Việt Nam phê chuẩn Hiệp ước Không phổ biến vũ khí hạt nhân: Quan điểm nhất quán của Việt Nam

Nhân dịp Việt Nam phê chuẩn Hiệp ước Cấm vũ khí hạt nhân, ông Phạm Hải Anh, Vụ trưởng Vụ Các Tổ chức quốc tế, Bộ Ngoại giao đã trả lời phỏng vấn báo chí. Thế Giới & Việt Nam xin giới thiệu bài trả lời phỏng vấn này.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
viet nam phe chuan hiep uoc khong pho bien vu khi hat nhan quan diem nhat quan cua viet nam Mỹ chuyển hướng máy bay ném bom B-52 khỏi bán đảo Triều Tiên
viet nam phe chuan hiep uoc khong pho bien vu khi hat nhan quan diem nhat quan cua viet nam Việt Nam phê chuẩn Hiệp ước cấm vũ khí hạt nhân

Ngày 17/5/2018, Việt Nam đã nộp văn kiện phê chuẩn Hiệp ước Cấm vũ khí hạt nhân cho Tổng thư ký LHQ. Mong ông cho biết ý nghĩa của việc này?

Ngày 17/5/2018 vừa qua Việt Nam đã chính thức nộp văn kiện phê chuẩn Hiệp ước Cấm vũ khí hạt nhân cho Tổng thư ký Liên hợp quốc, trở thành nước thứ 10 phê chuẩn Hiệp ước này. Theo quy định của Luật Điều ước quốc tế, việc phê chuẩn một điều ước quốc tế là hành vi pháp lý thể hiện việc Việt Nam chấp nhận sự ràng buộc của điều ước đã ký.

viet nam phe chuan hiep uoc khong pho bien vu khi hat nhan quan diem nhat quan cua viet nam
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh thừa uỷ quyền của Chủ tịch nước Trần Đại Quang ký Hiệp ước Cấm vũ khí hạt nhân tại Trụ sở Liên hợp quốc, New York, ngày 22/9/2017.

Việc này đã hoàn tất quá trình ký kết Hiệp ước này, gồm việc thương lượng và cùng với 122 nước thành viên LHQ thông qua nội dung Hiệp ước vào tháng 7/2018. Tiếp đó, ngay sau khi Hiệp ước được mở ký, ngày 22/9/2017, tại Trụ sở Liên hợp quốc ở New York, Hoa Kỳ, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh đã thay mặt Nhà nước Việt Nam ký Hiệp ước.

Việc Việt Nam sớm ký và phê chuẩn Hiệp ước thể hiện quan điểm nhất quán của chính sách đối ngoại Việt Nam, tinh thần yêu chuộng hoà bình, phản đối chiến tranh, chống vũ khí hạt nhân của người dân Việt Nam. Đây một bước cụ thể góp phần triển khai đường lối đối ngoại của Đại hội Đảng lần thứ XII về chủ động và tích cực hội nhập quốc tế, là thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế, đồng thời góp phần vào cuộc đấu tranh chung vì hòa bình, an ninh ở khu vực và trên thế giới. Vị thế của đất nước qua đó cũng được đề cao trong con mắt bè bạn quốc tế.

Đề nghị ông cho biết đóng góp của Việt Nam trong quá trình đàm phán xây dựng Hiệp ước?

Có thể nói rằng chúng ta đã tham gia đàm phán Hiệp ước này trên một tư thế hết sức chủ động và đạt được kết quả rất đáng ghi nhận. Chúng ta chủ động được là vì có thuận lợi rất lớn trong quá trình đàm phán. Đó là lập trường nhất quán về ủng hộ chống phổ biến, tiến tới giải trừ hoàn toàn và triệt để vũ khí hạt nhân. Việt Nam đã tham gia hầu hết tất cả các điều ước quốc tế trong lĩnh vực này và luôn nghiêm túc thực hiện nghĩa vụ của mình. Lãnh đạo Nhà nước, Chính phủ đã có những chỉ đạo sát sao trong quá trình đàm phán, kết hợp lợi ích của đất nước với xu thế chung của đại đa số các nước trên thế giới.

