Tương lai của ASEAN sẽ ra sao?

Chủ nghĩa cực đoan tôn giáo là một vấn đề mà ASEAN phải đối mặt. Nhưng nhìn chung, tiềm năng phát triển của tổ chức này là rất lớn.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
tuong lai cua asean se ra sao Tầm quan trọng của ASEAN với chính quyền Mỹ
tuong lai cua asean se ra sao Xây dựng tiếng nói chung của ASEAN

Liên minh châu Âu (EU) ngày nay không còn được coi là hình mẫu lý tưởng cho hội nhập khu vực khi mà Anh đã chính thức khởi động tiến trình rời khỏi EU, còn gọi là Brexit, và nhiều người lo ngại rằng các quốc gia khác có thể bị ảnh hưởng bởi hiệu ứng này. Tuy nhiên, không thể phủ nhận đây là tổ chức khu vực thành công nhất trong lịch sử hiện đại. Vậy tổ chức khu vực nào đứng thứ hai về sự thành công? Tác giả Ravi Velloor trong bài viết trên The Straits Times cho rằng đó là ASEAN.

Mở rộng tầm ảnh hưởng

Tháng 8/1967, ASEAN được thành lập vào thời kỳ cao điểm của Chiến tranh Lạnh với 5 thành viên ban đầu gồm: Indonesia, Philippines, Thái Lan, Malaysia và Singapore. Kể từ đó, tổ chức này đã phát triển ngoạn mục và đến nay có 10 thành viên (thêm Brunei, Campuchia, Lào, Việt Nam và Myanmar). Timor Leste có thể là quốc gia tiếp theo gia nhập Hiệp hội.

Hiện nay, các cường quốc trên thế giới từ Mỹ đến Nga và Australia, đều thấy giá trị của tổ chức này. Đó là lý do họ tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á  (EAS) được tổ chức bên lề hội nghị cấp cao hàng năm của ASEAN.

tuong lai cua asean se ra sao
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và lãnh đạo các nước ASEAN tại Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 30 được tổ chức ở thủ đô Manila (Philippines), tháng 4/2017. (Nguồn: Inquirer Global Nation)

Tháng 1 vừa qua, trong bài phát biểu về chính sách đối ngoại ở Mỹ, Bộ trưởng Ngoại giao Australia Julie Bishop tuyên bố ASEAN không chỉ là "trung tâm địa lý của khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương (Indo-Pacific) mà còn là trung tâm ngoại giao của khu vực”. “ASEAN có ảnh hưởng lên khắp châu Á và đôi khi chúng ta chưa nhìn được hết tầm ảnh hưởng này", Ngoại trưởng Bishop nhấn mạnh.

Năm thập kỷ sau khi được thành lập với tư cách là một khối chính trị, ASEAN đã nhanh chóng tiến tới các mối quan hệ kinh tế. Việc tạo ra Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) là thành tựu đáng ghi nhận, đặc biệt là khi các nước trong khu vực có mức độ phát triển khác nhau. Điều này đã giúp ASEAN trở thành điểm đến đầu tư và sản xuất quan trọng. Thực vậy, từ năm 2013, các dòng đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ASEAN đã vượt qua dòng đầu tư vào Trung Quốc.

Những vấn đề quan trọng như hài hòa các tiêu chuẩn, tự do di chuyển lao động và tiếp cận của ngành tài chính đến thị trường khu vực vẫn đang trong quá trình hoàn thiện. Một chính sách thị thực chung, như các nước Schengen, sẽ thúc đẩy ngành du lịch liên vùng. Nhưng đó là một chặng đường rất dài. Hiện ASEAN đang tiết chế tham vọng liên minh kinh tế của mình: từ mong muốn về một thị trường và cơ sở sản xuất đơn nhất, đến nay, Hiệp hội này phấn đấu đạt được "nền kinh tế hội nhập cao".

Các tuyến đường sắt mới nối với Trung Quốc đang được lên kế hoạch xây dựng hoặc đã được triển khai mang lại cơ hội cho nhiều nước ASEAN. Trong khi đó, sự gia tăng vị thế của Ấn Độ vào thời điểm tăng trưởng Trung Quốc “hạ nhiệt” vừa là cơ hội vừa là thách thức lớn đối với ASEAN. Xin nói thêm rằng, đầu tư nước ngoài vào Ấn Độ năm 2016 đã tăng lên 46 tỷ USD từ mức 28 tỷ USD năm 2016 và vẫn đang trên đà tăng tốc.

