Việt - Mỹ chung tay khắc phục hậu quả chiến tranh: Bài 2 – Vượt qua nỗi đau da cam

Trong suốt thời gian chiến tranh, quân đội Mỹ đã tiến hành 19.905 phi vụ, phun rải khoảng 80 triệu lít chất độc hóa học xuống gần 26.000 thôn bản miền Nam Việt Nam với diện tích khoảng 3,06 triệu ha. Trong số này có 61% là chất da cam, chứa 366 kg dioxin.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
viet my chung tay khac phuc hau qua chien tranh bai 2 vuot qua noi dau da cam Việt - Mỹ chung tay khắc phục hậu quả chiến tranh: Sức sống nơi vùng đất chết
viet my chung tay khac phuc hau qua chien tranh bai 2 vuot qua noi dau da cam Chiến trường xưa thành vườn cây trái ở Việt Nam
viet my chung tay khac phuc hau qua chien tranh bai 2 vuot qua noi dau da cam Tích cực triển khai các hoạt động khắc phục hậu quả bom mìn
viet my chung tay khac phuc hau qua chien tranh bai 2 vuot qua noi dau da cam Hoa Kỳ - Việt Nam hợp tác rà phá bom mìn nhân đạo

Bên cạnh những di chứng do ô nhiễm vật liệu nổ, bom mìn, vấn đề tồn lưu chất độc hóa học/dioxin tại Việt Nam cũng để lại những hậu quả nghiêm trọng.

Những con số đau lòng

Trong suốt thời gian chiến tranh, quân đội Mỹ đã tiến hành 19.905 phi vụ, phun rải khoảng 80 triệu lít chất độc hóa học xuống gần 26.000 thôn bản miền Nam Việt Nam với diện tích khoảng 3,06 triệu ha. Trong số này có 61% là chất da cam, chứa 366 kg dioxin.

Tháng 10-1980, Chính phủ Việt Nam sớm quyết định thành lập Ủy ban quốc gia điều tra các hậu quả chiến tranh hóa học của Mỹ ở Việt Nam, gọi tắt là Ủy ban 10-10 và ngày 1/3/1999 thành lập Ban chỉ đạo quốc gia khắc phục hậu quả chất độc hóa học do Mỹ sử dụng trong chiến tranh Việt Nam, gọi tắt là Ban chỉ đạo 33.

Những kết quả điều tra, nghiên cứu của Ủy ban 10-80Ban chỉ đạo 33 phối hợp với một số tổ chức trong và ngoài nước tiến hành cho thấy 3 điểm ô nhiễm chất độc hóa học/dioxin nặng nhất là sân bay Đà Nẵng, sân bay Biên Hòa và sân bay Phù Cát. Đây là những căn cứ quân sự cũ mà quân đội Mỹ sử dụng trong các chiến dịch Ranch Hand và Pacer Ivy. Trong đó, khu vực sân bay Biên Hòa có lượng đất nhiễm lớn nhất với trên 515.000 m3; nồng độ ô nhiễm tìm thấy tại khu vực này lớn gấp 92 lần so với quy chuẩn cho phép đối với đất công nghiệp và thương mại.

viet my chung tay khac phuc hau qua chien tranh bai 2 vuot qua noi dau da cam
Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh và cựu Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Ted Osius tại một  hoạt động xử lý đất sạch bị nhiễm chất độc dioxin tại Biên Hòa. (ảnh QĐND) 

Đối với con người, khoảng 4,8 triệu người Việt Nam bị phơi nhiễm chất da cam/dioxin. Theo số liệu do Hội nạn nhân chất da cam/dioxin cung cấp, hiện nay trên toàn lãnh thổ Việt Nam ghi nhận hơn 3 triệu người là nạn nhân chất da cam/dioxin. Trong giai đoạn 1993-2006, Ủy ban 10-80 và Văn phòng Ban chỉ đạo 33 phối hợp với một số đối tác nước ngoài điều tra, nghiên cứu cho thấy nồng độ dioxin cao nhất tìm thấy trong mẫu máu của người dân đánh bắt cá và tiêu thụ thực phẩm có nguồn gốc từ khu vực sân bay Đà Nẵng cao hơn 100 lần so với mức chuẩn quốc tế. Tại hai khu vực sân bay Biên Hòa và Phù Cát cũng phát hiện nồng độ dioxin trong máu của các đối tượng nghiên cứu...

Những di hại của chiến tranh trên đất nước Việt Nam thật vô cùng nặng nề.

