Vì sao doanh nghiệp Việt khó ra biển lớn?

Từ góc độ của người phụ trách công tác thương vụ Việt Nam tại Đức, với kinh nghiệm vài thập kỷ học tập và công tác tại Đức, tác giả Nguyễn Hữu Tráng đã đưa ra những phân tích thẳng thắn, chân thành của ông về "hải trình" của con thuyền doanh nghiệp Việt.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
vi sao doanh nghiep viet kho ra bien lon Thủ tướng: Văn hóa doanh nghiệp là cầu nối hữu hiệu để hội nhập
vi sao doanh nghiep viet kho ra bien lon Hàng hoá Việt tìm đường vào các nước ASEAN

Việt Nam hội nhập quốc tế đã khá sâu rộng, công cuộc hội nhập kinh tế diễn ra cũng nhiều năm và chắc chắn thời gian tới sẽ càng nhanh chóng và quyết liệt hơn. Phát biểu tại “Gala Kết nối và Hội nhập chào mừng Hội nghị Kinh tế Đối ngoại 2016” do Bộ Ngoại giao và Tạp chí The Economist tổ chức tại TP. Hồ Chí Minh ngày 2/11 vừa qua, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh: “Con tàu kinh tế Việt Nam đang tiến ra biển lớn của kinh tế toàn cầu với độ mở của nền kinh tế ngày càng cao” (Báo Thế giới và Việt Nam ngày 2/11/2016). Nếu không phải doanh nghiệp Việt Nam, ai sẽ là người đưa kinh tế Việt Nam ra biển lớn như mong mỏi của Chính phủ, Thủ tướng và cũng là của nhân dân?

vi sao doanh nghiep viet kho ra bien lon
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc phát biểu ý kiến chỉ đạo tại Gala Kết nối và Hội nhập.

Trong bối cảnh chung đó, lẽ ra doanh nghiệp Việt Nam phải được chuẩn bị thật kỹ càng và tham gia tích cực, chủ động vào quá trình hội nhập quốc tế, tham gia các luật chơi quốc tế, để từng bước gia nhập chuỗi giá trị toàn cầu hay trở thành những “tay chơi toàn cầu” (global players). Nhưng thật buồn trước thực tế là khá nhiều doanh nghiệp vẫn đủng đỉnh thờ ơ, chưa nhận thức hết mức độ cấp thiết phải đổi mới, không chỉ trong công nghệ, máy móc mà trước hết là tư duy kinh doanh và cách thức tiếp cận với thị trường rộng lớn bên ngoài lãnh thổ Việt Nam. Do đang sống ngay giữa trung tâm châu Âu, được tiếp xúc và làm việc với cả doanh nghiệp Việt Nam và Đức, tôi cảm nhận được đôi điều để tự trả lời câu hỏi vì sao.

Tư duy kinh doanh như đang ở điểm xuất phát

Sau “Đổi mới”, cùng với gạo, nhiều mặt hàng nông, thủy, hải sản Việt Nam đã có chỗ đứng nhất định trên thị trường thế giới. Nhưng ba thập kỷ qua, Việt Nam vẫn chỉ dừng lại ở việc xuất thô những mặt hàng đó.

Đức là nước nhập khẩu cà phê Việt Nam nhiều nhất trong Liên minh châu Âu (EU), nhưng chỉ là cà phê nguyên liệu. Không có nhãn hàng cà phê nào của Việt Nam đứng được trong thị trường tiêu thụ cà phê lớn nhất EU này, ngoại trừ bán trong các chợ, khu thương mại dành cho người Việt ở những thành phố lớn. Vì sao vậy? Vì cách tiếp cận thị trường của ta quá cũ và lạc hậu.

