Tổng thống Hàn Quốc đối mặt với những bê bối chính trị

Cuộc khủng hoảng chính trị đang diễn ra ở Hàn Quốc đang có nguy cơ làm phức tạp thêm quá trình hoạch định chính sách trong giai đoạn khó khăn thường gặp...  
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
tong thong han quoc doi mat voi nhung be boi chinh tri Hàn Quốc: Đảng cầm quyền kêu gọi Tổng thống lập Nội các trung lập
tong thong han quoc doi mat voi nhung be boi chinh tri Hàn Quốc: Tổng thống Park Geun-hye có ý định từ chức

Ngày 30/10, Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye đã tiến hành cải tổ một phần Văn phòng Tổng thống trong bối cảnh xuất hiện ngày càng nhiều cáo buộc về việc bà đã để một người bạn thân can thiệp vào các vấn đề quan trọng của đất nước. 

Căng thẳng gia tăng

Nhân vật trung tâm của vụ bê bối chính trị tại Hàn Quốc những ngày qua là bà Choi Soon-sil, một người bạn thân tín lâu năm của Tổng thống đương nhiệm Park Geun-hye.

Bà Choi Soon-sil là người có quan hệ với Tổng thống Park Geun-hye trong khoảng 40 năm qua và bị nghi ngờ sử dụng mối quan hệ này để can thiệp vào các công việc quốc gia, trong đó có cả một số vấn đề chính sách nhạy cảm. Bà cũng đang bị điều tra vì sử dụng mối quan hệ thân thiết với Tổng thống Park Geun-Hye để gây ảnh hưởng lên các doanh nghiệp lớn khiến họ quyên góp tiền vào hai quỹ phi lợi nhuận do bà lập nên. Ước tính số tiền đóng góp vào các quỹ này vào khoảng 50 tỷ Won (tương đương 44 triệu USD).

Sau khi thông tin về vụ bê bối bắt đầu gia tăng, đầu tháng 9/2016, bà Choi Soon-sil đã rời Hàn Quốc sang Đức. Cũng kể từ sau khi vụ bê bối bị tiết lộ, trong những ngày qua, hàng nghìn người dân Hàn Quốc đã tham gia các cuộc biểu tình phản đối chính phủ.

Trước những phản ứng trong dư luận, ngày 25/10, Tổng thống Park Geun-hye đã thừa nhận và chính thức nói lời xin lỗi vì đã tiết lộ nhiều bài phát biểu và tài liệu cho người bạn thân lâu năm Choi Soon-sil.

tong thong han quoc doi mat voi nhung be boi chinh tri
Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye. (Nguồn: Getty)

Ngay sau đó, các công tố viên Hàn Quốc đã mở rộng điều tra và tiến hành lục soát nhà và văn phòng của các cố vấn cấp cao của bà Park Geun-Hye. Cùng với đó, Văn phòng Tổng thống Hàn Quốc cũng thông báo đang hợp tác với cuộc điều tra nhằm vào những cố vấn chủ chốt của Tổng thống Park Geun-Hye liên quan đến những cáo buộc người bạn thân của bà gây ảnh hưởng không phù hợp đối với bà.

Quyết định cải tổ Văn phòng Tổng thống

Trước những căng thẳng trong nội bộ chính trường Hàn Quốc, ngày 30/10, Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye đã tiến hành cải tổ một phần Văn phòng tổng thống.

Theo Văn phòng Tổng thống Hàn Quốc, bà Park Geun-hye đã chấp thuận đơn từ chức của 5 cố vấn cấp cao, trong đó có Chánh văn phòng tổng thống Lee Won-jong và các thư ký cấp cao khác phụ trách điều phối chính sách, dân sự, chính trị và các quan hệ công. Một trong số những cố vấn này được cho là đã thường xuyên đưa những bài phát biểu và tài liệu của tổng thống cho bà Choi Soon-sil.

Ngay sau đó, Tổng thống Park Geun-hye đã quyết định bổ nhiệm nguyên công tố viên Choi Jai-kyeong giữ chức Thư ký cấp cao phụ trách vấn đề dân sự, nguyên phát ngôn viên Quốc hội Bae Sung-rye làm Thư ký trưởng phụ trách các vấn đề công. Tuyên bố của Văn phòng tổng thống cho biết 3 vị trí còn lại sẽ sớm được bổ nhiệm.

