Triều Tiên có nhận được thông điệp từ Mỹ?

Thái độ quyết đoán của Tổng thống Mỹ Donald Trump và sự khó lường của chính quyền Bình Nhưỡng đang khiến tình hình bán đảo Triều Tiên diễn biến phức tạp. 
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
trieu tien co nhan duoc thong diep tu my Giá dầu châu Á đi xuống sau vụ phóng tên lửa của Triều Tiên
trieu tien co nhan duoc thong diep tu my Mỹ không cân nhắc hành động quân sự với Triều Tiên

Bài trắc nghiệm lớn nhất với Mỹ

Ngày 13/4, “mẹ của các loại bom” được Mỹ ném xuống một đường hầm của tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) ở Afghanistan là một quả bom lớn, có sức công phá của hơn 11 tấn thuốc nổ TNT. Tên chính thức của quả bom này là GBU-43/B Massive Ordnance Air Blast (MOAB).

trieu tien co nhan duoc thong diep tu my
Triều Tiên là bài toán trắc nghiệm lớn nhất của Tổng thống Mỹ Donald Trump. (Nguồn: Getty Images)

Trên thực tế, MOAB được thiết kế để tiêu diệt một lượng lớn người thông qua phát nổ gần mặt đất. Nó được chế tạo trước khi Mỹ xâm lược Iraq vào năm 2003, nhằm mục đích khiến quân đội Iraq hoảng sợ và đào ngũ. Tuy nhiên, kể từ đó, loại bom này chưa được sử dụng và chỉ có khoảng hơn chục quả. Nếu cho rằng vụ nổ MOAB nhằm thể hiện sự cứng rắn của Mỹ để răn đe Triều Tiên thì Bình Nhưỡng có thể đang tự hỏi thông điệp thực sự của Mỹ là gì, vì loại bom này sẽ không có giá trị quân sự khi muốn phá hủy các nhà máy sản xuất vũ khí hạt nhân dưới lòng đất. 

MOAB được vận chuyển bằng máy bay vận tải Hercules di chuyển chậm (và do đó dễ bị bắn hạ), được thả xuống từ đằng sau máy bay với một chiếc dù và bay tới mục tiêu. Nếu Mỹ thực sự đang ngắm tới các cơ sở hạt nhân và tên lửa của Triều Tiên thì loại bom này không hiệu quả. Tất nhiên, ông Trump hiểu được điều đó. Giá trị lớn nhất của vụ ném bom là thể hiện ông Trump là một nhà lãnh đạo chiến tranh quyết đoán. Bên cạnh những quan chức quân đội cao cấp, Tổng thống Trump đã tuyên bố: "Nếu bạn nhìn vào những gì đã xảy ra trong 8 tuần qua và so sánh với những gì đã xảy ra trong 8 năm qua, bạn sẽ thấy có một sự khác biệt to lớn". 

Tuyên bố của ông Trump đúng một phần. Trong nhiệm kỳ cuối của cựu Tổng thống Barack Obama, Mỹ có nhiều chiến lược song quá ít bom để khẳng định sức mạnh của mình. Ngược lại, cho tới nay ông Trump có nhiều bom nhưng không có chiến lược rõ ràng. Chưa có cách tiếp cận nào thực sự giúp tìm ra giải pháp cho chương trình hạt nhân và tên lửa của Triều Tiên, vốn đang nổi lên như bài trắc nghiệm lớn nhất trong nhiệm kỳ tổng thống đầu tiên của ông Trump.

Nỗ lực bất chấp rào cản của Bình Nhưỡng

Triều Tiên có ý định phát triển năng lực vũ khí hạt nhân kể từ đầu những năm 1990. Ước tính có khoảng 20 thiết bị hạt nhân và mỗi năm thêm khoảng 6 vũ khí vào kho hạt nhân của nước này. Mục tiêu chính của Triều Tiên là thu nhỏ vũ khí hạt nhân, gắn vào đầu tên lửa đạn đạo liên lục địa có thể tấn công Mỹ và làm cho loại vũ khí này trở nên chính xác và đáng tin cậy.