Đoàn đàm phán của chúng ta, gồm các thành viên nòng cốt từ Bộ Ngoại giao, cùng đại diện các Bộ, ngành, đã phát huy tối đa những thuận lợi đó, bám sát các chủ trương, hết sức chủ động, tích cực tham gia đàm phán trên tinh thần trách nhiệm cao nhất.

viet nam phe chuan hiep uoc khong pho bien vu khi hat nhan quan diem nhat quan cua viet nam
Ngày 17/5/2018, tại trụ sở Liên hợp quốc (LHQ) ở thành phố New York, Đại sứ Nguyễn Phương Nga, Trưởng Phái đoàn thường trực Việt Nam tại LHQ đã nộp lưu chiểu Văn kiện phê chuẩn Hiệp ước cấm vũ khí hạt nhân cho Tổng Thư ký LHQ.

Qua đó, chúng ta đã đạt kết quả hết sức tích cực và ghi đậm dấu ấn của Việt Nam trong Hiệp ước này với hai nội dung nổi bật, chưa từng có trong sự phát triển của luật pháp quốc tế. Trước hết, đó là chúng ta đã cùng với một số nước nòng cốt đưa được vào nội dung cấm đe doạ sử dụng vũ khí hạt nhân. Hơn thế nữa, chúng ta là nước đi đầu kiên trì đấu tranh và đạt được việc Hiệp ước có quy định trách nhiệm của các nước sử dụng, thử nghiệm vũ khí hạt nhân phải giúp đỡ các nước bị ảnh hưởng trong việc hỗ

trợ nạn nhân và khắc phục hậu quả môi trường. Có thể nói rằng nếu không có sự kiên trì, kiên định đó của Việt Nam, sẽ không có quy định này trong Hiệp ước và không có Hiệp ước như ngày hôm nay.

Ông có thể cho biết ý nghĩa của Hiệp ước, nhất là trong bối cảnh các nước có vũ khí hạt nhân đều không tham gia Hiệp ước này?

Hiệp ước này có tầm quan trọng, ý nghĩa lớn về lịch sử, đạo lý và pháp lý. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử, hơn 70 năm kể từ khi Liên hợp quốc có nghị quyết đầu tiên về xóa bỏ vũ khí hạt nhân, các nước đã đàm phán được một hiệp ước về cấm, giải trừ vũ khí hạt nhân, đáp ứng mong mỏi, nguyện vọng chung của nhân loại về một thế giới hòa bình, không còn vũ khí hạt nhân. Hiệp ước phù hợp với đạo lý, lương tri của nhân loại về cấm loại vũ khí hủy diệt khủng khiếp nhất, đe dọa sự tồn vong của loài người và có tác động, hậu quả lâu dài đối với con người, môi trường. Về pháp lý, khi có hiệu lực và nhiều nước tham gia, Hiệp ước sẽ tạo một chuẩn mực quốc tế mới về cấm, hướng tới giải trừ hoàn toàn vũ khí hạt nhân, xây dựng một thế giới phi vũ khí hạt nhân, dần dần khi được thừa nhận rộng rãi sẽ thành một bộ phận của luật quốc tế hiện đại.

viet nam phe chuan hiep uoc khong pho bien vu khi hat nhan quan diem nhat quan cua viet nam
Ông Phạm Hải Anh, Vụ trưởng Vụ Các Tổ chức quốc tế, Bộ Ngoại giao trong quá trình tham gia đàm phán Hiệp ước.

Việc đi đến cấm hoàn toàn và xoá bỏ một loại vũ khí huỷ diệt hàng loạt là một quá trình lâu dài. Việc các nước có vũ khí hạt nhân có tham gia Hiệp ước hay không sẽ phụ thuộc vào lợi ích về an ninh của họ. Thế giới đã cần hơn 100 năm để thuyết phục các nước từ bỏ vũ khí hoá học. Việc đạt được Hiệp ước Cấm vũ khí hạt nhân năm 2017 đã là một tiến bộ vượt mong đợi của nhiều người.

Các lực lượng tiến bộ cần tiếp tục đoàn kết, kiên trì đấu tranh để đạt mục tiêu cuối cùng là loại bỏ vũ khí hạt nhân. Nếu đại đa số các nước cùng phê chuẩn và thực hiện Hiệp ước, chúng ta có quyền hy vọng rằng đạo lý, lương tri và hoà bình cuối cùng sẽ chiến thắng.

Xin cảm ơn ông!

Ngày 17/5/2018, tại Trụ sở Liên hợp quốc ở thành phố New York, Hoa Kỳ, Đại sứ Nguyễn Phương Nga, Trưởng Phái đoàn thường trực Việt Nam tại Liên hợp quốc đã nộp lưu chiểu Văn kiện phê chuẩn Hiệp ước Cấm Vũ khí hạt nhân cho Tổng Thư ký LHQ. Như vậy, Việt Nam là nước thứ 10 phê chuẩn Hiệp ước. Đến nay, Hiệp ước đã được 58 nước ký, 10 nước phê chuẩn và sẽ có hiệu lực khi được 50 nước phê chuẩn.

