Việt Nam - Chile: Hữu duyên

Chile là một trong những nước ủng hộ mạnh mẽ việc Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và là một trong những nước đầu tiên công nhận Việt Nam là nước có nền kinh tế thị trường. Tiến trình đàm phán về Hiệp định thương mại tự do (FTA) giữa hai nước, dự kiến sẽ cán đích trong thời gian ngắn tới đây, cũng là FTA đầu tiên mà Việt Nam ký với một nước châu Mỹ. Dường như duyên gắn bó của hai đất nước đã thách thức sự xa cách tới nửa vòng Trái đất...
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Tổng thống Chile Michelle Bachalet đón Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết tại thủ đô Santiago, ngày 30/9/2009

Sự gắn bó đó đã được khẳng định rõ nét trong chuyến thăm cấp Nhà nước của Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết tới Chile, từ ngày 29/9 đến 1/10 vừa qua, khi lãnh đạo của cả hai nước thống nhất đẩy mạnh hợp tác kinh tế-thương mại, quyết tâm triển khai Tuyên bố chung cấp cao về hướng tới “quan hệ đối tác toàn diện” Việt Nam – Chile, được ký trong chuyến thăm Chile của Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh tháng 5/2007. Trong cái se lạnh của tiết trời cuối Đông ở thủ đô Santiago, lễ đón chính thức Chủ tich nước Nguyễn Minh Triết đã được cử hành những nghi lễ trọng thể nhất dành cho nguyên thủ quốc gia, thể hiện sự trọng thị của Nhà nước Chile đối với Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết và đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam.

 

Tại các cuộc tiếp xúc, một mục tiêu được lãnh đạo cả hai nước đều nhắc tới và nhấn mạnh là việc ký kết FTA giữa Chile và Việt Nam. Với thời gian dự kiến ký kết là đầu năm 2010, FTA Việt Nam – Chile có ý nghĩa như một cú hích lớn đưa quan hệ kinh tế-thương mại giữa hai nước sang một thời kỳ phát triển mới, tạo điều kiện cho doanh nghiệp hai nước mở rộng thị trường ở cả hai khu vực Đông Á và Mỹ Latinh. Trao đổi thương mại hai chiều hàng năm giữa Việt Nam và Chile nay mới đạt khoảng 200 triệu USD, nhưng nếu FTA song phương được ký kết, con số này dự kiến sẽ vượt mức 600-700 triệu USD.

 

Trên góc độ hợp tác khu vực, cách đây đúng 5 năm, vào tháng 11/2004, Hội nghị cấp cao Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) lần thứ 12, cũng được nhóm họp tại Santiago, đã lấy chủ đề “Một cộng đồng, Tương lai của chúng ta”, và thông qua tuyên bố chung về cam kết thúc đẩy tự do hóa thương mại và đầu tư của các quốc gia hai bờ châu Á – Thái Bình Dương. Kể từ đó nội dung này được nhắc tới với cái tên Sáng kiến Santiago về mở cửa buôn bán trong APEC. Việt Nam và Chile đều

 

là thành viên của APEC, hợp tác trao đổi thương mại hiệu quả và thành công của hai nước sẽ là một minh chứng thuyết phục cho việc cần thiết đẩy nhanh hơn tiến trình tự do hóa thương mại giữa hai khu vực Mỹ La-tinh và Đông Nam Á.

 

Trong lịch sử, trải bao thăng trầm, hai nước và hai dân tộc Việt Nam và Chile luôn ủng hộ nhau trong đấu tranh vì hòa bình và phát triển. Thời kỳ nhân dân Việt Nam đấu tranh thống nhất Tổ quốc, mãi ở bên kia bán cầu, nhân dân Chile là những người tích cực ủng hộ sự nghiệp cách mạng chính nghĩa của nhân dân Việt Nam. Ký ức lịch sử luôn được gợi nhắc trong các cuộc gặp giữa Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết với bà Tổng thống Michelle Bachelet và các nhà lãnh đạo Quốc hội, Tòa án, doanh nghiệp Chile. Tại Diễn đàn doanh nghiệp hai nước, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đã nhắc đến một chi tiết: Hè năm 1969, với tư cách là thượng nghị sĩ, chủ tịch Đảng Xã hội Chile, ông Salvador Allende đã dẫn đầu đoàn đại biểu Đảng Xã hội thăm Việt Nam giữa lúc cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của Việt Nam đang diễn ra quyết liệt. Lúc đó, Thượng nghị sĩ Salvador Allende đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp và đây cũng là cuộc tiếp khách quốc tế cuối cùng của Người. Tháng 3/1971 - một năm sau khi ông Salvador Allende trở thành Tổng thống - Chile và Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao.

 

Có một sự kiện đáng chú ý trong chuyến thăm, đó là việc Hội đồng thành phố Santiago đã trao bằng công nhận Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết là công dân danh dự của thành phố. Bài phát biểu khá dài của Thị trưởng Santiago, Pablo Zalaquett tại lễ trao tặng có đoạn: “Bằng mô hình phát triển của mình, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng và bằng sự nghiệp đổi mới, Việt Nam đã mở cánh cửa ra thế giới, trở thành nước có tốc độ tăng trưởng vượt bậc về kinh tế, hội nhập quốc tế và đạt được sự ổn định chính trị xã hội”.

