TPP đang “nguy kịch”

Chiến thắng của ứng viên Donald Trump trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ vừa qua dẫn đến rất nhiều suy đoán về chính sách của Mỹ trong thời gian tới, đặc biệt là số phận của Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP).
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
tpp dang nguy kich Chủ nghĩa bảo hộ Mỹ sẽ đe dọa Australia như thế nào?
tpp dang nguy kich RCEP không thể nhanh chóng thay thế TPP

Mở đầu đoạn phim phát trên YouTube về kế hoạch 100 ngày đầu điều hành đất nước, Tổng thống đắc cử Donald Trump đã tuyên bố sẽ rút nước Mỹ khỏi TPP - Hiệp định mà ông cho là thảm họa, lấy đi việc làm của nước Mỹ. Đây là điều ông Trump đã tuyên bố trong khi tranh cử và dường như ông quyết tâm “theo lao”.

Ý định trên của ông Trump khiến cho 11 nước thành viên còn lại của Hiệp định phải có những tính toán mới. Lãnh đạo một số nước đã có cách thức khác nhau để trao đổi với ông Trump. Thủ tướng Australia Malcolm Turnbull là một trong những lãnh đạo đầu tiên điện thoại cho Tổng thống đắc cử Mỹ, trong khi Thủ tướng Nhật Shinzo Abe là lãnh đạo đầu tiên gặp ông Trump ở New York.

Chính sách chưa rõ ràng

Trong bài phát biểu về chính sách đối ngoại “nước Mỹ trên hết” (America first) ngày 27/4, ông Trump nhấn mạnh chính sách đối ngoại (của ông) sẽ đặt lợi ích của người Mỹ và an ninh Mỹ lên hàng đầu, trên tất cả mọi thứ. Đó sẽ là nền tảng của mọi quyết định. “Nước Mỹ trên hết” sẽ là chủ đề chính và bao trùm của chính quyền mới.

tpp dang nguy kich
Những người biểu tình phản đối TPP tại Mỹ. (Nguồn: Popular Resistance)

Đương nhiên, mọi chính sách đối ngoại đều xuất phát từ đối nội. Song những phát biểu trên phản ánh xu thế thực dụng trong chính sách đối ngoại của chính quyền Trump. Nhiều đánh giá cho rằng, ông Trump sẽ theo đuổi chính sách đối ngoại “biệt lập”, thúc đẩy song phương hơn là đa phương. Về thương mại quốc tế, Trump đã thể hiện rõ ủng hộ chính sách bảo hộ, cho rằng một số quốc gia đang “lấy cắp” việc làm của nước Mỹ.

Tư tưởng biệt lập này từng được thể hiện trong chính sách đối ngoại Mỹ từ thế kỷ XIX với Học thuyết Monroe, tập trung vào những lợi ích của Mỹ ở Tây bán cầu. Song rõ ràng học thuyết này có nhiều bất cập. Theo Joseph Nye, học giả hàng đầu về sức mạnh Mỹ, tư tưởng kiểu này luôn hiện diện trong chính trị Mỹ, nhưng không phải là tư tưởng chính thống kể từ khi Thế chiến thứ Hai kết thúc vì nó gây cản trở chứ không thúc đẩy hòa bình và thịnh vượng ở trong và ngoài nước.

Chủ nghĩa biệt lập và bảo hộ mà mọi người suy đoán chính quyền Trump áp dụng, sẽ tác động mạnh đến chính sách tái cân bằng của Mỹ tại châu Á. Đặc biệt, việc Mỹ rút khỏi TPP đồng nghĩa với việc Mỹ rút đi một trụ cột rất quan trọng của chính sách này, đó là trụ cột kinh tế - thương mại. Đồng thời, quyết định này sẽ làm ảnh hưởng sâu sắc đến hình ảnh cũng như uy tín quốc tế của Mỹ. Nó làm lung lay niềm tin của các đối tác về những cam kết của Mỹ đối với khu vực, dẫn đến những hệ lụy to lớn về trật tự và luật chơi, về kinh tế và an ninh ở khu vực thời gian tới. Làm sao có thể “đưa nước Mỹ vĩ đại trở lại” khi mà chính quyền Trump rút đi các cam kết đối ngoại của mình?

