Tương lai Hàn – Triều: Ba ước mơ lớn

Khi cuộc gặp thượng đỉnh giữa lãnh đạo hai nước đã khép lại với nhiều kết quả tích cực, không ít người đã nghĩ về viễn cảnh một Bán đảo Triều Tiên hòa bình, thịnh vượng và phát triển.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
tuong lai han trieu ba dieu mo uoc Hai nhà lãnh đạo Hàn - Triều đã bàn thảo vấn đề gì trong cuộc gặp riêng?
tuong lai han trieu ba dieu mo uoc Triều Tiên nhất trí cùng Hàn Quốc lập các văn phòng liên lạc tại thủ đô của nhau

Không lạc quan sao được khi trước, trong và sau cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều ngày 24/4, cả Hàn Quốc và Triều Tiên đều có những tuyên bố và động thái đóng góp cho tiến trình hòa bình khu vực khiến cho khu vực và thế giới “nức lòng”. Tuy nhiên, “một trang sử mới” trên bán đảo Triều Tiên theo cách nói của nhà lãnh đạo Kim Jong-un, hay “ba mục tiêu lớn” như cách nói của Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in, chỉ đến khi các vấn đề phát triển kinh tế, đẩy mạnh giao lưu nhân dân giữa hai miền và hồ sơ hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên được giải quyết triệt để.

Phát triển kinh tế – Mục tiêu chung

Đối với Triều Tiên, từ khi lên cầm quyền, ông Kim Jong-un đã chuyển từ chính sách “Tiên quân” – ưu tiên phát triển năng lực quân sự sang chính sách “Song tiến” – kết hợp phát triển kinh tế với củng cố quốc phòng. Để hiện thực mục tiêu này, ông cần cải thiện quan hệ liên Triều, buộc Mỹ dỡ bỏ bao vây cấm vận, đưa Triều Tiên từng bước hội nhập trở lại với cộng động quốc tế. Bình Nhưỡng cần nguồn lực từ Seoul và các nước để đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế, giảm khoảng cách phát triển giữa hai miền.

tuong lai han trieu ba dieu mo uoc
Triều Tiên có lực lượng lao động trẻ, dồi dào và có kỷ luật. (Nguồn: Getty Images)

Cộng đồng quốc tế và Hàn Quốc cũng có quyền đặt nhiều hy vọng vào tiến trình này khi xét tới tiềm năng phát triển kinh tế của Triều Tiên. Triều Tiên có lực lượng lao động trẻ, dồi dào và có kỷ luật cao, được trui rèn qua quân ngũ. Đồng thời, những tiến bộ về khoa học quân sự của Triều Tiên cho thấy tiềm năng phát triển nền sản xuất công nghiệp dân sự ở nước này là rất lớn. Kết hợp với những công nghệ tiên tiến từ Hàn Quốc, nền kinh tế Triều Tiên có thể “cất cánh”, tạo nên một kỳ tích mới ở châu Á. Thịnh vượng về kinh tế sẽ là nền tảng quan trọng, quyết định vị thế của chính quyền Bình Nhưỡng trong cơ cấu của một nhà nước thống nhất trên bán đảo Triều Tiên.

Đối với Hàn Quốc, đẩy mạnh liên kết kinh tế với Triều Tiên là một trong những biện pháp hữu hiệu nhằm gắn kết hai miền, hạn chế các hoạt động quân sự có thể gây căng thẳng từ phía Triều Tiên và tạo cơ sở để thống nhất hai miền. Với ba vành đai kinh tế bao gồm Tây Hải, Đông Hải và Khu vực tiếp giáp, quá trình đẩy mạnh liên kết kinh tế và nâng cấp hệ thống giao thông đều có lợi cho cả hai miền.

Thêm vào đó, các doanh nghiệp Hàn Quốc chắc chắn sẽ được ưu tiên tiếp cận một thị trường tiềm năng nhất song chưa được khai phá. Sức tiêu thụ ở một Triều Tiên tăng trưởng mạnh mẽ sẽ giải quyết lượng đầu ra đáng kể và tạo một sức bật mới cho các doanh nghiệp Hàn Quốc. Hiện tại, các chaebol của Hàn Quốc đều có hệ thống nhà máy trải dài trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương và trên thế giới. Do đó, sự tăng trưởng kinh tế của bán đảo Triều Tiên cũng sẽ mang lại hy vọng mới cho nền sản xuất của những quốc gia có liên kết kinh tế chặt chẽ với Hàn Quốc.