 

Tại bữa tiệc chiêu đãi chào mừng Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết, bà Tổng thống Chile Bachelet nói nhiều người Việt Nam đều ưa thích rượu vang Chile nhưng ở Santiago chưa có quán ăn Việt Nam nào, rồi bà nhắc đến sự kết hợp giữa món ăn Việt Nam mà bà được biết là rất ngon với rượu vang Chile như một minh chứng cho sự hợp tác giao lưu văn hoá- nghệ thuật, theo đó đầu bếp giỏi của Việt Nam sang Chile mở nhà hàng, để nhân dân hai nước hiểu biết nhau hơn.

 

Theo quan niệm phương Đông, “nghìn dặm có duyên sự cũng thành”. Tình cảm và sự hợp tác giữa nhân dân hai nước Việt Nam và Chile như đã có cơ duyên từ lâu, nay mối cơ duyên đó lại có thêm quyết tâm hợp tác ở cấp cao của cả hai nước. Bởi vậy càng có nhiều cơ sở để tin rằng, câu “hữu duyên thiên lý năng tương ngộ” sẽ  càng đúng với quan hệ hai nước thời gian tới.

 

Thu Trang

Đọc thêm

Anh: Quốc hội chính thức thông qua dự luật Rwanda về người nhập cư trái phép, Thủ tướng 'thở phào', hành động rốt ráo

Anh: Quốc hội chính thức thông qua dự luật Rwanda về người nhập cư trái phép, Thủ tướng 'thở phào', hành động rốt ráo

Thượng viện Anh chấp thuận thông qua dự luật Rwanda mà không cần bổ sung những điều chỉnh mà cơ quan này đưa ra trước đó.
Con trai nhà Khánh Thi - Phan Hiển lần thứ hai vô địch dance sport thế giới hạng thiếu nhi

Con trai nhà Khánh Thi - Phan Hiển lần thứ hai vô địch dance sport thế giới hạng thiếu nhi

Ngày 23/4, Kubi nhà Khánh Thi - Phan Hiển và bạn nhảy Linh San lần thứ hai vô địch thế giới hạng thiếu nhi 1 tại Syllabus World Championship 2024.
'Xuất khẩu' NATO tới Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương? Mỹ nói 'không!'

'Xuất khẩu' NATO tới Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương? Mỹ nói 'không!'

Mỹ và các đối tác châu Âu không có ý định mở rộng sự hiện diện của NATO ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.
Thông tin tổ trọng tài điều khiển trận đấu U23 Việt Nam và U23 Uzbekistan

Thông tin tổ trọng tài điều khiển trận đấu U23 Việt Nam và U23 Uzbekistan

Đội tuyển U23 Việt Nam sớm hoàn thành nhiệm vụ vào tứ kết VCK U23 châu Á 2024 sau hai chiến thắng thuyết phục trước U23 Kuwait và U23 Malaysia.
Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 24/4 và sáng 25/4: Lịch thi đấu bán kết Coppa Italy - Atalanta vs Fiorentina; Ngoại hạng Anh - MU vs Sheffield United

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 24/4 và sáng 25/4: Lịch thi đấu bán kết Coppa Italy - Atalanta vs Fiorentina; Ngoại hạng Anh - MU vs Sheffield United

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 24/4 và sáng 25/4: Lịch thi đấu Ngoại hạng Anh vòng 29 - Everton vs Liverpool; Ligue 1 vòng 29 - Lorient vs ...
XSMN 23/4, kết quả xổ số miền Nam hôm nay thứ 3 ngày 23/4/2024. xổ số hôm nay 23/4/2024. xổ số ngày 23 tháng 4

XSMN 23/4, kết quả xổ số miền Nam hôm nay thứ 3 ngày 23/4/2024. xổ số hôm nay 23/4/2024. xổ số ngày 23 tháng 4

XSMN 23/4 - trực tiếp kết quả xổ số miền Nam hôm nay 23/4/2024. xổ số hôm nay 23/4. XSMN thứ 3. SXMN 23/4. xổ số miền Nam ngày 23 ...
Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Dù cuộc bầu cử Hạ viện Ấn Độ phải đến 4/6 mới công bố kết quả, nhưng đương kim Thủ tướng Narendra Modi được dự báo nắm chắc chiến thắng...
Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Đằng sau cuộc tấn công của Iran, khả năng Israel trả đũa và ngày càng nhiều lời kêu gọi kiềm chế từ cộng đồng quốc tế...
Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Để đánh thức tiềm năng của ASEAN, Thủ tướng New Zealand sẽ tìm cách khai thác những ưu thế trong quan hệ với từng nước mà ông sẽ đến thăm.
Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Chuyến thăm Bắc Kinh của Ngoại trưởng Pháp Stephane Sejourne đã mở ra những cơ hội mới trong quan hệ giữa hai nước.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ I)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ I)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động