Mặt khác, ASEAN đang phải đối mặt với những thách thức mới nổi lên, trong đó có mối đe dọa của chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan. Bất cứ dấu hiệu nào cho thấy chủ nghĩa khủng bố phát triển sẽ ảnh hưởng đến quyết định của các nhà đầu tư vào khu vực này.

tuong lai cua asean se ra sao
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và lãnh đạo các nước ASEAN ký "Tuyên bố ASEAN về vai trò của nền công vụ làm chất xúc tác trong việc đạt được Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN 2025”. (Nguồn: VGP)

Vượt EU trong một thế hệ?

ASEAN được dự đoán sẽ đạt tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ trong thập kỷ tới, có thể vượt qua EU trong vòng một thế hệ. Nhiều ý kiến cho rằng khu vực này sẽ phát triển nhanh chóng, cả về tiềm lực kinh tế và ảnh hưởng của nó đối với thương mại thế giới. Thu nhập của các quốc gia ASEAN đang tăng dần. Theo Ban Dân số Liên hợp quốc (UNPD), dân số ASEAN sẽ tăng từ 633 triệu người trong năm 2015 đến 717 triệu người vào năm 2030 và 741 triệu trong năm 2035. Việc phần lớn các nước ASEAN có dân số trẻ, năng động và tỷ lệ người trong độ tuổi lao động so với người già ở mức cao là điều rất có lợi. Ngoại trừ Singapore, các quốc gia ASEAN còn một chặng đường rất dài trước khi hoàn tất quá trình đô thị hóa để bảo đảm cơ sở cho tăng trưởng trong tương lai.

Theo công ty tư vấn McKinsey, gần 60% tăng trưởng của ASEAN từ năm 1990 là nhờ tăng năng suất của các ngành sản xuất, bán lẻ, viễn thông và vận tải. Việt Nam cũng cho thấy việc làm trong ngành công nghiệp vẫn có thể được mở rộng trong thời đại của người máy và tự động hóa.

The Straits Times nhân định tương lai của ASEAN sẽ phụ thuộc vào cách quản lý của các nhà lãnh đạo. Thứ nhất, các quốc gia ASEAN cần nắm bắt được những cơ hội của sự phát triển công nghệ và bổ sung kỹ năng để phù hợp với thời đại. Thứ hai, ASEAN cần biến sự đa dạng của mình - chẳng hạn về mặt tôn giáo, Indonesia có 90% dân số là theo đạo Hồi, phần lớn người Philippines theo Công giáo La Mã, Myanmar lại chủ yếu là Phật giáo - thành lợi thế. Điều này chỉ có thể được thực hiện khi chủ nghĩa cực đoan được dẹp bỏ cũng như các đức tin được hài hoà một cách khéo léo. Thứ ba, ASEAN không nên đẩy tốc độ hội nhập chính trị quá nhanh, thay vào đó là hội nhập sâu hơn những gì vốn đã là điểm chung. Thực tế, 50 năm qua đã chứng tỏ rằng các thành viên ASEAN đoàn kết thì tốt hơn là chia rẽ. Vì vậy, họ cần phải luôn nhắc nhở bản thân rằng “hội nhập ổn định là giải pháp tối ưu”.

7 điều thú vị về ASEAN:

1. Nếu ASEAN là một thực thể kinh tế chung, nó sẽ là nền kinh tế lớn thứ 7 trên thế giới.

2. ASEAN là khu vực xuất khẩu lớn thứ tư trên thế giới, sau EU, Bắc Mỹ và Trung Quốc.

3. Số hộ gia đình ở ASEAN sẽ tăng gấp đôi vào năm 2025.

4. 227 công ty lớn nhất thế giới hoạt động ở ASEAN.

