Việt Nam - Australia: Quan hệ phát triển sâu rộng

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng và phu nhân đã kết thúc thành công chuyến thăm Australia. Lãnh đạo hai nước nhất trí tăng cường quan hệ Đối tác toàn diện hiện nay, phù hợp với bản chất chiến lược ngày càng gia tăng của quan hệ Việt Nam - Australia.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng Australia Tony Abbott.

Chuyến thăm chính thức hai ngày tới Australia của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng từ 17-18/3 đã kết thúc tốt đẹp với hoạt động vô cùng phong phú, trong đó có cuộc hội đàm với người đứng đầu Chính phủ Australia, hội kiến Toàn quyền Australia, trao đổi với các nhà lãnh đạo Quốc hội, lãnh tụ Đảng đối lập, tham dự Diễn đàn Doanh nghiệp hai nước, gặp gỡ đại diện cộng đồng người Việt Nam tại Australia, đến thăm các cơ quan đại diện Việt Nam tại đây. Tháp tùng Thủ tướng có 7 bộ trưởng, nhiều thứ trưởng và hàng chục doanh nghiệp lớn của Việt Nam đã thể hiện sự coi trọng mối quan hệ giữa hai nước khu vực châu Á-Thái Bình Dương này.

Nhất trí cao trên nhiều lĩnh vực

Tại cuộc hội đàm giữa Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng với Thủ tướng Australia Tony Abbott tại Nhà Quốc hội ở Thủ đô Canbera, hai bên đã thông báo cho nhau về tình hình phát triển của mỗi nước; ghi nhận thành tựu của Việt Nam trong công cuộc đổi mới và thành công của Australia trong công cuộc xây dựng đất nước Australia thịnh vượng và hiện đại; đồng thời bày tỏ vui mừng về vai trò và vị thế ngày càng cao của cả hai nước ở khu vực và trên thế giới. Hai Thủ tướng đã thảo luận và đánh giá cao sự phát triển cả về bề rộng và chiều sâu của mối quan hệ song phương và nhất trí làm sâu sắc hơn và tăng cường quan hệ Đối tác toàn diện hiện nay, phù hợp với bản chất chiến lược ngày càng gia tăng của quan hệ hai nước.

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng hội đàm với Thủ tướng Australia Tony Abbott.


Hai bên đạt được sự nhất trí cao về những phương hướng và biện pháp lớn nhằm phát triển quan hệ hai nước ngày càng hiệu quả, nhất là trên các lĩnh vực hợp tác ưu tiên, quan trọng như chính trị, quốc phòng an ninh, kinh tế, đầu tư, thương mại, thông tin truyền thông, hợp tác phát triển, khoa học công nghệ, nông nghiệp, giao thông vận tải, giáo dục – đào tạo. Hai bên nhất trí giao Bộ Ngoại giao hai nước làm đầu mối thúc đẩy việc hoàn thiện và ký kết Chương trình Hành động giai đoạn 2015-2017 hiệu quả và đúng tiến độ. Ghi nhận những kết quả đạt được trong thời gian qua, hai bên cam kết tăng cường trao đổi các đoàn cấp cao, duy trì tiếp xúc giữa lãnh đạo hai nước và các cấp; đồng thời, phát huy hiệu quả cơ chế hợp tác sẵn có.

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng và Phu nhân đã tham dự lễ trồng cây tại Vườn ươm quốc gia ở Canberra.


Hai bên đánh giá cao sự phát triển nhanh chóng của mối quan hệ kinh tế giữa hai nước, trong đó Australia trở thành đối tác thương mại lớn thứ tám của Việt Nam; kim ngạch thương mại hai chiều tăng trưởng mạnh, đạt xấp xỉ 6 tỷ USD trong năm 2014 (so với 5,1 tỷ USD trong năm 2013). Australia đánh giá, Việt Nam là thị trường đầy tiềm năng, tỏ mong muốn tăng cường đầu tư và cam kết hợp tác bền vững với Việt Nam trong các lĩnh vực năng lượng, viễn thông, chuyển giao công nghệ trong nhiều lĩnh vực. Hai bên nhất trí sẽ tạo điều kiện thuận lợi để thúc đẩy hợp tác xuất khẩu các mặt hàng nông, thủy sản của nhau thông qua việc đẩy mạnh hợp tác trong lĩnh vực kiểm dịch động thực vật. Bên cạnh đó, hai bên cũng cam kết tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp hai nước tăng cường hợp tác đầu tư vào những lĩnh vực hai bên có thế mạnh như dịch vụ, nông nghiệp, chăn nuôi, chế biến, khai khoáng, giáo dục đào tạo. Hai bên nhất trí sẽ tiếp tục đẩy mạnh hợp tác quốc phòng an ninh, cũng như tăng cường hợp tác hiệu quả trên các lĩnh vực hợp tác phát triển, văn hóa giáo dục, du lịch.