Tư duy “buôn có bạn, bán có phường” không còn phù hợp. Hầu hết các yêu cầu kết nối với doanh nghiệp Đức hay tìm kiếm thị trường tiêu thụ gạo đều na ná như nhau, không thương hiệu gạo, không có các thông số về chất dinh dưỡng và các thông số khác theo yêu cầu của EU. Mặt hàng thủy hải sản cũng tương tự. Với những yêu cầu chung chung, việc tìm kiếm thị trường và kết nối doanh nghiệp là nhiệm vụ nhiều khi “bất khả thi”. Đâu đó vẫn còn có suy nghĩ mặt hàng nào bán được, bán chạy là đổ xô vào làm, không cần biết thị trường cần gì.

vi sao doanh nghiep viet kho ra bien lon
Là một trong những nhà bán lẻ hàng đầu ở Đức, nhưng hàng hóa của Selgros vẫn được nhập từ các doanh nghiệp đầu mối. (Nguồn: Horecanet)

EU và nhất là Đức là những thị trường đã ổn định và đòi hỏi chất lượng cao. Muốn bán được thứ gì ở đây, ta phải “đẩy“ một mặt hàng tương tự ra khỏi sạp hàng. Việc “đẩy” này phải thông qua chất lượng tốt hơn, hợp thị hiếu người tiêu dùng hơn; bao bì “bắt mắt” hơn và giá cả phải cạnh tranh hơn. Nếu không hơn được, hàng hóa của ta khó mà lọt được vào chứ đừng nói là “đẩy” hàng hóa của ai đó ra ngoài. Đây là điểm khác so với những thị trường còn thiếu hay còn cần những mặt hàng vốn là thế mạnh của ta. 

Xúc tiến thương mại, đầu tư kiểu “lối cũ ta về”

Thực tế công tác xúc tiến thương mại cứ “bổn cũ soạn lại” vừa tốn kém thời gian, tiền bạc, vừa gây mệt mỏi cho cơ quan đại diện ngoại giao hay thương vụ và hơn hết nó làm “mất hứng“ các đối tác Đức.

Tôi từng gặp nhiều người đi  xúc tiến thương mại, kêu gọi đầu tư cho tỉnh, địa phương mà sau một hồi dài dòng về thế mạnh của địa phương và kêu gọi doanh nghiệp Đức hãy đến với địa phương mình, khách hỏi xin danh thiếp để sau này liên hệ thì trả lời là... quên không mang theo. Không hiểu sau này có doanh nghiệp Đức nào muốn đầu tư ở địa phương đó thật, biết tìm quan chức này ở đâu? Có trường hợp hỏi thăm thì được biết lãnh đạo đó đã... “hưu” sau khi từ Đức trở về. 

Có lãnh đạo doanh nghiệp muốn tìm đối tác để liên doanh hoặc mua hệ thống máy móc, dây chuyền sản xuất “Made in Germany” vì nghe nói hàng của Đức tốt. Khi hỏi cụ thể hơn là muốn mua dây chuyền sản xuất loại hàng gì? Yêu cầu kỹ thuật ra sao? Số lượng mua bao nhiêu? Phương thức thanh toán thế nào?, thì trả lời là chưa có đề án cụ thể. Đó là hiện tượng khá phổ biến của các đoàn xúc tiến thương mại, đầu tư từ trong nước qua Đức. Số doanh nghiệp thực sự có nhu cầu không nhiều. Công tác chuẩn bị cho những hoạt động này nhiều khi thiếu chuyên nghiệp hoặc chưa nghiêm túc.

Sau khi dự những hoạt động này, khá nhiều doanh nghiệp Đức tỏ ra thất vọng và không có ý định tham dự những hoạt động tương tự.

Không tìm hiểu thị trường - “lỗi kinh điển”

Tiếp câu chuyện về cà phê Việt. Thị hiếu uống cà phê của Đức và Việt Nam khác nhau. Ở những thành phố lớn, thanh niên thích loại cà phê “to go” của Starbuck hay Einstein Kaffee, nhưng trong gia đình hay công sở, vẫn thịnh hành cà phê pha máy, uống với sữa tươi. Nhưng doanh nghiệp cà phê Việt Nam sang tiếp thị trong những “Tuần lễ hàng Việt Nam” hay trong các dịp đi đoàn xúc tiến, đa phần mang theo cà phê hòa tan ba trong một khá nhiều đường. Sản phẩm này hoàn toàn xa lạ với tập quán uống của người Đức.

