Việt Nam ghi dấu ấn trong hội nhập pháp lý đa phương

Ngày 4/11, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Lê Hoài Trung đã có buổi trả lời phỏng vấn báo chí về việc Đại sứ Nguyễn Hồng Thao - ứng cử viên của Việt Nam được bầu vào Ủy ban Luật pháp quốc tế (ILC).
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
vie t nam ghi da u a n trong hoi nhap phap ly da phuong Bước tiến quan trọng trong quá trình hội nhập quốc tế của Việt Nam
vie t nam ghi da u a n trong hoi nhap phap ly da phuong Đại sứ Nguyễn Hồng Thao trúng cử vào Ủy ban Luật pháp Quốc tế
vie t nam ghi da u a n trong hoi nhap phap ly da phuong
Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Lê Hoài Trung. (Ảnh: Quang Hòa/TGVN)

Xin Thứ trưởng cho biết ý nghĩa của việc ứng cử thành viên Ủy ban Luật pháp quốc tế của Liên hợp quốc?

Thứ trưởng Lê Hoài Trung: Ủy ban Luật pháp Quốc tế (ILC) được thành lập theo Nghị quyết số 174 (II) ngày 21/11/1947 của Đại hội đồng Liên hợp quốc với 34 thành viên là những người được thừa nhận có trình độ và năng lực trong lĩnh vực luật quốc tế cả về lý luận và thực tiễn.

Nhiệm vụ của ILC là thúc đẩy quá trình pháp điển hóa và phát triển tiến bộ pháp luật quốc tế. Đến nay, ILC đã góp phần xây dựng được các văn bản quốc tế quan trọng, tiêu biểu là Công ước Vienna về Quan hệ Ngoại giao năm 1961, Công ước Viên về Luật Điều ước năm 1969; Công ước Viên về Thừa kế Quốc gia liên quan đến Điều ước năm 1996; Quy chế Rome của Tòa Hình sự Quốc tế năm 1998; và bộ Điều khoản về Trách nhiệm Quốc gia đối với Hành vi sai phạm quốc tế năm 2001…

Việt Nam quyết định ứng cử làm thành viên của Ủy ban Luật pháp quốc tế xuất phát từ đường lối đối ngoại chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác đối ngoại đa phương. Đồng thời thể hiện lập trường nguyên tắc giải quyết hòa bình tranh chấp quốc tế trên cơ sở luật pháp quốc tế, thúc đẩy pháp quyền ở cấp độ quốc tế, cũng như ủng hộ các tiến trình ngoại giao pháp lý, đề cao quá trình pháp điển hóa và phát triển tiến bộ luật pháp quốc tế tại Ủy ban Luật pháp quốc tế (ILC).

Sự kiện này khẳng định vai trò thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế, đánh dấu bước tiến tiếp theo trong việc chủ động, tích cực hội nhập quốc tế của Việt Nam mà ở đây là hội nhập pháp lý đa phương, thực hiện chủ trương tham gia xây dựng, định hình luật chơi chung ở cấp độ Liên hợp quốc.

Việc tham gia Ủy ban Luật pháp quốc tế là cơ hội lớn để Việt Nam xây dựng, đào tạo và phát triển đội ngũ chuyên gia pháp lý của mình, chủ động và tích cực xử lý các vấn đề quốc tế trên cơ sở luật pháp quốc tế. Đây cũng là sự khích lệ đối với những người làm về luật pháp quốc tế của Việt Nam.

Việc ứng cử viên Việt Nam trở thành thành viên Ủy ban Luật pháp quốc tế thể hiện vị thế, uy tín quốc tế ngày càng cao của Việt Nam, mối quan hệ hữu nghị rộng mở của Việt Nam, ghi nhận sự đóng góp, nỗ lực tích cực, có trách nhiệm của Việt Nam đối với công việc chung của cộng đồng quốc tế, trong đó có lĩnh vực luật pháp quốc tế.

vie t nam ghi da u a n trong hoi nhap phap ly da phuong
Đại sứ Nguyễn Hồng Thao. (Ảnh: Quang Hòa/TGVN)

Xin Thứ trưởng cho biết sơ qua về quá trình chuẩn bị và kết quả ứng cử của Đại sứ Nguyễn Hồng Thao? 

