăng cường vai trò khu vực châu Á-Thái Bình Dương thành một cực có tầm ảnh hưởng trong cấu trúc trật tự thế giới đa cực đang hình thành hiện nay trở thành một nhân tố quan trọng đang và trong tương lai gần sẽ xác định đường hướng phát triển quan hệ quốc tế.

Mặc dù trong điều kiện tình hình tài chính và kinh tế thế giới hiện nay, tốc độ phát triển của các quốc gia thuộc khu vực châu Á-Thái Bình Dương có chiều hướng đi lên nhưng chậm lại đôi chút, khu vực này vẫn thể hiện được sức mạnh tăng trưởng như trước và vẫn là đầu tàu tiến bộ toàn cầu. Khu vực châu Á-Thái Bình Dương hiện nay là trung tâm phát triển kinh tế và có ảnh hưởng chính trị ngày một gia tăng, có tầm quan trọng sống còn, là vũ đài hợp tác có sức lôi cuốn mạnh mẽ, nơi đan xen lợi ích của các cường quốc quan trọng và những định chế đa phương hàng đầu trên thế giới.

Dĩ nhiên, chính nước Nga cũng đang gia tăng sự hiện diện của mình tại châu Á-Thái Bình Dương, khi luôn là một phần tử hữu cơ không thể tách rời của khu vực này. Điều này đối với chúng tôi có ý nghĩa mang tính nguyên tắc. Việc tăng cường tham gia vào công việc của cộng đồng khu vực là tiền đề quan trọng đảm bảo cho sự phát triển của đất nước, sự hưng thịnh về kinh tế xã hội của vùng Sibiri và Viễn Đông nước Nga.

Một khu vực châu Á-Thái Bình Dương lớn mạnh, ổn định, an ninh là mục tiêu mệnh lệnh tuyệt đối đối với chúng tôi. Việc tăng cường hoạt động hướng Đông, phát triển quan hệ song phương với các quốc gia trong khu vực, tham gia vào hoạt động của các tổ chức liên quốc gia là một trong những hướng ưu tiên trong chính sách đối ngoại của đất nước chúng tôi. Điều này đã được ấn định trong văn bản mới về Đường lối chính sách đối ngoại của LB Nga được Tổng thống Vladimir Putin phê duyệt ngày 12/2 năm nay.

Điểm nổi bật trong chính sách của Nga tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương là tính chất cân nhắc cẩn trọng và tập trung tiêu điểm, hướng tới mục tiêu đạt được sự cân bằng lực lượng một cách thật sự ổn định, xây dựng chương trình nghị sự thống nhất cho quan hệ trong khu vực. Trong quá trình thực hiện những mục tiêu trên, chúng tôi dựa vào nền tảng vững chắc là quan hệ song phương với các quốc gia trong khu vực, mà nhiều nước trong đó gắn bó với chúng tôi bởi sợi dây hữu nghị và hợp tác nhiều mặt đã được thử thách qua thời gian. Trong số đó, quan hệ với Trung Quốc, Ấn Độ và Việt Nam đã vượt lên tầm đối tác chiến lược. Quan hệ với các nước ASEAN, Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, New Zealand, Australia, Canada đang phát triển trên cơ sở hai bên cùng có lợi.

Chúng tôi đánh giá việc gia tăng vai trò của Nga trong khuôn khổ các tổ chức quốc tế và cơ chế đối thoại như Tổ chức hợp tác Thượng Hải (SOC), Diễn đàn nhóm BRICS, Diễn đàn an ninh khu vực ASEAN (ARF), Hội nghị về hợp tác và các biện pháp xây dựng lòng tin tại châu Á (CICA), Diễn đàn đối thoại hợp tác châu Á (ACD), Nhóm 3 nước Nga - Ấn Độ - Trung Quốc, Hội nghị thượng đỉnh Đông Á (EAS), Diễn đàn đối thoại Á-Âu (ASEM), có ý nghĩa then chốt. Triển vọng duy trì mối quan hệ hiệu quả giữa các cơ cấu nói trên không thể tách rời khỏi việc thực hiện nhiệm vụ lâu dài là xây dựng hệ thống hợp tác quốc tế và khu vực đa nhánh và vững chắc.

