“Việt Nam đang chơi với những thị trường hay nhất thế giới”

Tiến sĩ Võ Trí Thành - Nguyên Viện phó Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế trung ương (CIEM) khẳng định, Việt Nam đang cho thấy độ hấp dẫn của mình khi chơi với những thị trường hay nhất thế giới.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
viet nam dang choi voi nhung thi truong hay nhat the gioi Nhìn lại thị trường toàn cầu năm 2016
viet nam dang choi voi nhung thi truong hay nhat the gioi Giá dầu tăng mạnh sau thỏa thuận của các nước ngoài OPEC

Hội nhập chỉ là điều kiện cần…

Nhìn lại quá trình hội nhập của Việt Nam, Tiến sĩ Võ Trí Thành nhận định, quá trình này gắn bó chặt chẽ với quá trình cải cách của đất nước. Từ những bước đi đầu tiên sau Đổi mới, khi Việt Nam trở thành thành viên của ASEAN (1995), bình thường hóa quan hệ với Mỹ và ký kết Hiệp định thương mại Việt - Mỹ (BTA) (2000), Việt Nam đã dần khẳng định vai trò và vị trí ngày càng lớn trên thế giới, tham gia vào những sân chơi rộng lớn hơn như Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC), Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO)...

Từ đó, tạo đà cho những Hiệp định Thương mại Tự do (FTA) song phương và đa phương chất lượng cao như FTA Việt Nam - Hàn Quốc, FTA Việt Nam - Liên minh châu Âu (EVFTA) hay Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). Những bước đi này gắn với quá trình nhận thức của đất nước khi thấy được lợi ích và thách thức khi chơi với các đối tác lớn từ tầm khu vực đến toàn cầu.

viet nam dang choi voi nhung thi truong hay nhat the gioi
Tiến sĩ Võ Trí Thành - Nguyên Viện phó Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế trung ương (CIEM)

“Trong ASEAN, ngoài Singapore, có thể nói Việt Nam đang chơi với những thị trường hay nhất thế giới khi vừa có EVFTA, vừa có TPP.  Việt Nam đang trở thành một điểm trung chuyển trong quan hệ tương tác kinh tế thương mại, đầu tư với thế giới, gắn với những thị trường hàng đầu thế giới”, ông Thành nhấn mạnh.

Quá trình hội nhập, theo ông Thành, vừa là cơ hội để Việt Nam học hỏi, hợp tác, chia sẻ lợi ích với thế giới nhưng vẫn chứa đựng rất nhiều thách thức với nhiều chi phí. Vì vậy, hội nhập rất quan trọng nhưng không phải tất cả, là điều kiện cần nhưng chưa đủ.

Trước một loạt các FTA song phương và đa phương thế hệ mới mà Việt Nam đã đàm phán và ký kết, việc Việt Nam vốn là một nước có trình độ phát triển tương đối thấp, năng lực cạnh tranh của nền kinh tế chưa cao, năng lực thể chế thấp nhưng lại dám chơi và chơi với rất nhiều đối tác hàng đầu thế giới, đã xuất hiện những băn khoăn Việt Nam đang hội nhập quá nhanh và sẽ khó có thể hấp thụ hết được những cơ hội từ các FTA này. Tuy nhiên, Tiến sĩ Võ Trí Thành cho rằng, giai đoạn này chưa phải là giai đoạn chuyển đổi nhanh nhất.

“Nếu nói nhanh phải nói đến giai đoạn cuối 80 đến những năm 90 của thế kỷ trước. Từ một nền kinh tế đóng cửa, quan liêu bao cấp, chúng ta mở cửa, chuyển đổi sang kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế.”, ông Thành cho hay.

Theo ông Thành, rất khó có câu trả lời liệu Việt Nam liệu sẽ thành công trong giai đoạn hội nhập mới hay không. “Câu trả lời phụ thuộc rất nhiều vào quá trình cải cách thể chế, năng lực nội tại và khả năng vươn lên của Việt Nam. Câu chuyện hội nhập không đơn thuần là của Chính phủ mà đó còn là câu chuyện của doanh nghiệp, của người dân”, ông phân tích.

Người Việt thích học qua va vấp

Trao đổi về sự chuẩn bị của Việt Nam cho giai đoạn hội nhập mới, Tiến sĩ Võ Trí Thành cho biết, với những cam kết trong các FTA, chuẩn bị về mặt pháp lý là tương đối tốt nhưng trong quá trình thực thi thì Việt Nam làm chưa tốt.

viet nam dang choi voi nhung thi truong hay nhat the gioi
Câu chuyện hội nhập còn là câu chuyện của doanh nghiệp và người dân.

