Tương tác trên fanpage: Con dao hai lưỡi

Mạng xã hội (MXH) là môi trường thuận lợi để các cơ quan báo chí có thể tương tác tốt hơn với công chúng, tuy nhiên hoạt động này cũng tiềm ẩn không ít rủi ro.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
tuong tac tren fanpage con dao hai luoi Phòng ngừa, đấu tranh với ma túy "tem giấy"
tuong tac tren fanpage con dao hai luoi Facebook bổ sung một loạt tính năng quản lý video

Thay vì truy cập trực tiếp vào trang chủ của các tờ báo, đọc tin trên các fanpage đang là xu hướng mới và phổ biến của độc giả. Năm 2015, trong báo cáo toàn cảnh về thị trường tin tức trực tuyến được thực hiện tại 20 nước, Viện Nghiên cứu Báo chí Reuters cho biết 51% số người tham gia khảo sát sử dụng MXH, đặc biệt là Facebook, làm nguồn cung cấp thông tin mỗi ngày. Trong số này, 12% ý kiến khẳng định MXH là nguồn quan trọng nhất để đọc, xem, chia sẻ và bình luận tin tức.

“Quyền lực thứ năm”

Trong bối cảnh công nghệ thông tin - truyền thông phát triển như vũ bão hiện nay, MXH đã thực sự trở thành một kênh thông tin quan trọng, có tầm ảnh hưởng và độ lan tỏa rộng lớn. Sự bùng nổ của MXH được xem là “cuộc cách mạng thông tin”, khiến báo chí phải thay đổi phong cách lẫn sự tiếp cận, cũng như chạy theo các vấn đề được phản ánh trên MXH để đáp ứng nhu cầu thông tin của độc giả.

tuong tac tren fanpage con dao hai luoi

Ở Mỹ, từ tháng 5/2015, New York Times (NYT) đưa ra ứng dụng “Instant articles”, cho phép người dùng đọc nhanh bản tin ngay trên Facebook, thay vì truy xuất tới link gốc như trước. Trong khi đó, đài truyền hình Phoenix cũng là một điển hình trong việc sử dụng truyền thông xã hội để thu hút công chúng. Thông thường, Phoenix sẽ công bố trên Twitter chủ đề chính cũng như ảnh đại diện của chương trình “Đọc báo hằng ngày” trước khi nó được phát sóng 1 giờ đồng hồ.

Bên cạnh đó, MXH còn giúp các cơ quan báo chí phân chia các nhóm công chúng một cách chi tiết và rõ ràng hơn, giúp tòa soạn đi đầu trong “trận địa” chiếm lĩnh thông tin và đáp ứng nhu cầu tin tức của người đọc. Các hãng truyền thông lớn trên thế giới thường dựa vào từng mảng tin để tạo ra các chuyên trang (page) khác nhau, và mỗi “page” này lại ứng với một tài khoản (ID) trên MXH. Chẳng hạn, NYT có khoảng 20 ID trên Facebook với các nội dung về chính trị, quan điểm, du lịch, sách, nhiếp ảnh…, trong khi đối thủ của nó là tờ Washington Post cũng có tới 30 ID về các chủ đề tương tự.

Tháng 4 năm nay, sự ra đời của ứng dụng Facebook Live đã mở ra thêm cơ hội để các tòa soạn tương tác và thu hút độc giả theo thời gian thực. Cho đến nay, các cơ quan báo chí hàng đầu của Mỹ như NYT, Washington Post, Huffington Post… đã thực hiện nhiều cuộc tường thuật trực tiếp về nhiều nội dung đa dạng như cuộc họp của đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa, các sự kiện thời trang hay các cuộc phỏng vấn với người nổi tiếng…

Trong một cuộc phỏng vấn “live” những người thoát nạn trong vụ xả súng ở Orlando (bang Florida), NYT đã tương tác với độc giả bằng cách đề nghị người xem đóng góp câu hỏi ở phần bình luận. Bà Louise Story, phóng viên kỳ cựu của NYT, gọi đây là “báo chí tương tác”. Story chia sẻ trên mạng WAN-IFRA rằng: “Những gì diễn ra trên màn ảnh bị ảnh hưởng bởi khán giả trong thời gian thực. Loại hình đưa tin này có mức độ tập trung vào khán giả ngang với nội dung báo chí”. Trong khi đó, theo Wall Street Journal, trung bình một người dùng Facebook xem video trực tuyến lâu hơn gấp 3 lần so với các loại hình video khác.