Các nhà phân tích cho rằng, Tổng thống Park Geun-hye hiện đang ở năm thứ tư trong nhiệm kỳ 5 năm. Cuộc khủng hoảng chính trị đang diễn ra ở Hàn Quốc đang có nguy cơ làm phức tạp thêm quá trình hoạch định chính sách trong giai đoạn khó khăn thường gặp ở cuối nhiệm kỳ duy nhất của các tổng thống Hàn Quốc.

Hiện các nghị sĩ của đảng cầm quyền và đối lập đều kêu gọi Tổng thống giải tán nội các hiện nay và thành lập chính phủ liên minh lớn thông qua việc chỉ định một thủ tướng trung lập về chính trị và để người này chọn các thành viên nội các. Ngày 30/10, đảng Saenuri cầm quyền ở Hàn Quốc thông báo các nhân vật lãnh đạo của đảng này đã kêu gọi Tổng thống Park Geun-hye thành lập một nội các phi đảng phái. Theo người phát ngôn Kim Sung-won của đảng Saenuri, cơ quan quyết định cao nhất của đảng là Hội đồng Tối cao đã tổ chức một cuộc họp khẩn tại Seoul và đạt được sự đồng thuận về việc đề nghị thành lập một nội các được sự ủng hộ của cả phe cầm quyền và đối lập.

Trong một diễn biến liên quan, ngày 29/10, nhân vật trung tâm của vụ bê bối những ngày qua ở Hàn Quốc là bà Choi Soon-sil đã từ châu Âu về nước để trả lời thẩm vấn trong khuôn khổ cuộc điều tra vụ việc. Luật sư của bà Choi khẳng định bà sẽ hợp tác với các công tố viên. Luật sư Lee Kyung-jae cho biết bà Choi "rất hối hận vì đã gây phẫn nộ và thất vọng trong công chúng". Trước đó, trả lời phỏng vấn của tờ Segye Ilbo của Hàn Quốc, bà Choi thừa nhận bà đã nhận các tài liệu của Tổng thống, song bác bỏ việc can thiệp vào các vấn đề quốc gia hoặc gây áp lực lên các công ty để ủng hộ quỹ.

tong thong han quoc doi mat voi nhung be boi chinh tri Bất động sản châu Á - Thái Bình Dương tiếp tục sôi động

Theo báo cáo của các công ty nghiên cứu bất động sản (BĐS) toàn cầu như CBRE và JLL, trong quý III/2016, thị trường BĐS ...

tong thong han quoc doi mat voi nhung be boi chinh tri Hàn Quốc giới thiệu nông phẩm vùng Gyeonggido tại Việt Nam

Những nông phẩm tiêu biểu của vùng Gyeonggido (Hàn Quốc) sẽ được giới thiệu tới người tiêu dùng Việt Nam tại các siêu thị lớn ...

tong thong han quoc doi mat voi nhung be boi chinh tri Ngày càng nhiều lao động nước ngoài làm việc ở Hàn Quốc

Chính phủ Hàn Quốc vừa công bố số liệu cho thấy số lượng người nước ngoài đang làm việc tại đất nước này hiện đã vượt ...

Trọng Đức (theo The Korea Herald, ANN)

Bài viết cùng chủ đề

Châu Á

Đọc thêm

VCK U23 châu Á 2024: Xem trực tiếp các trận đấu của U23 Việt Nam trên những kênh nào?

VCK U23 châu Á 2024: Xem trực tiếp các trận đấu của U23 Việt Nam trên những kênh nào?

Đội tuyển U23 Việt Nam sẽ lần lượt gặp U23 Kuwait, U23 Malaysia và U23 Uzbekistan tại bảng D vòng chung kết U23 châu Á 2024, tổ chức ở Qatar.
Cuối cùng, Hạ viện Mỹ cũng chốt ngày bỏ phiếu về dự luật viện trợ Ukraine và Israel

Cuối cùng, Hạ viện Mỹ cũng chốt ngày bỏ phiếu về dự luật viện trợ Ukraine và Israel

Hạ viện Mỹ sẽ bỏ phiếu về dự luật viện trợ Ukraine và Israel trong tuần này, sau nhiều tháng trì hoãn.
Chelsea: Cole Palmer lập hàng loạt kỷ lục ghi bàn tại giải Ngoại hạng Anh