“Công tác tuyên truyền, phổ biến thông tin của Việt Nam về hội nhập cho doanh nghiệp không phải kém so với các nước ASEAN. Nhưng vấn đề là tính thiết thực. Nếu hỏi doanh nghiệp về Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) hay TPP thì ai cũng biết nhưng nếu hỏi có biết đủ sâu để thành chiến lược, tầm nhìn hay kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp thì quá ít”, ông Thành trăn trở.

Dù vậy, ông Thành chia sẻ, bản thân ông không cảm thấy bi quan vì ông tin vào khả năng thích ứng của người Việt.  “Hội nhập và kinh tế thị trường là linh hoạt, và sự linh hoạt đó rất phù hợp với văn hóa Việt. Việt Nam vẫn luôn giỏi xử lý tình huống hơn là xây dựng tầm nhìn dài hạn. Đặc trưng của doanh nghiệp Việt Nam là học qua va vấp và trả phí chứ không học một cách nghiêm túc và bài bản.”, ông dẫn chứng.

Cải cách phải là vấn đề tự thân

Dự báo về tương lai của TPP, Tiến sĩ Võ Trí Thành cho biết, TPP phải mất 2 năm cho việc phê chuẩn và ký kết. Về hình thức và nguyên tắc, chưa thể nói là TPP đã thất bại.

Với TPP, Việt Nam được quyền tiếp cận nhiều thị trường rộng lớn với sức mua cao nhất thế giới như Mỹ, Nhật Bản, Canada… Bên cạnh đó, niềm tin vào cải cách của Việt Nam cũng mạnh mẽ hơn vì hiệp định này có nhiều điều khoản liên quan đến cải cách, chính sách, quy chế, điều tiết như doanh nghiệp Nhà nước, cạnh tranh, thương mại điện tử, mua sắm chính phủ, tiêu chuẩn lao động, môi trường, quyền sở hữu trí tuệ... Quá trình này thúc đẩy cải cách thể chế ở Việt Nam, tạo niềm tin cho nhà đầu tư về một sân chơi bình đẳng, minh bạch, rõ ràng.

“Nếu không có TPP, tôi  nghĩ chúng ta cũng không nên quá hoang mang, lo lắng. Theo tôi, có hai nguyên nhân. Thứ nhất, Việt Nam vẫn đang trong quá trình mở cửa và hội nhập sâu rộng cùng rất nhiều FTA với các đối tác lớn khác trên thế giới. Thứ hai, ngay cả không có TPP, Mỹ vẫn là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam và là nhà đầu tư đứng thứ 7 của Việt Nam. Vấn đề là chúng ta phải tận dụng tốt tiềm năng đang có và đang mở ra các FTA mà chúng ta đã đàm phán và ký kết”, ông Thành nói. 

“Tất nhiên có TPP, sức ép sẽ cao hơn nhưng chúng ta phải hiểu rằng đó là vấn đề tự thân và muốn hội nhập thành công, chúng ta phải hoàn thành cải cách thể chế. Vấn đề là chúng ta phải nhìn thẳng vào những trở ngại đang cản trở mình và nghiêm túc thực thi những điều đề ra, quyết liệt cải cách thể chế và môi trường kinh doanh, tạo điều kiện cho doanh nghiệp”, ông Thành nhấn mạnh.

Hãy nhìn Trung Quốc như một cơ hội

Đánh giá về quan hệ kinh tế Việt - Trung  trong bối cảnh hội nhập sâu rộng của Việt Nam, Tiến sĩ Võ Trí Thành khẳng định, với quy mô và tốc độ phát triển như hiện nay, Trung Quốc sẽ sớm trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới. Đây vừa là cơ hội để Việt Nam phát triển giao thương, đẩy mạnh xuất khẩu nhưng cũng là sức ép rất lớn khi Việt Nam vẫn đang nhập siêu từ Trung Quốc.

“Chúng ta hãy nhìn Trung Quốc như một cơ hội, đừng nên né tránh mà hãy chơi một cách khôn ngoan, chơi theo thị trường, có cam kết và gắn với chính sách”, ông Thành khuyến nghị.

