Từ AEC đến TPP

ASEAN bao gồm các quốc gia lớn, vừa và nhỏ. Đứng riêng rẽ, không quốc gia nào có đủ quy mô và năng lực kinh tế hay sức mạnh quân sự để cạnh tranh với Trung Quốc, Mỹ hay Ấn Độ.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
tu aec den tpp
 

Đông Nam Á là một trong những khu vực địa chiến lược nhạy cảm nhất thế giới khi là cửa ngõ nối liền hai đại dương. Trong cuộc chơi toàn cầu, các quốc gia vừa và nhỏ thường hình thành liên kết kinh tế - chính trị gần gũi với các cường quốc nhằm bảo vệ vị thế và an ninh của chính mình. Điều này đặc biệt đúng với các quốc gia nằm ở vị trí chiến lược quan trọng hoặc sở hữu nguồn tài nguyên giàu có. Ở khía cạnh khác, việc duy trì an ninh theo cách này sẽ gây ra sự suy giảm về chủ quyền.

Tuy nhiên, việc hình thành các hiệp hội giữa các quốc gia có cùng lợi ích là một phương án thay thế thú vị. Tổ chức này sẽ thúc đẩy những lợi ích chung của các thành viên nhưng lại ít đụng chạm đến chủ quyền hơn khi không có nước nào nắm quyền thống trị. Tất cả thành viên đều có tiếng nói trong việc xây dựng chính sách của hiệp hội. Mặc dù trong hiệp hội, một số chủ quyền phải được trao cho một thể chế chung, nhưng đây là điều tự nguyện và mỗi thành viên đều biết rằng họ có thể tác động đến quyết định của thể chế chung này. Các nước nhỏ hơn có thể bảo vệ việc tự do lựa chọn và giữ gìn độc lập dựa vào sự tương trợ lẫn nhau.

Tính cạnh tranh khu vực

Cuối năm 2015, Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) ra đời với cơ chế tự do trao đổi hàng hóa, dịch vụ, con người, nguồn vốn và đầu tư. Điều này sẽ thúc đẩy kinh tế và thương mại của các quốc gia thành viên.

Tầm quan trọng của ASEAN được thể hiện trong quan hệ thương mại quốc tế. Từ khi có Hiệp định Thương mại Tự do ASEAN (AFTA) giá trị thương mại nội khối đã chiếm khoảng một phần tư tổng kim ngạch ngoại thương của các nước thành viên. Trung Quốc là đối tác ngoại khối hàng đầu của ASEAN khi chiếm khoảng 14% giao thương, tuy nhiên ưu thế của Bắc Kinh chưa quá rõ rệt. Hiện Trung Quốc vẫn chưa phải là đối tác thương mại lớn nhất với mọi nền kinh tế ASEAN. Trung Quốc, Nhật Bản và Mỹ là ba thị trường xuất khẩu hàng đầu của hầu hết các quốc gia ASEAN. EU cũng là một thị trường lớn. Nhật Bản có tầm quan trọng hơn Trung Quốc đối với các nhà xuất khẩu Brunei, Indonesia và Philippines. Mỹ hiện là thị trường xuất khẩu hàng đầu của Campuchia và Việt Nam. Còn Trung Quốc đứng đầu trong năm thị trường còn lại, trong đó có Myanmar. Tuy nhiên, Trung Quốc vẫn chiếm ưu thế trong xuất khẩu vào ASEAN với thặng dư thương mại lớn.

Vấn đề đầu tư cũng trong tình trạng phức tạp tương tự, từ năm 2012 đến 2014, các nhà đầu tư hàng đầu của nhóm 10 nước Đông Nam Á lần lượt là ASEAN, EU, Nhật Bản, Mỹ và Trung Quốc. Indonesia, Malaysia và Việt Nam là những nước tiếp nhận đầu tư lớn nhất của Trung Quốc, tiếp sau đó là Lào và Campuchia.

Những đặc điểm trên lý giải cho sự khác biệt về lợi ích trong chính sách đối ngoại, chủ yếu có liên quan đến Trung Quốc, của các thành viên ASEAN.

Đụng độ lợi ích Mỹ - Trung

Đông Nam Á ngày nay là một “điểm nóng” địa chiến lược bởi có sự đụng độ về lợi ích giữa Trung Quốc và Mỹ. Nếu Hiệp định Kinh tế Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) do Mỹ hậu thuẫn, đã được 12 quốc gia ở vành đai Thái Bình Dương, trong đó có Việt Nam đàm phán thành công vào ngày 5/10/2015, thì Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) do Trung Quốc “cầm trịch” cùng các quốc gia ASEAN, Australia, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc và New Zealand dự kiến sẽ tăng tốc để sớm đi đến kết thúc đàm phán.