Logic chính sách của Nga tại châu Á-Thái Bình Dương dựa trên sự thừa nhận tầm quan trọng có tính nguyên tắc của việc tạo ra trong khu vực một cấu hình phát triển quan hệ giữa các quốc gia đáp ứng hiện thực thời đại. Một hệ thống như vậy cần đồng thời đảm bảo có những khả năng rộng lớn để thúc đẩy hợp tác kinh tế thương mại và đầu tư đa phương, cắt đứt những thách thức đa chiều và nghiêm trọng về an ninh, ngăn trở không để nảy sinh những nguy cơ mới và hoạt động vì lợi ích của không gian hợp tác hội nhập về chính trị và kinh tế.

Khu vực đòi hỏi phải có một trật tự, trong đó đảm bảo được tính chất bình đẳng trong hợp tác, sự cân bằng lực lượng và hài hòa lợi ích thật sự. Cần làm sao để cho mỗi nước có thể tham gia bình đẳng với các đối tác khác vào việc xây dựng chương trình nghị sự mới cho các mối quan hệ trong khu vực và thực hiện được những nhiệm vụ pháp triển cấp bách. Chúng tôi ủng hộ việc xây dựng một trật tự khu vực không phân biệt đối xử, nơi không có chỗ để áp đặt những quan điểm đơn phương, chia các nước thành nhóm đầu đàn và nhóm bị động, nơi cơ sở của quan hệ giữa các nước là sự tin cậy và tôn trọng lẫn nhau.

Các quốc gia châu Á-Thái Bình Dương đã tiến một bước dài theo hướng này. Tại cuộc gặp Bộ trưởng Ngoại giao các nước tham gia Hội nghị thượng đỉnh Đông Á đã thông qua quyết định khởi động tiến trình đàm phán đa phương về an ninh khu vực. Trên thực tế đã đạt được sự đồng thuận về sự cần thiết xây dựng cách tiếp cận tối ưu về tăng cường an ninh và phát triển hợp tác, đạt được thỏa thuận về những luật chơi các bên cùng chấp nhận được.

Nga cho rằng một cơ cấu như vậy cần được xây dựng trên cơ sở an ninh không chia tách, giải quyết tranh chấp một cách hòa bình, không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực, từ bỏ đối đầu và câu kết chống lại các nước thứ ba, duy trì quan hệ đối tác giữa các tổ chức đa phương.

Để thúc đẩy đạt được những mục tiêu đó cần tăng cường hội nhập kinh tế, và trong quá trình hội nhập đó chúng tôi dành ý nghĩa ưu tiên cho APEC.

Năm 2012 lần đầu tiên Nga giữ cương vị Chủ tịch Diễn đàn APEC, và theo đánh giá của các đối tác thì Nga đã làm tốt vai trò này. Kết quả chính là những nội dung hoạt động ưu tiên do chúng tôi đề xuất, như thường nói, đã “trúng hồng tâm”. Xin nhắc rằng bên cạnh những nhiệm vụ truyền thống là tự do hóa đầu tư thương mại và hội nhập kinh tế khu vực, chúng tôi còn chú trọng đến chủ đề đảm bảo an ninh lương thực, hoàn thiện các khâu sản xuất - tiêu thụ và cổ vũ tăng trưởng sáng tạo trong khu vực. Chúng tôi cũng xúc tiến những vấn đề mang tính thời sự trong khu vực là năng lượng, y tế, chống khủng bố, chống tham nhũng, hợp tác trong các tình huống khẩn cấp. Những đề xuất tương ứng do Nga đưa ra đang được triển khai.