Trong năm 2015, Bộ Ngoại giao đã xây dựng phương án lựa chọn ứng cử viên để ứng cử vào Ủy ban Luật pháp quốc tế nhiệm kỳ 2017-2021 theo các tiêu chí: có trình độ và năng lực trong lĩnh vực luật quốc tế cả về lý luận và thực tiễn;  chuyên môn sâu rộng và kinh nghiệm thực tế trong lĩnh vực luật quốc tế, kể cả thủ tục giải quyết tranh chấp quốc tế; có trình độ tiến sỹ, từng đảm nhiệm nhiều vị trí quan trọng, có kinh nghiệm hoạt động lâu năm trong lĩnh vực công pháp quốc tế, có công trình nghiên cứu, bài báo xuất bản bằng tiếng Anh hoặc một trong các ngôn ngữ khác của Liên hợp quốc và thông thạo từ hai ngôn ngữ của Liên hợp quốc trở lên.  

Qua quá trình giới thiệu và lựa chọn, Thủ tướng Chính phủ đã nhất trí với đề xuất của Bộ Ngoại giao đề cử Tiến sĩ Nguyễn Hồng Thao làm ứng cử viên của Việt Nam vào Ủy ban Luật pháp quốc tế nhiệm kỳ 2017-2021. Đại sứ Nguyễn Hồng Thao hoàn thành học vị Tiến sĩ Luật tại Đại học Pantheon-Sorbone (Pháp) năm 1996, với gần 40 năm kinh nghiệm công tác pháp lý và ngoại giao, hiện là Đại sứ Việt Nam tại Kuwait, từng giữ vị trí Phó Chủ nhiệm Ủy ban Biên giới Quốc gia, Đại sứ Việt Nam tại Malaysia, tham gia nhiều đoàn đàm phán về biên giới lãnh thổ, đã xuất bản nhiều đầu sách, báo về luật pháp quốc tế. Tiến sĩ Nguyễn Hồng Thao là chuyên gia về công pháp quốc tế, luật môi trường, luật biển, phân định biên giới.

Trong năm 2016, Bộ Ngoại giao, các Đại sứ quán Việt Nam tại các nước, các Phái đoàn Việt Nam tại New York, Geneva đã tích cực giới thiệu Đại sứ Nguyễn Hồng Thao với bạn bè quốc tế. Đặc biệt, Đại sứ Nguyễn Hồng Thao đã làm trưởng đoàn Việt Nam tham dự Hội nghị thường niên của Tổ chức tư vấn pháp lý Á-Phi (AALCO) tại Ấn Độ (tháng 5/2016), thành viên đoàn Việt Nam tham dự Hội nghị quốc gia thành viên Công ước Luật Biển tại New York (tháng 6/2016) và các cuộc họp của Ủy ban Pháp lý Đại hội đồng Liên Hợp quốc (tháng 10/2016).

Ngày 3/11/2016 vừa qua, tại khóa họp 71 của Đại hội đồng Liên hợp quốc, ứng cử viên của Việt Nam, Đại sứ Tiến sĩ Nguyễn Hồng Thao đã trúng cử thành viên Ủy ban Luật pháp Quốc tế của Liên Hợp Quốc (ILC) nhiệm kỳ 2017-2021 với 120 phiếu.

Tại kỳ bầu cử này, Việt Nam ứng cử trong nhóm nước khu vực châu Á với 10 ứng cử viên cho 7 vị trí. Kết quả bỏ phiếu ngày 3/11/2016 cho thấy ứng cử viên Việt Nam có được sự tin tưởng của bạn bè quốc tế; cũng như thể hiện niềm tin của cộng đồng quốc tế đối với vai trò tích cực và ngày càng tăng của Việt Nam đối với quá trình pháp điển hóa, phát triển tiến bộ luật pháp quốc tế nói riêng và sự tham gia của Việt Nam tại các diễn đàn đa phương Liên Hợp quốc nói chung.

Xin Thứ trưởng cho biết kế hoạch sắp tới của ĐS.Nguyễn Hồng Thao khi làm thành viên của Ủy ban Luật pháp quốc tế nhiệm kỳ 2017-2021 ?

Các thành viên ILC hoạt động với tư cách cá nhân, không đại diện cho Chính phủ. Tuy nhiên, Bộ Ngoại giao sẽ có những hỗ trợ tích cực nhằm đảm bảo Đại sứ Tiến sĩ Nguyễn Hồng Thao sẽ có nhiệm kỳ thành công tại Ủy ban Luật pháp quốc tế, có đóng góp tích cực và hiệu quả vào công tác của Ủy ban này; góp phần thúc đẩy pháp điển hóa và phát triển tiến bộ luật pháp quốc tế nhằm tăng cường pháp quyền ở cấp độ quốc tế, vì hòa bình, hợp tác, phát triển phù hợp với Hiến chương LHQ, vì lợi ích của tất cả các quốc gia thành viên LHQ, đặc biệt là các các nước đang phát triển.