“Mỹ và Trung Quốc không cùng tham gia trong một thỏa thuận, mỗi nước hậu thuẫn riêng cho một hiệp định. Điều này làm dấy lên các cuộc tranh luận rằng, liệu các  thỏa thuận này sẽ bổ sung hay cạnh tranh với nhau”. Đó là nhận định của Cameron Frecklington, một chuyên gia của GIS (mạng lưới chuyên tư vấn về các xu hướng địa chính trị) trong báo cáo ngày 14/10/2015.

TPP sẽ buộc doanh nghiệp quốc doanh cạnh tranh với công ty tư nhân, đồng thời bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, luật lao động và môi trường. Mặt khác, RCEP cho phép mỗi quốc gia lựa chọn mức độ tự do mà họ muốn để thu hút các quốc gia kém phát triển hơn.

TPP có khả năng mở ra khu vực thương mại tự do lớn nhất thế giới. Để thành công, điều rất quan trọng là không để quá dài danh mục các ngoại lệ mang tính bảo hộ hay quá nhiều quy định.

Tăng cường đa dạng hóa

Cho dù triển vọng chính trị như thế nào, lợi ích thương mại trong cả hai hiệp định đều quan trọng đối với các nước ASEAN, đặc biệt là Việt Nam.

Việt Nam là một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất thế giới hiện nay. Chính phủ Việt Nam đang cố gắng để đảm bảo tăng trưởng hơn nữa, tăng cường sự thịnh vượng và giúp tạo lập một xã hội yên bình, gắn kết. Mục tiêu quan trọng khác là bảo vệ chủ quyền quốc gia, sự độc lập trong quan hệ quốc tế cũng như toàn vẹn lãnh thổ. Việt Nam kiên quyết bảo vệ các quyền của mình trên biển, nhất là trước một Trung Quốc ngày càng hung hăng.

Khi mà ASEAN, cho đến nay, vẫn chưa hoạt động với tư cách một tổ chức thống nhất về đối ngoại và quốc phòng, Việt Nam cần tìm kiếm những mối quan hệ quân sự ngoài khối, trong đó có với Mỹ. Khi đó, quan hệ thương mại được tăng cường bởi TPP sẽ trở nên quan trọng gấp đôi.

Việt Nam có thể được xem là một nền kinh tế có tính cạnh tranh cao. Lực lượng lao động có tay nghề luôn sẵn có, mức lương vừa phải, cùng các tiêu chuẩn lao động công bằng và các quy định không quá nhiều. Không có gì phải ngạc nhiên khi Microsoft quyết định chuyển ngành sản xuất điện thoại di động tới quốc gia này.

Nên nhớ rằng, sức mạnh kinh tế của châu Âu bắt nguồn chủ yếu từ các doanh nghiệp hộ gia đình cỡ vừa. Để đa dạng hóa, Việt Nam nên thúc đẩy những mối quan hệ đối tác mạnh mẽ với nhóm doanh nghiệp này. Cấp độ quan hệ giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp trong các quốc gia thành viên ASEAN cũng cần được đa dạng hóa hơn nữa.

Việt Nam và các quốc gia ASEAN khác nên cùng nhau tăng cường liên kết về kinh tế, thương mại, chính sách đối ngoại và quốc phòng. Đây là cách tốt nhất để đạt được một vị thế mạnh mẽ, độc lập trên trường quốc tế.

Prince Michael Nhà sáng lập Geopolitical Information Service (GIS).

Bài viết cùng chủ đề

Báo Xuân Bính Thân 2016

Đọc thêm

Xuất khẩu thực phẩm Nhật Bản sang Trung Quốc giảm 33,6% do ảnh hưởng việc xả nước từ nhà máy điện hạt nhân Fukushima ra biển

Xuất khẩu thực phẩm Nhật Bản sang Trung Quốc giảm 33,6% do ảnh hưởng việc xả nước từ nhà máy điện hạt nhân Fukushima ra biển

Thống kê thương mại sơ bộ do Bộ Tài chính Nhật Bản công bố vào ngày 17 cho thấy thâm hụt cán cân thương mại xuất nhập khẩu của Nhật ...
Cách tạo biểu tượng cảm xúc bằng AI siêu đáng yêu

Cách tạo biểu tượng cảm xúc bằng AI siêu đáng yêu

Emoji là biểu tượng cảm xúc hoặc biểu tượng hình vẽ được sử dụng nhiều trong các cuộc trò chuyện để biểu đạt cảm xúc, ý tưởng của người sử ...
Tìm hiểu cổ vật Việt Nam tại bảo tàng Bỉ

Tìm hiểu cổ vật Việt Nam tại bảo tàng Bỉ

Gần 3.000 hiện vật có niên đại trước thế kỷ XV đang được trưng bày tại Bảo tàng MRAH (Bỉ) là bộ sưu tập cổ vật Việt Nam lớn nhất ...
Hơn 300 công ty Trung Quốc xuất hiện tại Triển lãm phụ tùng ô tô quốc tế Kazakhstan

