Tổng bí thư: "Phải tạo cơ hội thăng tiến, tôn vinh nhà khoa học"

Đổi mới cơ chế quản lý hoạt động, nâng tổng mức đầu tư và có chế độ đãi ngộ thỏa đáng cho các nhà khoa học là những vấn đề được đặt ra tại buổi làm việc của Tổng bí thư Nông Đức Mạnh với Bộ Khoa học và Công nghệ, sáng nay.
Theo dõi Baoquocte.vn trên

Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ Hoàng Văn Phong khẳng định, thực hiện nghị quyết trung ương 2 khóa 8 và kết luận Hội nghị trung ương khóa 6, Bộ đã tập trung đổi mới cơ chế quản lý hoạt động khoa học công nghệ theo hướng giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm tối đa cho các tổ chức khoa học công nghệ; phát triển thị trường công nghệ và hoàn thiện môi trường pháp lý trong lĩnh vực này.

"Nhiều tổ chức khi được giao quyền tự chủ đã chuyển biến tích cực. Ví dụ Công ty Sơn tổng hợp Hải Phòng, trung bình mỗi công nhân một năm tạo ra doanh thu 1,5 tỷ đồng, cao hơn cả các doanh nghiệp phần mềm", ông Phong nói.

Theo Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Nguyễn Quân, cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm rất tốt, nhưng nhiều tổ chức khoa học công nghệ còn phân vân, sự phối hợp giữa các bộ ngành ở trung ương tốt, nhưng ở dưới địa phương lại yếu. "Việc bổ nhiệm người đứng đầu các cơ quan nghiên cứu thường là nhà khoa học, làm nghiên cứu tốt, nhưng thiếu tư duy kinh tế thị trường nên ngại chuyển đổi", ông Quân giải thích.

Giáo sư, tiến sĩ khoa học Vũ Đình Cự nhìn nhận, đội ngũ khoa học hiện nay có phần lạc hậu, hệ quả là năng suất lao động, sức cạnh tranh của nền kinh tế thấp. Ông chỉ ngay nguyên nhân: "Tiền đầu tư cho khoa học công nghệ quá ít, từ năm 2001, Quốc hội mới dành 2% tổng chi ngân sách nhà nước. Trong khi lĩnh vực này cùng với giáo dục và đào tạo được xác định là quốc sách hàng đầu, là động lực để phát triển".

Để khoa học thực sự cất cánh, giáo sư Cự đề nghị đến năm 2010 cần tăng mức đầu tư cho khoa học công nghệ lên 1% GDP (xấp xỉ 1 tỷ USD), bên cạnh đó vay thêm vốn ODA khoảng 0,5 tỷ USD. Khoản tiền này được dùng để đào tạo các nhà khoa học, xây dựng phòng thí nghiệm quốc gia và đặc biệt là trả phụ cấp đặc biệt dựa trên những công trình nghiên cứu của các nhà khoa học, tránh hiện tượng cào bằng lương như hiện nay.

Chia sẻ với giáo sư Cự, Phó chủ nhiệm Ủy ban Khoa học công nghệ và môi trường Nguyễn Đăng Vang nói: "Trong báo cáo xóa đói giảm nghèo năm 2002, Ngân hàng thế giới đã đánh giá đầu tư một đồng cho khoa học thì thu lời gấp 10 lần so với đầu tư xã hội nói chung. Hiện nhà nước mới đầu tư 0,56% GDP, con số quá thấp so với 5,5% của Hàn Quốc và 2,8% của Mỹ".

Ông Vang đề nghị tăng mức đầu tư cho khoa học công nghệ, đặc biệt đầu tư ngay cho các trường ĐH, nơi tập trung đông nhất đội ngũ trí thức trẻ với nhiều hoài bão, để 15 năm sau họ sẽ là trụ cột của nền khoa học nước nhà. Muốn chuyển đổi sang cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm thì trong ban giám đốc của các doanh nghiệp, tổ chức khoa học công nghệ nên có thành phần là nhà quản lý kinh doanh. "Các nhà khoa học vốn chỉ biết làm khoa học, không rành về kinh doanh", ông Vang giải thích.

Lắng nghe tất cả ý kiến góp ý cho chiến lược phát triển khoa học công nghệ nước nhà, Tổng bí thư Nông Đức Mạnh khẳng định mặc dù đầu tư cho công nghệ còn hạn chế (chỉ chiếm 0,56% GDP, 2% tổng chi ngân sách), nhưng 5 năm qua ngành khoa học đã đạt được những thành tựu ấn tượng.

Tổng bí thư Nông Đức Mạnh (bên phải) trao đổi với Bộ trưởng Hoàng Văn Phong (đứng giữa). Ảnh: Hoàng Hà.