Bộ Ngoại giao cũng hi vọng với cương vị thành viên Ủy ban Luật pháp quốc tế (ILC), Đại sứ Tiến sĩ Nguyễn Hồng Thao sẽ thúc đẩy việc nghiên cứu, phát triển ngành luật pháp quốc tế tại Việt Nam, trở thành đại diện xứng đáng cho Việt Nam tại các diễn đàn luật pháp quốc tế.

vie t nam ghi da u a n trong hoi nhap phap ly da phuong Việt Nam sẵn sàng ứng phó với các thách thức truyền thống và phi truyền thống

Là diễn giả chính trong phiên thảo luận với chủ đề “Thế giới nếu như…”, tại Hội nghị kinh tế đối ngoại 2016 diễn ra ...

vie t nam ghi da u a n trong hoi nhap phap ly da phuong Việt Nam vững tin vào mô hình tăng trưởng mới

Với mục tiêu cùng Lãnh đạo Chính phủ Việt Nam tìm hiểu về các vấn đề cấp bách nhất của kinh tế Việt Nam, Hội ...

vie t nam ghi da u a n trong hoi nhap phap ly da phuong Tiến đến bến bờ phát triển bền vững

Chủ đề “Ra khơi thuận buồm xuôi gió” phản ánh được bối cảnh phát triển hiện nay của Việt Nam, phần nào thể hiện được ...

BC

Đọc thêm

Vietnam Airlines tăng hơn 2.000 chuyến phục vụ nhu cầu du lịch dịp nghỉ lễ 30/4-1/5 và cao điểm hè 2024

Vietnam Airlines tăng hơn 2.000 chuyến phục vụ nhu cầu du lịch dịp nghỉ lễ 30/4-1/5 và cao điểm hè 2024

Vietnam Airlines mở bán nhiều vé hạng phổ thông với mức giá từ 1.724.000 đồng/chặng-1.929.000 đồng/chặng trong khung giờ muộn một số chặng bay nội địa.
Năm 2024, tổng tài sản MB dự kiến vượt mốc 1 triệu tỷ đồng

Năm 2024, tổng tài sản MB dự kiến vượt mốc 1 triệu tỷ đồng

Đây là nội dung được lãnh đạo Ngân hàng TMCP Quân đội (MB) đề cập tại Đại hội đồng cổ đông thường niên 2024, bên cạnh những mục tiêu kinh ...
Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Những cuộc xâm nhập, tấn công vào cơ quan ngoại giao gây ra nhiều cuộc khủng hoảng trong quan hệ các nước không phải chuyện hiếm.
Hàng nghìn hành khách bị hoãn chuyến bay do núi lửa phun trào tại Indonesia

Hàng nghìn hành khách bị hoãn chuyến bay do núi lửa phun trào tại Indonesia

Khoảng 50 chuyến bay nội địa và quốc tế ở Indonesia đã phải hoãn lại đến ngày hôm sau vì lý do an toàn bay do núi lửa phun trào.
Dự báo thời tiết 10 ngày tới (20-29/4) nắng nóng và nắng nóng gay gắt trên diện rộng; Dự báo thời tiết thành phố Điện Biên từ ngày 20/4-10/5

Dự báo thời tiết 10 ngày tới (20-29/4) nắng nóng và nắng nóng gay gắt trên diện rộng; Dự báo thời tiết thành phố Điện Biên từ ngày 20/4-10/5

Dự báo thời tiết 10 ngày tới (20-29/4) từ Trung tâm Dự báo khí tượng và thủy văn quốc gia.
Lịch cúp điện Bạc Liêu hôm nay ngày 21/4/2024

Lịch cúp điện Bạc Liêu hôm nay ngày 21/4/2024

Thông tin lịch cúp điện tại Bạc Liêu theo từng khu vực được cập nhật mới nhất từ Điện lực miền Nam ngày 21/4/2024.
Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Đằng sau cuộc tấn công của Iran, khả năng Israel trả đũa và ngày càng nhiều lời kêu gọi kiềm chế từ cộng đồng quốc tế...
Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Để đánh thức tiềm năng của ASEAN, Thủ tướng New Zealand sẽ tìm cách khai thác những ưu thế trong quan hệ với từng nước mà ông sẽ đến thăm.
Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Chuyến thăm Bắc Kinh của Ngoại trưởng Pháp Stephane Sejourne đã mở ra những cơ hội mới trong quan hệ giữa hai nước.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ I)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ I)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Ngoại trưởng Ấn Độ thăm Đông Nam Á: Cụ thể hóa tầm nhìn chiến lược

Ngoại trưởng Ấn Độ thăm Đông Nam Á: Cụ thể hóa tầm nhìn chiến lược

Chuyến công du Đông Nam Á của ông Jaishankar không chỉ thúc đẩy quan hệ với từng nước, mà còn góp phần nâng cao ảnh hưởng của Ấn Độ trong khu vực.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động