Ở Việt Nam, với “dân số Internet” lên tới 34 triệu người (tính đến tháng 8/2016) và thời gian truy cập Facebook trung bình là 2,5 giờ/ngày, nhiều tờ báo cũng đã lập các fanpage và chọn lọc chia sẻ các nội dung nổi bật để tăng kênh truyền tải thông tin. Nhiều fanpage có hàng triệu lượt “like” (yêu thích) như báo VnExpress (2,5 triệu), Tuổi Trẻ (1,9 triệu), Zing (1,6 triệu), Thanh Niên (1,2 triệu)…

tuong tac tren fanpage con dao hai luoi

Trên fanpage, độc giả có thể phản hồi nội dung thông tin bằng cách “comment” (bình luận) hoặc “share” (chia sẻ) bài viết. Về phía tòa soạn, tương tác với công chúng qua MXH không chỉ giúp biết được tức thời những mối quan tâm của dư luận, mà còn thúc đẩy độc giả tham gia vào quá trình sản xuất, truyền phát thông tin. Trong nhiều trường hợp, những ý kiến quý báu của công chúng giúp cơ quan báo chí nói chung, nhà báo nói riêng, mở rộng đề tài và góc nhìn, tổ chức những tuyến bài mới có chiều sâu…

Như vậy, MXH đã trao cho độc giả một sức mạnh to lớn trong việc giám sát và phản biện báo chí, giúp báo chí hoạt động công khai, minh bạch và chuyên nghiệp hơn. Trước thực tế này, giới nghiên cứu cho rằng “quyền lực thứ năm” của MXH đang làm lung lay vị trí “quyền lực thứ tư” của báo chí truyền thống. Điều đó cũng cho thấy báo chí thời đại Internet không còn là công cụ truyền thông một chiều từ tòa soạn đến độc giả nữa, mà đang dần trở thành một diễn đàn thực sự để công chúng tiếp nhận thông tin và tranh luận về các vấn đề quan tâm.

Thích nghi với hoàn cảnh mới

Một khi đã “lên mạng”, các tòa soạn phải chấp nhận tuân thủ những luật chơi của “cộng đồng mạng”. Điều này khiến các cơ quan báo chí chịu ảnh hưởng tiêu cực của MXH. Với hàng triệu người theo dõi, các tòa soạn khó có thể kiểm soát được tất cả các bình luận, ý kiến phản hồi của bạn đọc trên fanpage. Vì vậy, ban biên tập sẽ để lọt những bình luận có nội dung xấu, xuyên tạc, vi phạm quy định của pháp luật… và những bình luận này sẽ tồn tại trong một thời gian dài trên fanpage.

Nhiều cơ quan báo chí - truyền thông quốc tế cũng bắt đầu e dè trước sự “tự do thái quá” trên MXH. Bà Arlene Burgos, Giám đốc bộ phận truyền thông xã hội của ABS-CBN (hãng tin tức lớn tại Philippines có tài khoản Facebook thu hút 11,7 triệu người theo dõi), cho rằng Facebook mang tới một không gian rộng lớn, nhưng lại không phải là nơi dành cho các cuộc tranh luận trí tuệ. Bên cạnh đó, bà Burgos cũng nhận thấy một lượng lớn độc giả hành xử thiếu trách nhiệm thậm chí áp đặt giọng điệu các bình luận mà không suy nghĩ về hậu quả. “Tôi nghĩ rằng sẽ rất nguy hiểm nếu chuyện cứ diễn ra theo cách đó”, bà nói.

tuong tac tren fanpage con dao hai luoi

Thống kê và dự báo số lượng người dùng Facebook tại Việt Nam từ năm 2014-2021. (Nguồn: Statista).

