Trung Quốc bối rối trước bất ổn ở châu Phi

Tình trạng bất ổn đang gia tăng tại một số quốc gia châu Phi (đối tác lớn nhất và lâu đời nhất của Trung Quốc) đang làm cho Bắc Kinh lúng túng.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
trung quoc boi roi truoc bat on o chau phi Châu Phi - điểm sáng trong di sản đối ngoại của ông Obama
trung quoc boi roi truoc bat on o chau phi Pháp trải thảm đỏ chào đón hàng nghìn doanh nghiệp châu Phi

Đó là nhận định của hai chuyên gia nghiên cứu quốc tế cao cấp Mỹ Porter Morgan và Jason Nicholson trong bài viết đăng tải trên The Diplomat vừa qua.

Các quốc gia châu Phi - trước đây ủng hộ hăng hái nhất đề xuất "Đồng thuận Bắc Kinh" của Trung Quốc, vốn được định nghĩa là một cách thức khả thi để phát triển kinh tế, xã hội mà không cần quá trình dân chủ hóa - hiện đều đang bị sa lầy trong các cuộc khủng hoảng chính trị, kinh tế và xã hội ngày càng phức tạp.

Một số quốc gia châu Phi có nền chính trị bất ổn đang đứng trước sự thay đổi trong tương lai gần và điều này chắc chắn ảnh hưởng đáng kể đến chính sách đối ngoại của Trung Quốc ở châu lục này.

Trường hợp thứ nhất là Zimbabwe với các cuộc biểu tình lớn và kéo dài đã và đang bùng phát mạnh. Chính quyền của Tổng thống Robert Mugabe đã sử dụng lực lượng an ninh, quân đội để đàn áp dã man các cuộc biểu tình. Mặc dù, Trung Quốc đã cố chứng minh rằng họ cần thời gian để thẩm định lại những chính sách tại khu vực nhạy cảm này và tìm kiếm giải pháp thích hợp cho tình hình ở "lục địa đen" hiện nay, nhưng cuộc khủng hoảng nghiêm trọng ở Zimbabwe đã gióng hồi chuông cảnh báo đối với Bắc Kinh.

trung quoc boi roi truoc bat on o chau phi
Một cuộc biểu tình tại Zimbabwe năm 2016. (Nguồn: Reuters)

Với khoản đầu tư trực tiếp ở Zimbabwe ước tính lên tới hơn 600 triệu USD từ các doanh nghiệp nhà nước, Trung Quốc đang hứng chịu những thiệt hại to lớn về kinh tế, tài chính tại quốc gia ở phía Nam châu Phi này.

Trường hợp thứ hai là Tanzania. Mặc dù là một điểm đến ưa thích của các nhà đầu tư nước ngoài và các chương trình viện trợ lớn do có nền chính trị tương đối ổn định, nhưng gần đây Tanzania cũng đang phải đối mặt với khủng hoảng chính trị do các cuộc nổi dậy chống chính phủ không được lòng dân.

Tổng thống Tanzania John Magafuli đang thực hiện một loạt biện pháp cứng rắn đồng thời tiến hành đàn áp các đảng phái đối lập. Không giống như Zimbabwe, nơi thường xảy ra căng thẳng sắc tộc sâu sắc tồn tại từ trước khi giành được độc lập, tình trạng bất ổn tại Tanzania có nguồn gốc chính trị liên quan đến sự trỗi dậy của đảng đối lập Chadema (hay còn gọi là Đảng Dân chủ và Tiến bộ) ngày càng có khả năng thay thế đảng cầm quyền (đảng Cách mạng) hay còn gọi là đảng Chama Cha Mapinduzi (CCM). Trên thực tế, CCM là đảng chính trị cầm quyền lâu nhất của quốc gia Tây Phi này. Tuy nhiên, chính sự bảo thủ, chia rẽ nội bộ và tranh giành quyền lực đang làm cho đảng này suy yếu và mất đoàn kết nghiêm trọng.

Với kim ngạch thương mại khoảng 4 tỷ USD/năm, Trung Quốc với nguồn dự trữ ngoại tệ khổng lồ, cũng sẽ bị ảnh hưởng bởi tình trạng bất ổn nghiêm trọng ở Tanzania.

trung quoc boi roi truoc bat on o chau phi
Trung Quốc được coi là chủ nợ lớn của châu Phi. (Nguồn: Reuters)

Trong tình hình bất ổn hiện nay, sự hiện diện của Trung Quốc cũng có thể trở thành tâm điểm cho sự tức giận của người dân ở đây. Bên cạnh đó, tình trạng hiện nay dấy lên một câu hỏi rằng liệu Bắc Kinh có tuân thủ các nguyên tắc chính trong chính sách đối ngoại trong suốt 60 năm qua là "không can thiệp" hay không nếu một trong các quốc gia đối tác quan trọng của Trung Quốc rơi vào khủng hoảng chính trị nghiêm trọng và đứng trước nguy cơ sụp đổ chế độ? Hay liệu Trung Quốc có phản ứng bằng việc can thiệp để “giữ thể diện” hay không?