Chelsea: Cole Palmer lập hàng loạt kỷ lục ghi bàn tại giải Ngoại hạng Anh

Cole Palmer không chỉ giúp Chelsea chiến thắng, tiếp tục hy vọng giành suất dự đấu trường châu Âu mà còn phá hàng loạt kỷ lục ở Ngoại hạng Anh.
Sách Xanh ngoại giao Nhật Bản 2024: 'Nhẹ giọng' với Trung Quốc, vẫn bị Hàn Quốc ra tuyên bố phản đối

Sách Xanh ngoại giao Nhật Bản 2024: 'Nhẹ giọng' với Trung Quốc, vẫn bị Hàn Quốc ra tuyên bố phản đối

Ngày 16/4, Nhật Bản công bố Sách Xanh ngoại giao năm 2024, một tài liệu thường niên thể hiện quan điểm về tình hình khu vực, thế giới.
Việt Nam hết sức coi trọng mối quan hệ đoàn kết, hữu nghị truyền thống đặc biệt với Cuba

Việt Nam hết sức coi trọng mối quan hệ đoàn kết, hữu nghị truyền thống đặc biệt với Cuba

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang khẳng định, Việt Nam sẽ luôn sát cánh, đồng hành cùng đất nước Cuba trong bối cảnh nhiều khó khăn, thách thức hiện nay.
Các mốc tuyển sinh đại học 2024 cần lưu ý

Các mốc tuyển sinh đại học 2024 cần lưu ý

Bộ GD&ĐT vừa ban hành kế hoạch tuyển sinh đại học và cao đẳng ngành giáo dục mầm non, công bố chi tiết các mốc thời gian xét tuyển năm ...
Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tại Mỹ, với nhiều mục đích, mục tiêu, cả trong quan hệ song phương và đa phương...
Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Bình Nhưỡng đang tìm 'lối ra' cho bế tắc trên bán đảo Triều Tiên thông qua hợp tác chặt chẽ hơn với Nga.
Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Sự việc ngày 1/4 dường như là lần đầu tiên một cơ quan đại diện ngoại giao lớn là mục tiêu tấn công.
Chặng đường mới của Tổng thống Ai Cập

Chặng đường mới của Tổng thống Ai Cập

Đương kim Tổng thống Abdel Fattah El-Sissi đã chính thức tuyên thệ nhậm chức vào ngày 2/4, trở thành người đứng đầu Ai Cập ba nhiệm kỳ liên tiếp.
Mồi lửa mới đốt 'chảo lửa' Trung Đông

Mồi lửa mới đốt 'chảo lửa' Trung Đông

Vụ tấn công bất ngờ vào tòa nhà lãnh sự Iran tại Syria sẽ khiến bầu không khí căng thẳng tại khu vực Trung Đông thêm 'nóng rẫy'.
Tương lai nào cho Dải Gaza?

Tương lai nào cho Dải Gaza?

Gần sáu tháng kể từ khi xung đột Israel-Hamas bùng phát, tương lai cho lệnh ngừng bắn lâu dài để tiến tới hòa bình tại Dải Gaza vẫn rất mong manh.
'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

Theo trang mạng quân sự Nga, Iran hiện đang sở hữu kho tên lửa lớn nhất và đa dạng nhất ở Trung Đông.
Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Sau khi Bulgaria và Romania gia nhập, Schengen mở rộng thành khu vực đi lại tự do của 29 thành viên.
Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Sau một thập kỷ triển khai đại sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI), Trung Quốc tiếp tục mở rộng ảnh hưởng toàn cầu bằng các sáng kiến mới.
Sự tàn khốc chưa hồi kết

Sự tàn khốc chưa hồi kết

Cuộc xung đột Nga-Ukraine bước vào năm thứ ba và đang ngày càng trở nên khốc liệt.
Phong tục thú vị trong ngày lễ Phục sinh trên thế giới

Phong tục thú vị trong ngày lễ Phục sinh trên thế giới

Là ngày lễ quan trọng nhất của Kitô giáo, lễ Phục sinh được tổ chức ở nhiều nước châu Âu với những phong tục độc đáo, thú vị.
Vì tương lai dòng Mekong-Lan Thương

Vì tương lai dòng Mekong-Lan Thương

Cơ chế hợp tác Mekong-Lan Thương (MLC) ra đời tháng 3/2016, quy tụ sáu quốc gia ven sông là Trung Quốc, Việt Nam, Campuchia, Lào, Myanmar và Thái Lan.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động