Trước thềm Hội nghị APEC, tôi nhận thấy Indonesia, Chủ tịch đương nhiệm của APEC, đã đảm bảo sự tiếp nối thỏa đáng những ưu tiên trong hoạt động của diễn đàn. Những nhiệm vụ then chốt của diễn đàn lần này vẫn là hỗ trợ hệ thống thương mại đa phương và thúc đẩy đạt được các mục tiêu Bogor. Sự hỗ trợ quan trọng nhất ở đây là phát triển mạng lưới các hiệp định về tự do thương mại. Nga quan tâm theo dõi động thái hợp tác theo hướng này trong khuôn khổ quan hệ hợp tác kinh tế khu vực chung, quan hệ đối tác châu Á-Thái Bình Dương và các khuôn khổ hợp tác khác. Chúng tôi cho rằng, quan trọng là phải đảm bảo sao cho những thỏa thuận như vậy phù hợp với các nguyên tắc của WTO và được mở tối đa cho tất cả đối tác. Việc xây dựng những khu vực thương mại tự do mà không đếm xỉa đến lợi ích của các nước khác, hơn nữa lại là những nước láng giềng trong khu vực, là việc làm phản tác dụng.

Chúng tôi trung thành với quan điểm như vậy trong Liên minh hải quan Nga, Belarus và Kazakhstan. Cho tới nay, chúng tôi đã đạt được bước tiến quan trọng trong việc hình thành trung tâm phát triển khu vực lớn mạnh là Không gian kinh tế thống nhất với triển vọng thành lập Liên minh kinh tế Á-Âu trước ngày 1/1/2015, thông qua đó rèn đúc mắt xích kết nối châu Âu và khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Theo ý kiến chúng tôi, việc duy trì tốt sự hợp tác giữa Liên minh Hải quan và APEC sẽ đáp ứng được những lợi ích chung.

Nga sẵn sàng đóng góp vào việc thảo luận do nước chủ nhà APEC đề xuất về vấn đề tăng trưởng bền vững trên cơ sở bình đẳng. Chúng tôi cho rằng nên ưu tiên chính sách hình thành những điều kiện tài chính, điều hành tối ưu và những điều kiện khác để phát triển kinh doanh, đặc biệt là lĩnh vực kinh doanh vừa và nhỏ, tạo ra những chỗ làm mới có chất lượng, tăng cường đầu tư và phát triển hạ tầng.

Một phần không thể tách rời của hình mẫu mới về phát triển bền vững và tăng trưởng bình đẳng - đó là quyền được tiếp cận bình đẳng của tất cả các thành viên tham gia hoạt động kinh tế, của tất cả các nền kinh tế APEC với nguồn lực công nghệ và vật chất. Nga sẵn sàng tiếp tục hợp tác để đảm bảo an ninh lương thực, duy trì việc trao đổi hai bên cùng có lợi trong lĩnh vực khoa học, công nghệ và sáng tạo. Chúng tôi dự định sẽ tiếp tục duy trì sự tham gia tích cực vào công việc này.

Chủ đề an ninh năng lượng trong khu vực APEC xứng đáng được quan tâm đặc biệt. Trong khuôn khổ diễn đàn sẽ tiếp tục thảo luận mang tính xây dựng về năng lượng xanh, năng lượng sinh thái. Điều đó, dĩ nhiên là quan trọng. Đồng thời việc thảo luận về những lĩnh vực như hoàn thiện các biện pháp điều hành trong lĩnh vực năng lượng, đảm bảo tính minh bạch và khả năng có thể dự báo của các thị trường nhiên liệu cũng rất quan trọng. Cần đa dạng hóa những cán cân năng lượng cho các nền kinh tế trong khu vực, bao gồm cả việc tăng thị phần của nguồn khí đốt thiên nhiên sạch môi trường và năng lượng nguyên tử.