Tại Việt Nam, mới đây hàng loạt tờ báo có số lượng bạn đọc truy cập và bình luận nhiều như VnExpress, Thanh Niên, Zing, Dân Trí… đã quyết định đóng cửa tạm thời fanpage của mình để tránh gây ảnh hưởng xấu tới dư luận. Trên ICTNews, đại diện của VnExpress cho hay fanpage của báo này nhận được khoảng 50.000 bình luận/ngày và mỗi bài báo được chia sẻ trên fanpage thường giúp tăng thêm khoảng 30% lượt bạn đọc. Trước lượng tương tác lớn như vậy, các bình luận hiển thị tuân theo cơ chế hậu kiểm chung của Facebook, chứ đội ngũ quản trị của VnExpress chưa đủ khả năng để kiểm duyệt toàn bộ nội dung xuất hiện trên fanpage.

Từ thực tế trên có thể thấy, khi nền tảng công nghệ giúp cho việc chia sẻ thông tin trở nên dễ dàng hơn, một thông tin nổi bật (dù tích cực hay tiêu cực) có khả năng lan truyền nhanh trên MXH như một thứ virus. Cơ chế lan truyền thông tin này khiến các fanpage dường như đang bị cuốn vào xu hướng “lá cải hóa” và “thương mại hóa” báo chí. Việc có được hàng triệu người theo dõi đã thúc đẩy các tòa soạn tìm kiếm những thông tin “thú vị”, đa phần là gây tranh cãi, để độc giả tích cực tham gia chia sẻ và thảo luận, qua đó tăng lượt truy cập. Lượng truy cập cao đồng nghĩa với tờ báo đó sẽ có tiếng nói hơn, đồng thời thu hút nhiều quảng cáo hơn.

Rõ ràng, trước sự phát triển của khoa học - công nghệ, việc quản lý và định hướng hoạt động tương tác trên fanpage đặt ra nhiều thách thức mới. Trong bối cảnh đó, nhiều ý kiến cho rằng các tòa soạn cần tăng cường đầu tư về nhân sự, hạ tầng và ứng dụng công nghệ, chẳng hạn như lập danh sách các cụm từ nhạy cảm, trái với thuần phong mỹ tục đưa vào bộ lọc, đồng thời khóa các bình luận sai trái… Tuy nhiên, theo kinh nghiệm của ông Bevan Lakay, biên tập viên của mạng tin News24 (Nam Phi), “độc giả rất khôn ngoan và dành nhiều công sức cho việc vượt hệ thống lọc. Chúng tôi cấm một từ gây phản cảm và chỉ ngay ngày hôm sau, nó sẽ xuất hiện dưới một hình thức khác”.

Vì vậy, bên cạnh việc kiểm duyệt, các tòa soạn cần đa dạng hóa và khai thác tối đa các hình thức tương tác trên báo điện tử để nắm bắt các quan điểm của công chúng đối với các vấn đề xã hội; qua đó tạo ra một không gian nơi độc giả và nhà báo có thể kết nối, trao đổi với nhau với thái độ tôn trọng và xây dựng.