Tuy nhiên, cần nhớ rằng tất cả những dự báo về chính sách đối ngoại và thương mại quốc tế của ông Trump vẫn chỉ là những suy đoán dựa trên những phát biểu và trả lời phỏng vấn của ông. Như Niall Ferguson viết trong bài “Trật tự thế giới mới của Donald Trump” trên tờ American Interest, rất ít Tổng thống Mỹ hoạch định chính sách đối ngoại dựa hoàn toàn vào những phát ngôn khi tranh cử. Cũng rất ít Tổng thống Mỹ rời bỏ hoàn toàn những chính sách của người tiền nhiệm, và cũng ít vị giữ nguyên học thuyết chính sách đối ngoại của người tiền nhiệm. Vì vậy, vào lúc này chỉ có thể nói là định hướng chính sách đối ngoại của chính quyền Trump còn bất định.

Điều chúng ta cần theo dõi tiếp là việc ông Trump sẽ chọn ai trong bộ máy chính quyền, nhất là cho các vị trí Ngoại trưởng, Bộ trưởng Quốc phòng sau khi ông Michael Flynn được đề cử làm Cố vấn An ninh Quốc gia. Hiện cựu Thị trưởng New York Rudy Giuliani và cựu Thống đốc bang Massachusetts Mitt Romney đang là ứng viên sáng giá cho ghế Ngoại trưởng Mỹ, trong khi Thượng nghị sĩ bang Alabama Jeff Sessions và Tướng thủy quân lục chiến về hưu James Mattis đang được cân nhắc cho vị trí người đứng đầu Lầu Năm Góc. Đây là những vị trí chủ chốt, có tác động mạnh đến chính sách đối ngoại của chính quyền mới.

Cũng cần nhớ rằng, chính sách tái cân bằng được cả hai đảng Dân chủ và Cộng hòa ủng hộ. Hiệp định TPP thực ra được đảng Cộng hòa ủng hộ nhiều hơn so với đảng Dân chủ. Trong khi đó, bản thân ông Trump có nhiều mâu thuẫn không chỉ với đảng Dân chủ mà cả đảng Cộng hòa. Mặt khác, châu Á – Thái Bình Dương là thị trường lớn và tiềm năng của cộng đồng doanh nghiệp Mỹ. Như người Mỹ hay nói, tương lai của thế kỷ XXI nằm ở châu Á – Thái Bình Dương. Nếu Mỹ rút khỏi TPP, chắc chắn nhiều doanh nghiệp Mỹ sẽ bị ảnh hưởng. Do đó, ông Trump phải cân nhắc kỹ thiệt hơn trong quyết định của ông đối với TPP.

Giai đoạn định hình kinh tế khu vực

Bất chấp quan điểm của chính quyền mới của Mỹ đối với TPP, tại cuộc gặp cấp cao các nước thành viên TPP bên lề Hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC) ở Lima (Peru) ngày 19/11, lãnh đạo 12 nước tham gia TPP đã khẳng định lại lập trường thúc đẩy việc thông qua để Hiệp định có hiệu lực.

Ngày 20/11, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe nhấn mạnh “nếu chúng ta ngừng các thủ tục (phê chuẩn) trong nước, TPP sẽ chết hoàn toàn. Chúng ta sẽ không thể ngăn được chủ nghĩa bảo hộ”. Trên thực tế, Nhật Bản vẫn đẩy mạnh việc thông qua TPP với việc Hạ viện nước này thông qua Hiệp định vào ngày 10/11 và dự kiến Thượng viện thông qua vào đầu tháng 12 năm nay. Các thành viên Đông Nam Á như Singapore, Malaysia, Brunei đều có kế hoạch phê chuẩn TPP trong nửa đầu năm 2017.