vi sao doanh nghiep viet kho ra bien lon
Gian hàng chung của Việt Nam với mô hình Đoan Môn và màn hình LED cỡ lớn tại Hội chợ Du lịch quốc tế - ITB Berlin 2016. (Nguồn: TTXVN)

Cách thức nhập và phân phối hàng hóa ở Đức cũng khác mà không phải doanh nghiệp nào cũng chú ý. Việc nhập và phân phối các mặt hàng bán ở hệ thống bán lẻ của Đức do các doanh nghiệp đầu mối thực hiện. Các chuỗi siêu thị bán lẻ hầu như không nhập trực tiếp. Nhiều doanh nghiệp bán buôn lớn như Metro hay Selgros cũng vậy. Cà phê tiêu thụ ở Đức do một vài tên tuổi nhập, rang chế và phân phối như Jacobs hay Melitta. Người tiêu dùng Đức vốn quen với các nhãn hàng này nên khó chấp nhận nhãn hàng khác, trừ một số rất ít ngoại lệ như cà phê của Italy. 

Do đó, chỉ có cách là ta tham gia với họ để tạo thêm nhiều giá trị cho cà phê Việt Nam ở thị trường Đức. Tương tự như vậy, việc nhập khẩu và phân phối mặt hàng rau hoa quả cũng do một vài doanh nghiệp đầu mối thực hiện. Hàng Việt Nam muốn vào được hệ thống siêu thị Đức, bán cho người tiêu dùng Đức, không có cách nào khác là phải thông qua những đầu mối này.

“Cưỡi ngựa xem hoa”... qua hội chợ

Một nước có truyền thống công nghiệp và thương mại như Đức, hội chợ luôn giữ một vai trò cực kỳ quan trọng. Ở đó, người ta không chỉ trưng bày, giới thiệu  hàng hóa, công nghệ, máy móc mới mà còn là nơi tìm bạn hàng, trao đổi kinh nghiệm, mở rộng kết nối. Mỗi năm Đức có hàng trăm hội chợ lớn nhỏ với 35.000 doanh nghiệp trong nước và nước ngoài tham gia và trên dưới một triệu lượt khách tham quan. 2/3 hội chợ chuyên ngành hàng đầu thế giới là ở Đức.

Nếu đến thăm hội chợ ở Đức,  ta thấy số đông là các đoàn doanh nghiệp Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc. Hàng hóa, máy móc của các nước này được trưng bày tại những gian hàng lớn không thua gì các nước châu Âu hay Mỹ.

Còn doanh nghiệp Việt Nam có dự hội chợ ở Đức hay không? Chắc chắn tại một số hội chợ lớn ở Berlin có doanh nghiệp Việt tham gia, nhưng tại những hội chợ chuyên ngành hàng đầu thế giới như CeBit (Hanover) hay MEDICA (Dusseldorf)... hầu như không có tên Việt Nam.

Một điều dễ thấy tại các gian hàng hội chợ của doanh nghiệp Việt Nam là cách trưng bày, giới thiệu sản phẩm vẫn “xưa như Diễm”, không thay đổi nhiều, có những thứ được tận dụng từ những năm trước để tiết kiệm chi phí. Còn lãnh đạo và cán bộ của doanh nghiệp thường chỉ dự buổi khai mạc. Mọi việc sau đó có khi khoán trắng cho người làm thuê theo thời vụ. Nếu khách có hỏi cũng trả lời qua loa vì không nắm được gì cụ thể. Khi được hỏi chủ doanh nghiệp hay trưởng đoàn doanh nghiệp đâu, thường được trả lời là đi thăm quan thành phố hoặc “shopping”. Có lẽ đó mới là mục đích chính của việc sang Đức dự hội chợ.

Điểm yếu nữa khiến doanh nghiệp Việt khó giao tiếp là khả năng ngoại ngữ (tiếng Anh). Không phải doanh nghiệp nào cũng có khả năng thuê phiên dịch chuyên nghiệp. Do không có kiến thức chuyên môn nên việc truyền tải nội dung và kết nối khá khó khăn.

