Việt Nam – Israel: Tăng cường hợp tác nhiều mặt

Chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Nhà nước Israel Shimon Peres từ ngày 23-26/11 theo lời mời của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, là dịp để hai bên tăng cường và nới rộng các mối quan hệ chiến lược về chính trị và kinh tế, tờ Jerusalem Post nhận định.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đón Tổng thống Israel Shimon Peres. (Ảnh: TTXVN)

Đây là chuyến thăm cấp cao nhất của Lãnh đạo Israel tới Việt Nam từ khi hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao vào tháng 7/1993. Đón Tổng thống Shimon Peres thăm chính thức, Việt Nam khẳng định chính sách đối ngoại đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ nhằm nâng cao vị thế của Việt Nam trong quan hệ với các quốc gia Ảrập và Israel, đồng thời thể hiện mong muốn tăng cường hợp tác nhiều mặt với Israel, đặc biệt trong các lĩnh vực Israel có thế mạnh và Việt Nam có nhu cầu như khoa học công nghệ, đầu tư, thương mại, lao động, du lịch, công nghiệp quốc phòng…

Ngoài cuộc hội đàm với Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Tổng thống Peres còn có các cuộc gặp gỡ, hội kiến với các vị lãnh đạo cấp cao khác của Việt Nam và dự Diễn đàn doanh nghiệp hai nước tại Hà Nội.

Tuy mối quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Israel còn khá non trẻ, chưa đầy 20 năm, nhưng hai bên đã có nhiều hoạt động mở rộng sự hiểu biết lẫn nhau, thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại, trao đổi kinh nghiệm khoa học – công nghệ… Nhờ đó, hợp tác trong lĩnh vực kinh tế từ vài chục triệu USD đã lên đến hơn 220 triệu USD trong năm 2010, tăng 34% so với năm 2008.

Hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp có thể coi là điểm sáng trong mối quan hệ giữa hai nước. Là nước có năng suất và chất lượng sản phẩm nông nghiệp đứng đầu thế giới, với những kinh nghiệm quý của mình, Israel đã cử chuyên gia sang chuyển giao công nghệ tại Việt Nam, thiết lập các trại nông nghiệp mẫu tại Hà Giang, Hà Nội. Một số dự án hợp tác (trồng hoa, rau, cây ăn quả, chăn nuôi) sử dụng công nghệ của Israel tại Hà Nội, Hải Phòng, Nghệ An, Đà Lạt và thành phố Hồ Chí Minh được đánh giá hiệu quả.

Bên cạnh đó, Israel cũng thường xuyên cung cấp học bổng đào tạo thực tập sinh ngắn hạn cho cán bộ Việt Nam trong lĩnh vực mà Israel có thế mạnh như khoa học - công nghệ, thủy lợi, môi trường… Những năm qua, Israel cũng cử nhiều đoàn y, bác sỹ tổ chức khám chữa bệnh miễn phí tại các tỉnh miền Bắc và miền Trung Việt Nam.

Israel nằm ở phía Đông Địa Trung Hải, phía Bắc giáp Lebanon, Đông Bắc giáp Syria, Đông giáp Jordan, Nam và Tây-Nam giáp Ai Cập với dân số khoảng 7,5 triệu người. Mặc dù là đất nước nghèo tài nguyên thiên nhiên, phần lớn đất đai khô cằn, nhưng nhờ công nghệ cao rất phát triển, Israel đã đạt được nhiều thành tựu to lớn về kinh tế; được xếp vào hàng các nước phát triển và là một trong 25 nước có thu nhập bình quân đầu người cao nhất thế giới với gần 27.000 USD trong năm 2010. Cũng trong năm này, GDP của Israel đạt 201 tỷ USD, tăng trưởng kinh tế 3,4%. Ngành công nghiệp của nước này rất phát triển với tỷ lệ sản xuất công nghiệp phục vụ xuất khẩu chiếm tới gần 90% kim ngạch xuất khẩu hàng hóa, đứng thứ hai về số lượng các công ty công nghệ thông tin, chỉ sau thung lũng Silicon của Mỹ.

Khánh An

Đọc thêm

Bán đấu giá cây đàn guitar từng thất lạc của giọng ca chính ban nhạc The Beatles

Bán đấu giá cây đàn guitar từng thất lạc của giọng ca chính ban nhạc The Beatles

Sau khi được tìm thấy, cây đàn guitar 12 dây bị thất lạc của John Lennon - thành viên ban nhạc The Beatles sẽ được đưa ra đấu giá vào ...
Quyền phủ quyết ở HĐBA: 320 lần sử dụng kể từ khi LHQ thành lập, Chủ tịch Đại hội đồng cảnh báo nguy cơ suy giảm niềm tin

Quyền phủ quyết ở HĐBA: 320 lần sử dụng kể từ khi LHQ thành lập, Chủ tịch Đại hội đồng cảnh báo nguy cơ suy giảm niềm tin

Theo số liệu, kể từ khi LHQ được thành lập, quyền phủ quyết đã được sử dụng 320 lần.
Giáo sư Nhật Bản chia sẻ những điều thú vị ít biết về sushi

Giáo sư Nhật Bản chia sẻ những điều thú vị ít biết về sushi

Kiểu làm sushi phổ biến nhất hiện nay ở Nhật Bản là sushi nắm, ít người biết rằng mục đích ban đầu của sushi là để bảo quản cá được ...
Áo: Đức khiến hành trình rời khí đốt Nga trở nên tốn kém

Áo: Đức khiến hành trình rời khí đốt Nga trở nên tốn kém

Phó Chủ tịch Nghị viện châu Âu (EPP) cùng Bộ trưởng Năng lượng Áo đệ trình khiếu nại lên Ủy ban châu Âu (EC) về thuế khí đốt của Đức.
Phương Thanh sang vùng núi giá lạnh Ấn Độ thăm bạn trai và kết hợp quay MV mới

Phương Thanh sang vùng núi giá lạnh Ấn Độ thăm bạn trai và kết hợp quay MV mới

Ca sĩ Phương Thanh cho biết, cô mới có chuyến đi Ấn Độ, về miền núi Ladakh thăm nhà bạn trai kết hợp quay MV mới.
Hàn Quốc cùng Mỹ tập trận chung trong không gian, lần đầu tiên phóng một vệ tinh nano lên quỹ đạo

Hàn Quốc cùng Mỹ tập trận chung trong không gian, lần đầu tiên phóng một vệ tinh nano lên quỹ đạo

Hàn Quốc và Mỹ đã tiến hành tập trận chung trong không gian, kéo dài trong 2 tuần, bắt đầu từ ngày 12/4, tại căn cứ không quân ở Gunsan.
Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Dù cuộc bầu cử Hạ viện Ấn Độ phải đến 4/6 mới công bố kết quả, nhưng đương kim Thủ tướng Narendra Modi được dự báo nắm chắc chiến thắng...
Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Đằng sau cuộc tấn công của Iran, khả năng Israel trả đũa và ngày càng nhiều lời kêu gọi kiềm chế từ cộng đồng quốc tế...
Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Để đánh thức tiềm năng của ASEAN, Thủ tướng New Zealand sẽ tìm cách khai thác những ưu thế trong quan hệ với từng nước mà ông sẽ đến thăm.
Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Chuyến thăm Bắc Kinh của Ngoại trưởng Pháp Stephane Sejourne đã mở ra những cơ hội mới trong quan hệ giữa hai nước.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ I)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ I)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động