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng trao đổi với 2 chuyên gia lâm nghiệp Úc đã sang giúp Việt Nam những năm đầu 2000


Bên cạnh hợp tác song phương, hai bên cũng đã trao đổi sâu rộng các vấn đề quốc tế và khu vực. Hai bên nhất trí tiếp tục phối hợp chặt chẽ và hiệu quả với nhau tại các diễn đàn khu vực và quốc tế mà hai bên là thành viên như hợp tác ASEAN – Australia, Hội nghị Cấp cao Đông Á (EAS), Diễn đàn Kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương (APEC), Liên hợp quốc; ủng hộ và hỗ trợ lẫn nhau trong đàm phán và thực hiện Hiệp định Đối tác khu vực (RCEP), Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). Hai bên khẳng định về tầm quan trọng của việc bảo đảm hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn, tự do hàng hải, hàng không ở Biển Đông cũng như giải quyết các tranh chấp trên biển dựa trên luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982; kêu gọi tất cả các bên thực hiện đầy đủ Tuyên bố Ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), kiềm chế và không có những hành động làm gia tăng căng thẳng thêm tình hình khu vực, trong đó có việc cưỡng ép hoặc sử dụng vũ lực để đơn phương thay đổi nguyên trạng; nhất trí cần cấp thiết xây dựng một Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trao tặng tượng Bác Hồ cho Đại sứ quán.

Nhân dịp này, hai bên đã ra Tuyên bố chung; ký Tuyên bố về tăng cường quan hệ Đối tác toàn diện Việt Nam – Australia và bốn văn bản hợp tác quan trọng khác, bao gồm Thỏa thuận chương trình lao động kỳ nghỉ; Thỏa thuận về triển khai chương trình hợp tác châu Á – Australia về phòng chống buôn bán người; Bản ghi nhớ hợp tác khắc phục hậu quả bom mìn sau chiến tranh và Bản ghi nhớ về tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên hiệp quốc của Việt Nam.

Giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình

Trong thời gian ở thành phố Sydney, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã có bài phát biểu và thảo luận với các học giả, nhà nghiên cứu hàng đầu Australia tại Viện Lowy, Trung tâm nghiên cứu chính sách đối ngoại độc lập nằm trong Top 30 trung tâm hàng đầu thế giới.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phát biểu và thảo luận với các học giả, nhà nghiên cứu hàng đầu Australia tại Viện Lowy.


Với chủ đề “Quan hệ Việt Nam - Australia: Hướng tới một tương lai tươi sáng vì sự thịnh vượng của hai nước, vì hòa bình, ổn định và phát triển tại khu vực”, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã chia sẻ tầm nhìn về quan hệ Việt Nam - Australia, tầm nhìn phát triển của Việt Nam và những vấn đề an ninh khu vực đang nổi lên. Nhiều học giả đã chia sẻ và đánh giá cao trình bày của Thủ tướng và những gì Việt Nam đạt được trong thời gian qua.

Ông Richard Broinowski, Chủ tịch Viện Nghiên cứu Quan hệ Quốc tế Australia thuộc bang New South Wales, Nguyên Đại sứ Australia tại Việt Nam giai đoạn 1983-1986 rất ngưỡng mộ với những gì mà Việt Nam đã làm được nếu chứng kiến những gì đất nước này đã phải đối mặt cách đây hơn 30 năm. Ông nói, không chỉ phát triển kinh tế, Việt Nam còn làm rất tốt khi hội nhập thành công với thế giới và trở thành thành viên của nhiều tổ chức quốc tế quan trọng. “Chúng tôi khâm phục trước thành công của Việt Nam trong việc định hình lại hình ảnh của mình sau những năm tháng vô cùng khó khăn và bị bao vây, cấm vận” - ông Richard Broinowski chia sẻ.

Trong khi đó, đánh giá cao khái niệm “Lòng tin chiến lược” được Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đưa ra tại Diễn đàn an ninh khu vực Shangri-la năm 2013, Giáo sư Carl Thayer, Học viện Quốc phòng Australia cho rằng ông ấn tượng với khái niệm lòng tin chiến lược khi đây được coi là yếu tố quan trọng để bảo đảm hòa bình, ổn định trong khu vực.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chụp ảnh lưu niệm với Hội doanh nhân tại Australia


Về quan điểm giải quyết tranh chấp của Việt Nam, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tái khẳng định luôn kiên trì chủ trương giải quyết tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình, trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế và các chuẩn mực ứng xử ở khu vực. Trong khi khẳng định và kiên quyết đấu tranh bảo vệ chủ quyền lãnh thổ thiêng liêng của đất nước theo đúng Luật pháp quốc tế, Việt Nam luôn chủ động ứng xử phù hợp và tranh thủ mọi cơ hội để làm giảm căng thẳng, khôi phục lòng tin, thúc đẩy hợp tác hữu nghị, nỗ lực đối thoại nhằm tìm kiếm một giải pháp cơ bản, lâu dài mà các bên đều có thể chấp nhận được cho vấn đề Biển Đông.

Kết thúc chuyến thăm Australia, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tiếp tục lê đường thăm chính thức New Zealand từ ngày 19-20/3.