5. ASEAN là một thị trường đa văn hoá đặc biệt.

6. ASEAN có sự đa dạng sinh học vô cùng độc đáo.

7. ASEAN chiếm 1/4 sản lượng cá toàn cầu.

tuong lai cua asean se ra sao Giữ vững bản sắc và thành công của ASEAN

Năm 2017 kỷ niệm 50 năm thành lập ASEAN và một năm triển khai Cộng đồng ASEAN. Hãy cùng nhìn lại Cộng đồng ASEAN trong ...

tuong lai cua asean se ra sao Dịch chuyển lao động trong ASEAN: Tự do chưa trọn nghĩa

Về bản chất, tự do dịch chuyển lao động có tay nghề trong ASEAN không phải là tự do hoàn toàn mà chỉ là ...tự ...

tuong lai cua asean se ra sao Bức tranh liên kết toàn cầu ở Đông Nam Á

Singapore vẫn được xem là một trong những quốc gia toàn cầu hóa nhất trên thế giới. Song việc các nước như Campuchia, Việt Nam và ...

Bảo Ngọc (theo The Straits Times)

Đọc thêm

Tiếp nhận bản sao Thư ủy nhiệm bổ nhiệm Đại sứ Armenia tại Việt Nam

Tiếp nhận bản sao Thư ủy nhiệm bổ nhiệm Đại sứ Armenia tại Việt Nam

Ngày 25/4, tại Hà Nội, Phó Cục trưởng Cục Lễ tân Nhà nước Vũ Hoàng Yến đã tiếp nhận bản sao Thư ủy nhiệm bổ nhiệm Đại sứ Armenia tại ...
Mong muốn UNESCO tiếp tục đồng hành với Hà Nội trong việc bảo tồn di sản của thành phố

Mong muốn UNESCO tiếp tục đồng hành với Hà Nội trong việc bảo tồn di sản của thành phố

Ngày 24/4, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh tiếp Chủ tịch Đại hội đồng UNESCO lần thứ 42 Simona-Mirela Miculescu.
Tin thế giới 25/4: Chủ tịch Quốc hội Bulgaria bị bãi nhiệm, Đức quyết không gửi tên lửa Taurus cho Ukraine, hơn 100 tù nhân Nigeria bỏ trốn

Tin thế giới 25/4: Chủ tịch Quốc hội Bulgaria bị bãi nhiệm, Đức quyết không gửi tên lửa Taurus cho Ukraine, hơn 100 tù nhân Nigeria bỏ trốn

Houthi lại tấn công tàu Mỹ và Israel, Meta bị kiện tại Nhật Bản, cháy khách sạn ở Ấn Độ, Mỹ cam kết hạt nhân với Nhật Bản và Hàn ...
Điện mừng ông Aleksandr Lukashenko được bầu làm Chủ tịch Hội đồng nhân dân toàn Belarus

Điện mừng ông Aleksandr Lukashenko được bầu làm Chủ tịch Hội đồng nhân dân toàn Belarus

Quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân gửi điện chúc mừng ông Aleksandr Lukashenko.
Lan tỏa giá trị văn hóa Việt Nam tới bạn bè quốc tế

Lan tỏa giá trị văn hóa Việt Nam tới bạn bè quốc tế

Ngày 25/4, trong khuôn khổ chuyến thăm Việt Nam, Chủ tịch Đại hội đồng UNESCO Simona-Mirela Miculescu đã đến thăm Hoàng thành Thăng Long, Hà Nội.
Viện Y dược cổ truyền dân tộc công bố hiệu quả điều trị của bài thuốc mất ngủ Đỗ Minh

Viện Y dược cổ truyền dân tộc công bố hiệu quả điều trị của bài thuốc mất ngủ Đỗ Minh

Tháng 4/2024, Viện Y dược cổ truyền dân tộc đã công bố hiệu quả điều trị bệnh mất ngủ của bài thuốc mất ngủ Đỗ Minh. Với những kết quả ...
Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Dù cuộc bầu cử Hạ viện Ấn Độ phải đến 4/6 mới công bố kết quả, nhưng đương kim Thủ tướng Narendra Modi được dự báo nắm chắc chiến thắng...
Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Đằng sau cuộc tấn công của Iran, khả năng Israel trả đũa và ngày càng nhiều lời kêu gọi kiềm chế từ cộng đồng quốc tế...
Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Để đánh thức tiềm năng của ASEAN, Thủ tướng New Zealand sẽ tìm cách khai thác những ưu thế trong quan hệ với từng nước mà ông sẽ đến thăm.
Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Chuyến thăm Bắc Kinh của Ngoại trưởng Pháp Stephane Sejourne đã mở ra những cơ hội mới trong quan hệ giữa hai nước.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ I)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ I)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động