Có thể nói rằng, Trung Quốc phải quan tâm đến "sân sau" của mình vì đầu tư trong nước của Trung Quốc không phải lúc nào cũng tốt và hiệu quả như đầu tư ở nước ngoài, nhất là khu vực châu Phi. Hiện đang có rất nhiều cuộc tranh cãi rằng Bắc Kinh nên hỗ trợ cơ sở hạ tầng, ngành công nghiệp và thương mại trong nước thay vì mang hàng tỷ USD ra nước ngoài đầu tư.

Đối với Bắc Kinh, những sự kiện chính trị tại châu Phi hiện nay chỉ là "vấn đề lưu ý" nhưng không quá quan trọng. Trung Quốc đang là một cường quốc và muốn có được lợi ích trên toàn cầu. Tuy nhiên, giống như tất cả các cường quốc khác, Trung Quốc muốn giữ nguyên hiện trạng để không xảy ra bất kỳ sự thay đổi hay biến động lớn và hỗn loạn chính trị.

Nếu "cơn lốc" chống chính phủ, chống độc tài bắt đầu quét qua một số nước châu Phi, chẳng hạn như "Mùa Xuân Ả rập" ở Trung Đông vừa qua, thì "lục địa đen", trọng tâm trong chính sách đối ngoại của Trung Quốc, có thể bị đe dọa nghiêm trọng.

Do vậy, điều quan trọng nhất hiện tại là Trung Quốc cần phải trả lời cho câu hỏi sẽ làm gì với các đối tác quan trọng tại châu Phi như Zimbabwe, Tanzania, Ethiopia, Nam Sudan... vốn đang có khả năng rơi vào khủng hoảng chính trị, nhất là những quốc gia đang theo đuổi "mô hình Trung Quốc"? Điều chắc chắn là chính phủ cũng như các doanh nghiệp Trung Quốc đều bám sát các sự kiện đang và sẽ diễn ra ở châu Phi để có đối sách phù hợp.

trung quoc boi roi truoc bat on o chau phi Châu Phi - “đấu trường” mới giữa Trung - Nhật

Hội nghị quốc tế Tokyo về phát triển châu Phi lần thứ 6 (TICAD-6) diễn ra cuối tuần trước không chỉ gây chú ý bởi ...

trung quoc boi roi truoc bat on o chau phi Mỹ và châu Phi họp bàn về an ninh khu vực

Đêm 21/8, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã tới thủ đô Nairobi của Kenya để thảo luận với lãnh đạo quốc gia Đông Phi này ...

trung quoc boi roi truoc bat on o chau phi Châu Phi: IMF dự báo kinh tế suy giảm tại Nam Sahara

Nguyên nhân xuất phát từ suy giảm chỉ số kinh tế vĩ mô tại các nền kinh tế lớn nhất trong khu vực này dưới ...

Thu Hiền (tổng hợp)

Đọc thêm

U23 Việt Nam và kỳ tích Thường Châu 2018 có thể lặp lại

U23 Việt Nam và kỳ tích Thường Châu 2018 có thể lặp lại

Nếu xếp nhì bảng D, U23 Việt Nam sẽ đối đầu với U23 Iraq tại tứ kết, hành trình kỳ diệu ở Thường Châu, Trung Quốc 2018 có thể được ...
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Tổng thư ký ASEAN Kao Kim Hourn

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Tổng thư ký ASEAN Kao Kim Hourn

Ngày 23/4, tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ đã tiếp Tổng thư ký ASEAN Kao Kim Hourn nhân chuyến tdự Diễn đàn Tương lai ASEAN.
Dự báo thời tiết ngày mai (24/4): Bắc Bộ, Thanh Hóa, Nghệ An chiều, tối mưa to cục bộ; nắng nóng gay gắt diện rộng, Bắc Trung Bộ có nơi trên 38 độ C

Dự báo thời tiết ngày mai (24/4): Bắc Bộ, Thanh Hóa, Nghệ An chiều, tối mưa to cục bộ; nắng nóng gay gắt diện rộng, Bắc Trung Bộ có nơi trên 38 độ C

Thông tin dự báo thời tiết các khu vực ngày mai (24/4) từ Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia.
Phát hiện tượng chân dung 1.800 năm tuổi của Alexander Đại đế