Điểm sáng sân bay Đà Nẵng

Sau khi chiến tranh kết thúc, các cơ quan, đơn vị chức năng của Việt Nam như Bộ Quốc phòng, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Văn phòng Ban chỉ đạo 33, Ủy ban 10-80 đã chủ động phối hợp với các dối tác quốc tế như Công ty Hatfield – Canada, Cơ quan phát triển quốc tế Hoa Kỳ tổ chức triển khai thực hiện các nghiên cứu, điều tra, khảo sát nhằm xác định vị trí, phạm vi và mức độ ô nhiễm chất độc hóa học/dioxin tại các khu vực bị phun rải, các khu căn cứ quân sự cũ của Mỹ tại Việt Nam nhằm đưa ra các giải pháp khắc phục, xử lý ô nhiễm phù hợp.

Tại sân bay Đà Nẵng, năm 2007, với sự tài trợ của Quỹ Forrd, Văn phòng Ban chỉ đạo 33 phối hợp với Bộ Quốc phòng đã thực hiện bê tông hóa 6.900 m2 đất nhiễm chất độc hóa học/dioxin tại khu trộn và nạp cuối đường băng để hạn chế sự phát tán ra xung quanh, xây dựng hệ thống bể lắng, lọc và đập tràn nhằm giảm thiểu lượng dioxin trước khi đổ vào hồ điều hòa. Trong giai đoạn 2012-2018, Bộ Quốc phòng Việt Nam phối hợp với Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ hoàn thành xử lý 90.000 m3 bùn, đất nhiễm dioxin, cô lập an toàn khoảng 50.000 m3 bùn đất dưới ngưỡng cần xử lý. Tổng số vốn đầu tư cho dự án này là 110 triệu USD của Chính phủ Hoa Kỳ và vốn đối ứng 60 tỷ đồng của Chính phủ Việt Nam.

Kết thúc dự án, tháng 11/2018, Bộ Quốc phòng Việt Nam đã bàn giao 32,4 ha đất sau xử lý để phục vụ phát triển kinh tế - xã hội thành phố Đà Nẵng. Đây là một trong những điểm sáng trong quá trình xử lý ô nhiễm chất độc hóa học/dioxin ở Việt Nam.  

Tại sân bay Biên Hòa, Bộ quốc phòng Việt Nam đã tiến hành cô lập khoảng 150.000 m3 đất nhiễm độc hóa học/dioxin theo 2 giai đoạn (2006-2010 và 2014-2017), tổng số vốn đầu tư khoảng 150 tỷ đồng.

Năm 2013, Văn phòng Ban chỉ đạo 33 phối hợp với Bộ Quốc phòng Việt Nam xây dựng công trình ngăn chặn lan tỏa tạm thời 10.000 m2 đất nhiễm dioxin tại khu vực trước đây quân đội Mỹ thực hiện chiến dịch Pacer Ivy. Hoạt động này được thực hiện trong khuôn khổ dự án Xử lý môi trưởng các điểm nóng dioxin tại Việt Nam do Quỹ môi trường toàn cầu (GEF) tài trợ thông qua Tổ chức phát triển LHQ (UNDP) trong giai đoạn 2011-2015.

viet my chung tay khac phuc hau qua chien tranh bai 2 vuot qua noi dau da cam
Cựu Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ James Mattis thăm khu xử lý chất dioxin tại sân bay Biên Hòa-Đồng Nai (Ảnh do Ban chỉ đạo 701 cung cấp)

Trong hai năm 2017-2019, Bộ Quốc phòng Việt Nam tổ chức thực hiện dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và tiền xử lý chất độc hóa học tại sân bay Biên Hòa với số kinh phí bảo đảm 270 tỷ đồng. Dự án được thực hiện nhằm chuẩn bị cho việc xử lý tổng thể dioxin tại sân bay này, trong đó gồm có các hạng mục như cải tạo đường vận chuyển phục vụ xử lý dioxin cả bên trong và bên ngoài sân bay; xây dựng công trình chống lan tỏa, cách ly khu vực bị ô nhiễm như đập chắn bùn, tường rào cách ly, bãi tập kết bùn, đất nhiễm dioxin...

Năm 2018, Cục khoa học quân sự Bộ Quốc phòng và Quân chủng Phòng không – Không quân đã ký kết các văn bản hợp tác với Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ về xử lý dioxin tại sân bay Biên Hòa trong giai đoạn 5 năm (2018-2023) với tổng số vốn ODA không hoàn lại mà Hoa Kỳ cam kết tài trợ là 183 triệu USD.