Nói vậy không có nghĩa là không có những doanh nghiệp lớn hoặc doanh nghiệp tư nhân khá thành công trong việc kết nối quốc tế, nhưng “một vài cánh én không làm nên mùa Xuân”. Tôi đã đọc đâu đó câu chuyện hội nhập quốc tế của doanh nghiệp Việt thời kỳ toàn cầu hóa như dùng thuyền thúng đi ra biển cả. Mấy chục năm qua rồi, nhưng vẫn cái thuyền thúng đó, vẫn những con người đó và vẫn chỉ mới đâu đó quanh “bờ ao nhà mình”, chứ chưa dám bứt phá để tự tin ra biển lớn, nơi mở ra nhiều cơ hội nhưng cũng không ít thách thức đang chờ đón.

vi sao doanh nghiep viet kho ra bien lon Hàng hoá Việt tìm đường vào các nước ASEAN

Hiện nay, ASEAN là một trong các đối tác thương mại quan trọng nhất của Việt Nam, đứng thứ hai sau Trung Quốc. Theo thống ...

vi sao doanh nghiep viet kho ra bien lon Vận động xây dựng Văn hóa doanh nghiệp Việt Nam

Lễ phát động "Cuộc vận động xây dựng Văn hóa doanh nghiệp Việt Nam" và công bố Ngày Văn hóa doanh nghiệp Việt Nam sẽ ...

vi sao doanh nghiep viet kho ra bien lon Nhiều cơ hội mới kết nối kinh tế Bắc Âu và AEC

Đây chính là thời điểm doanh nghiệp Việt Nam (DNVN) cần đón đầu, chuẩn bị cho những cơ hội sắp tới. 

Nguyễn Hữu Tráng (từ Berlin, Đức)

Đọc thêm

Cận cảnh Mazda CX-80 vừa ra mắt: Thiết kế 3 hàng ghế, chỉ có động cơ hybrid

Cận cảnh Mazda CX-80 vừa ra mắt: Thiết kế 3 hàng ghế, chỉ có động cơ hybrid

SUV cỡ lớn Mazda CX-80 chính thức ra mắt với thiết kế 3 hàng ghế gồm cấu hình 6 hoặc 7 chỗ, đáng chú ý chỉ có trang bị động ...
Lệnh cấm LNG Nga chưa thể thực hiện bởi Moscow và châu Âu vẫn 'cần có nhau'

Lệnh cấm LNG Nga chưa thể thực hiện bởi Moscow và châu Âu vẫn 'cần có nhau'

Những nỗ lực nhằm hạn chế khối lượng nhập khẩu khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) kỷ lục từ Nga của châu Âu cần được tiếp cận một cách thận ...
Top 4 mẫu xe mui trần cứng tốt nhất năm 2024

Top 4 mẫu xe mui trần cứng tốt nhất năm 2024

Nhắc đến xe mui trần cứng người ta sẽ nghĩ ngay đến những mẫu xe có thiết kế đậm chất thể thao, cá tính nhưng không kém phần sang trọng.
Nhận định, soi kèo Luton Town vs Brentford, 21h00 ngày 20/4 - Vòng 34 Ngoại hạng Anh

Nhận định, soi kèo Luton Town vs Brentford, 21h00 ngày 20/4 - Vòng 34 Ngoại hạng Anh

Nhận định trận đấu, soi kèo Luton Town vs Brentford tại vòng 34 giải Ngoại hạng Anh được diễn ra vào lúc 21h00 ngày 20/4.
Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 21/4/2024, Lịch vạn niên ngày 21 tháng 4 năm 2024

Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 21/4/2024, Lịch vạn niên ngày 21 tháng 4 năm 2024

Lịch âm 21/4. Lịch âm hôm nay 21/4/2024? Âm lịch hôm nay 21/4. Lịch vạn niên 21/4/2024. Ngày hôm nay tốt hay xấu? Xem ngày giờ, hướng tốt xấu...
Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 21/4/2024: Tuổi Sửu sự nghiệp hanh thông

Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 21/4/2024: Tuổi Sửu sự nghiệp hanh thông