Hơn 300 công ty Trung Quốc xuất hiện tại Triển lãm phụ tùng ô tô quốc tế Kazakhstan

Xe sử dụng năng lượng mới của Trung Quốc được khách hàng quan tâm tại Triển lãm Phụ tùng Ô tô Quốc tế được tổ chức tại Astana, Kazakhstan.
Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 21/4 và sáng 22/4: Lịch thi đấu bán kết Cup FA - Coventry City vs MU; Ngoại hạng Anh - Fulham vs Liverpool

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 21/4 và sáng 22/4: Lịch thi đấu bán kết Cup FA - Coventry City vs MU; Ngoại hạng Anh - Fulham vs Liverpool

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 21/4 và sáng 22/4: Lịch thi đấu bán kết Cup FA - Coventry City vs MU; La Liga vòng 33 - Real Madrid ...
Thủ tướng Australia thăm Papua New Guinea, khẳng định mối thân tình

Thủ tướng Australia thăm Papua New Guinea, khẳng định mối thân tình

Thủ tướng Anthony Albanese sẽ tới thăm Papua New Guinea từ ngày 22/4 để tham dự lễ tưởng niệm “Ngày ANZAC” (25/4 hàng năm).
Xuất khẩu thực phẩm Nhật Bản sang Trung Quốc giảm 33,6% do ảnh hưởng việc xả nước từ nhà máy điện hạt nhân Fukushima ra biển

Xuất khẩu thực phẩm Nhật Bản sang Trung Quốc giảm 33,6% do ảnh hưởng việc xả nước từ nhà máy điện hạt nhân Fukushima ra biển

Thống kê thương mại sơ bộ do Bộ Tài chính Nhật Bản công bố vào ngày 17 cho thấy thâm hụt cán cân thương mại xuất nhập khẩu của Nhật Bản trong năm tài chính ...
Hơn 300 công ty Trung Quốc xuất hiện tại Triển lãm phụ tùng ô tô quốc tế Kazakhstan

Hơn 300 công ty Trung Quốc xuất hiện tại Triển lãm phụ tùng ô tô quốc tế Kazakhstan

Xe sử dụng năng lượng mới của Trung Quốc được khách hàng quan tâm tại Triển lãm Phụ tùng Ô tô Quốc tế được tổ chức tại Astana, Kazakhstan.
Lệnh cấm LNG Nga chưa thể thực hiện bởi Moscow và châu Âu vẫn 'cần có nhau'

Lệnh cấm LNG Nga chưa thể thực hiện bởi Moscow và châu Âu vẫn 'cần có nhau'

Những nỗ lực nhằm hạn chế khối lượng nhập khẩu khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) kỷ lục từ Nga của châu Âu cần được tiếp cận một cách thận trọng.
Tin tốt 'lũ lượt' cập bến Ấn Độ, nền kinh tế 3,7 nghìn tỷ USD có thể trở thành siêu cường?

Tin tốt 'lũ lượt' cập bến Ấn Độ, nền kinh tế 3,7 nghìn tỷ USD có thể trở thành siêu cường?

Những năm qua, dưới sự lãnh đạo của Thủ tướng Narendra Modi, Ấn Độ sẵn sàng trở thành cường quốc kinh tế thế kỷ XXI.
Kinh tế Ukraine: Lộ số tiền cần để tái thiết trong năm nay, EIB cam kết 'bắn' 560 triệu Euro

Kinh tế Ukraine: Lộ số tiền cần để tái thiết trong năm nay, EIB cam kết 'bắn' 560 triệu Euro

Ngày 19/4, Thủ tướng Ukraine Denys Shmyhal cho biết, nước này sẽ nhận được khoản tài trợ 560 triệu Euro từ Ngân hàng Đầu tư châu Âu (EIB).
Tài sản Nga bị phong tỏa: G7 đang 'ủ mưu' tiêu tiền của Moscow, Mỹ nêu quan điểm, Pháp nói phải làm điều này

Tài sản Nga bị phong tỏa: G7 đang 'ủ mưu' tiêu tiền của Moscow, Mỹ nêu quan điểm, Pháp nói phải làm điều này

G7 sẽ tiếp tục tìm kiếm các phương thức sử dụng tài sản công của Nga bị đóng băng để hỗ trợ tài chính cho Ukraine.
Bất động sản mới nhất: Đất nền nhộn nhịp, cẩn trọng rơi vào 'bẫy' giá cao, trường hợp phải sang tên sổ đỏ

Bất động sản mới nhất: Đất nền nhộn nhịp, cẩn trọng rơi vào 'bẫy' giá cao, trường hợp phải sang tên sổ đỏ