Có thể thấy, phát triển kinh tế đều là mục tiêu chung mà cả hai bên đều hướng tới. Tuy nhiên, cả hai bên đều hiểu rõ một bộ phận người dân Hàn Quốc có tâm lý e sợ việc thống nhất sẽ tạo ra gánh nặng cho nên kinh tế Hàn Quốc. Thậm chí, không ít còn lo ngại rằng khoảng cách phát triển quá lớn giữa hai miền sẽ khiến nền kinh tế của cả hai đều sụp đổ sau quá trình thống nhất. Do đó, một Triều Tiên giàu mạnh, liên kết chặt chẽ về mặt kinh tế với Hàn Quốc sẽ không những đẩy lùi tâm lý e ngại này, mà còn khiến quá trình thống nhất được thúc đẩy, với một niềm tin mạnh mẽ rằng không ai bị bỏ lại khi tiến trình thống nhất hai miền thành công.

Đẩy mạnh giao lưu nhân dân, xóa bỏ khoảng cách tâm lý

Sau nhiều thập kỷ bị chia tách, nhân dân hai miền Triều Tiên chắc chắn có những hiểu lầm về tình hình nội bộ và con người của nhau. Do đó, tăng cường giao lưu nhân dân hai miền thông qua các chương trình nhân đạo và đoàn tụ các gia định bị ly tán tiếp tục là nội dung chính trong Tuyên bố chung Bàn Môn Điếm của cả hai bên.

tuong lai han trieu ba dieu mo uoc
Chiều 1/5, quân đội Hàn Quốc đã bắt đầu tháo dỡ hệ thống loa phóng thanh lắp đặt dọc biên giới với Triều Tiên. (Nguồn: Reuters)

Trước đây, bộ máy tuyên truyền của Hàn Quốc thường mô tả Triều Tiên là một quốc gia nghèo khổ, trong khi hệ thống tuyên truyền của Triều Tiên cũng thường mô tả Hàn Quốc là "tay sai" của Mỹ, nền kinh tế bị các tài phiệt chi phối. Đẩy mạnh giao lưu nhân dân, kết hợp điều chỉnh hệ thống truyền thông sẽ giúp nhân dân hai miền hiểu rõ sự thực đang diễn ra, cũng như có niềm tin mạnh mẽ hơn vào sự thành công của tiến trình thống nhất. Hoạt động này cũng giúp quá trình phát triển kinh tế của cả hai miền gặp nhiều thuận lợi hơn.

Bên cạnh đó, đẩy mạnh giao lưu nhân dân và phát triển kinh tế cũng sẽ xóa bỏ lo ngại về việc sẽ có một lượng lớn người Triều Tiên sẽ tràn xuống miền Nam, tạo nên những áp lực với hệ thống kinh tế – xã hội của Hàn Quốc. Song hiện thực hóa điều này sẽ đòi hỏi chính quyền và nhân dân hai miền phải nỗ lực kiểm soát thông tin không đúng sự thật, có tính kích động hận thù và gây chia rẽ. Động thái dỡ bỏ dàn loa tuyên truyền chống phá lẫn nhau ở khu vực DMZ giữa hai miền từ ngày 1/5 của cả hai miền cần là bước đi đầu tiên, chứ không chỉ là bước đi cuối cùng trong quá trình hòa giải giữa Triều Tiên - Hàn Quốc.

Nút thắt mang tính quyết định

Phi hạt nhân hóa là vấn đề rất phức tạp, khi nó không chỉ liên quan đến nội bộ Bán đảo Triều Tiên, mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của nhiều cường quốc trong khu vực. Quan trọng hơn, nó sẽ là nhân tố đóng vai trò quyết định tới tiến trình hòa bình tại đây.