Xem tử vi 21/4 - tử vi 12 con giáp hôm nay 21/4/2024 - Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất và Hợi về công việc, ...
Lệnh cấm LNG Nga chưa thể thực hiện bởi Moscow và châu Âu vẫn 'cần có nhau'

Lệnh cấm LNG Nga chưa thể thực hiện bởi Moscow và châu Âu vẫn 'cần có nhau'

Những nỗ lực nhằm hạn chế khối lượng nhập khẩu khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) kỷ lục từ Nga của châu Âu cần được tiếp cận một cách thận trọng.
Tin tốt 'lũ lượt' cập bến Ấn Độ, nền kinh tế 3,7 nghìn tỷ USD có thể trở thành siêu cường?

Tin tốt 'lũ lượt' cập bến Ấn Độ, nền kinh tế 3,7 nghìn tỷ USD có thể trở thành siêu cường?

Những năm qua, dưới sự lãnh đạo của Thủ tướng Narendra Modi, Ấn Độ sẵn sàng trở thành cường quốc kinh tế thế kỷ XXI.
Kinh tế Ukraine: Lộ số tiền cần để tái thiết trong năm nay, EIB cam kết 'bắn' 560 triệu Euro

Kinh tế Ukraine: Lộ số tiền cần để tái thiết trong năm nay, EIB cam kết 'bắn' 560 triệu Euro

Ngày 19/4, Thủ tướng Ukraine Denys Shmyhal cho biết, nước này sẽ nhận được khoản tài trợ 560 triệu Euro từ Ngân hàng Đầu tư châu Âu (EIB).
Tài sản Nga bị phong tỏa: G7 đang 'ủ mưu' tiêu tiền của Moscow, Mỹ nêu quan điểm, Pháp nói phải làm điều này

Tài sản Nga bị phong tỏa: G7 đang 'ủ mưu' tiêu tiền của Moscow, Mỹ nêu quan điểm, Pháp nói phải làm điều này

G7 sẽ tiếp tục tìm kiếm các phương thức sử dụng tài sản công của Nga bị đóng băng để hỗ trợ tài chính cho Ukraine.
Giá vàng hôm nay 20/4/2024: Giá vàng 'bay' nhanh sau tin từ Israel, sẽ lên mức 2.500 USD/ounce? SJC hết trợ lực?

Giá vàng hôm nay 20/4/2024: Giá vàng 'bay' nhanh sau tin từ Israel, sẽ lên mức 2.500 USD/ounce? SJC hết trợ lực?

Giá vàng hôm nay 20/4/2024 trên thị trường thế giới tăng mạnh sau hành động quân sự của Israel làm tăng sức hấp dẫn của tài sản an toàn này.
Kinh tế toàn cầu: Một chút hy vọng vào Hội nghị mùa Xuân!

Kinh tế toàn cầu: Một chút hy vọng vào Hội nghị mùa Xuân!

Tổng giám đốc IMF cảnh báo nền kinh tế toàn cầu đối mặt với một thập kỷ 'tăng trưởng ảm đạm' và 'mất lòng tin của người dân'.
Bất động sản mới nhất: Đất nền nhộn nhịp, cẩn trọng rơi vào 'bẫy' giá cao, trường hợp phải sang tên sổ đỏ

Bất động sản mới nhất: Đất nền nhộn nhịp, cẩn trọng rơi vào 'bẫy' giá cao, trường hợp phải sang tên sổ đỏ

Thị trường chung cư, đất nền, thổ cư nhộn nhịp, người dân tránh rơi vào bẫy giá cao… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Nối gót chung cư, giá nhà trong ngõ Hà Nội ‘nổi sóng’, trường hợp không được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất

Bất động sản mới nhất: Nối gót chung cư, giá nhà trong ngõ Hà Nội ‘nổi sóng’, trường hợp không được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất

Thị trường nhà ở riêng lẻ đang hình thành mặt bằng giá mới, giá chung cư mới tại Hà Nội cao… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Thị trường thêm nhiều ‘người chơi’ lớn, xuất hiện ‘cá mập’ gom đất nền, loạt dự án chưa đủ điều kiện mua bán