Đây là những thách thức kỹ thuật đáng kể nhưng rõ ràng Triều Tiên đang tăng tốc để có được vũ khí hạt nhân. Tiến trình thử nghiệm tên lửa cho thấy Triều Tiên có một tên lửa tầm trung có thể vươn tới Nhật Bản và Hàn Quốc. Việc phóng tên lửa nhiều lần cho thấy Bình Nhưỡng không chỉ kiểm tra độ tin cậy của tên lửa mà còn tìm cách kiểm soát việc bắn đồng thời nhiều tên lửa. Gần đây, Bình Nhưỡng cũng đã phóng hai vệ tinh cho thấy h đang trên đà chế tạo các tên lửa có thể đạt đến tốc độ cần thiết để bay xuyên lục địa. Để bảo vệ vũ khí trước cuộc tấn công bất ngờ của Mỹ, Triều Tiên đang phát triển các bệ phóng tên lửa cơ động khó xác định và sử dụng nhiên liệu rắn để quá trình chuẩn bị phóng nhanh hơn. Triều Tiên cũng phát triển tên lửa chống tàu ngầm. 

trieu tien co nhan duoc thong diep tu my
Một trong những loại tên lửa của Triều Tiên tại lễ diễu binh sáng 15/4. (Nguồn: BBC)

Triều Tiên tin rằng có một kho vũ khí hạt nhân mạnh và phương tiện mang vũ khí hạt nhân là biện pháp đảm bảo tốt nhất cho sự tồn tại của mình. Việc thế giới đã không có các biện pháp hữu hiệu nhằm ngăn chặn nỗ lực hạt nhân của Triều Tiên trong vòng 1/4 thế kỉ qua đã thúc đẩy nước này tiếp tục theo đuổi mục tiêu. Người Mỹ cho rằng có thể mất khoảng 4 năm Triều Tiên sẽ có vũ khí có thể vươn tới lục địa Mỹ. Tần suất các vụ thử nghiệm vũ khí cho thấy Bình Nhưỡng đang cố gắng rút ngắn thời gian đó. 

Không có hành động tấn công nào của Washington có thể ngăn cản Triều Tiên tiến hành các cuộc tấn công ồ ạt nhằm vào Hàn Quốc, và có thể là Nhật Bản. Ở vùng núi phía Bắc khu phi quân sự, hàng nghìn khẩu pháo của Triều Tiên nhằm hướng Seoul và có thể nã hàng chục nghìn quả đạn vào thành phố này chỉ sau vài phút nhận lệnh tấn công.

Như vậy, câu hỏi đặt ra rằng Mỹ và các đồng minh có thể làm gì sau cuộc gặp giữa Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và ông Donald Trump tại Florida vừa qua. Dường như Mỹ và Trung Quốc sẽ tiến tới một nỗ lực cuối cùng nhằm áp đặt lệnh trừng phạt cứng rắn hơn, làm kiệt quệ Triều Tiên. Một số bài báo gần đây trên New York Times của tác giả David Sanger và William Broad chỉ ra rằng Mỹ đã sử dụng các cuộc tấn công mạng khiến các vụ thử tên lửa thất bại. Tuy nhiên việc này chỉ làm chậm lại chứ không ngăn cản được việc thử nghiệm của Triều Tiên. 

Bước kế tiếp của Mỹ có thể là bắn hạ tên lửa của Triều Tiên sau khi phóng. Tàu chiến Mỹ ở biển Nhật Bản và các căn cứ quân sự khác có khả năng làm điều này, mặc dù không thể đảm bảo hoàn toàn rằng tất cả các tên lửa sẽ bị phá hủy. Sự quyết đoán của Donald Trump và sự khó lường của chính quyền Triều Tiên khiến tình hình trên bán đảo Triều Tiên càng diễn biến phức tạp. 

trieu tien co nhan duoc thong diep tu my Mỹ ném “bom mẹ” để cảnh cáo Triều Tiên

Ngày 13/4, chuyên gia an ninh khu vực Đông Á của Mỹ Gordon Chang cho biết việc Mỹ thả quả bom phi hạt nhân lớn ...

trieu tien co nhan duoc thong diep tu my Triều Tiên chỉ trích Mỹ làm gia tăng căng thẳng

Triều Tiên ngày 13/4 chỉ trích Mỹ đang làm gia tăng căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên, đồng thời cảnh báo về một “đòn ...