Có lẽ sẽ hữu ích khi nhìn lại quá khứ để suy ngẫm về tương lai. Đầu thế kỷ này, Mỹ từng làm chậm tiến trình thực thi một số hiệp định thương mại song phương đã ký với các nước do chuyển đổi chính quyền. Điển hình là các Hiệp định thương mại tự do (FTA) Mỹ – Hàn Quốc và Mỹ – Colombia. May mắn là tuy thời gian bị gián đoạn dài ngắn khác nhau song cuối cùng các hiệp định đều được thông qua.

Mỹ và Hàn Quốc đã ký kết FTA vào ngày 30/6/2007 dưới thời chính quyền Bush (con), nhưng việc phê chuẩn bị trì hoãn nhiều năm do những tranh cãi trong nội bộ mỗi nước về một số điều khoản liên quan đến công nghiệp ô tô Mỹ và thị trường thịt bò Hàn Quốc. Dưới thời chính quyền Obama, hai nước đã phải đàm phán lại đến tháng 12/2010 mới kết thúc, được cả Quốc hội hai nước thông qua để có hiệu lực vào tháng 3/2012.

FTA Mỹ - Colombia cũng gây nhiều tranh cãi trong nội bộ Mỹ do những lo ngại lớn về ma túy, bạo lực, nhân quyền và quyền của người lao động… Hiệp định được ký ngày 2/11/2006 song phải đến ngày 12/10/2011 Quốc hội Mỹ mới thông qua. Như vậy, sau 6 năm, Hiệp định mới chính thức có hiệu lực vào ngày 15/10/2012. 

Có lẽ sẽ hơi vội nếu nói rằng TPP đã chết, song rõ ràng nó đang ở giai đoạn nguy kịch. Một số kịch bản cho TPP được tính đến, trong đó có kịch bản tương tự như những gì đã diễn ra với FTA Mỹ - Hàn Quốc, Mỹ - Colombia. Thủ tướng Australia Malcolm Turnbull bày tỏ hy vọng rằng đến một lúc nào đó TPP sẽ được Quốc hội và Tổng thống mới của Mỹ ủng hộ với hình thức của Hiệp định như hiện nay hoặc khác đi.

Ngoài ra, các nước cũng đã buộc phải nghĩ tới khả năng TPP sẽ không có Mỹ. Thủ tướng New Zealand John Key nói bên lề Diễn đàn APEC tại Peru rằng New Zealand sẵn sàng chấp nhận TPP mà không có Mỹ. Tuy nhiên Thủ tướng Nhật Bản Abe cho rằng TPP sẽ trở nên “vô nghĩa” nếu Mỹ không tham gia. Mặt khác, việc đàm phán lại TPP sẽ gặp nhiều khó khăn khi một số nước thành viên đã thông qua Hiệp định này ở Quốc hội nước mình.

Trong bối cảnh đó, các thành viên TPP đang tính toán những bước đi tiếp theo trong bức tranh tổng thể về liên kết ở khu vực. Trong đó, Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) với 16 thành viên gồm 10 nước ASEAN và Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản,Hàn Quốc, Australia và New Zealand đang được đẩy nhanh; và ý tưởng về Hiệp định thương mại tự do châu Á - Thái Bình Dương (FTAAP) đang được APEC thúc đẩy. Rõ ràng, đây là thời điểm quan trọng để định hình cục diện liên kết kinh tế đa tầng nấc ở khu vực. Cục diện này có ý nghĩa chiến lược không chỉ bó hẹp trong phạm vi kinh tế đối với các quốc gia ở châu Á - Thái Bình Dương.

tpp dang nguy kich Chủ nghĩa bảo hộ Mỹ sẽ đe dọa Australia như thế nào?