Chúng tôi tiếp tục duy trì đường lối gia tăng hợp tác trong những lĩnh vực khác về phát triển an ninh trong khu vực, trước hết là trong khuôn khổ chiến lược thống nhất được thông qua tại diễn đàn APEC về đấu tranh chống khủng bố và đảm bảo an ninh thương mại. Điều quan trọng là phải duy trì tốt sự hợp tác trong việc ngăn chặn tham nhũng, hoạt động buôn bán bất hợp pháp và các dạng tội phạm có tổ chức khác. Chúng tôi sẽ tích cực tham gia vào các biện pháp giảm bớt điều kiện thủ tục liên quan đến đi lại và vận tải xuyên biên giới đối với người và các phương tiện kỹ thuật nhằm khắc phục hậu quả thiên tai và thảm họa. Chúng tôi dự định tăng cường mối liên hệ giữa các trung tâm quản lý trong tình huống khủng hoảng với triển vọng có thể kết nối những trung tâm đó vào một mạng lưới khu vực hoạt động hiệu quả.

Có một nội dung ưu tiên nữa trong nhiệm kỳ Indonesia làm Chủ tịch APEC đang tạo ra những khả năng hợp tác rộng mở trong khối. Đó là tăng cường mối liên hệ tương hỗ trong khu vực nhằm tạo ra một cộng đồng châu Á-Thái Bình Dương hợp tác toàn diện. Nga cho rằng, việc đặt ra nhiệm vụ như vậy hiện nay là có cơ sở và đúng thời điểm. Chúng tôi hoàn toàn ủng hộ quyết tâm thông qua những biện pháp cụ thể để đảm bảo sự minh bạch kinh tế, hoàn thiện hệ thống thuế. Nga sẵn sàng tham gia xây dựng nội dung cụ thể cho kế hoạch đảm bảo mối liên hệ tương hỗ về vật chất kỹ thuật cho các nền kinh tế trong khu vực, trong đó dựa trên cơ sở thực hiện những sáng kiến của chúng tôi trong lĩnh vực dịch vụ vận tải hậu cần.

Để đảm bảo phát triển sáng tạo chúng tôi dự định tham gia một cách năng động vào việc thỏa thuận những biện pháp hỗ trợ đi lại xuyên biên giới cho các sinh viên, các nhà nghiên cứu khoa học và cung cấp dịch vụ giáo dục. Chúng tôi cũng quan tâm thảo luận về những khả năng giảm bớt điều kiện thủ tục đối với việc trao đổi du lịch trong khu vực...

Năm nay Nga đã trở thành thành viên đầy đủ của hệ thống bản đồ hiện hữu cho việc đi lại giao thương trong khu vực APEC, hệ thống đang tạo ưu đãi trong việc giải quyết các vấn đề thị thực. Chúng tôi cho rằng điều đó sẽ giúp mở rộng khả năng giao thương giữa các doanh nhân và các quan chức phụ trách khối kinh tế, và cũng có nghĩa là tăng cường hợp tác kinh tế thương mại giữa Nga và các nền kinh tế thành viên APEC khác.

Tóm lại, Nga đề xuất với khu vực một chương trình nghị sự rõ ràng trong lĩnh vực chính trị cũng như kinh tế. Mục đích của chúng tôi, đó là sự hợp tác bình đẳng cho tất cả không ngoại trừ bất cứ nước nào, phục vụ lợi ích củng cố hòa bình, phát triển và sự thịnh vượng tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

Sergey V. Lavrov
Bộ trưởng Ngoại giao LB Nga

Đọc thêm

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái và đoàn đại biểu Việt Nam tham dự Chương trình Lãnh đạo cao cấp tại Hoa Kỳ

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái và đoàn đại biểu Việt Nam tham dự Chương trình Lãnh đạo cao cấp tại Hoa Kỳ

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái sẽ dẫn đầu đoàn đại biểu Việt Nam tham dự Chương trình Lãnh đạo cao cấp Việt Nam (VELP) 2024 và làm ...
Bang Rio de Janeiro, Brazil mong muốn đẩy mạnh hợp tác giáo dục, du lịch, văn hoá với Việt Nam

Bang Rio de Janeiro, Brazil mong muốn đẩy mạnh hợp tác giáo dục, du lịch, văn hoá với Việt Nam

Đại sứ Bùi Văn Nghị và đoàn công tác của Đại sứ quán Việt Nam tại Brazil đã có chuyến thăm làm việc tại thành phố Rio de Janeiro, bang ...
Vietlott 29/3, kết quả xổ số Vietlott Mega thứ 6 ngày 29/3/2024. xổ số Mega 645