Cuối cùng, các tòa soạn cũng cần nhận thức rằng, vai trò quan trọng trong việc hạn chế ảnh hưởng xấu của MXH thuộc về chính các cơ quan báo chí. Hiện nay, không chỉ ở Việt Nam mà ở nhiều quốc gia khác, báo chí truyền thống cũng đang phải “vật lộn” với MXH để không bị bỏ lại trong kỷ nguyên số. Thực tế cho thấy, MXH có tốc độ lan truyền thông tin nhanh và rộng, nhưng công chúng vẫn tìm đến những nội dung chất lượng, được kiểm chứng của báo chí truyền thống. Vai trò “gác cổng thông tin” của báo chí vẫn còn đó, vấn đề là các tòa soạn và phóng viên phải tôn trọng đạo đức nghề báo trong khi tìm cách thích nghi với hoàn cảnh mới.

tuong tac tren fanpage con dao hai luoi Facebook đầu tư ở châu Phi: Lợi cả đôi đường

Trong chuyến thăm tới Nigeria và Kenya cuối tuần qua, Giám đốc điều hành Facebook Mark Zuckerberg cam kết tăng cường kết nối người dùng ...

tuong tac tren fanpage con dao hai luoi Mexico: Tội phạm mạng gây thiệt hại 24 triệu USD/năm

Theo ước tính của công ty môi giới bảo hiểm Lockton, các vụ tấn công mạng gây thiệt hại hơn 24 triệu USD mỗi năm ...

tuong tac tren fanpage con dao hai luoi Ấn tượng tranh vẽ từ… tóc vụn

Thợ cắt tóc Vương Tiểu Cửu (31 tuổi) ở tỉnh Cát Lâm (Trung Quốc) đã tạo nên những bức tranh rất ấn tượng từ… tóc ...

Quang Chinh

Đọc thêm

Tin thế giới 29/3: Nga gọi nhập ngũ hàng chục nghìn quân, Philippines tuyên bố không khuất phục Bắc Kinh ở Biển Đông, Argentina bắt tàu Trung Quốc

Tin thế giới 29/3: Nga gọi nhập ngũ hàng chục nghìn quân, Philippines tuyên bố không khuất phục Bắc Kinh ở Biển Đông, Argentina bắt tàu Trung Quốc

Nga gọi nhập ngũ hàng chục nghìn quân, Philippines tuyên bố không khuất phục Bắc Kinh ở Biển Đông, Argentina bắt tàu Trung Quốc
JBIC sẽ ưu tiên cho các dự án chuyển đổi năng lượng ở Việt Nam

JBIC sẽ ưu tiên cho các dự án chuyển đổi năng lượng ở Việt Nam

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà tiếp ông Tanimoto Masayuki, Giám đốc điều hành quốc gia Ngân hàng Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JBIC).
Giá vàng hôm nay 30/3/2024: Giá vàng thế giới phá kỷ lục, ngân hàng bán tháo USD 'gom hàng'; trong nước tiếp tục bứt phá?

Giá vàng hôm nay 30/3/2024: Giá vàng thế giới phá kỷ lục, ngân hàng bán tháo USD 'gom hàng'; trong nước tiếp tục bứt phá?

Giá vàng hôm nay 30/3/2024, thế giới tăng giá như không thể ngăn cản, các ngân hàng trung ương bán tháo USD để mua vàng. Điều gì đang xảy ra?
Giá tiêu hôm nay 30/3/2024, người tiêu dùng sẵn sàng trả nhiều tiền cho hàng chất lượng cao, nông dân khó khăn với nhiều lựa chọn thay thế cây tiêu

Giá tiêu hôm nay 30/3/2024, người tiêu dùng sẵn sàng trả nhiều tiền cho hàng chất lượng cao, nông dân khó khăn với nhiều lựa chọn thay thế cây tiêu

Giá tiêu hôm nay 30/3/2024 tại thị trường trong nước giảm nhẹ ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 92.000 – 95.000 đồng/kg.
Kỷ niệm 120 năm ngày sinh của đồng chí Nguyễn Lương Bằng tại Nga

Kỷ niệm 120 năm ngày sinh của đồng chí Nguyễn Lương Bằng tại Nga

Đại sứ quán Việt Nam tại Nga kỷ niệm 120 năm ngày sinh đồng chí Nguyễn Lương Bằng, nhà lãnh đạo tiền bối tiêu biểu của Đảng và cách mạng ...
Luồng gió mới của chính trường Senegal