Ông Thành cho rằng, Việt Nam nên nhìn mối quan hệ kinh tế Việt Nam – Trung Quốc trong mối quan hệ kinh tế toàn cầu. Tham gia vào các FTA thế hệ mới sẽ giúp Việt Nam chuyển đổi sang mô hình kinh tế bài bản hơn, gắn liền với đó là công nghệ cao hơn, năng lực cạnh tranh tốt hơn, doanh nghiệp sẽ trưởng thành và lớn mạnh hơn. Với những nền tàng đó, Việt Nam sẽ học được cách chơi “khôn ngoan hơn”, tận dụng được lợi thế trong mối quan hệ kinh tế, giao thương với Trung Quốc. 

“Trên thực tế, đã có những tín hiệu tốt. Năm nay, chúng ta vẫn nhập siêu từ Trung Quốc nhưng tỷ lệ đã có phần giảm hơn năm trước. Tốc độ tăng xuất khẩu vào Trung Quốc đã có phần nhanh hơn so với tốc độ tăng nhập khẩu từ Trung Quốc. Đó phải chăng là tín hiệu cho thấy chúng ta đã thực sự nâng cao về năng lực cạnh tranh?”, ông Thành lạc quan.  

viet nam dang choi voi nhung thi truong hay nhat the gioi Giá dầu còn giảm đến bao giờ?

Giá dầu trên thị trường thế giới lại giảm 20% trong tháng 6, trong khi thông tin dự báo vẫn nhiều như “ma trận”.

viet nam dang choi voi nhung thi truong hay nhat the gioi Thị trường thế giới thất vọng về các cam kết của G7

Sau khi Hội nghị tài chính G7 vừa kết thúc, Đài NHK (Nhật Bản) đã có cuộc trao đổi với Giáo sư Kojo Yoshiko (Đại ...

viet nam dang choi voi nhung thi truong hay nhat the gioi Giá dầu mỏ và giá vàng thế giới cùng trên đà tăng

Giá dầu mỏ trên thị trường thế giới ngày 5/10 tăng lên trên 82 USD/thùng, trong khi giá vàng tiếp tục phá kỷ lục mới.

Ly Ly (ghi)

Bài viết cùng chủ đề

Xuân Đinh Dậu 2017

Đọc thêm

Tin tốt 'lũ lượt' cập bến Ấn Độ, nền kinh tế 3,7 nghìn tỷ USD có thể trở thành siêu cường?

Tin tốt 'lũ lượt' cập bến Ấn Độ, nền kinh tế 3,7 nghìn tỷ USD có thể trở thành siêu cường?

Những năm qua, dưới sự lãnh đạo của Thủ tướng Narendra Modi, Ấn Độ sẵn sàng trở thành cường quốc kinh tế thế kỷ XXI.
Bất động sản mới nhất: Đất nền nhộn nhịp, cẩn trọng rơi vào 'bẫy' giá cao, trường hợp phải sang tên sổ đỏ

Bất động sản mới nhất: Đất nền nhộn nhịp, cẩn trọng rơi vào 'bẫy' giá cao, trường hợp phải sang tên sổ đỏ

Thị trường chung cư, đất nền, thổ cư nhộn nhịp, người dân tránh rơi vào bẫy giá cao… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
PGS. TS. Chu Cẩm Thơ: Để lan tỏa văn hóa đọc, cần có chiến lược đầu tư cho phát triển sách

PGS. TS. Chu Cẩm Thơ: Để lan tỏa văn hóa đọc, cần có chiến lược đầu tư cho phát triển sách

Cần thấy trách nhiệm của chính chúng ta, mỗi người lớn là không thể thiếu trong xây dựng, phát triển văn hóa đọc.
Cuộc sống làm dâu hào môn của 'ngọc nữ' Tăng Thanh Hà

Cuộc sống làm dâu hào môn của 'ngọc nữ' Tăng Thanh Hà

Với nhan sắc xinh đẹp, lối diễn tự nhiên, Tăng Thanh Hà từng là nữ diễn viên được yêu thích của màn ảnh Việt.
Coi vấn đề Triều Tiên và Trung Quốc là thách thức toàn cầu, G7 đồng lòng chặn việc né tránh các lệnh trừng phạt; Bình Nhưỡng lại thử vũ khí mới

Coi vấn đề Triều Tiên và Trung Quốc là thách thức toàn cầu, G7 đồng lòng chặn việc né tránh các lệnh trừng phạt; Bình Nhưỡng lại thử vũ khí mới

Coi vấn đề Triều Tiên và Trung Quốc là thách thức toàn cầu, G7 đồng lòng chặn việc né tránh các lệnh trừng phạt...
U23 Việt Nam vs U23 Malaysia: Chiến binh Sao Vàng cần làm gì để thêm nụ cười chiến thắng?