Hiệp ước cấm vũ khí hạt nhân vừa được Việt Nam phê chuẩn là một hiệp ước quốc tế ràng buộc pháp lý cấm vũ khí hạt nhân, hướng đến loại trừ chúng hoàn toàn.

Hiệp ước cấm vũ khí hạt nhân (2017), Khác với Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân (NPT-1968).

Theo những người đề xướng, hiệp ước này được đưa ra nhằm củng cố Điều VI của NPT, đòi hỏi những nỗ lực thiện chí để đàm phán các biện pháp hữu hiệu để giải trừ vũ khí hạt nhân. Những người hoài nghi đã lập luận rằng Hiệp ước này sẽ gây phương hại cho NPT. Nó chứa đựng "những điều cấm đối với việc phát triển, thử nghiệm, sản xuất, tàng trữ, chuyển giao, sử dụng và đe doạ sử dụng vũ khí hạt nhân". Trong các cuộc đàm phán, việc ngăn cấm vũ khí hạt nhân đã được bổ sung vào Điều 1, cũng như hỗ trợ tài chính và các hoạt động khác cho các hoạt động bị cấm.

Các cuộc đàm phán về Hiệp ước bắt đầu tại Liên Hiệp Quốc vào tháng 3 năm 2017 và tiếp tục từ ngày 15 tháng 6 đến ngày 7 tháng 7 năm 2017, theo một nhiệm vụ được Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc thông qua vào tháng 12 năm 2016. Văn bản của hiệp ước đã được thông qua trong một cuộc bỏ phiếu gần như nhất trí vào ngày 7 tháng 7 năm 2017, trong đó có 124 trong số 193 thành viên của Liên Hiệp Quốc tham gia. Hội nghị dẫn tới hiệp ước này chủ yếu bị tẩy chay bởi tất cả các quốc gia có vũ khí hạt nhân, cũng như của tất cả các thành viên NATO, ngoại trừ Hà Lan, đã bỏ phiếu chống lại hiệp ước này.

Hiệp ước cấm vũ khí hạt nhân, theo những người đề xướng của nó, sẽ tạo thành một "cam kết chính trị rõ ràng" để đạt được và duy trì một thế giới không vũ khí hạt nhân. Tuy nhiên, không giống như một "quy ước vũ khí hạt nhân" toàn diện, nó sẽ không bao gồm tất cả các biện pháp pháp lý và kỹ thuật cần thiết để đạt được mục đích loại bỏ. Những điều khoản này thay vào đó sẽ là chủ đề của các cuộc đàm phán tiếp theo, cho phép thỏa thuận ban đầu được ký kết tương đối nhanh chóng, và nếu cần thiết mà không có sự tham gia của các quốc gia có vũ khí hạt nhân.

Những người ủng hộ hiệp ước cấm này tin rằng nó sẽ giúp "bêu xấu" vũ khí hạt nhân, và là "chất xúc tác" để loại bỏ. Khoảng hai phần ba các quốc gia trên thế giới đã cam kết làm việc cùng nhau để "lấp khoảng trống luật pháp" trong chế độ quốc tế hiện hành về vũ khí hạt nhân và xem hiệp ước cấm vũ khí hạt nhân là một lựa chọn để đạt được mục tiêu này.

Vũ khí hạt nhân - không giống như vũ khí hoá học, vũ khí sinh học, mìn chống người và bom, đạn chùm - vẫn chưa bị cấm một cách toàn diện và toàn cầu. Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân (NPT) năm 1968 chỉ bao gồm một phần cấm, và các hiệp định khu vực cấm vũ khí hạt nhân cấm vũ khí hạt nhân chỉ ở một số khu vực địa lý nhất định.

Hiệp ước Cấm phổ biến Vũ khí Hạt nhân (Nuclear Non-Proliferation Treaty – NPT hoặc NNPT) được đề xuất bởi Ireland, bắt đầu được ký kết năm 1968.