Hiện tại, các bên liên quan đều có những nhận thức khác biệt về khái niệm “phi hạt nhân hóa”. Phía Triều Tiên mong muốn không còn vũ khí hạt nhân trên Bán đảo Triều Tiên, đồng nghĩa với việc Mỹ không được áp dụng “ô hạt nhân”, trong khi phía Mỹ muốn quá trình phi hạt nhân hóa chỉ diễn ở ở phía Bắc vĩ tuyến 38. Bên cạnh đó, chương trình tên lửa tầm ngắn và tầm trung, vốn được Triều Tiên tuyên bố phát triển với mục đích tự vệ, cũng gây quan ngại với Nhật Bản. Bản thân Trung Quốc cũng không muốn Bán đảo Triều Tiên có bất kỳ mối đe dọa nào tới an ninh quốc gia của họ. Có thể nói, đây là vấn đề gai góc nhất, đòi hỏi các bên phải có nhượng bộ thực chất để tiến trình hòa bình có thể tiến triển thuận lợi.

tuong lai han trieu ba dieu mo uoc
Các bên liên quan trong vấn đề hạt nhân trên Bán đảo Triều Tiên sẽ phải có những nhượng bộ nhất định để tiến trình hòa bình tiếp tục tiến triền tích cực – Ảnh minh họa. (Nguồn: Getty)

Tuy nhiên, thành quả vẫn sẽ đến, nếu các bên thực tâm tìm kiếm hòa bình trên bán đảo Triều Tiên. Đặc biệt, quyền tự quyết của người dân hai nước trong các vấn đề liên quan tới chính bản thân họ cần được tôn trọng. Một Bán đảo Triều Tiên trung lập, giàu mạnh và đủ sức phòng thủ trước bất kỳ hoạt động can thiệp từ bên ngoài là cần thiết để duy trì hòa bình tại khu vực Đông Bắc Á. Điều này cũng phù hợp với chính sách “Song tiến” của nhà lãnh đạo Kim Jong-un hay ba chiến lược lớn của Tổng thống Moon Jae-in.

Bên cạnh đó, tuyên bố gần đây từ Triều Tiên cho thấy nước này không phản đối hiện diện quân sự của Mỹ tại Hàn Quốc, dù chưa rõ Trung Quốc sẽ phản ứng ra sao với động thái này. Đối với Nga, một Triều Tiên thống nhất và phát triển mang lại nhiều triển vọng cho kế hoạch phát triển kinh tế vùng Viễn Đông của Moscow, với những dự án kết nối giao thông và xây dựng đường ống khí đốt.

Xét trong tương lai gần, sự thành công của Hội nghị thượng đỉnh liên Triều sẽ góp phần định hình kết quả của Hội nghị thượng đỉnh Mỹ – Triều. Thành công này đã nâng cao vị thế của Triều Tiên trước khi tiến hành đàm phán trực tiếp với Mỹ, trong khi Mỹ nhiều khả năng sẽ không có động thái đảo ngược kết quả của hội nghị liên Triều. Bên cạnh đó, hội nghị liên Triều cũng cho phép Mỹ và Triều Tiên hiểu nhau hơn trước khi hai bên trực tiếp “giáp mặt”. Tuy nhiều khả năng không giải quyết triệt để hồ sơ hạt nhân, song cuộc gặp thượng đỉnh giữa nhà lãnh đạo Kim Jong-un và Tổng thống Donald Trump có thể là bước ngoặt, xây dựng nền tảng cho các cuộc thảo luận tương lai.

Có thể nói, Hội nghị thượng đỉnh liên Triều vừa qua đã tạo ra nhiều kỳ vọng mới và thực chất trong tiến trình hòa bình, thống nhất trên bán đảo Triều Tiên. Tuy nhiên, để biến những điều này thành hiện thực sẽ đòi hỏi nỗ lực mang tính xây dựng từ tất cả các người chơi trong khu vực, từ Triều Tiên, Hàn Quốc tới Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản hay Nga, mang lại hòa bình, ổn định và thịnh vượng cho khu vực Đông Bắc Á nói riêng và thế giới nói chung.

tuong lai han trieu ba dieu mo uoc Hàn Quốc bắt đầu tháo dỡ loa tuyên truyền chống Triều Tiên