Một số hoạt động khác

* Trong khuôn khổ chuyến thăm, các đại biểu chính thức của Việt Nam đã có các cuộc làm việc với phía Australia:

- Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh làm việc với Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Julie Bishop;

- Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Cao Đức Phát làm việc với Bộ trưởng Nông nghiệp Barnaby Joyce;

- Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Bắc Son làm việc với Bộ trưởng Bộ Truyền thông Malcolm Turbull;

- Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh và Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng làm việc với Bộ trưởng Thương mại và Đầu tư Andrew Robb;

- Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Đinh La Thăng làm việc với Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Cơ sở hạ tầng và phát triển địa phương Warren Truss;

- Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Vũ Luận thăm Đại học Canberra và làm việc với Bộ trưởng Giáo dục Christopher Pyne;

- Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nguyễn Chí Vịnh gặp Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Kevin Andrews.

* Các doanh nghiệp Việt Nam và Australia đã ký kết được nhiều hợp đồng hợp tác, trong đó có năm hợp đồng trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo, một hợp đồng trong lĩnh vực sản xuất và xuất khẩu container, một hợp đồng về chế biến nông sản và một hợp đồng về cán kéo dây đồng.

* Chiều 18/3, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Phu nhân đã tham dự lễ trồng cây tại Vườn ươm quốc gia ở Canberra. Thủ tướng đã trồng cây keo, một loại cây mà các nhà khoa học Australia và Việt Nam đã nghiên cứu trồng thành công trên diện rộng ở Việt Nam, vừa giúp phủ xanh đồi trọc, bảo vệ môi trường, vừa đem lại hiệu quả kinh tế đáng kể cho vùng trung du Việt Nam.



Tùng Lâm (từ Australia)

Đọc thêm

Giỗ Tổ Hùng Vương 2024: Kiều bào tại Nga thành kính tưởng nhớ các Vua Hùng

Giỗ Tổ Hùng Vương 2024: Kiều bào tại Nga thành kính tưởng nhớ các Vua Hùng

Hòa chung không khí của hàng triệu người Việt Nam ở trong và ngoài nước hướng về cội nguồn dân tộc nhân ngày Giỗ Tổ Hùng Vương (10/3 Âm lịch).
Bài tarot hôm nay 20/4/1014: Hé lộ tính cách về người sắp hẹn hò với bạn

Bài tarot hôm nay 20/4/1014: Hé lộ tính cách về người sắp hẹn hò với bạn

Hãy thử chọn một lá bài tarot dưới đây để khám phá xem người sắp hẹn hò với bạn có tính cách như thế nào nhé!
Cập nhật bảng giá xe hãng Mini mới nhất tháng 4/2024

Cập nhật bảng giá xe hãng Mini mới nhất tháng 4/2024

Bảng giá xe hãng Mini của các dòng như Countryman, JCW, 3 Door, 5 Door sẽ được cập nhật chi tiết bên trong bài viết dưới đây.
Hướng dẫn cách bật quản lý thông báo theo danh mục trên Samsung

Hướng dẫn cách bật quản lý thông báo theo danh mục trên Samsung

Tính năng quản lý thông báo theo danh mục trên Samsung được nhiều người dùng yêu thích nhất bởi sự thuận tiện cá nhân hóa của nó. Với tính năng ...
VCK Futsal châu Á 2024: Xem trực tiếp trận Futsal Việt Nam và Futsal Trung Quốc trên kênh nào

VCK Futsal châu Á 2024: Xem trực tiếp trận Futsal Việt Nam và Futsal Trung Quốc trên kênh nào

Đội tuyển Futsal Việt Nam sẽ tiếp tục hành trình tại VCK Futsal châu Á 2024 bằng màn thi đấu với Futsal Trung Quốc ở lượt trận thứ 2 bảng ...
3 cách khắc phục lỗi Snipping Tool không hoạt động đơn giản, hiệu quả

3 cách khắc phục lỗi Snipping Tool không hoạt động đơn giản, hiệu quả

Snipping Tool là một tiện ích được tích hợp trong hệ điều hành Windows. Công cụ này cho phép người dùng chụp, chỉnh sửa và lưu ảnh chụp màn hình ...
Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Đằng sau cuộc tấn công của Iran, khả năng Israel trả đũa và ngày càng nhiều lời kêu gọi kiềm chế từ cộng đồng quốc tế...
Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Để đánh thức tiềm năng của ASEAN, Thủ tướng New Zealand sẽ tìm cách khai thác những ưu thế trong quan hệ với từng nước mà ông sẽ đến thăm.
Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Chuyến thăm Bắc Kinh của Ngoại trưởng Pháp Stephane Sejourne đã mở ra những cơ hội mới trong quan hệ giữa hai nước.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ I)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ I)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Ngoại trưởng Ấn Độ thăm Đông Nam Á: Cụ thể hóa tầm nhìn chiến lược

Ngoại trưởng Ấn Độ thăm Đông Nam Á: Cụ thể hóa tầm nhìn chiến lược

Chuyến công du Đông Nam Á của ông Jaishankar không chỉ thúc đẩy quan hệ với từng nước, mà còn góp phần nâng cao ảnh hưởng của Ấn Độ trong khu vực.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động