Luồng gió mới của chính trường Senegal

Tân Tổng thống Bassirou Diomaye Faye hứa hẹn định hình lại tương lai ổn định và phát triển của Senegal.
Tin thế giới 29/3: Nga gọi nhập ngũ hàng chục nghìn quân, Philippines tuyên bố không khuất phục Bắc Kinh ở Biển Đông, Argentina bắt tàu Trung Quốc

Tin thế giới 29/3: Nga gọi nhập ngũ hàng chục nghìn quân, Philippines tuyên bố không khuất phục Bắc Kinh ở Biển Đông, Argentina bắt tàu Trung Quốc

Nga gọi nhập ngũ hàng chục nghìn quân, Philippines tuyên bố không khuất phục Bắc Kinh ở Biển Đông, Argentina bắt tàu Trung Quốc
Liệu Ukraine có thuyết phục được Ấn Độ trong quan hệ với Nga?

Liệu Ukraine có thuyết phục được Ấn Độ trong quan hệ với Nga?

Bộ trưởng Ngoại giao Ukraine Dmitry Kuleba đến thăm New Delhi trong bối cảnh Ukraine nỗ lực giành lấy sự ủng hộ của Ấn Độ.
Ngoại trưởng Pháp thăm Trung Quốc

Ngoại trưởng Pháp thăm Trung Quốc

Chuyến thăm của Ngoại trưởng Sejourne nhân dịp Pháp và Trung Quốc kỷ niệm 60 năm thiết lập quan hệ ngoại giao và đang nỗ lực tăng cường quan hệ.
Cự tuyệt kế hoạch của Ukraine, Nga sẽ chỉ tham gia hội nghị hòa bình nếu có điều kiện này

Cự tuyệt kế hoạch của Ukraine, Nga sẽ chỉ tham gia hội nghị hòa bình nếu có điều kiện này

Nếu lợi ích của Nga được tôn trọng, Moscow sẵn sàng bảo đảm lợi ích hợp pháp của các bên tham gia khác trong quá trình đàm phán về vấn đề Ukraine.
Olympic Paris 2024: Lo nguy cơ bị tấn công khủng bố, Pháp điều hàng chục nghìn quân, vẫn phải nhờ cậy thêm đồng minh

Olympic Paris 2024: Lo nguy cơ bị tấn công khủng bố, Pháp điều hàng chục nghìn quân, vẫn phải nhờ cậy thêm đồng minh

Pháp đã đề nghị các đồng minh quốc tế cử hàng nghìn nhân viên an ninh đến hỗ trợ bảo vệ Olympic Paris 2024 trước nguy cơ khủng bố.
Nga bảo vệ Triều Tiên trước động thái mới của Mỹ

Nga bảo vệ Triều Tiên trước động thái mới của Mỹ

Nga phủ quyết dự thảo nghị quyết do Mỹ đề xuất gia hạn nhiệm vụ của Nhóm chuyên gia giám sát trừng phạt Triều Tiên thêm một năm.
Quan hệ Pháp-Brazil: Nối lại nồng ấm

Quan hệ Pháp-Brazil: Nối lại nồng ấm

Chuyến đi của Tổng thống Pháp tới Brazil được cho là làm nồng ấm trở lại mối quan hệ băng giá dưới thời Tổng thống Brazil Jair Bolsonaro.
Ngoại trưởng Mỹ thăm Hàn Quốc: Thông điệp nồng ấm

Ngoại trưởng Mỹ thăm Hàn Quốc: Thông điệp nồng ấm

Sự hiện diện của Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken tại Seoul lần này cũng cho thấy quan hệ đồng minh tiếp tục gắn kết chặt chẽ giữa Mỹ và Hàn Quốc.
Phía sau kỳ vọng của Thái Lan ở EU

Phía sau kỳ vọng của Thái Lan ở EU

Thông điệp mà Thủ tướng Thái Lan Srettha Thavisin muốn chuyển tới châu Âu, đặc biệt là Pháp và Đức là 'Thái Lan đã mở cửa kinh doanh trở lại'.
Tăng gắn kết, tìm đồng thuận