Chiều 1/5, quân đội Hàn Quốc bắt đầu tháo dỡ hệ thống loa phóng thanh lắp đặt dọc biên giới với Triều Tiên. Đây là ...

tuong lai han trieu ba dieu mo uoc Sau thượng đỉnh, người Hàn Quốc “tràn ngập niềm tin” vào Triều Tiên

Niềm tin của người dân Hàn Quốc dành cho Triều Tiên đã tăng nhanh chóng sau Hội nghị Thượng đỉnh liên Triều diễn ra cuối ...

tuong lai han trieu ba dieu mo uoc Giá vàng châu Á đi xuống do tình hình địa chính trị “hạ nhiệt”

Giá vàng đi xuống trong phiên giao dịch chiều ngày 30/4 trên thị trường châu Á, khi những dấu hiệu “hạ nhiệt” căng thẳng trên ...

Đặng Phú Ân

Xem nhiều

Đọc thêm

Giá heo hơi hôm nay 25/4: Miền Nam tăng nhẹ; bệnh dịch tả xuất hiện ở 3 huyện của tỉnh Đắk Nông

Giá heo hơi hôm nay 25/4: Miền Nam tăng nhẹ; bệnh dịch tả xuất hiện ở 3 huyện của tỉnh Đắk Nông

Giá heo hơi hôm nay chỉ còn tăng nhẹ 1.000 đồng/kg ở miền Nam. Hiện tại, giá khảo sát ở các tỉnh thành dao động trong khoảng 60.000 - 64.000 ...
Thắng đậm Lorient, PSG tiến dần đến chức vô địch Ligue 1 mùa giải 2023/24

Thắng đậm Lorient, PSG tiến dần đến chức vô địch Ligue 1 mùa giải 2023/24

Bộ đôi tiền đạo Kylian Mbappe và Dembele cùng tỏa sáng với cú đúp bàn thắng để giúp PSG giành chiến thắng 4-1 trước đội chủ nhà Lorient.
Chất 'xúc tác' bất ngờ khiến Triều Tiên tăng cường sức mạnh quân sự, Mỹ thể hiện vai trò 'anh cả' trong mối quan hệ với Hàn-Nhật

Chất 'xúc tác' bất ngờ khiến Triều Tiên tăng cường sức mạnh quân sự, Mỹ thể hiện vai trò 'anh cả' trong mối quan hệ với Hàn-Nhật

Triều Tiên tuyên bố sẽ tăng cường hành động nhằm duy trì sức mạnh quân sự, bất chấp áp lực trừng phạt của Mỹ.
Sắc vóc khác lạ của diễn viên bị ghét nhất phim Trạm cứu hộ trái tim - Lương Thu Trang

Sắc vóc khác lạ của diễn viên bị ghét nhất phim Trạm cứu hộ trái tim - Lương Thu Trang

Diễn viên Lương Thu Trang sở hữu thân hình thon gọn ở tuổi 34 và vóc dáng gợi cảm có thể 'cân' mọi loại trang phục từ váy ngắn đến ...
Một mốc son lịch sử của nền Ngoại giao Việt Nam

Một mốc son lịch sử của nền Ngoại giao Việt Nam

Trải qua 70 năm, những bài học từ Hiệp định Geneva vẫn còn nguyên giá trị đối với công cuộc xây dựng, phát triển đất nước và bảo vệ Tổ ...
Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 25/4 và sáng 26/4: Lịch thi đấu Ngoại hạng Anh - Brighton vs Man City; tứ kết U23 châu Á 2024 - U23 Qatar vs U23 Nhật Bản

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 25/4 và sáng 26/4: Lịch thi đấu Ngoại hạng Anh - Brighton vs Man City; tứ kết U23 châu Á 2024 - U23 Qatar vs U23 Nhật Bản

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 25/4 và sáng 26/4: Lịch thi đấu U23 châu Á 2024 - U23 Qatar vs U23 Nhật Bản; Ngoại hạng Anh - Brighton ...
Chất 'xúc tác' bất ngờ khiến Triều Tiên tăng cường sức mạnh quân sự, Mỹ thể hiện vai trò 'anh cả' trong mối quan hệ với Hàn-Nhật