Phần Lan là quốc gia đầu tiên thực hiện việc ký kết. Năm 1992, cả năm quốc gia có vũ khí hạt nhân đều tham gia ký hiệp ước. Hiệp ước được điều chỉnh năm 1995, bổ sung với Hiệp ước Cấm Thử nghiệm Toàn diện năm 1996. Một vài quốc gia ký kết hiệp ước đã loại bỏ vũ khí hạt nhân hoặc từ bỏ các chương trình sản xuất vũ khí hạt nhân. Cộng hòa Nam Phi đã xúc tiến chương trình chế tạo vũ khí hạt nhân, được cho là với sự trợ giúp của Israel, và có thể đã tiến hành thử nghiệm trên Đại Tây Dương, nhưng đã từ bỏ chương trình hạt nhân và tham gia ký hiệp ước năm 1991 sau khi phá hủy kho hạt nhân của mình.

Ukraine và một vài nước khác thuộc Liên Xô cũ cũng đã phá hủy hoặc chuyển giao cho Nga các loại vũ khí hạt nhân mà họ thừa hưởng từ Liên Xô. Đại đa số các quốc gia có chủ quyền (187 nước) đều tham gia hiệp ước. Ba nước có vũ khí hạt nhân nhưng từ chối tham gia Hiệp ước là Ấn Độ, Pakistan và Israel. Trong khi đó, một vài quốc gia khác cũng có thể đang có vũ khí hạt nhân nhưng không chịu phê chuẩn hiệp ước.

Triều Tiên đã phê chuẩn Hiệp ước, nhưng lại rút khỏi hiệp ước ngày 10/1/2003. Iran đã tham gia Hiệp ước, nhưng từ năm 2004 bị Hoa Kỳ nghi ngờ vi phạm hiệp ước vì xúc tiến chương trình phát triển vũ khí hạt nhân.

Hiệp ước có ba Nguyên tắc trụ cột: 1) Không phổ biến, 2) Giải giới và 3) Quyền sử dụng kỹ thuật hạt nhân cho mục đích hoà bình.

Chiếu theo hiệp ước, có 5 quốc gia được phép sở hữu vũ khí hạt nhân: Pháp (ký năm 1992), Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa (1992), Liên Xô (1968; nghĩa vụ và quyền lợi nay được chuyển cho Liên bang Nga), Anh (1968) và Hoa Kỳ (1968). Đây là các nước đang sở hữu vũ khí hạt nhân vào thời điểm hiệp ước được ký kết, cũng là các quốc gia thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc. 5 nước này thoả thuận không chuyển giao kỹ thuật hạt nhân cho các nước khác, và các quốc gia không có vũ khí hạt nhân cũng đồng ý không mưu cầu có vũ khí hạt nhân.

 

viet nam phe chuan hiep uoc khong pho bien vu khi hat nhan quan diem nhat quan cua viet nam Thượng đỉnh Mỹ - Triều lâm nguy?

Bình Nhưỡng đe dọa sẽ hủy bỏ cuộc gặp giữa nhà lãnh đạo Kim Jong-un và Tổng thống Donald Trump vào ngày 12/6 tại Singapore ...

viet nam phe chuan hiep uoc khong pho bien vu khi hat nhan quan diem nhat quan cua viet nam ​Nga công bố hệ thống giám sát thử vũ khí hạt nhân toàn cầu

Ngày 14/5, Bộ Quốc phòng Nga đã công bố một video về hệ thống giám sát các vụ thử vũ khí hạt nhân trên thế ...

viet nam phe chuan hiep uoc khong pho bien vu khi hat nhan quan diem nhat quan cua viet nam ​Triều Tiên sẽ không được hưởng lợi trước khi phi hạt nhân hóa hoàn toàn

Ngày 13/5, Cố vấn An ninh quốc gia Nhà Trắng John Bolton khẳng định, Triều Tiên sẽ không được hưởng bất cứ lợi ích gì ...

viet nam phe chuan hiep uoc khong pho bien vu khi hat nhan quan diem nhat quan cua viet nam Mỹ sẽ trợ giúp kinh tế nếu Triều Tiên nhanh chóng phi hạt nhân hóa

Ngày 11/5, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeođã đề nghị trợ giúp thúc đẩy kinh tế Triều Tiên nếu Bình Nhưỡng nhanh chóng từ bỏ chương ...