Phát hiện tượng chân dung 1.800 năm tuổi của Alexander Đại đế

Hai nhà khảo cổ học Finn Ibsen và Lars Danielsen vừa phát hiện bức tượng chân dung Alexander Đại đế bằng đồng khi đang khảo sát trên một cánh đồng.
Nga ra tuyên bố tham vọng về một lĩnh vực, 6 năm nữa sẽ nằm trong top 5 thế giới

Nga ra tuyên bố tham vọng về một lĩnh vực, 6 năm nữa sẽ nằm trong top 5 thế giới

Phó Thủ tướng Nga Dmitry Chernyshenko tuyên bố, đến năm 2030, Nga sẽ nằm trong số 5 nước dẫn đầu thế giới về phát triển trí tuệ nhân tạo (AI).
Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024: Việt Nam chung tay viết tiếp những câu chuyện thành công của ASEAN

Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024: Việt Nam chung tay viết tiếp những câu chuyện thành công của ASEAN

Ngày 23/4, Diễn đàn tương lai ASEAN với chủ đề 'Xây dựng Cộng đồng ASEAN phát triển nhanh, bền vững, lấy người dân làm trung tâm' đã khai mạc.
Nga ra tuyên bố tham vọng về một lĩnh vực, 6 năm nữa sẽ nằm trong top 5 thế giới

Nga ra tuyên bố tham vọng về một lĩnh vực, 6 năm nữa sẽ nằm trong top 5 thế giới

Phó Thủ tướng Nga Dmitry Chernyshenko tuyên bố, đến năm 2030, Nga sẽ nằm trong số 5 nước dẫn đầu thế giới về phát triển trí tuệ nhân tạo (AI).
Anh: Quốc hội chính thức thông qua dự luật Rwanda về người nhập cư trái phép, Thủ tướng 'thở phào', hành động rốt ráo

Anh: Quốc hội chính thức thông qua dự luật Rwanda về người nhập cư trái phép, Thủ tướng 'thở phào', hành động rốt ráo

Thượng viện Anh chấp thuận thông qua dự luật Rwanda mà không cần bổ sung những điều chỉnh mà cơ quan này đưa ra trước đó.
'Xuất khẩu' NATO tới Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương? Mỹ nói 'không!'

'Xuất khẩu' NATO tới Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương? Mỹ nói 'không!'

Mỹ và các đối tác châu Âu không có ý định mở rộng sự hiện diện của NATO ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.
Bị phát lệnh 'tiễn khách', Mỹ bắt đầu đàm phán với Niger về việc rút quân

Bị phát lệnh 'tiễn khách', Mỹ bắt đầu đàm phán với Niger về việc rút quân

Lầu Năm Góc cho biết, Mỹ đã bắt đầu đàm phán với Niger về việc rút hơn 1.000 nhân viên khỏi quốc gia châu Phi này sau gần một thập kỷ hiện diện.
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ thăm Iraq, siết chặt quan hệ an ninh, kinh tế và năng lượng

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ thăm Iraq, siết chặt quan hệ an ninh, kinh tế và năng lượng

Thổ Nhĩ Kỳ và Iraq đã ký kết thỏa thuận khung chiến lược nhằm tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực an ninh, năng lượng và kinh tế giữa hai nước.
Đức đi bước 'động chạm' cả Nga lẫn Trung Quốc, Moscow và Bắc Kinh gay gắt phản pháo

Đức đi bước 'động chạm' cả Nga lẫn Trung Quốc, Moscow và Bắc Kinh gay gắt phản pháo

Trong chưa đầy một tuần, Đức đã thông báo tiến hành các cuộc bắt giữ nhiều cá nhân mà Berlin cáo buộc làm gián điệp cho Nga và Trung Quốc.
Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Xung đột Nga-Ukraine buộc hai bên phát triển các phương tiện mặt đất không người lái (UGV) và các thiết bị bay không người lái (UAV).
Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Những cuộc xâm nhập, tấn công vào cơ quan ngoại giao gây ra nhiều cuộc khủng hoảng trong quan hệ các nước không phải chuyện hiếm.
'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

Theo trang mạng quân sự Nga, Iran hiện đang sở hữu kho tên lửa lớn nhất và đa dạng nhất ở Trung Đông.
Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Sau khi Bulgaria và Romania gia nhập, Schengen mở rộng thành khu vực đi lại tự do của 29 thành viên.
Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Sau một thập kỷ triển khai đại sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI), Trung Quốc tiếp tục mở rộng ảnh hưởng toàn cầu bằng các sáng kiến mới.
Sự tàn khốc chưa hồi kết

Sự tàn khốc chưa hồi kết

Cuộc xung đột Nga-Ukraine bước vào năm thứ ba và đang ngày càng trở nên khốc liệt.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động