Chất 'xúc tác' bất ngờ khiến Triều Tiên tăng cường sức mạnh quân sự, Mỹ thể hiện vai trò 'anh cả' trong mối quan hệ với Hàn-Nhật

Triều Tiên tuyên bố sẽ tăng cường hành động nhằm duy trì sức mạnh quân sự, bất chấp áp lực trừng phạt của Mỹ.
Tình hình Ukraine: Thừa nhận Nga sẽ đạt được thành công mới, Mỹ dồn dập 'bơm' thêm vũ khí, Tổng thống Biden ký ban hành luật viện trợ

Tình hình Ukraine: Thừa nhận Nga sẽ đạt được thành công mới, Mỹ dồn dập 'bơm' thêm vũ khí, Tổng thống Biden ký ban hành luật viện trợ

Cố vấn An ninh quốc gia Mỹ thừa nhận, khả năng quân đội Nga sẽ đạt được những thành công mới vào những tuần tới trong chiến dịch ở Ukraine.
Israel chỉ còn chờ một mệnh lệnh tấn công ở Rafah, Ai Cập cảnh báo đanh thép

Israel chỉ còn chờ một mệnh lệnh tấn công ở Rafah, Ai Cập cảnh báo đanh thép

Israel sẽ lập tức phát động chiến dịch tấn công Rafah ngay khi được Thủ tướng nước này Benjamin Netanyahu 'bật đèn xanh'.
Mỹ tuyên bố cấp cho Ukraine tên lửa có thể tấn công sâu vào Nga, Washington đã quẳng nỗi lo bị kéo vào xung đột trực tiếp?

Mỹ tuyên bố cấp cho Ukraine tên lửa có thể tấn công sâu vào Nga, Washington đã quẳng nỗi lo bị kéo vào xung đột trực tiếp?

Mỹ xác nhận đã chuyển giao cho Kiev các Hệ thống tên lửa chiến thuật Lục quân (ATACMS) tầm xa để sử dụng trong lãnh thổ Ukraine.
Điểm tin thế giới sáng 25/4: Palestine thực hiện cải cách, Mỹ bảo vệ Đại sứ quán ở Haiti, gánh nặng nợ công châu Phi

Điểm tin thế giới sáng 25/4: Palestine thực hiện cải cách, Mỹ bảo vệ Đại sứ quán ở Haiti, gánh nặng nợ công châu Phi

Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 25/4.
Tin thế giới 24/4: Nga sẽ tung những 'bất ngờ khó chịu' ở Ukraine, một láng giềng 'gõ cửa' Washington cầu viện, Ngoại trưởng Mỹ đến Trung Quốc

Tin thế giới 24/4: Nga sẽ tung những 'bất ngờ khó chịu' ở Ukraine, một láng giềng 'gõ cửa' Washington cầu viện, Ngoại trưởng Mỹ đến Trung Quốc

Tình hình Ukraine và Trung Đông, Ngoại trưởng Mỹ bắt đầu thăm Trung Quốc, căng thẳng trên Bán đảo Triều Tiên... là một số tin thế giới nổi bật.
Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Xung đột Nga-Ukraine buộc hai bên phát triển các phương tiện mặt đất không người lái (UGV) và các thiết bị bay không người lái (UAV).
Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Những cuộc xâm nhập, tấn công vào cơ quan ngoại giao gây ra nhiều cuộc khủng hoảng trong quan hệ các nước không phải chuyện hiếm.
'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

Theo trang mạng quân sự Nga, Iran hiện đang sở hữu kho tên lửa lớn nhất và đa dạng nhất ở Trung Đông.
Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Sau khi Bulgaria và Romania gia nhập, Schengen mở rộng thành khu vực đi lại tự do của 29 thành viên.
Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Sau một thập kỷ triển khai đại sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI), Trung Quốc tiếp tục mở rộng ảnh hưởng toàn cầu bằng các sáng kiến mới.
Sự tàn khốc chưa hồi kết

Sự tàn khốc chưa hồi kết

Cuộc xung đột Nga-Ukraine bước vào năm thứ ba và đang ngày càng trở nên khốc liệt.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động