CHU VĂN (thực hiện)

Đọc thêm

XSMT 19/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Trung hôm nay thứ Sáu ngày 19/4/2024. SXMT 19/4/2024

XSMT 19/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Trung hôm nay thứ Sáu ngày 19/4/2024. SXMT 19/4/2024

XSMT 19/4 - xổ số hôm nay 19/4. trực tiếp xổ số miền Trung 19/4/2024. kết quả xổ số miền Trung hôm nay. xổ số miền Trung thứ 6. SXMT ...
XSMN 19/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Nam hôm nay thứ Sáu 19/4/2024. xổ số hôm nay 19/4

XSMN 19/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Nam hôm nay thứ Sáu 19/4/2024. xổ số hôm nay 19/4

XSMN 19/4 - kết quả xổ số ngày 19 tháng 4. trực tiếp kết quả xổ số miền Nam 19/4/2024. xổ số hôm nay 19/4. xo so mien nam. SXMN ...
Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 19/4/2024, Lịch vạn niên ngày 19 tháng 4 năm 2024

Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 19/4/2024, Lịch vạn niên ngày 19 tháng 4 năm 2024

Lịch âm 19/4. Lịch âm hôm nay 19/4/2024? Âm lịch hôm nay 19/4. Lịch vạn niên 19/4/2024. Ngày hôm nay tốt hay xấu? Xem ngày giờ, hướng tốt xấu...
XSBD 19/4, trực tiếp kết quả xổ số Bình Dương hôm nay 19/4/2024. KQXSBD thứ 6

XSBD 19/4, trực tiếp kết quả xổ số Bình Dương hôm nay 19/4/2024. KQXSBD thứ 6

XSBD 19/4 - Trực tiếp xổ số Bình Dương hôm nay - XSBD 19/4/2024. xo so binh duong. KQXSBD thứ 6. SXBD 19/4. kết quả xổ số Bình Dương ngày ...
Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 19/4/2024: Tuổi Tỵ đầu tư lợi nhuận cao

Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 19/4/2024: Tuổi Tỵ đầu tư lợi nhuận cao

Xem tử vi 19/4 - tử vi 12 con giáp hôm nay 19/4/2024 - Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất và Hợi về công việc, ...
XSMB 19/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Bắc hôm nay thứ 6 ngày 19/4/2024. dự đoán XSMB 19/4/2024

XSMB 19/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Bắc hôm nay thứ 6 ngày 19/4/2024. dự đoán XSMB 19/4/2024

XSMB 19/4 - Trực tiếp xổ số miền Bắc 19/4/2024. xổ số hôm nay 19/4. kết quả xổ số miền Bắc hôm nay. dự đoán xổ số miền Bắc thứ ...
Bộ Ngoại giao thông tin về việc một công dân Việt Nam bị sát hại tại Đài Loan (Trung Quốc)

Bộ Ngoại giao thông tin về việc một công dân Việt Nam bị sát hại tại Đài Loan (Trung Quốc)

Văn phòng Kinh tế và văn hóa Việt Nam tại Đài Bắc đã liên hệ với cơ quan chức năng của Đài Loan, sơ bộ xác minh được nhân thân người bị hại.
Đại sứ quán Việt Nam tại Iran ra khuyến cáo cộng đồng người Việt, cung cấp đường dây nóng

Đại sứ quán Việt Nam tại Iran ra khuyến cáo cộng đồng người Việt, cung cấp đường dây nóng

Đại sứ quán Việt Nam tại Iran đã khuyến cáo công dân Việt Nam, nếu không có việc khẩn cấp thì không nên đến Iran, Iraq và Syria.
Đại sứ quán Việt Nam tại Israel và Iran khuyến cáo công dân các biện pháp bảo đảm an toàn trước tình hình xung đột leo thang

Đại sứ quán Việt Nam tại Israel và Iran khuyến cáo công dân các biện pháp bảo đảm an toàn trước tình hình xung đột leo thang

Ngày 14/4, theo thông tin của Đại sứ quán Việt Nam tại Israel và Đại sứ quán Việt Nam tại Iran, căng thẳng giữa Israel và Iran tiếp tục leo thang.
Đại sứ quán Việt Nam tại Israel ra khuyến cáo cộng đồng

Đại sứ quán Việt Nam tại Israel ra khuyến cáo cộng đồng

Đại sứ quán Việt Nam tại Israel khuyến cáo cộng đồng người Việt Nam chủ động thực hiện các biện pháp an ninh, an toàn.
Động đất ở Đài Loan (Trung Quốc): Chưa có thông tin về thương vong của người Việt

Động đất ở Đài Loan (Trung Quốc): Chưa có thông tin về thương vong của người Việt

Thực hiện chỉ đạo của Bộ Ngoại giao, các cơ quan đại diện Việt Nam tại các địa bàn liên quan sẵn sàng triển khai các biện pháp bảo hộ công dân...
Hiện chưa có thông tin thương vong liên quan đến người Việt trong vụ tấn công tại Moscow