Đó là câu hỏi mà chính quyền Australia đang đặt ra trong bối cảnh Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump tuyên bố sẽ đưa ...

tpp dang nguy kich RCEP không thể nhanh chóng thay thế TPP

Tương lai của TPP rất mỏng manh, nhưng RCEP cũng đang có những vấn đề riêng và khó có thể đáp ứng nhanh chóng kỳ ...

tpp dang nguy kich TPP đang đi về đâu?

Mặc dù nước Mỹ của Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ từ bỏ Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP), ...

Thanh Hải

Đọc thêm

Vietlott 20/4, kết quả xổ số Vietlott Power thứ 7 ngày 20/4/2024. xổ số Power 655 hôm nay

Vietlott 20/4, kết quả xổ số Vietlott Power thứ 7 ngày 20/4/2024. xổ số Power 655 hôm nay

Vietlott 20/4 - Vietlott Power 20/4. Trực tiếp kết quả xổ số Vietlott hôm nay thứ 7 ngày 20/4/2024. xo so Vietlott 655 hôm nay. xs Power hom nay.
XSMN 20/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Nam hôm nay thứ Bảy 20/4/2024. xổ số hôm nay 20/4

XSMN 20/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Nam hôm nay thứ Bảy 20/4/2024. xổ số hôm nay 20/4

XSMN 20/4 - kết quả xổ số ngày 20 tháng 4. trực tiếp xổ số miền Nam 20/4/2024. xổ số miền Nam thứ 7. SXMN 20/4/2024. xổ số hôm nay ...
XSBP 20/4, Trực tiếp kết quả xổ số Bình Phước hôm nay 20/4/2024 - KQXSBP thứ 7

XSBP 20/4, Trực tiếp kết quả xổ số Bình Phước hôm nay 20/4/2024 - KQXSBP thứ 7

XSBP 20/4 - Trực tiếp kết quả xổ số Bình Phước hôm nay - XSBP 20/4/2024. Ket qua xo so Binh Phuoc. kết quả xổ số Bình Phước ngày 20 ...
XSHCM 20/4, trực tiếp kết quả xổ số TP Hồ Chí Minh hôm nay 20/4/2024. XSHCM thứ 7

XSHCM 20/4, trực tiếp kết quả xổ số TP Hồ Chí Minh hôm nay 20/4/2024. XSHCM thứ 7

XSHCM 20/4 - Trực tiếp kết quả xổ số TP Hồ Chí Minh hôm nay - XSHCM 20/4/2024. xổ số thành phố. kết quả xổ số Hồ Chí Minh ngày ...
Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 20/4/2024, Lịch vạn niên ngày 20 tháng 4 năm 2024

Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 20/4/2024, Lịch vạn niên ngày 20 tháng 4 năm 2024

Lịch âm 20/4. Lịch âm hôm nay 20/4/2024? Âm lịch hôm nay 20/4. Lịch vạn niên 20/4/2024. Ngày hôm nay tốt hay xấu? Xem ngày giờ, hướng tốt xấu...
XSMT 20/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Trung hôm nay thứ Bảy ngày 20/4/2024. SXMT 20/4/2024

XSMT 20/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Trung hôm nay thứ Bảy ngày 20/4/2024. SXMT 20/4/2024

XSMT 20/4 - Kết quả xổ số ngày 20 tháng 4. SXMT 20/4. trực tiếp kết quả xổ số miền Trung 20/4/2024. xổ số hôm nay 20/4. xổ số miền ...
Tổng Thư ký LHQ kêu gọi chấm dứt chu kỳ trả đũa tại Trung Đông, học giả quốc tế nói Israel và Iran đều đã kiềm chế

Tổng Thư ký LHQ kêu gọi chấm dứt chu kỳ trả đũa tại Trung Đông, học giả quốc tế nói Israel và Iran đều đã kiềm chế