Thu Hiền (Theo The Australian)

Bài viết cùng chủ đề

Căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên

Đọc thêm

Đại sứ Bùi Văn Nghị tham dự Lễ hội Đỏ lần thứ 2 tại thành phố Salvador, Brazil

Đại sứ Bùi Văn Nghị tham dự Lễ hội Đỏ lần thứ 2 tại thành phố Salvador, Brazil

Việt Nam là một trong bảy nước được mời phát biểu trong Diễn đàn quốc tế về hoà bình, đoàn kết quốc tế và bảo vệ nhân dân Palestine.
Các doanh nghiệp Nhật Bản mong muốn tiếp tục mở rộng kinh doanh tại Việt Nam

Các doanh nghiệp Nhật Bản mong muốn tiếp tục mở rộng kinh doanh tại Việt Nam

Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định, Việt Nam luôn coi trọng quan hệ với Nhật Bản cũng như hoạt động của các nhà đầu tư Nhật Bản tại Việt ...
Hợp tác tài nguyên nước trong khuôn khổ Lan Thương - Mekong thể hiện sự đoàn kết khu vực

Hợp tác tài nguyên nước trong khuôn khổ Lan Thương - Mekong thể hiện sự đoàn kết khu vực

Sáu nước dọc sông Lan Thương - Mekong cùng giải quyết thách thức tài nguyên nước, thúc đẩy phát triển kinh tế khu vực và phúc lợi người dân.
Tin thế giới 28/3: Mỹ rút quân khỏi Niger, Nga gia tăng tấn công Ukraine, Australia hủy vụ kiện Trung Quốc

Tin thế giới 28/3: Mỹ rút quân khỏi Niger, Nga gia tăng tấn công Ukraine, Australia hủy vụ kiện Trung Quốc

Iran bị trừng phạt vì cấp tên lửa cho Nga, Philippines cứng rắn với Trung Quốc, Cố vấn cảnh báo lực lượng Ukraine bị 'đình trệ', Trung Quốc-Nga-Iran tập trận
Bộ đội biên phòng Việt Nam-Lào tuần tra song phương biên giới

Bộ đội biên phòng Việt Nam-Lào tuần tra song phương biên giới

Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh Quảng Trị và Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Savanakhet (Lào) tổ chức tuần tra song phương đoạn biên giới.
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Giám đốc quốc gia Ngân hàng thế giới tại Việt Nam

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Giám đốc quốc gia Ngân hàng thế giới tại Việt Nam

Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị Ngân hàng thế giới tăng tài trợ vốn cho Việt Nam, tập trung vào những dự án trọng điểm quốc gia, quy mô ...
Quan hệ Pháp-Brazil: Nối lại nồng ấm

Quan hệ Pháp-Brazil: Nối lại nồng ấm

Chuyến đi của Tổng thống Pháp tới Brazil được cho là làm nồng ấm trở lại mối quan hệ băng giá dưới thời Tổng thống Brazil Jair Bolsonaro.
Ngoại trưởng Mỹ thăm Hàn Quốc: Thông điệp nồng ấm

Ngoại trưởng Mỹ thăm Hàn Quốc: Thông điệp nồng ấm

Sự hiện diện của Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken tại Seoul lần này cũng cho thấy quan hệ đồng minh tiếp tục gắn kết chặt chẽ giữa Mỹ và Hàn Quốc.
Phía sau kỳ vọng của Thái Lan ở EU

Phía sau kỳ vọng của Thái Lan ở EU

Thông điệp mà Thủ tướng Thái Lan Srettha Thavisin muốn chuyển tới châu Âu, đặc biệt là Pháp và Đức là 'Thái Lan đã mở cửa kinh doanh trở lại'.
Tăng gắn kết, tìm đồng thuận

Tăng gắn kết, tìm đồng thuận

Chuyến thăm Mỹ của Tổng thống Ba Lan Andrzej Duda cùng Thủ tướng Donald Tusk có thể coi là nỗ lực nâng tầm gắn kết mối quan hệ đồng minh với Mỹ.
Bầu cử Tổng thống Mỹ: Định hình cuộc đua ‘song mã’

Bầu cử Tổng thống Mỹ: Định hình cuộc đua ‘song mã’

Sau ngày Siêu thứ Ba, việc lựa chọn ứng viên Tổng thống của đảng Dân chủ và Cộng hòa gần như đã an bài.
Tổng thống Pháp thăm CH Czech: Nỗ lực tìm kiếm đồng minh

Tổng thống Pháp thăm CH Czech: Nỗ lực tìm kiếm đồng minh

Tổng thống Pháp đến CH Czech không chỉ đáp lễ mà còn là nỗ lực thể hiện vai trò dẫn dắt của nước Pháp và tìm kiếm sự ủng hộ của đồng minh.
Nghi phạm khủng bố đến từ Tajikistan: Tiếng chuông cảnh tỉnh cho Nga và thế giới

Nghi phạm khủng bố đến từ Tajikistan: Tiếng chuông cảnh tỉnh cho Nga và thế giới

Việc 4 nghi phạm vụ tấn công nhà hát ở Nga hôm 22/3 đều mang quốc tịch Tajikistan khiến sự chú ý đổ dồn về quốc gia Trung Á này.
Vụ tấn công đẫm máu ở Nga: Lý do Moscow 'lọt' tầm ngắm của IS