Vietlott 29/3, kết quả xổ số Vietlott Mega thứ 6 ngày 29/3/2024. xổ số Mega 645

Vietlott 29/3 - xổ số Vietlott Mega 29/3. Trực tiếp xổ số Vietlott hôm nay 29/3/2024 nhanh nhất và chính xác nhất. Vietlott Mega 645 hôm nay.
XSVL 29/3, Trực tiếp kết quả xổ số Vĩnh Long hôm nay 29/3/2024. KQXSVL thứ 6

XSVL 29/3, Trực tiếp kết quả xổ số Vĩnh Long hôm nay 29/3/2024. KQXSVL thứ 6

XSVL 29/3 - Trực tiếp kết quả xổ số Vĩnh Long hôm nay - XSVL 29/3/2024. xo so vinh long. KQXSVL thứ 6. kết quả xổ số Vĩnh Long ...
XSBD 29/3, trực tiếp kết quả xổ số Bình Dương hôm nay 29/3/2024. KQXSBD thứ 6

XSBD 29/3, trực tiếp kết quả xổ số Bình Dương hôm nay 29/3/2024. KQXSBD thứ 6

XSBD 29/3 - Trực tiếp xổ số Bình Dương hôm nay - XSBD 29/3/2024. xo so binh duong. KQXSBD thứ 6. kết quả xổ số Bình Dương ngày 29 tháng ...
XSTV 29/3, trực tiếp kết quả xổ số Trà Vinh hôm nay 29/3/2024. KQXSTV thứ 6

XSTV 29/3, trực tiếp kết quả xổ số Trà Vinh hôm nay 29/3/2024. KQXSTV thứ 6

XSTV 29/3 - Trực tiếp kết quả xổ số Trà Vinh hôm nay - XSTV 29/3/2024. ket qua xo so tra vinh. XSTV thứ 6. kết quả xổ số Trà ...
Hợp tác tài nguyên nước trong khuôn khổ Lan Thương - Mekong thể hiện sự đoàn kết khu vực

Hợp tác tài nguyên nước trong khuôn khổ Lan Thương - Mekong thể hiện sự đoàn kết khu vực

Sáu nước dọc sông Lan Thương - Mekong cùng giải quyết thách thức tài nguyên nước, thúc đẩy phát triển kinh tế khu vực và phúc lợi người dân.
Tin thế giới 28/3: Mỹ rút quân khỏi Niger, Nga gia tăng tấn công Ukraine, Australia hủy vụ kiện Trung Quốc

Tin thế giới 28/3: Mỹ rút quân khỏi Niger, Nga gia tăng tấn công Ukraine, Australia hủy vụ kiện Trung Quốc

Iran bị trừng phạt vì cấp tên lửa cho Nga, Philippines cứng rắn với Trung Quốc, Cố vấn cảnh báo lực lượng Ukraine bị 'đình trệ', Trung Quốc-Nga-Iran tập trận
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow: Nga xác nhận đã được Mỹ cảnh báo, Đức nói chẳng biết thông tin nào trước

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow: Nga xác nhận đã được Mỹ cảnh báo, Đức nói chẳng biết thông tin nào trước

Đức cho rằng, Mỹ có thể có manh mối về vụ tấn công khủng bố cướp đi sinh mạng của hơn 140 ở ngoại ô thủ đô Moscow của Nga tối 22/3.
Pháp khẳng định thành ý với Brazil về tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân

Pháp khẳng định thành ý với Brazil về tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân

Pháp mong muốn chia sẻ kiến thức kỹ thuật với Brazil trong khi vẫn tôn trọng mọi cam kết không phổ biến vũ khí hạt nhân.
Ukraine hạ 26 UAV một đêm, Nga tuyên bố đanh thép về F-16, thế mạnh của Ấn Độ giữa xung đột Moscow-Kiev