Chung tay giảm bớt nỗi đau

Theo Cục người có công thuộc Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, tính đến năm 2018, khoảng 320.000 người hoạt động kháng chiến và con đẻ được xem xét xác nhận bị phơi nhiễm chất độc hóa học, trong đó có khảng 159.000 người đã được hưởng chế độ ưu đãi. Ngoài chế độ trợ cấp, phụ cấp ưu đãi hàng tháng, những người này và con đẻ còn được bảo hiểm y tế, điều dưỡng phục hồi sức khỏe, ưu tiên trong tuyển sinh tạo việc làm, ưu đãi trong giáo dục đào tạo.

Hội nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam đã tích cực tham gia các hoạt động chăm sóc, giúp đỡ nạn nhân, xây dựng các Trung tâm nuôi dưỡng, xông hơi giải độc cho các nạn nhân, xây dựng nhà tình nghĩa, trợ cấp học bổng, trợ giúp việc làm, hỗ trợ vốn sản xuất, mua thẻ bảo hiểm y tế, khám bệnh và cấp thuốc miễn phí...

Trong bài trình bày tại hội thảo quốc tế do Học viện quân y tổ chức tháng 11/2018, Cơ quan phát triển quốc tế Hoa Kỳ cho biết Chương trình hỗ trợ người khuyết tật Việt Nam giai đoạn 2015-2015 thực hiện tại 7 tỉnh của Việt Nam đã hỗ trợ người khuyết tật, trong đó có các nạn nhân chất da cam/dioxin, tiến hành các hoạt động mở rộng dịch vụ phục hồi chức năng, mở rộng dịch vụ xã hội (chăm sóc và dịch vụ tại nhà cho những trường hợp khuyết tật nặng, hỗ trợ xã hội và tâm lý), đẩy mạnh thực hiện chính sách, giảm kỳ thị và phân biệt đối xử... 

(Xem bài 1: Việt - Mỹ chung tay khắc phục hậu quả chiến tranh: Bài 1- Sức sống nơi vùng đất chết

Tiếp bài cuối: Điểm sáng trong quan hệ hợp tác Việt-Mỹ)

viet my chung tay khac phuc hau qua chien tranh bai 2 vuot qua noi dau da cam Việt - Mỹ chung tay khắc phục hậu quả chiến tranh: Sức sống nơi vùng đất chết

Trong hai ngày 25 và 26/3, tại trụ sở Liên Hợp quốc (LHQ) ở New York và thủ đô Washington của Hoa Kỳ diễn ra ...

viet my chung tay khac phuc hau qua chien tranh bai 2 vuot qua noi dau da cam Áp dụng công nghệ tẩy độc dioxin mới tại sân bay Biên Hòa

Nằm trong mục tiêu làm sạch các vùng đất nhiễm dioxin trên toàn quốc nhằm khắc phục hậu quả nặng nề của chiến tranh, kể ...

viet my chung tay khac phuc hau qua chien tranh bai 2 vuot qua noi dau da cam Bộ Ngoại giao trao kỷ niệm chương cho hai lãnh đạo USAID Việt Nam

Ngày 14/6, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã trao kỷ niệm chương cho hai ông Joakim Parker và Randolph Flay - Giám ...

Yên Ba (Từ Washington DC)

Đọc thêm

(Trực tuyến) Bàn tròn: ASEAN trong tôi, ngôi nhà của chúng ta

(Trực tuyến) Bàn tròn: ASEAN trong tôi, ngôi nhà của chúng ta

Báo Thế giới & Việt Nam tường thuật trực tiếp cuộc trao đổi với hai nhà ngoại giao trong chương trình: ASEAN trong tôi, ngôi nhà của chúng ta.
Mazda ra mắt mẫu sedan chạy điện hoàn toàn mới thay thế Mazda6?

Mazda ra mắt mẫu sedan chạy điện hoàn toàn mới thay thế Mazda6?

Liên doanh của Mazda tại Trung Quốc được cho là sẽ ra mắt một mẫu sedan chạy điện hoàn toàn mới thay thế cho Mazda6.
Suri Cruise che ô màu hồng và chọn hoa trắng trong ngày sinh nhật tuổi 18

Suri Cruise che ô màu hồng và chọn hoa trắng trong ngày sinh nhật tuổi 18

Ngày 18/4, Suri - con gái của tài tử Tom Cruise và diễn viên Katie Holmes - cài hoa trên tóc và che ô hồng đi mua hoa trong sinh ...
Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 20/4/2024, Lịch vạn niên ngày 20 tháng 4 năm 2024

Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 20/4/2024, Lịch vạn niên ngày 20 tháng 4 năm 2024

Lịch âm 20/4. Lịch âm hôm nay 20/4/2024? Âm lịch hôm nay 20/4. Lịch vạn niên 20/4/2024. Ngày hôm nay tốt hay xấu? Xem ngày giờ, hướng tốt xấu...
Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 20/4/2024: Tuổi Mùi tài lộc tiêu hao

Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 20/4/2024: Tuổi Mùi tài lộc tiêu hao

Xem tử vi 20/4 - tử vi 12 con giáp hôm nay 20/4/2024 - Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất và Hợi về công việc, ...
Cận cảnh siêu xe McLaren 750S Spider vừa ra mắt tại Việt Nam, giá khởi điểm 21,7 tỷ đồng

Cận cảnh siêu xe McLaren 750S Spider vừa ra mắt tại Việt Nam, giá khởi điểm 21,7 tỷ đồng

Siêu xe mui trần McLaren 750S Spider vừa ra mắt tại thị trường Việt Nam với những nâng cấp vượt trội, đi kèm mức giá khởi điểm 21,7 tỷ đồng.
Truyền thông Mỹ: Israel tấn công tên lửa vào Iran

Truyền thông Mỹ: Israel tấn công tên lửa vào Iran

Tối 18/4 theo giờ địa phương (tức sáng 19/4 theo giờ Hà Nội), tên lửa của Israel đã tấn công một địa điểm tại Iran.
Hamas sẵn sàng từ bỏ một thứ quan trọng và chấp nhận Nhà nước Palestine độc lập theo điều kiện này

Hamas sẵn sàng từ bỏ một thứ quan trọng và chấp nhận Nhà nước Palestine độc lập theo điều kiện này

Hamas sẵn sàng giải tán cánh vũ trang, tiếp tục là đảng chính trị sau khi công nhận Nhà nước Palestine độc lập dựa trên đường biên giới năm 1967.
Một quốc gia lo thế giới phân tâm với Ukraine; CIA cảnh báo Kiev sẽ thua; G7-NATO gấp rút hành động

Một quốc gia lo thế giới phân tâm với Ukraine; CIA cảnh báo Kiev sẽ thua; G7-NATO gấp rút hành động

Lithuania lo ngại rằng, căng thẳng Trung Đông sẽ khiến quốc tế bị phân tán sự chú ý vào Ukraine, trong khi Kiev đang lâm vào cảnh thiếu vũ khí.
Iran tố G7 'mâu thuẫn', cảnh báo Israel sẽ 'hối tiếc' nếu phiêu lưu quân sự

Iran tố G7 'mâu thuẫn', cảnh báo Israel sẽ 'hối tiếc' nếu phiêu lưu quân sự

Iran khẳng định sẽ không ngần ngại đưa ra phản ứng 'quyết đoán, gây hối tiếc và răn đe' để bảo vệ an ninh và lợi ích quốc gia nếu Israel trả đũa.
Mỹ lại chặn HĐBA thông qua việc Palestine làm thành viên LHQ

Mỹ lại chặn HĐBA thông qua việc Palestine làm thành viên LHQ

Mỹ phủ quyết bản dự thảo nghị quyết của Liên hợp quốc với nội dung mở đường cho Palestine trở thành thành viên đầy đủ của cơ quan này.
Điểm tin thế giới sáng 19/4: Hàn Quốc đóng tàu chiến cho Peru, Philippines phát triển đặc khu kinh tế, Mỹ-Anh trừng phạt Iran

Điểm tin thế giới sáng 19/4: Hàn Quốc đóng tàu chiến cho Peru, Philippines phát triển đặc khu kinh tế, Mỹ-Anh trừng phạt Iran

Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 19/4.
Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Vừa thúc đẩy hợp tác, vừa thể hiện thái độ về thương mại và xung đột Nga-Ukraine là nhiệm vụ không dễ dàng với Thủ tướng Olaf Scholz ở Trung Quốc.
Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tại Mỹ, với nhiều mục đích, mục tiêu, cả trong quan hệ song phương và đa phương...
Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Bình Nhưỡng đang tìm 'lối ra' cho bế tắc trên bán đảo Triều Tiên thông qua hợp tác chặt chẽ hơn với Nga.
Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Sự việc ngày 1/4 dường như là lần đầu tiên một cơ quan đại diện ngoại giao lớn là mục tiêu tấn công.
Chặng đường mới của Tổng thống Ai Cập

Chặng đường mới của Tổng thống Ai Cập

Đương kim Tổng thống Abdel Fattah El-Sissi đã chính thức tuyên thệ nhậm chức vào ngày 2/4, trở thành người đứng đầu Ai Cập ba nhiệm kỳ liên tiếp.
Mồi lửa mới đốt 'chảo lửa' Trung Đông

Mồi lửa mới đốt 'chảo lửa' Trung Đông

Vụ tấn công bất ngờ vào tòa nhà lãnh sự Iran tại Syria sẽ khiến bầu không khí căng thẳng tại khu vực Trung Đông thêm 'nóng rẫy'.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động