Vụ tấn công đẫm máu ở Nga: Lý do Moscow 'lọt' tầm ngắm của IS

Vụ tấn công đẫm máu ở Nga ngày 22/3 do tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng thực hiện cho thấy sự thay đổi mục tiêu của tổ chức khủng bố này.
Diễn đàn châu Á Bác Ngao: Tiếng nói của kinh tế châu Á

Diễn đàn châu Á Bác Ngao: Tiếng nói của kinh tế châu Á

Diễn đàn châu Á Bác Ngao được đánh giá là kênh hiệu quả để trao đổi ý kiến về các vấn đề kinh tế đáng quan tâm nhất trong suốt hai thập kỷ qua.
Chạy đua vũ khí hạt nhân, Mỹ đánh cược vào tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Sentinel?

Chạy đua vũ khí hạt nhân, Mỹ đánh cược vào tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Sentinel?

Những rắc rối trong chương trình tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Sentinel đang khiến cho Mỹ khó tiếp cận mục tiêu răn đe hạt nhân của mình.
Bất ổn ở Haiti: Nguồn cơn và nguy cơ

Bất ổn ở Haiti: Nguồn cơn và nguy cơ

Bất ổn chính trị, tranh giành quyền lực giữa các băng đảng cùng các vụ đảo chính và nghèo đói là những gì mà người dân Haiti tiếp tục phải đối mặt...
70 năm ngày mở màn Chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử

70 năm ngày mở màn Chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử

Baoquocte.vn. Ngày 13/3/1954 là ngày mở màn Chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử - nguồn cổ vũ lớn lao cho toàn thể nhân dân ta trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc.
Điều gì đang xảy ra với quan hệ Mỹ-Israel?

Điều gì đang xảy ra với quan hệ Mỹ-Israel?

Việc Mỹ bỏ phiếu trắng với nghị quyết kêu gọi ngừng bắn ở Gaza của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc liệu có thể làm chuyển hướng quan hệ với Israel?
Nhật Bản cho phép xuất khẩu máy bay chiến đấu tối tân: 3 điều cần biết

Nhật Bản cho phép xuất khẩu máy bay chiến đấu tối tân: 3 điều cần biết

Kế hoạch theo Chương trình Không quân Chiến đấu Toàn cầu (GCAP) của Nhật Bản, Anh và Italy báo hiệu sự thay đổi then chốt trong chiến lược an ninh khu vực.
Ngoại trưởng Ấn Độ thăm Đông Nam Á: Dấu ấn Hành động hướng Đông, khẳng định giá trị chung với ASEAN

Ngoại trưởng Ấn Độ thăm Đông Nam Á: Dấu ấn Hành động hướng Đông, khẳng định giá trị chung với ASEAN

Ngoại trưởng Ấn Độ tìm cách tối đa hóa hoạt động ngoại giao để đưa mối quan hệ của Ấn Độ với các đối tác Đông Nam Á lên một tầm cao mới.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow: 'Điểm mù' của Cơ quan an ninh Nga hay thuyết âm mưu đánh lạc hướng?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow: 'Điểm mù' của Cơ quan an ninh Nga hay thuyết âm mưu đánh lạc hướng?

Khi chính lực lượng IS đã nhận là chủ mưu cuộc khủng bố, Nga vẫn chưa thể vội vàng tin bởi nếu vội tin rất có thể Moscow đã dính bẫy.
Chuyên gia EU: Châu Âu thức tỉnh sau 'giấc ngủ Đông', cục diện xung đột Nga-Ukraine sắp có bước chuyển?

Chuyên gia EU: Châu Âu thức tỉnh sau 'giấc ngủ Đông', cục diện xung đột Nga-Ukraine sắp có bước chuyển?

EU đồng lòng hỗ trợ Ukraine 'bằng mọi giá' vì hòa bình trong bối cảnh Nga đang dành nhiều lợi thế trong cuộc xung đột.
Mỹ sắp tổ chức thượng đỉnh ba bên, sẽ có thêm một thế 'kiềng ba chân' trong quan hệ quốc tế?

Mỹ sắp tổ chức thượng đỉnh ba bên, sẽ có thêm một thế 'kiềng ba chân' trong quan hệ quốc tế?

Hội nghị thượng đỉnh ba bên giữa Nhật Bản, Mỹ và Philippines sẽ lần đầu tiên được tổ chức tại Mỹ vào giữa tháng 4 này.
Phiên bản di động