Bất động sản mới nhất: Thị trường thêm nhiều ‘người chơi’ lớn, xuất hiện ‘cá mập’ gom đất nền, loạt dự án chưa đủ điều kiện mua bán

Thị trường sẽ được khơi thông nhờ Luật Đất đai, đất nền đang ‘ấm dần’, Hà Nội sắp đấu giá nhiều thửa đất… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Đất nền ‘đảo chiều’, thị trường liệu có ‘bong bóng’? Chung cư Hà Nội tăng 9%/năm, siết chặt hoạt động môi giới

Bất động sản mới nhất: Đất nền ‘đảo chiều’, thị trường liệu có ‘bong bóng’? Chung cư Hà Nội tăng 9%/năm, siết chặt hoạt động môi giới

'Băng' đất nền đã tan, thị trường đón dòng tiền lớn, giá chung cư Hà Nội tăng vùn vụt… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Lý giải sức hút của đất nền Hà Nội, giá nhà ở xã hội ‘phi mã’, phương pháp định giá đất theo Luật Đất đai 2024

Bất động sản mới nhất: Lý giải sức hút của đất nền Hà Nội, giá nhà ở xã hội ‘phi mã’, phương pháp định giá đất theo Luật Đất đai 2024

Giá chung cư Hà Nội tăng mạnh, đất nền hút quan tâm, giá nhà ở xã hội cũ tăng chóng mặt… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Đã đến lúc mua nhà, địa ốc công nghiệp trỗi dậy, thị trường TPHCM khởi sắc, thông báo đăng ký nhà ở xã hội ở Hà Nội

Bất động sản mới nhất: Đã đến lúc mua nhà, địa ốc công nghiệp trỗi dậy, thị trường TPHCM khởi sắc, thông báo đăng ký nhà ở xã hội ở Hà Nội

Đã tới thời điểm để xuống tiền đầu tư, quy định cụ thể điều kiện hưởng chính sách hỗ trợ nhà ở xã hội… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/4: USD đột ngột giảm, trong nước vẫn cao ngất ngưởng

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/4: USD đột ngột giảm, trong nước vẫn cao ngất ngưởng

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/4 giảm lần đầu tiên sau chuỗi tăng 6 ngày liên tiếp, trong khi đó, đồng Euro tăng 0,5%.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 17/4: Tỷ giá USD tại các ngân hàng đều áp sát mức trần

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 17/4: Tỷ giá USD tại các ngân hàng đều áp sát mức trần

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 17/4 ghi nhận đồng USD đạt đỉnh 5 tháng so với đồng Euro.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 15/4: Đồng USD bứt phá mạnh mẽ, Euro bị giới hạn

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 15/4: Đồng USD bứt phá mạnh mẽ, Euro bị giới hạn

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 15/4 ghi nhận chỉ số Dollar Index bứt phá mạnh mẽ lên trên mốc 105, tiến thẳng lên vùng 106.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 12/4: USD giữ nhịp, Euro 'thoát đáy', Yen Nhật vẫn ở mức thấp

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 12/4: USD giữ nhịp, Euro 'thoát đáy', Yen Nhật vẫn ở mức thấp

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 12/4 ghi nhận đồng USD tiếp tục tăng do giá sản xuất tháng 3 của Mỹ thấp hơn dự kiến.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 11/4: USD tăng 'bốc đầu', Nhật Bản không thể hỗ trợ đồng Yen lúc này?

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 11/4: USD tăng 'bốc đầu', Nhật Bản không thể hỗ trợ đồng Yen lúc này?

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 11/4 ghi nhận USD tăng và đạt đỉnh 34 năm so với Yen, sau khi dữ liệu mới công bố về lạm phát ở Mỹ.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 10/4: Yen Nhật bất ngờ leo đỉnh, vì sao?

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 10/4: Yen Nhật bất ngờ leo đỉnh, vì sao?

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 10/4 ghi nhận tiệm cận trở lại với mức cao nhất trong 34 năm là 151,975 USD/Yen hồi tháng 3.
Phiên bản di động