U23 Việt Nam vs U23 Malaysia: Chiến binh Sao Vàng cần làm gì để thêm nụ cười chiến thắng?

HLV Hoàng Anh Tuấn phải điều chỉnh một vài vấn đề cho U23 Việt Nam để có thể thắng U23 Malaysia ở lượt trận thứ 2, lấy vé tứ kết ...
Tin tốt 'lũ lượt' cập bến Ấn Độ, nền kinh tế 3,7 nghìn tỷ USD có thể trở thành siêu cường?

Tin tốt 'lũ lượt' cập bến Ấn Độ, nền kinh tế 3,7 nghìn tỷ USD có thể trở thành siêu cường?

Những năm qua, dưới sự lãnh đạo của Thủ tướng Narendra Modi, Ấn Độ sẵn sàng trở thành cường quốc kinh tế thế kỷ XXI.
Kinh tế Ukraine: Lộ số tiền cần để tái thiết trong năm nay, EIB cam kết 'bắn' 560 triệu Euro

Kinh tế Ukraine: Lộ số tiền cần để tái thiết trong năm nay, EIB cam kết 'bắn' 560 triệu Euro

Ngày 19/4, Thủ tướng Ukraine Denys Shmyhal cho biết, nước này sẽ nhận được khoản tài trợ 560 triệu Euro từ Ngân hàng Đầu tư châu Âu (EIB).
Tài sản Nga bị phong tỏa: G7 đang 'ủ mưu' tiêu tiền của Moscow, Mỹ nêu quan điểm, Pháp nói phải làm điều này

Tài sản Nga bị phong tỏa: G7 đang 'ủ mưu' tiêu tiền của Moscow, Mỹ nêu quan điểm, Pháp nói phải làm điều này

G7 sẽ tiếp tục tìm kiếm các phương thức sử dụng tài sản công của Nga bị đóng băng để hỗ trợ tài chính cho Ukraine.
Giá vàng hôm nay 20/4/2024: Giá vàng 'bay' nhanh sau tin từ Israel, sẽ lên mức 2.500 USD/ounce? SJC hết trợ lực?

Giá vàng hôm nay 20/4/2024: Giá vàng 'bay' nhanh sau tin từ Israel, sẽ lên mức 2.500 USD/ounce? SJC hết trợ lực?

Giá vàng hôm nay 20/4/2024 trên thị trường thế giới tăng mạnh sau hành động quân sự của Israel làm tăng sức hấp dẫn của tài sản an toàn này.
Kinh tế toàn cầu: Một chút hy vọng vào Hội nghị mùa Xuân!

Kinh tế toàn cầu: Một chút hy vọng vào Hội nghị mùa Xuân!

Tổng giám đốc IMF cảnh báo nền kinh tế toàn cầu đối mặt với một thập kỷ 'tăng trưởng ảm đạm' và 'mất lòng tin của người dân'.
Ngân hàng Nga yêu cầu lấy lại tiền bị phong tỏa, JPMorgan Chase của Mỹ có hành động bất ngờ

Ngân hàng Nga yêu cầu lấy lại tiền bị phong tỏa, JPMorgan Chase của Mỹ có hành động bất ngờ

JPMorgan Chase đã kiện VTB nhằm ngăn chặn nỗ lực của ngân hàng này tìm cách lấy lại tiền trong tài khoản bị phong tỏa.
Bất động sản mới nhất: Đất nền nhộn nhịp, cẩn trọng rơi vào 'bẫy' giá cao, trường hợp phải sang tên sổ đỏ

Bất động sản mới nhất: Đất nền nhộn nhịp, cẩn trọng rơi vào 'bẫy' giá cao, trường hợp phải sang tên sổ đỏ

Thị trường chung cư, đất nền, thổ cư nhộn nhịp, người dân tránh rơi vào bẫy giá cao… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Nối gót chung cư, giá nhà trong ngõ Hà Nội ‘nổi sóng’, trường hợp không được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất

Bất động sản mới nhất: Nối gót chung cư, giá nhà trong ngõ Hà Nội ‘nổi sóng’, trường hợp không được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất

Thị trường nhà ở riêng lẻ đang hình thành mặt bằng giá mới, giá chung cư mới tại Hà Nội cao… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Thị trường thêm nhiều ‘người chơi’ lớn, xuất hiện ‘cá mập’ gom đất nền, loạt dự án chưa đủ điều kiện mua bán

Bất động sản mới nhất: Thị trường thêm nhiều ‘người chơi’ lớn, xuất hiện ‘cá mập’ gom đất nền, loạt dự án chưa đủ điều kiện mua bán

Thị trường sẽ được khơi thông nhờ Luật Đất đai, đất nền đang ‘ấm dần’, Hà Nội sắp đấu giá nhiều thửa đất… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Đất nền ‘đảo chiều’, thị trường liệu có ‘bong bóng’? Chung cư Hà Nội tăng 9%/năm, siết chặt hoạt động môi giới

Bất động sản mới nhất: Đất nền ‘đảo chiều’, thị trường liệu có ‘bong bóng’? Chung cư Hà Nội tăng 9%/năm, siết chặt hoạt động môi giới

'Băng' đất nền đã tan, thị trường đón dòng tiền lớn, giá chung cư Hà Nội tăng vùn vụt… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Lý giải sức hút của đất nền Hà Nội, giá nhà ở xã hội ‘phi mã’, phương pháp định giá đất theo Luật Đất đai 2024

Bất động sản mới nhất: Lý giải sức hút của đất nền Hà Nội, giá nhà ở xã hội ‘phi mã’, phương pháp định giá đất theo Luật Đất đai 2024

Giá chung cư Hà Nội tăng mạnh, đất nền hút quan tâm, giá nhà ở xã hội cũ tăng chóng mặt… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Đã đến lúc mua nhà, địa ốc công nghiệp trỗi dậy, thị trường TPHCM khởi sắc, thông báo đăng ký nhà ở xã hội ở Hà Nội

Bất động sản mới nhất: Đã đến lúc mua nhà, địa ốc công nghiệp trỗi dậy, thị trường TPHCM khởi sắc, thông báo đăng ký nhà ở xã hội ở Hà Nội

Đã tới thời điểm để xuống tiền đầu tư, quy định cụ thể điều kiện hưởng chính sách hỗ trợ nhà ở xã hội… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/4: USD đột ngột giảm, trong nước vẫn cao ngất ngưởng

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/4: USD đột ngột giảm, trong nước vẫn cao ngất ngưởng

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/4 giảm lần đầu tiên sau chuỗi tăng 6 ngày liên tiếp, trong khi đó, đồng Euro tăng 0,5%.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 17/4: Tỷ giá USD tại các ngân hàng đều áp sát mức trần

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 17/4: Tỷ giá USD tại các ngân hàng đều áp sát mức trần

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 17/4 ghi nhận đồng USD đạt đỉnh 5 tháng so với đồng Euro.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 15/4: Đồng USD bứt phá mạnh mẽ, Euro bị giới hạn

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 15/4: Đồng USD bứt phá mạnh mẽ, Euro bị giới hạn

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 15/4 ghi nhận chỉ số Dollar Index bứt phá mạnh mẽ lên trên mốc 105, tiến thẳng lên vùng 106.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 12/4: USD giữ nhịp, Euro 'thoát đáy', Yen Nhật vẫn ở mức thấp

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 12/4: USD giữ nhịp, Euro 'thoát đáy', Yen Nhật vẫn ở mức thấp

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 12/4 ghi nhận đồng USD tiếp tục tăng do giá sản xuất tháng 3 của Mỹ thấp hơn dự kiến.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 11/4: USD tăng 'bốc đầu', Nhật Bản không thể hỗ trợ đồng Yen lúc này?

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 11/4: USD tăng 'bốc đầu', Nhật Bản không thể hỗ trợ đồng Yen lúc này?

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 11/4 ghi nhận USD tăng và đạt đỉnh 34 năm so với Yen, sau khi dữ liệu mới công bố về lạm phát ở Mỹ.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 10/4: Yen Nhật bất ngờ leo đỉnh, vì sao?

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 10/4: Yen Nhật bất ngờ leo đỉnh, vì sao?

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 10/4 ghi nhận tiệm cận trở lại với mức cao nhất trong 34 năm là 151,975 USD/Yen hồi tháng 3.
Phiên bản di động