"Chúng ta đã nghiên cứu sản xuất thành công văcxin phòng dịch cúm gia cầm; ứng dụng kỹ thuật ghép tạng, ghép gan, mổ nội soi cho người bệnh với trình độ tương đương các nước phát triển; tạo ra giống lúa năng suất, chất lượng, đảm bảo an ninh lương thực quốc gia và xuất khẩu. Công trình thủy điện Sơn La đòi hỏi trình độ rất cao, nhưng khả năng có thể rút ngắn thời gian thi công 2 năm", Tổng bí thư nói.

Tuy nhiên, theo Tổng bí thư, thời gian qua, Bộ Khoa học và Công nghệ chưa có chính sách cụ thể để sử dụng, trọng dụng cán bộ khoa học và công nghệ. Hiệu quả của công tác nghiên cứu chưa được nâng cao rõ rệt; chưa có giải pháp đủ mạnh để huy động mọi thành phần kinh tế, đặc biệt là doanh nghiệp đầu tư cho nghiên cứu, ứng dụng và đổi mới công nghệ.

Nhấn mạnh tới việc trọng dụng các nhà khoa học, Tổng bí thư nói: "Chủ nghĩa bình quân và tư duy hành chính kéo dài nhiều năm đã là một trong những nguyên nhân làm giảm sút sức sáng tạo và nhiệt huyết của các nhà khoa học. Đã đến lúc Bộ cần đề xuất một số giải pháp đột phá, cân đối nguồn kinh phí dành cho khoa học công nghệ để đầu tư tạo môi trường làm việc thuận lợi nhất; có chế độ đảm bảo thu nhập thỏa đáng đối với người làm công tác khoa học kỹ thuật; tạo cơ hội thăng tiến trong nghề nghiệp và phải tôn vinh xứng đáng những nhà khoa học".

Theo VNE

Đọc thêm

Hoa Kỳ khởi động dự án hỗ trợ 700 người khuyết tật tại tỉnh Cà Mau

Hoa Kỳ khởi động dự án hỗ trợ 700 người khuyết tật tại tỉnh Cà Mau

USAID triển khai các hoạt động hỗ trợ người khuyết tật ở Đồng bằng sông Cửu Long với các dự án tại Bạc Liêu và Cà Mau.
Cách Tổng thống Biden 'gửi quyền lợi' trong gói viện trợ 61 tỷ USD của Mỹ dành cho Ukraine

Cách Tổng thống Biden 'gửi quyền lợi' trong gói viện trợ 61 tỷ USD của Mỹ dành cho Ukraine

Tổng thống Biden đã tính toán như thế nào trong khoản viện trợ xung đột quân sự 61 tỷ USD dành cho Ukraine? Mỹ có thật viện trợ Ukraine không ...
Hành trình hai vô địch dance sport thế giới của con trai và bạn nhảy nhà Khánh Thi - Phan Hiển

Hành trình hai vô địch dance sport thế giới của con trai và bạn nhảy nhà Khánh Thi - Phan Hiển

Kubi, bạn nhảy Linh San khiến bố mẹ Khánh Thi - Phan Hiển tự hào khi hai lần vô địch thế giới hạng thiếu nhi 1 tại Syllabus World Championship.
Trung Quốc tìm đến Mỹ Latinh và Caribbean để khám phá không gian

Trung Quốc tìm đến Mỹ Latinh và Caribbean để khám phá không gian

Trung Quốc cùng các quốc gia Mỹ Latinh và Caribbean đã duy trì hợp tác không gian lâu dài, toàn diện và thực tiễn.
Tình hình Israel: Có rất ít bằng chứng về một nền kinh tế đang chịu xung đột

Tình hình Israel: Có rất ít bằng chứng về một nền kinh tế đang chịu xung đột

Israel bị tổn thương nghiêm trọng sau vụ tấn công ngày 7/10/2023, tuy nhiên, nền kinh tế đang bắt đầu có dấu hiệu phục hồi.
Tứ kết U23 châu Á 2024: Thông tin tổ trọng tài điều khiển trận đấu U23 Việt Nam và U23 Iraq

Tứ kết U23 châu Á 2024: Thông tin tổ trọng tài điều khiển trận đấu U23 Việt Nam và U23 Iraq

Liên đoàn Bóng đá châu Á 2024 (AFC) chính thức công bố tổ trọng tài điều khiển trận đấu giữa U23 Việt Nam và U23 Iraq ở tứ kết U23 ...
Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Dù cuộc bầu cử Hạ viện Ấn Độ phải đến 4/6 mới công bố kết quả, nhưng đương kim Thủ tướng Narendra Modi được dự báo nắm chắc chiến thắng...
Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Đằng sau cuộc tấn công của Iran, khả năng Israel trả đũa và ngày càng nhiều lời kêu gọi kiềm chế từ cộng đồng quốc tế...
Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Để đánh thức tiềm năng của ASEAN, Thủ tướng New Zealand sẽ tìm cách khai thác những ưu thế trong quan hệ với từng nước mà ông sẽ đến thăm.
Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Chuyến thăm Bắc Kinh của Ngoại trưởng Pháp Stephane Sejourne đã mở ra những cơ hội mới trong quan hệ giữa hai nước.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ I)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ I)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động