Ukraine hạ 26 UAV một đêm, Nga tuyên bố đanh thép về F-16, thế mạnh của Ấn Độ giữa xung đột Moscow-Kiev

Nga cho rằng, nếu phương Tây cung cấp cho Ukraine máy bay tiêm kích F-16, điều đó cũng sẽ không làm thay đổi tình hình trên chiến trường.
Hàn Quốc cảnh giác động thái mới của Triều Tiên, thảo luận cùng Mỹ-Nhật Bản tìm cách hợp tác an ninh

Hàn Quốc cảnh giác động thái mới của Triều Tiên, thảo luận cùng Mỹ-Nhật Bản tìm cách hợp tác an ninh

Triều Tiên dường như đang chuẩn bị cho vụ phóng vệ tinh do thám tiếp theo, mặc dù không có dấu hiệu cho thấy vụ phóng sắp xảy ra.
Quan hệ Pháp-Brazil: Nối lại nồng ấm

Quan hệ Pháp-Brazil: Nối lại nồng ấm

Chuyến đi của Tổng thống Pháp tới Brazil được cho là làm nồng ấm trở lại mối quan hệ băng giá dưới thời Tổng thống Brazil Jair Bolsonaro.
Ngoại trưởng Mỹ thăm Hàn Quốc: Thông điệp nồng ấm

Ngoại trưởng Mỹ thăm Hàn Quốc: Thông điệp nồng ấm

Sự hiện diện của Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken tại Seoul lần này cũng cho thấy quan hệ đồng minh tiếp tục gắn kết chặt chẽ giữa Mỹ và Hàn Quốc.
Phía sau kỳ vọng của Thái Lan ở EU

Phía sau kỳ vọng của Thái Lan ở EU

Thông điệp mà Thủ tướng Thái Lan Srettha Thavisin muốn chuyển tới châu Âu, đặc biệt là Pháp và Đức là 'Thái Lan đã mở cửa kinh doanh trở lại'.
Tăng gắn kết, tìm đồng thuận

Tăng gắn kết, tìm đồng thuận

Chuyến thăm Mỹ của Tổng thống Ba Lan Andrzej Duda cùng Thủ tướng Donald Tusk có thể coi là nỗ lực nâng tầm gắn kết mối quan hệ đồng minh với Mỹ.
Bầu cử Tổng thống Mỹ: Định hình cuộc đua ‘song mã’

Bầu cử Tổng thống Mỹ: Định hình cuộc đua ‘song mã’

Sau ngày Siêu thứ Ba, việc lựa chọn ứng viên Tổng thống của đảng Dân chủ và Cộng hòa gần như đã an bài.
Tổng thống Pháp thăm CH Czech: Nỗ lực tìm kiếm đồng minh

Tổng thống Pháp thăm CH Czech: Nỗ lực tìm kiếm đồng minh

Tổng thống Pháp đến CH Czech không chỉ đáp lễ mà còn là nỗ lực thể hiện vai trò dẫn dắt của nước Pháp và tìm kiếm sự ủng hộ của đồng minh.
Nghi phạm khủng bố đến từ Tajikistan: Tiếng chuông cảnh tỉnh cho Nga và thế giới

Nghi phạm khủng bố đến từ Tajikistan: Tiếng chuông cảnh tỉnh cho Nga và thế giới

Việc 4 nghi phạm vụ tấn công nhà hát ở Nga hôm 22/3 đều mang quốc tịch Tajikistan khiến sự chú ý đổ dồn về quốc gia Trung Á này.
Vụ tấn công đẫm máu ở Nga: Lý do Moscow 'lọt' tầm ngắm của IS

Vụ tấn công đẫm máu ở Nga: Lý do Moscow 'lọt' tầm ngắm của IS

Vụ tấn công đẫm máu ở Nga ngày 22/3 do tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng thực hiện cho thấy sự thay đổi mục tiêu của tổ chức khủng bố này.
Diễn đàn châu Á Bác Ngao: Tiếng nói của kinh tế châu Á

Diễn đàn châu Á Bác Ngao: Tiếng nói của kinh tế châu Á

Diễn đàn châu Á Bác Ngao được đánh giá là kênh hiệu quả để trao đổi ý kiến về các vấn đề kinh tế đáng quan tâm nhất trong suốt hai thập kỷ qua.
Chạy đua vũ khí hạt nhân, Mỹ đánh cược vào tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Sentinel?

