Việt Nam tham dự Hội nghị cấp cao LHQ về Đại dương

Đoàn Việt Nam do Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đặng Đình Quý làm Trưởng đoàn đã tham dự Hội nghị cấp cao của Liên hợp quốc (LHQ) về hỗ trợ bảo tồn và sử dụng bền vững biển, đại dương và các nguồn tài nguyên biển vì sự phát triển bền vững diễn ra từ ngày 5-9/6, tại New York (Mỹ).
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
viet nam tham du hoi nghi cap cao lhq ve dai duong Việt Nam nhấn mạnh UNCLOS là cơ sở pháp lý để thực hiện Mục tiêu số 14
viet nam tham du hoi nghi cap cao lhq ve dai duong Thứ trưởng Đặng Đình Quý tiếp đoàn Học viện Ngoại giao Lào

Tham dự Hội nghị có trên 20 nhà Lãnh đạo Nhà nước và Chính phủ, trên 60 Bộ trưởng, Thứ trưởng và đại diện của hơn 190 quốc gia thành viên LHQ, cùng với các đại diện của nhiều tổ chức quốc tế liên chính phủ toàn cầu và khu vực, tổ chức phi chính phủ và doanh nghiệp.

Hội nghị được tổ chức theo sáng kiến của Thụy Điển và Fiji nhằm thúc đẩy thực hiện Mục tiêu phát triển bền vững 14 (Mục tiêu 14), một trong 17 mục tiêu phát triển bền vững của Chương trình nghị sự đến năm 2030.

Tại các phiên toàn thể và các phiên đối thoại, Hội nghị đã thảo luận về việc thúc đẩy thực hiện Mục tiêu 14, tập trung vào 7 chủ đề: Giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường biển, đặc biệt là phòng chống ô nhiễm do rác thải nhựa trên biển và các chất thải từ đất liền; Quản lý, bảo tồn hệ sinh thái biển và vùng ven bờ; Giải quyết vấn đề acid hóa đại dương; Đánh cá bền vững, phòng chống đánh bắt cá bất hợp pháp và không khai báo (IUU fishing); Thúc đẩy các lợi ích của các quốc đảo nhỏ đang phát triển và kém phát triển nhất; Nâng cao nghiên cứu khoa học và phát triển năng lực, chuyển giao công nghệ biển; Áp dụng luật pháp quốc tế được quy định tại Công ước của LHQ về Luật biển 1982.

Phát biểu khai mạc Hội nghị, Tổng thư ký LHQ Antonio Guterres nhấn mạnh: “Đã đến lúc các quốc gia cần có một ‘tầm nhìn chiến lược’ và một mô hình quản lý mới về biển. Trong đó, điều quan trọng đầu tiên là phải chấm dứt việc tách biệt nhu cầu phát triển kinh tế và vấn đề sử dụng bền vững biển và đại dương. Thay vào đó, quá trình phát triển bền vững cần được thực hiện trên cơ sở gắn kết chặt chẽ với việc bảo tồn và sử dụng bền vững biển, đại dương và các nguồn tài nguyên biển”.

viet nam tham du hoi nghi cap cao lhq ve dai duong
Thứ trưởng Đặng Đình Quý phát biểu tại Hội nghị. (Nguồn: Phái đoàn Việt Nam tại LHQ)

Các phát biểu tại Hội nghị đã nêu bật tầm quan trọng của biển, đại dương, quan ngại sâu sắc trước tình trạng ô nhiễm môi trường biển, suy thoái hệ sinh thái biển và vùng ven biển, sự cạn kiệt các nguồn lợi biển, gia tăng nhiệt độ, acid hóa, nước biển dâng…

Nhận thức rõ về những hiểm họa trên, Hội nghị tập trung thảo luận về các biện pháp và cách thức thúc đẩy thực hiện Mục tiêu 14, đặc biệt là bảo tồn và sử dụng bền vững biển, đại dương và các nguồn tài nguyên biển; phòng chống ô nhiễm biển; bảo vệ và bảo tồn các hệ sinh thái biển; phát triển nghề cá bền vững; xây dựng năng lực, chuyển giao công nghệ biển, củng cố các quan hệ đối tác đã được xây dựng và thiết lập các quan hệ đối tác mới.

Trong khuôn khổ Hội nghị đã có trên 80 quốc gia,trên 40 tổ chức quốc tế và tổ chức phi chính phủ, cùng với các cơ quan chuyên môn của LHQ, các tổ chức xã hội, các doanh nghiệp đăng ký hơn 1300 cam kết tự nguyện về chương trình, dự án và biện pháp cụ thể để thực hiện Mục tiêu 14.