Hiện chưa có thông tin thương vong liên quan đến người Việt trong vụ tấn công tại Moscow

Tham tán Vũ Sơn Việt cho biết, hiện chưa có thông tin thương vong liên quan đến người Việt trong vụ tấn công tại Moscow.
Tìm hiểu các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại

Tìm hiểu các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại

Chiều 22/3, đã diễn ra sinh hoạt chuyên đề với chủ đề 'Các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại'.
Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 2)

Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 2)

Là một quốc gia Đông Nam Á, Indonesia gần gũi với Việt Nam, nhưng nước này có 86% dân số theo Hồi giáo tạo nên khác biệt trong văn hoá giao tiếp.
Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 1)

Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 1)

Là quốc gia Đông Nam Á nên Indonesia gần gũi với Việt Nam, nhưng 86% dân số nước này theo Hồi giáo tạo nên khác biệt trong văn hoá giao tiếp.
Những điều cần biết để không bỡ ngỡ khi đến xứ sở hoa tulip Hà Lan

Những điều cần biết để không bỡ ngỡ khi đến xứ sở hoa tulip Hà Lan

Khi gặp một người Hà Lan bất kì, thật khó để nhận xét về địa vị hay khả năng tài chính của họ thông qua vẻ bề ngoài...
Đôi điều cần biết về văn hóa giao tiếp ở Bỉ - 'trái tim của châu Âu'

Đôi điều cần biết về văn hóa giao tiếp ở Bỉ - 'trái tim của châu Âu'

Cùng khám phá đôi nét về văn hóa giao tiếp và con người Bỉ để hiểu rõ hơn về đất nước được coi là 'trái tim châu Âu' qua bài viết dưới đây!
Những nước nào có Ngày Quốc khánh trong tháng 12?

Những nước nào có Ngày Quốc khánh trong tháng 12?

Trong tháng 12 có 12 quốc gia kỷ niệm Ngày Quốc khánh, bao gồm Romania, Lào, UAE, Thái Lan, Phần Lan, Burkina Faso, Kenya, Bhutan, Niger, Qatar...
Việt Nam trúng cử Hội đồng chấp hành UN Women: Hoàn toàn xứng đáng với cam kết kiên định về bình đẳng giới

Việt Nam trúng cử Hội đồng chấp hành UN Women: Hoàn toàn xứng đáng với cam kết kiên định về bình đẳng giới

Việt Nam được bầu vào Hội đồng Chấp hành UN Women nhiệm kỳ 2025-2027 là sự ghi nhận quan trọng từ cộng đồng quốc tế.
Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang thăm Venezuela: Kỳ vọng khơi thông điểm nghẽn, hợp tác kinh tế-đầu tư bứt phá

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang thăm Venezuela: Kỳ vọng khơi thông điểm nghẽn, hợp tác kinh tế-đầu tư bứt phá

Trong chuyến thăm, Việt Nam và Venezuela dự kiến ký kết thỏa thuận hợp tác trong các lĩnh vực như dầu khí, viễn thông, nông nghiệp và xây dựng.
ASEAN cần duy trì những giá trị cốt lõi trong hành trình tới tương lai

ASEAN cần duy trì những giá trị cốt lõi trong hành trình tới tương lai

Đoàn kết và vai trò trung tâm là cách tiếp cận của ASEAN khi giải quyết các vấn đề trong khu vực.
Làm sâu sắc thêm tình đoàn kết hữu nghị vượt trùng dương Việt Nam-Cuba

Làm sâu sắc thêm tình đoàn kết hữu nghị vượt trùng dương Việt Nam-Cuba

Theo Đại sứ Lê Quang Long, chuyến thăm của Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang nhằm bày tỏ tình đoàn kết, chia sẻ những thách thức với Cuba.
Đại sứ Indonesia: ASEAN sống ở trung tâm của sự đổi thay, bàn về tương lai là sáng kiến kịp thời

Đại sứ Indonesia: ASEAN sống ở trung tâm của sự đổi thay, bàn về tương lai là sáng kiến kịp thời

Tùy từng hoàn cảnh, ASEAN phải điều chỉnh chiến lược để phát triển khả năng phục hồi và thích ứng với những thách thức đang gia tăng.
Chạm đến ‘trái tim’ Thái Lan

Chạm đến ‘trái tim’ Thái Lan

Ngoại giao văn hóa và giao lưu nhân dân đưa những hình ảnh, ấn tượng tốt đẹp về Việt Nam chạm đến ‘trái tim’ người Thái.
Phiên bản di động