Thị trường chung cư, đất nền, thổ cư nhộn nhịp, người dân tránh rơi vào bẫy giá cao… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Nối gót chung cư, giá nhà trong ngõ Hà Nội ‘nổi sóng’, trường hợp không được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất

Bất động sản mới nhất: Nối gót chung cư, giá nhà trong ngõ Hà Nội ‘nổi sóng’, trường hợp không được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất

Thị trường nhà ở riêng lẻ đang hình thành mặt bằng giá mới, giá chung cư mới tại Hà Nội cao… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Thị trường thêm nhiều ‘người chơi’ lớn, xuất hiện ‘cá mập’ gom đất nền, loạt dự án chưa đủ điều kiện mua bán

Bất động sản mới nhất: Thị trường thêm nhiều ‘người chơi’ lớn, xuất hiện ‘cá mập’ gom đất nền, loạt dự án chưa đủ điều kiện mua bán

Thị trường sẽ được khơi thông nhờ Luật Đất đai, đất nền đang ‘ấm dần’, Hà Nội sắp đấu giá nhiều thửa đất… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Đất nền ‘đảo chiều’, thị trường liệu có ‘bong bóng’? Chung cư Hà Nội tăng 9%/năm, siết chặt hoạt động môi giới

Bất động sản mới nhất: Đất nền ‘đảo chiều’, thị trường liệu có ‘bong bóng’? Chung cư Hà Nội tăng 9%/năm, siết chặt hoạt động môi giới

'Băng' đất nền đã tan, thị trường đón dòng tiền lớn, giá chung cư Hà Nội tăng vùn vụt… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Lý giải sức hút của đất nền Hà Nội, giá nhà ở xã hội ‘phi mã’, phương pháp định giá đất theo Luật Đất đai 2024

Bất động sản mới nhất: Lý giải sức hút của đất nền Hà Nội, giá nhà ở xã hội ‘phi mã’, phương pháp định giá đất theo Luật Đất đai 2024

Giá chung cư Hà Nội tăng mạnh, đất nền hút quan tâm, giá nhà ở xã hội cũ tăng chóng mặt… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Đã đến lúc mua nhà, địa ốc công nghiệp trỗi dậy, thị trường TPHCM khởi sắc, thông báo đăng ký nhà ở xã hội ở Hà Nội

Bất động sản mới nhất: Đã đến lúc mua nhà, địa ốc công nghiệp trỗi dậy, thị trường TPHCM khởi sắc, thông báo đăng ký nhà ở xã hội ở Hà Nội

Đã tới thời điểm để xuống tiền đầu tư, quy định cụ thể điều kiện hưởng chính sách hỗ trợ nhà ở xã hội… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/4: USD đột ngột giảm, trong nước vẫn cao ngất ngưởng

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/4: USD đột ngột giảm, trong nước vẫn cao ngất ngưởng

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/4 giảm lần đầu tiên sau chuỗi tăng 6 ngày liên tiếp, trong khi đó, đồng Euro tăng 0,5%.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 17/4: Tỷ giá USD tại các ngân hàng đều áp sát mức trần

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 17/4: Tỷ giá USD tại các ngân hàng đều áp sát mức trần

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 17/4 ghi nhận đồng USD đạt đỉnh 5 tháng so với đồng Euro.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 15/4: Đồng USD bứt phá mạnh mẽ, Euro bị giới hạn

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 15/4: Đồng USD bứt phá mạnh mẽ, Euro bị giới hạn

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 15/4 ghi nhận chỉ số Dollar Index bứt phá mạnh mẽ lên trên mốc 105, tiến thẳng lên vùng 106.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 12/4: USD giữ nhịp, Euro 'thoát đáy', Yen Nhật vẫn ở mức thấp

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 12/4: USD giữ nhịp, Euro 'thoát đáy', Yen Nhật vẫn ở mức thấp

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 12/4 ghi nhận đồng USD tiếp tục tăng do giá sản xuất tháng 3 của Mỹ thấp hơn dự kiến.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 11/4: USD tăng 'bốc đầu', Nhật Bản không thể hỗ trợ đồng Yen lúc này?

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 11/4: USD tăng 'bốc đầu', Nhật Bản không thể hỗ trợ đồng Yen lúc này?

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 11/4 ghi nhận USD tăng và đạt đỉnh 34 năm so với Yen, sau khi dữ liệu mới công bố về lạm phát ở Mỹ.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 10/4: Yen Nhật bất ngờ leo đỉnh, vì sao?

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 10/4: Yen Nhật bất ngờ leo đỉnh, vì sao?

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 10/4 ghi nhận tiệm cận trở lại với mức cao nhất trong 34 năm là 151,975 USD/Yen hồi tháng 3.
Phiên bản di động