Kết thúc Hội nghị, các bên tham dự đã thông qua văn kiện Lời kêu gọi hành động “Đại dương – Tương lai của chúng ta”, trong đó ghi nhận vai trò quan trọng của biển và đại dương đối với sự phát triển của con người, nhấn mạnh sự cần thiết của việc thực hiện Chương trình Nghị sự 2030 về phát triển bền vững, trong đó có Mục tiêu 14.

Văn kiện cũng khuyến nghị một số biện pháp cần thiết và khẩn cấp để bảo tồn và sử dụng bền vững biển, đại dương và các nguồn tài nguyên biển vì sự phát triển bền vững. Trong đó, thúc đẩy xây dựng các cơ chế hợp tác giữa các đối tác để thực hiện và hướng tới hoàn thành 10 tiêu chí của Mục tiêu 14 vào năm 2030.

Phát biểu tại phiên thảo luận toàn thể của Hội nghị, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đặng Đình Quý, Trưởng đoàn đại biểu Việt Nam tham dự Hội nghị khẳng định: Là một trong những quốc gia ven biển bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi những tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu, Chính phủ Việt Nam đã ban hành “Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện các Mục tiêu phát triển bền vững”, trong đó có Mục tiêu 14.

“Việt Nam ủng hộ mạnh mẽ các nỗ lực của cộng đồng quốc tế nhằm thực hiện Mục tiêu 14 với sự hợp tác chặt chẽ giữa các chính phủ, doanh nghiệp, các tổ chức quốc tế và khu vực, dân cư sở tại,trên cơ sở tuân thủluật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước của LHQ về Luật biển năm 1982”, Thứ trưởng nói.

viet nam tham du hoi nghi cap cao lhq ve dai duong
Toàn cảnh Hội nghị. (Nguồn: Phái đoàn Việt Nam tại LHQ)

Thứ trưởng Đặng Đình Quý cũng nêu rõ trên thế giới hiện nay có nhiều vùng biển đang tranh chấp, do đó việc tuân thủ và thực hiện các nghĩa vụ theo luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước của LHQ về Luật biển năm 1982 sẽ góp phần bảo đảm hòa bình, an toàn, an ninh hàng hải, bảo tồn và sử dụng bền vững biển và các nguồn tài nguyên biển vì không thể có phát triển bền vững nếu không có hòa bình và ổn định.

Việc thực hiện Mục tiêu 14 cần gắn kết chặt chẽ với việc thực hiện các mục tiêu khác về phát triển bền vững, đặc biệt là xóa đói giảm nghèo, để người nghèo sống ở các vùng duyên hải có điều kiện sống tốt hơn và có thể tham gia vào việc bảo vệ và khôi phụcnguồn tài nguyên biển và các hệ sinh thái biển.

Thứ trưởng cũng kêu gọi cộng đồng quốc tế tập trung vào một số biện pháp như nâng cao nhận thức của toàn xã hội, đặc biệt là cộng đồng địa phương về nhu cầu bảo tồn và sử dụng bền vững biển, đại dương và các nguồn tài nguyên biển; thúc đẩy các cơ chế hợp tác ở các cấp độ tiểu vùng, khu vực và quốc tế, đặc biệt là ở các vùng biển đang tranh chấp nhằm duy trì hòa bình, ổn định và phát triển bền vững; các nước phát triển tăng cường hợp tác xây dựng năng lực, chuyển giao công nghệ biển hiện đại cho các quốc đảo nhỏ đang phát triển, các nước đang phát triển và các nước kém phát triển nhất, giúp các nước này phát triển nền kinh tế bền vững dựa vào biển, tăng cường khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu và góp phần bảo tồn, sử dụng bền vững biển, đại dương và các nguồn tài nguyên biển.