Tăng gắn kết, tìm đồng thuận

Chuyến thăm Mỹ của Tổng thống Ba Lan Andrzej Duda cùng Thủ tướng Donald Tusk có thể coi là nỗ lực nâng tầm gắn kết mối quan hệ đồng minh với Mỹ.
Bầu cử Tổng thống Mỹ: Định hình cuộc đua ‘song mã’

Bầu cử Tổng thống Mỹ: Định hình cuộc đua ‘song mã’

Sau ngày Siêu thứ Ba, việc lựa chọn ứng viên Tổng thống của đảng Dân chủ và Cộng hòa gần như đã an bài.
Tổng thống Pháp thăm CH Czech: Nỗ lực tìm kiếm đồng minh

Tổng thống Pháp thăm CH Czech: Nỗ lực tìm kiếm đồng minh

Tổng thống Pháp đến CH Czech không chỉ đáp lễ mà còn là nỗ lực thể hiện vai trò dẫn dắt của nước Pháp và tìm kiếm sự ủng hộ của đồng minh.
Thiếu hụt đạn dược trong xung đột với Nga, Ukraine tăng cường sản xuất vũ khí 'cây nhà lá vườn'

Thiếu hụt đạn dược trong xung đột với Nga, Ukraine tăng cường sản xuất vũ khí 'cây nhà lá vườn'

Trong bối cảnh xung đột Nga-Ukraine vẫn tiếp diễn, Kiev đang nỗ lực tự sản xuất vũ khí với sự hỗ trợ của phương Tây để đáp ứng nhu cầu.
Điều gì đang xảy ra với quan hệ Mỹ-Israel?

Điều gì đang xảy ra với quan hệ Mỹ-Israel?

Việc Mỹ bỏ phiếu trắng với nghị quyết kêu gọi ngừng bắn ở Gaza của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc liệu có thể làm chuyển hướng quan hệ với Israel?
Nhật Bản cho phép xuất khẩu máy bay chiến đấu tối tân: 3 điều cần biết

Nhật Bản cho phép xuất khẩu máy bay chiến đấu tối tân: 3 điều cần biết

Kế hoạch theo Chương trình Không quân Chiến đấu Toàn cầu (GCAP) của Nhật Bản, Anh và Italy báo hiệu sự thay đổi then chốt trong chiến lược an ninh khu vực.
Ngoại trưởng Ấn Độ thăm Đông Nam Á: Dấu ấn Hành động hướng Đông, khẳng định giá trị chung với ASEAN

Ngoại trưởng Ấn Độ thăm Đông Nam Á: Dấu ấn Hành động hướng Đông, khẳng định giá trị chung với ASEAN

Ngoại trưởng Ấn Độ tìm cách tối đa hóa hoạt động ngoại giao để đưa mối quan hệ của Ấn Độ với các đối tác Đông Nam Á lên một tầm cao mới.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow: 'Điểm mù' của Cơ quan an ninh Nga hay thuyết âm mưu đánh lạc hướng?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow: 'Điểm mù' của Cơ quan an ninh Nga hay thuyết âm mưu đánh lạc hướng?

Khi chính lực lượng IS đã nhận là chủ mưu cuộc khủng bố, Nga vẫn chưa thể vội vàng tin bởi nếu vội tin rất có thể Moscow đã dính bẫy.
Chuyên gia EU: Châu Âu thức tỉnh sau 'giấc ngủ Đông', cục diện xung đột Nga-Ukraine sắp có bước chuyển?

Chuyên gia EU: Châu Âu thức tỉnh sau 'giấc ngủ Đông', cục diện xung đột Nga-Ukraine sắp có bước chuyển?

EU đồng lòng hỗ trợ Ukraine 'bằng mọi giá' vì hòa bình trong bối cảnh Nga đang dành nhiều lợi thế trong cuộc xung đột.
Phiên bản di động