Chạy đua vũ khí hạt nhân, Mỹ đánh cược vào tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Sentinel?

Những rắc rối trong chương trình tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Sentinel đang khiến cho Mỹ khó tiếp cận mục tiêu răn đe hạt nhân của mình.
Bất ổn ở Haiti: Nguồn cơn và nguy cơ

Bất ổn ở Haiti: Nguồn cơn và nguy cơ

Bất ổn chính trị, tranh giành quyền lực giữa các băng đảng cùng các vụ đảo chính và nghèo đói là những gì mà người dân Haiti tiếp tục phải đối mặt...
70 năm ngày mở màn Chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử

70 năm ngày mở màn Chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử

Baoquocte.vn. Ngày 13/3/1954 là ngày mở màn Chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử - nguồn cổ vũ lớn lao cho toàn thể nhân dân ta trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc.
Điều gì đang xảy ra với quan hệ Mỹ-Israel?

Điều gì đang xảy ra với quan hệ Mỹ-Israel?

Việc Mỹ bỏ phiếu trắng với nghị quyết kêu gọi ngừng bắn ở Gaza của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc liệu có thể làm chuyển hướng quan hệ với Israel?
Nhật Bản cho phép xuất khẩu máy bay chiến đấu tối tân: 3 điều cần biết

Nhật Bản cho phép xuất khẩu máy bay chiến đấu tối tân: 3 điều cần biết

Kế hoạch theo Chương trình Không quân Chiến đấu Toàn cầu (GCAP) của Nhật Bản, Anh và Italy báo hiệu sự thay đổi then chốt trong chiến lược an ninh khu vực.
Ngoại trưởng Ấn Độ thăm Đông Nam Á: Dấu ấn Hành động hướng Đông, khẳng định giá trị chung với ASEAN

Ngoại trưởng Ấn Độ thăm Đông Nam Á: Dấu ấn Hành động hướng Đông, khẳng định giá trị chung với ASEAN

Ngoại trưởng Ấn Độ tìm cách tối đa hóa hoạt động ngoại giao để đưa mối quan hệ của Ấn Độ với các đối tác Đông Nam Á lên một tầm cao mới.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow: 'Điểm mù' của Cơ quan an ninh Nga hay thuyết âm mưu đánh lạc hướng?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow: 'Điểm mù' của Cơ quan an ninh Nga hay thuyết âm mưu đánh lạc hướng?

Khi chính lực lượng IS đã nhận là chủ mưu cuộc khủng bố, Nga vẫn chưa thể vội vàng tin bởi nếu vội tin rất có thể Moscow đã dính bẫy.
Chuyên gia EU: Châu Âu thức tỉnh sau 'giấc ngủ Đông', cục diện xung đột Nga-Ukraine sắp có bước chuyển?

Chuyên gia EU: Châu Âu thức tỉnh sau 'giấc ngủ Đông', cục diện xung đột Nga-Ukraine sắp có bước chuyển?

EU đồng lòng hỗ trợ Ukraine 'bằng mọi giá' vì hòa bình trong bối cảnh Nga đang dành nhiều lợi thế trong cuộc xung đột.
Mỹ sắp tổ chức thượng đỉnh ba bên, sẽ có thêm một thế 'kiềng ba chân' trong quan hệ quốc tế?

Mỹ sắp tổ chức thượng đỉnh ba bên, sẽ có thêm một thế 'kiềng ba chân' trong quan hệ quốc tế?

Hội nghị thượng đỉnh ba bên giữa Nhật Bản, Mỹ và Philippines sẽ lần đầu tiên được tổ chức tại Mỹ vào giữa tháng 4 này.
Phiên bản di động