Trong dịp này, Việt Nam đã đăng ký cam kết thực hiện dự án “Phát triển và nhân rộng các khu vực được quản lý bởi cộng đồng/ doanh nghiệp địa phương nhằm phục hồi và sử dụng bền vững các hệ sinh thái ở vùng biển ven bờ”.

viet nam tham du hoi nghi cap cao lhq ve dai duong Thứ trưởng Ngoại giao Đặng Đình Quý tiếp Đại sứ New Zealand tại Việt Nam

Chiều 17/2, tại Trụ sở Bộ Ngoại giao, Thứ trưởng Đặng Đình Quý đã tiếp Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền New Zealand tại Việt ...

viet nam tham du hoi nghi cap cao lhq ve dai duong Thứ trưởng Đặng Đình Quý thăm và tham khảo chính trị tại Ecuador

Từ ngày 1-3/12, nhận lời mời của Bộ Ngoại giao nước Cộng hòa Ecuador, Đoàn công tác của Bộ Ngoại giao Việt Nam do Thứ ...

viet nam tham du hoi nghi cap cao lhq ve dai duong Thứ trưởng Đặng Đình Quý thăm và làm việc tại Paraguay

Nhận lời mời của Bộ Ngoại giao nước Cộng hòa Paraguay, Đoàn công tác của Bộ Ngoại giao Việt Nam do Thứ trưởng Đặng Đình ...

(theo Phái đoàn Việt Nam tại LHQ)

Đọc thêm

Lâm Tâm Như thanh lịch cùng trang phục sắc trắng, tôn vẻ đẹp vượt thời gian

Lâm Tâm Như thanh lịch cùng trang phục sắc trắng, tôn vẻ đẹp vượt thời gian

Ngày 23/4, nữ diễn viên Lâm Tâm Như, 48 tuổi, khoe chân thon với sơ mi dài giấu quần khi dự sự kiện của một thương hiệu.
Tiểu sử Bộ trưởng Ngoại giao Cộng hòa Indonesia

Tiểu sử Bộ trưởng Ngoại giao Cộng hòa Indonesia

Bộ trưởng Ngoại giao Indonesia Retno Marsudi thăm chính thức Việt Nam và đồng chủ trì Kỳ họp lần thứ 5 Ủy ban hợp tác song phương Việt Nam-Indonesia.
Xem trực tiếp trận tứ kết Futsal Việt Nam và Futsal Uzbekistan trên kênh nào?

Xem trực tiếp trận tứ kết Futsal Việt Nam và Futsal Uzbekistan trên kênh nào?

Đội tuyển Futsal Việt Nam sẽ tiếp tục hành trình tại vòng chung kết Futsal châu Á 2024 bằng màn thi đấu với Futsal Uzbekistan ở tứ kết.
Bộ Ngoại giao tổ chức Lễ kỷ niệm 70 năm ngày ký Hiệp định Geneva - một mốc son của nền ngoại giao Việt Nam

Bộ Ngoại giao tổ chức Lễ kỷ niệm 70 năm ngày ký Hiệp định Geneva - một mốc son của nền ngoại giao Việt Nam

Bộ Ngoại giao long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 70 năm ngày ký Hiệp định Geneva vào sáng 25/4 và kết nối trực tuyến với các cơ quan đại ...
Trung Quốc 'tung' chiến lược mới thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, 'đập tan' mọi ngờ vực của Mỹ và châu Âu về xe điện

Trung Quốc 'tung' chiến lược mới thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, 'đập tan' mọi ngờ vực của Mỹ và châu Âu về xe điện

Ngành công nghiệp xe điện đang dẫn đầu thế giới của Trung Quốc sẽ nhận được sự thúc đẩy lớn từ chính phủ.
Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn mời Bộ trưởng Ngoại giao Indonesia Retno Marsudi dạo bộ sáng, dùng Phở, cà phê tại Hà Nội

Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn mời Bộ trưởng Ngoại giao Indonesia Retno Marsudi dạo bộ sáng, dùng Phở, cà phê tại Hà Nội

Sáng 24/4, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn đã mời Bộ trưởng Ngoại giao Indonesia Retno Marsudi dạo bộ sáng tại Hồ Gươm và dùng Phở, cà phê tại Hà Nội.
Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Dù cuộc bầu cử Hạ viện Ấn Độ phải đến 4/6 mới công bố kết quả, nhưng đương kim Thủ tướng Narendra Modi được dự báo nắm chắc chiến thắng...
Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Đằng sau cuộc tấn công của Iran, khả năng Israel trả đũa và ngày càng nhiều lời kêu gọi kiềm chế từ cộng đồng quốc tế...
Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Để đánh thức tiềm năng của ASEAN, Thủ tướng New Zealand sẽ tìm cách khai thác những ưu thế trong quan hệ với từng nước mà ông sẽ đến thăm.
Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Chuyến thăm Bắc Kinh của Ngoại trưởng Pháp Stephane Sejourne đã mở ra những cơ hội mới trong quan hệ giữa hai nước.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ I)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ I)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động