Tổng Thư ký LHQ kêu gọi chấm dứt chu kỳ trả đũa tại Trung Đông, học giả quốc tế nói Israel và Iran đều đã kiềm chế...
Lào-Campuchia thắt chặt quan hệ láng giềng

Lào-Campuchia thắt chặt quan hệ láng giềng

Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith cùng Phu nhân Naly Sisoulith sẽ có chuyến thăm cấp nhà nước tới Campuchia vào tuần tới.
Thăm Indonesia, Ngoại trưởng Trung Quốc tìm cách tăng cường đầu tư sâu hơn vào một số lĩnh vực

Thăm Indonesia, Ngoại trưởng Trung Quốc tìm cách tăng cường đầu tư sâu hơn vào một số lĩnh vực

Indonesia và Trung Quốc tìm cách tăng cường hơn nữa quan hệ kinh tế thông qua đầu tư sâu hơn vào cơ sở hạ tầng, hạ nguồn, an ninh lương thực và quá trình chuyển ...
Ấn Độ sắp có tân Tư lệnh Hải quân, thông báo thử tên lửa hành trình tầm xa mới

Ấn Độ sắp có tân Tư lệnh Hải quân, thông báo thử tên lửa hành trình tầm xa mới

Hải quân Ấn Độ ra tuyên bố cho biết, chính phủ đã phê chuẩn Phó Đô đốc Dinesh Kumar Tripathi đảm nhận chức vụ Tư lệnh lực lượng này.
Vụ Iran bị tấn công: Mỹ đã được báo trước, phát cảnh báo nhân viên ngoại giao ở Israel, Tehran tỉnh táo

Vụ Iran bị tấn công: Mỹ đã được báo trước, phát cảnh báo nhân viên ngoại giao ở Israel, Tehran tỉnh táo

Một quan chức cấp cao Iran cho hay, Tehran không có kế hoạch trả đũa Israel ngay lập tức sau vụ việc nước Cộng hòa Hồi giáo bị tấn công.
EU cảnh báo Trung Đông đang 'bên miệng hố chiến tranh', quyết đạt mục tiêu quan trọng ở Dải Gaza

EU cảnh báo Trung Đông đang 'bên miệng hố chiến tranh', quyết đạt mục tiêu quan trọng ở Dải Gaza

Thảm họa nhân đạo vẫn tiếp diễn ở Trung Đông, vì vậy, EU cho rằng, cần phải yêu cầu Israel có phản ứng kiềm chế trước cuộc tấn công của Iran.
'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

Theo trang mạng quân sự Nga, Iran hiện đang sở hữu kho tên lửa lớn nhất và đa dạng nhất ở Trung Đông.
Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Sau khi Bulgaria và Romania gia nhập, Schengen mở rộng thành khu vực đi lại tự do của 29 thành viên.
Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Sau một thập kỷ triển khai đại sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI), Trung Quốc tiếp tục mở rộng ảnh hưởng toàn cầu bằng các sáng kiến mới.
Sự tàn khốc chưa hồi kết

Sự tàn khốc chưa hồi kết

Cuộc xung đột Nga-Ukraine bước vào năm thứ ba và đang ngày càng trở nên khốc liệt.
Phong tục thú vị trong ngày lễ Phục sinh trên thế giới

Phong tục thú vị trong ngày lễ Phục sinh trên thế giới

Là ngày lễ quan trọng nhất của Kitô giáo, lễ Phục sinh được tổ chức ở nhiều nước châu Âu với những phong tục độc đáo, thú vị.
Vì tương lai dòng Mekong-Lan Thương

Vì tương lai dòng Mekong-Lan Thương

Cơ chế hợp tác Mekong-Lan Thương (MLC) ra đời tháng 3/2016, quy tụ sáu quốc gia ven sông là Trung Quốc, Việt Nam, Campuchia, Lào, Myanmar và Thái Lan.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động